Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tài liệu GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.48 KB, 17 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN
NguyÔn Thu Hương
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG CÁC
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Lớp bồ dưỡng chương trình chuyên viên
THÁI NGUYÊN – 2009
Đặt vấn đề
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam đề
xướng và lãnh đạo qua mười lăm năm đã đạt được những thành tựu hết sức to
lớn. Trong thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước. Đây là một lực lượng thường trực trong bộ máy Nhà
nước, trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
Hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với nó là việc tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang đặt ra yêu cầu
cấp bách phải tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
Đảng và Nhà nước nhận thức rõ rằng cán bộ, công chức Nhà nước là
yếu tố có tính quyết định đối với sự vận hành và hiệu lực, hiệu quả quản lý
của bộ máy Nhà nước; đồng thời cũng chỉ rõ: “đội ngũ cán bộ công chức
nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ, một số bộ phận không nhỏ thoái hoá
biến chất” chưa đáp ứng được các yêu cầu của quản lý Nhà nước thời kỳ mới.
Để có được đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, khâu then chốt
là việc đổi mới và hoàn thiện chế độ công chức phù hợp với sự chuyển đổi cơ
chế quản lý, trong đó có vấn đề tinh giản biên chế. Theo hướng này Chính
phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng như Nghị định số 169 - HĐBT
ngày 25/5/1991 về công chức Nhà nước, ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành Pháp lệnh cán bộ, công chức số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày
26/2/1998 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh như Nghị định số
95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số


96/1998/NĐ-CP về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức,... Trong nhiều
năm qua, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã tập
trung sự lãnh đạo và chỉ đạo việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế quan liêu
bao cấp, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị
2
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế
quản lý trong lĩnh vực dân số, lao động và bảo trợ xã hội cũng được chuyển
dần sang phương hướng đó, nhằm quản lý và điều tiết vĩ mô toàn bộ hoạt
động về phát triển dân số, lao động, việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội.
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trước đây còn để lại nhiều
di chứng nặng nề, qua những biểu hiện cơ bản sau:
- Sự quản lý tập trung cao độ của Nhà nước trong lĩnh vực này thông
qua hệ thống kế hoạch hóa xơ cứng mang tính mệnh lệnh hành chính bằng
những chỉ tiêu pháp lệnh như: phân phối và sử dụng nguồn lao động, số
lượng người làm việc, quỹ lương,...
- Nhà nước bảo đảm việc làm cho người lao động, thu hút việc làm vào
các khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện chế độ "biên chế Nhà nước"
tràn lan, không khuyến khích tự do tìm việc làm.
- Bao cấp tràn lan từ ngân sách Nhà nước cho chi tiêu tiền lương, bảo
hiểm xã hội, không tính đến hiệu quả lao động và hiệu quả kinh doanh.
- Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đẻ ra bộ máy quản lý
cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo nhưng hiệu
quả công việc không cao, các cơ quan quản lý Nhà nước làm cả chức năng
quản lý vi mô của các tổ chức và đơn vị cơ sở (quỹ tiền lương, số lượng
người làm việc, năng suất lao động v.v...)
Để khắc phục hậu quả của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp,
nhất là của cơ chế tuyển dụng lao động trước đây, Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách giải quyết kịp thời, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động,
vừa tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ sở kinh tế và của các cơ quan Nhà nước. Nội dung chủ trương,

chính sách đó được thể hiện qua các văn bản pháp quy của Nhà nước: quyết
định 176/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao
động trong khu vực kinh tế quốc doanh, Quyết định 111/HĐBT ngày
12/4/1991 v/v sắp xếp tổ chức biên chế hành chính, sự nghiệp. Vấn đề biên
chế và tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính là vấn đề khó khăn, phức
tạp và cấp bách đặt ra cho tất cả các ngành, các cấp.
3
Mục tiêu của tinh giản biên chế về lâu dài là: Đưa người không đủ tiêu
chuẩn ra khỏi biên chế cơ quan.
Trơớc mắt: đưa được A% (x người) ra khỏi biên chế.
Trong chuyên đề tiểu luận này, chúng tôi xin được nêu vấn đề biên
chế, nhận thức và các giải pháp tinh giản biên chế trong các cơ quan hành
chính hiện nay nhằm giải quyết tốt bài toán tình huống: Vấn đề biên chế và
tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính
I. Thực trạng tình hình tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công
chức
Ở nước ta, trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta đã sử dụng cơ chế quản
lý tập trung quan liêu, bao cấp và quan hệ hành chính mệnh lệnh để điều
hành các hoạt động kinh tế-xã hội. Sau khi đất nước thống nhất bước vào thời
bình, trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới, việc tiếp tục duy trì cơ chế đó
đã bộc lộ hạn chế và tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế và
các mặt khác của đời sống xã hội.
Cơ chế cũ đã tạo ra một bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nấc
hoạt động kém hiệu lực. Có thể nói, chỉ khi chúng ta thực hiện một bước
chuyển có ý nghĩa cách mạng từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ
chế thị trường thì mới thấy rõ lực lượng cán bộ, công chức nước ta bộc lộ
nhiều mặt yếu kém cả về số lượng và phẩm chất, năng lực.
Và do điều kiện lịch sử để lại, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ
quan hành chính Nhà nước nước ta khá đông đảo phần lớn được đào tạo khá
cơ bản, song quá trình quen thuộc với cơ chế cũ nên khi chuyển sang cơ chế

