Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Định Nghĩa Kinh Tế Học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.78 KB, 17 trang )

Định Nghĩa Kinh Tế Học
Harry M. Cleaver, Jr.
Nguyễn Lệ dịch
Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng
nói có liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng
thay đổi nó? Để bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà
kinh tế định nghĩa chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định
nghĩa đó và sự thay đổi của các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định
nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội
mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ. Những định nghĩa gần đây hơn đã coi
kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa chung và riêng có liên quan đến
phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục đích. Chúng ta cùng lần
lượt xem xét các định nghĩa này
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sản Xuất và Phân Bổ
Sự tiếp cận định nghĩa kinh tế học đầu tiên nhấn mạnh đến địa hình nhất định của
hoạt động con người, ví dụ như sản xuất và phân bổ của cải. Theo cách hiểu này,
kinh tế học phân tích mọi thứ mà diễn ra trên các lĩnh vực. Vì theo thói quen, của
cải được xem dưới hình thức vật chất,
lĩnh vực sản xuất trước đây thường nói đến
các nhà máy, hầm mỏ, nông trại và các nơi khác, nơi mà nguyên vật liệu được tạo
ra. Cùng với sự gia tăng của các dịch vụ thị trường như dịch vụ y tế, dịch vụ tài
chính, hoặc đồ ăn sẵn, lĩnh vực sản xuất được tái định nghĩa gồm bệnh viện, ngân
hàng, và cả McDonald. Nói một cách khác, lĩnh vực sản xuất gồm tất cả các lĩnh
vực mà con người mang ra để sản xuất kể cả hàng hoá và dịch vụ.
Vào các thế kỷ 18 và 19, mối quan tâm của sản xuất và phân phối của cải gần như
là chính trị. Nó đã thắt chặt sự phát triển của quốc gia. Đó là lý do Adam Smith
(1723-1790) đã viết tác phẩm về đề tài này gọi là
Của Cải Của Các Quốc Gia.
Ông không phải là nhà quan sát học thuật duy nhất nhưng lại là người quan tâm
sâu sắc đến nhân tố làm tăng thêm của cải của mảnh đất quê hương cũng như
những kinh tế gia ở bất kỳ nơi nào quan tâm.


Smith đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách chú ý đến sự nhận thức của đồng
tiền và mảnh đất như vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải. Trong một số xã
hội tiền tư bản như thổ dân trước thuộc địa ở Úc, công việc chỉ chiếm một số
lượng nhỏ thời gian, và có nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Mặt khác, cái
chúng ta gọi
Xã Hội Tư Bản lĩnh vực sản xuất đã chiếm đa phần đời sống con
người. Một trăm năm trước đây họ bị bắt làm việc 10 đến 14 giờ mỗi ngày, 6 hoặc
7 ngày trong tuần, và 50 đến 52 tuần trong năm. Thậm chí ngày nay hầu hết chúng
ta đều phải làm việc 8 tiếng/1 ngày, 5 ngày/tuần và 40-50 tuần/năm
Với giả định rằng việc làm quan trọng trong xã hội tư bản, không còn gây ngạc
nhiên cho những người mà chúng ta hiện nay gọi kinh tế gia cổ điển (classical
economists) như Adam Smith và David Ricardo (1771-1823) đã phát triển các
công cụ phân tích kinh tế dựa trên thuyết giá trị "lao động". Bằng thuyết này, họ
đã tìm kiếm nhằm phân tích sản xuất và phân bổ dưới hình thức phân chia lao
động và trao đổi hàng hoá bao gồm cả lượng lao động. Vì nhiều lý do khác nhau,
các kinh tế gia đương thời và một số nhà kinh tế chính trị học đã không tiếp tục
thực hiện các nghiên cứu này. Như chúng ta nhìn thấy, họ bắt đầu bằng các thuyết
lựa chọn.
Phạm vi phân phối gồm sự phân phối của hai thứ: của cải mà các công nhân tạo ra
vì sự tiêu dùng của con người và của cải họ tạo ra vì sự sản xuất tương lai. Trong
nhiều xã hội có quy mô nhỏ thì sự phân phối của cải tương đối đơn thuần. Những
người sản xuất tiêu thụ những cái tự họ sản xuất hoặc họ chung công việc sản xuất
của mình với những người khác theo những nguyên tắc gia đình truyền thống.
Trong nền kinh tế tư bản như ở nước Mỹ thì phạm vi phân phối được tổ chức chủ
yếu thông qua thị trường. Điều đó nói lên rằng, của cải do con người tạo ra do sự
lao động rồi được các nhà tư bản bán cho những người tạo ra nó. Vì của cải chẳng
bao giờ được phân bổ một cách công bằng, vấn đề của sự phân bổ của cải - đó là
cái gì và tại sao lại có nó - là câu hỏi mà nhiều kinh tế gia quan tâm.
Các nền kinh tế thị trường vận hành một cách rộng rãi thông qua việc sử dụng tiền
tệ và nhìn chung được gọi là các nền kinh tế tiền tệ. Ví dụ, các công nhân được trả

