Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Làm thế nào để biết mức lương NTD có thể trả cho bạn? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.89 KB, 4 trang )

Làm thế nào để biết mức lương NTD có thể trả
cho bạn?









Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự
phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?”

Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn
nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên
thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng
thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?
Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh”
mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn:
“Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của
chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”
Bạn nên trả lời như thế nào? Nếu bạn đề ra mức lương trước thì có thể mức lương
này sẽ thấp hơn mức mà NTD định trả cho bạn. Và dĩ nhiên điều đó hoàn toàn bất
lợi đối với bạn. Vậy bạn nên làm gì?
Giải pháp thứ nhất
Đừng bao giờ “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao
nhiêu cho vị trí này?” Câu trả lời này cực kỳ trực tiếp và có vẻ “trả treo” lại câu
hỏi của NTD. Vài NTD có thể coi đó là một hành động khó chấp nhận hay ít nhất
cũng khiến họ bực mình.
Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi


NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được
trúng tuyển là rất lớn.
Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:
“Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý
công ty?”
Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc
với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu
NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng
phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.
Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. NTD rất có thể
đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách
tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách "short
list" những ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được
chọn.
Giải pháp thứ hai
Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo
một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của
bạn có thể gồm 3 phần:
Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những
thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng
với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”
Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng ông/bà, tôi đã tìm được điều mình mong
muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: kế hoạch
kinh doanh mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ
trợ của công ty dành cho vị trí này, và vai trò của tôi trong nỗ lực chung của cả
công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”
Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn
chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng
hơn mức lương: cơ hội phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên vì ông/bà đề cập đến
vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị

trí này như thế nào?”
Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD,
và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giải pháp thứ ba
Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa
ra một khoảng lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh
giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng
hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên
CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm
hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị”
của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua
bạn bè hay người quen.
Hãy đưa ra một mức lương mà bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao
giờ đưa ra một con số nhất định mà hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một
chút so với mức lương bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân
viên
Marketing, và mong muốn mức lương 6 triệu đồng, bạn hãy nói với NTD là
bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 đến 6,5 triệu đồng. Nếu đó là mức
NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương
lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương
họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho
NTD thấy rằng bạn là “top” trong số những người ứng tuyển.
Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn không vui, họ ước gì họ đã
thương lượng thêm về phần lương và phần bổng. “Ước gì tôi đã nói thêm điều
này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những “lời than vãn”
của những người vội vàng thỏa thuận mức lương. Còn bạn thì sao?

×