thị trường, họ tỏ ra có nhiều bỡ ngỡ. Chúng ta thiếu những cán bộ có kiến
thức về hành chính và tri thức quản lý hành chính hiện đại, thiếu chuyên gia,
thiếu cố vấn hàng đầu, do đó sự vận hành của nền hành chính công ở nước ta
còn nhiều lúng túng, vấp váp, hiệu quả thấp.
Mặt khác, có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức trong bộ máy
quản lý Nhà nước quan liêu cửa quyền, tham nhũng, trình độ năng lực hạn
chế, và thiếu tính năng động trong hoạt động công vụ. Tình hình đó, đã ảnh
4
hưởng xấu đến quá trình đổi mới kinh tế, đến sự phát triển của xã hội. Điều
đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiến hành tinh giản biên chế trong bộ máy
hành chính. Đây cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết của việc cải cách
một bước nền hành chính Nhà nước.
Tinh giản biên chế là sàng lọc ra khỏi bộ máy những biên chế không
cần thiết, làm cho đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng hơn, tinh thông
nghiệp vụ hơn. Tinh giản là ra soát lại vị trí của từng cán bộ, công chức trong
bộ máy hành chính, xem vị trí, chức năng, nhiệm vụ của họ có cần thiết phải
bố trí trong dây chuyền lao động thực thi công vụ, nhiệm vụ của bộ máy hay
không. Giả sử cắt bỏ vị trí đó đi mà bộ máy vẫn hoạt động bình thường thì
nên cắt bỏ. Tinh giản biên chế thực chất là giải pháp quan trọng khắc phục
tình trạng đông nhưng không mạnh hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công
chức. Mục tiêu của tinh giản biên chế không đơn giản là để giảm chi phí hành
chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, mà mục tiêu chính của
nó là làm cho chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được đảm bảo và
ngày một nâng cao. Việc tinh giản biên chế không ảnh hưởng gì đến việc
tuyển dụng mới, nếu có nhu cầu tuyển dụng mới vẫn phải tuyển dụng bình
thường. Có điều tuyển dụng mới vào biên chế Nhà nước phải có yêu cầu cao
hơn, chất lượng hơn.
Những năm qua, biên chế không giảm mà... tăng liên tục(!). Chỉ tính
riêng khối Nhà nước, Đảng, Đoàn thể năm 1993 mới có khoảng 200.000
người, đến năm 2000 đã tăng lên hơn 300.000 người. Khối hành chính sự

nghiệp có 1,2 triệu biên chế, trong đó ngành y tế, giáo dục không giảm mà
tiếp tục tăng với tốc độ 70.000 người/năm. Hiện cả nước có khoảng 7 triệu
người (khoảng 1/10 dân số) sống dựa vào ngân sách Nhà nước. Chúng ta có
thể khẳng định: Nếu không thực hiện thành công việc tinh giản biên chế thì
bài toán cải cách hành chính vẫn tiếp tục bị "treo" đáp số.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ về
"tích cực chỉ đạo việc giảm biên chế hành chính các cơ quan Đảng, Nhà
nước, đoàn thể, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
Nhà nước với mức phấn đấu khoảng 15% và giảm không theo tỷ lệ bình
quân". Tìm lời giải cho tình huống này là một vấn đề không đơn giản.
5
Một số vấn đề mang tính nhạy cảm khi thực hiện tinh giảm biên chế
trong tổ chức nói chung và trong các cơ quan nhà nước nói riêng. Mỗi một
người có thể nhận thức khác nhau về vấn đề này. Lý do có nhiều, có thể thấy
một số lý do chủ yếu sau đây:
- Mô hình chức nghiệp cản trở tinh giảm biên chế
- Chế độ bao cấp
- Khác
Vậy làm cách nào để có thể giảm được số lượng cán bộ, công chức
trên, giảm không theo tỷ lệ bình quân, giảm đúng đối tượng, bảo đảm nâng
cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, ổn định chuyên môn hóa cao,
khắc phục vấn đề tư tưởng,... Đây thật sự là vấn đề lớn của đất nước, một vấn
đề vô cùng khó khăn và phức tạp. Để giải quyết tốt tình huống này, theo
chúng tôi việc đầu tiên cần phải làm là:
Phân tích công việc của các thành viên của tổ chức - mỗi người mô tả
công việc.
Mỗi một đơn vị, cá nhân phải triển khai phân tích công việc.
Mô tả công việc của từng ngơời thông qua cá nhân, tập thể nhận xét.
Đòi hỏi sự ủng hộ của tất cả.
Ai làm?

Khi nào sẽ làm và bao nhiêu lâu?
Nguồn kinh phí, nguồn nhân lực?
Những khó khăn khi thực hiện công việc này?
Trả lời được những câu hỏi đặt ra trên đây, bước đầu chúng ta đã giải
được bài toán về tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức.
Gần đây, năm 2008 Luật cán bộ công chức được triển khai trên thực tế
cũng góp phần tích cực vào giải quyết tình huống biên chế cán bộ trong các
cơ quan tổ chức vừa thừa vừa thiếu hiện nay: thiếu những người đủ tiêu
6

×