lương ở thị trường lao động và chi tiêu các khoản lương đó ở thị trường hàng hoá
mà họ sản xuất ra. Các nhà tư bản sử dụng tiền nhận được trong việc thanh toán
tiền hàng để trả tiền cho các hoá đơn, gồm lương công nhân, và hoặc họ bỏ túi
hoặc đầu tư (có nghĩa thuê thêm công nhân hoặc mua thêm máy móc với bất kỳ
khoản lãi (lợi nhuận) còn lại. Trong những tình huống như vậy thì tiền được sử
dụng như tiêu chuẩn giá cả và một trong những lĩnh vực trọng tâm trong nền kinh
tế là phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả.
Trong các xã hội như Cộng Hoà Xô Viết thì cuộc sống của người dân cũng đã
được tổ chức xung quanh công việc và họ cũng đã phải sử dụng các đồng lương
của mình để mua hàng hoá và dịch vụ từ những người đã làm việc. Tuy nhiên,
kiểu tư bản hoá Xô Viết (mà được gọi là "xã hội hoá" thì chính phủ trung ương
hành động theo dạng tư bản tập trung, vừa làm chủ và giám sát tòan bộ việc sản
xuất và phân phối (và đôi khi đặt giá một cách trực tiếp hơn là cho phép họ được
xác định bởi cơ cấu thị trường).
Vai trò này của chính phủ thì hơi khác so với vai trò của nước Mỹ; ở Mỹ vai trò
của nhà nước thì không bá đạo lắm và các công ty tư nhân được phép độc lập hơn.
Chính phủ ít khi tham gia vào việc đặt giá và phân phối các nguồn lực một cách
trực tiếp (dù việc này được thực hiện trong một số trường hợp); nhưng sử dụng
quyền đánh thuế, chi tiêu và soạn thảo luật nhiều hơn nhằm tạo ra một môi trường
mà ở đó các công ty tư nhân tổ chức việc sản xuất và phân phối. Nhà nước sử
dụng quyền lực thuế của mình và việc chi tiêu nhằm khuyến khích và giảm khích
các nghành khác nhau vì vậy sẽ trực tiếp tạo ra mô hình phát triển kinh tế.
Ở Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ nghĩa có một số phạm vi sản xuất và phân phối
được tổ chức ngoài sự sắp xếp của thị trường. Trong cả hai trường hợp có sự sản
xuất trong nước đáng kể mà không được phân phối qua thị trường nhưng lại được
phân phối trực tiếp tới các thành viên trong gia đình. Ở Mỹ chính phủ phân phối
một số mặt hàng và dịch vụ tới người dân một cách trực tiếp, ví dụ trợ cấp an sinh
xã hội và dịch vụ y tế công cộng. Ở các nước xã hội chủ nghĩa thì sự phổ biến của
những phân phối này lớn hơn và gồm cả những thứ khác nhất là nhà tập thể.
Phạm vị phân phối cũng gồm việc phân phối các nguồn tới các đơn vị sản xuất.

Trước hết trong số " những nguồn này" là khả năng của con người cho lao động, ở
đây là sản xuất một cách năng suất và có tính chất sáng tạo. Trong nhiều hệ thống
tư bản, như Hoa Kỳ thì việc phân phối được thực hiện chủ yếu thông qua thị
trường. Hầu hết mọi người đều bị ép buộc vì họ sở hữu ít đất đai và các công cụ tư
bản để tự sản xuất ra của cải của chính mình, nên đành bán công lao động cho các
công ty tư bản. Nhưng họ có một số chọn lựa nơi làm việc và làm việc cho công ty
nào. Ở Xô Viết, chính phủ có quyền lực nhiều hơn trong việc chỉ định việc làm và
nơi làm (điều này thường bị cường điệu hoá. Trong thực tế, các cá nhân cũng có
nhiều sự chọn lựa hơn các nhà bình luận ở Phương Tây đã công nhận ra, hoặc
mong muốn chấp nhận.)
Điều tương tự cũng đúng với các nguồn khác như nguyên nhiên liệu, nhà máy và
dụng cụ. Ở Mỹ, các công ty bán các nguồn này cho nhau. Ở các nước xã hội điều
này cũng xuất hiện, nhưng chính phủ có tiếng nói quan trọng hơn và giám sát khá
chặt chẽ, gần như là chỉ định cho công ty đó làm gì và có cái gì.
Ngoài những phạm vi phân phối và sản xuất còn có một phạm vi mà liên quan đến
của cải xã hội: đó là việc tiêu dùng. Tuy nhiên, rất gần đây thì phạm vi tiêu dùng
mới được coi như vấn đề phù hợp cho sự nghiên cứu kinh tế. Các kinh tế gia tự
giới hạn mình vào phân tích hành vi tiêu dùng trên thị trường, vì hành vi này tạo ra
cung lao động và cầu hàng hoá và dịch vụ và giúp xác định giá cả. Sự phân phối
hàng hoá trong nước hay cộng đồng từ lâu nhìn chung đã được coi tốt hơn mà phù
hợp với các lĩnh vực như vậy như
kinh tế học gia đình hoặc có lẽ xã hội học và
tâm lý học. Điều này chỉ thay đổi sau thời kỳ hậu Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sự Phân Phối Các Nguồn Lực Khan Hiếm
Mối quan tâm gần đây trong phạm vi tiêu dùng đã nảy sinh từ việc viết lại định
nghĩa kinh tế học nói chung. Thay vì quan tâm đến những phạm vi cụ thể của hoạt
động con người (đây là sản xuất và phân phối) các kinh tế gia tuyên bố chủ đề
kinh tế trở thành thuyết phân phối các nguồn lực khan hiếm trong số những mục
tiêu cần hoàn thiện. Sự định nghĩa này có thể không chỉ gồm sự phân bổ các nhân
tố sản xuất trong phạm vi sản xuất hoặc sự phân phối của sản phẩm, mà còn cả sự

phân phối các nguồn lực trong gia đình.
Có hai điều chủ chốt cho sự tiếp cận thứ hai của việc định nghĩa kinh tế học. Điểm
đầu tiên là tập trung vào sự phân phối, hoặc chọn lựa trong số những thay thế.
Điểm thứ hai là nhấn mạnh vào sự
khan hiếm.
Thiên kiến với sự phân bổ trong nghành kinh tế học có liên quan đến việc nhìn
nhận kinh tế học một cách thiết thực như
Thuyết Chọn Lựa -- quá trình hợp lý mà
con người chọn những biến số. Vì vậy, các kinh tế gia nghiên cứu xem các cá
nhân, các công ty va chính phủ chọn lựa phân phối nguồn lực của họ như thế nào.
Trong trường hợp là những cá nhân, các kinh tế gia nghiên cứu xem họ chọn như
thế nào để phân phối thời gian của họ giữa làm việc vì đồng lương và nghỉ ngơi,
họ chọn ra sao để phân phối giữa đồng lương của họ trong nhiều các mặt hàng và
dịch vụ mà họ có thể mua được, và họ chọn như thế nào để phân phối những mặt
hàng đó trong gia đình họ. Trong hầu hết các thuyết của sự chọn lựa cá nhân,
người ta cho rằng các cá nhân chọn lựa dưới ánh sáng của những nhân tố mà họ
không có ảnh hưởng gì cả, ví dụ như, mức lương luôn như thế đối với họ, họ phải
trả tiền khi họ mua hàng hoá, và số tiền đó họ luôn có trong tay, v.v.
Trong trường hợp là doanh nghiệp (nhìn chung bây giờ thường gọi là công ty
TNHH), các kinh tế gia lại xem xét quyết định sản xuất mặt hàng nào, mua đầu
vào là gì để sản xuất các mặt hàng đó, và trong một số trường hợp phải trả bao
nhiêu tiền. Lại nữa, người ta thường cho rằng các công ty phải đối mặt với những
giá đầu vào định sẵn, nhu cầu đã đưa ra đối với các sản phẩm khác nhau và hàng
loạt những công nghệ sẵn có đã định trước.
Trong trường hợp là chính phủ, thì có hai lĩnh vực kinh tế học mà nghiên cứu về
chính sách kinh tế. Kinh tế học vĩ mô (macro) tập trung vào hai thứ: thứ nhất, cái
được gọi là chính sách tài khoá (fiscal policy) hoặc những quyết định về chi tiêu
tích luỹ và nguồn tài chính, đây là sự hỗn hợp của các khoản thuế phải đóng và sự
vay mượn; và thứ hai cũng liên quan đến chính sách tiền tệ (monetary policy) của
chính phủ, đây là việc kiểm soát thông qua số lượng tổng hợp của tiền lưu thông.

Lĩnh vực thứ hai của kinh tế học có liên quan đến những chọn lựa của chính phủ
được gọi là tài chính công (public
finance). Người ta thường quan tâm đến việc
phân tích chi về việc chính phủ chọn lựa như thế nào để phân phối việc
chi tiêu
của mình và chọn như thế nào để
đánh thuế và đi mượn tiền. Ví dụ, các kinh tế
gia tài chính công đặt ra các câu hỏi về sự ảnh hưởng đến cấu trúc công nghiệp của
mô hình chi tiêu chính phủ định sẵn hoặc về sự ảnh hưởng của chính sách thuế đến
sự phân phối của cải định sẵn.
Trong tất cả những trường hợp này chúng ta có thể thấy
nghiên cứu sự chọn lựa
nhằm đưa ra bài học hữu ích trong việc hoạch định chính sách, việc quản lý các

×