Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - Chương 3: Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.53 KB, 24 trang )

Chương 3: Mô hình Tổng Cung,
Tổng Cầu
Harvey B. King
Ở phần trước chúng ta đã thảo luận chi tiết về cách thức kết hợp của tăng trưởng
và các chu kỳ trong thất nghiệp, lạm phát và GDP thực tế. Tuy nhiên, để có thể
nghiên cứu một cách đầy đủ những yếu tố này, và có thể giải thích được điều gì
gây nên sự tăng trưởng, những chu kỳ, và lạm phát, chúng ta cần một mô hình
kinh tế vĩ mô. Chúng ta đang nói về một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, một
mô hình mà chúng ta sẽ nghiên cứu xuyên suốt trong phần còn lại của khoá học
này.
Một mô hình kinh tế vĩ mô, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đó là một sự trừu
tượng từ thực tế.
● Chúng khác xa so với hiện thực của thế giới, và chúng ta chỉ chú tâm vào những
yếu tố quan trọng.
● Trong bất cứ một mô hình nào cũng đều tồn tại những yếu tố nội sinh và yếu tố
ngoại sinh.
● Biến nội sinh là những yếu tố mà giá trị của nó được giải thích bởi mô hình của
chúng ta.
● Biến ngoại sinh là những yếu tố mà giá trị của chúng được quyết định ở ngoài
mô hình, và chúng được đưa vào mô hình để sử dụng.
● Nhận thức được rằng chúng ta sẽ có một mô hình với rất nhiều yếu tố, và đôi khi
chúng ta phải tiếp xúc với những biến ngoại sinh ở trong mô hình này, nhưng lại là
yếu tố nội sinh trong mô hình khác.
● Một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng ta trong việc xây dựng mô hình là
có thể sử dụng nó để giải thích được sự thay đổi của các biến ngoại sinh sẽ tác
động lên giá trị của các biến nội sinh như thế nào.
● Ví dụ như, làm thế nào mà sự suy thoái ở Hoa Kỳ (ngoại sinh) lại có thể tác
động đến GDP thực tế ở Canada (nội sinh).
Những mô hình được sử đụng để giải mô phỏng và giải thích những gì diễn ra
trong thực tế.
● Đôi khi những mô hình này lại tỏ ra không hiệu quả, trong trường hợp đó chúng


cần được bỏ đi hoặc thay thế.
● Chúng "hoạt động" khi chúng có được sự khách quan trong việc giải thích quá
khứ và dự đoán được tương lai, và được thể hiện bởi rất nhiều kiểm tra về mặt
thống kê.
Mô hình đầu tiên của chúng ta là mô hình của tổng cung và tổng cầu
● Đây là một mô hình tổng cầu cơ bản, mô hình đó bỏ qua rất nhiều yếu tố chi tiết
của các thị trường phụ.
● Trong những phần sau, chúng ta sẽ trở lại những thị trường phụ khác nhau đó.
● Tôi biết rằng một số người trong các bạn đã nhìn thấy những tài liệu này trong
cuốn Kinh tế học 100, nhưng một số vấn đề được đưa ra có thể là mới.
1) Tổng Cầu
Tổng cầu (AD: Aggregate demand) là tổng số lượng hàng hoá và dịch vụ THỰC
TẾ (Y) mà mọi người muốn mua tại một mức giá bình quân.
● Đường tổng cầu chỉ cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong mức tổng cầu với
sự thay đổi của mức giá cả, với những yếu tố ảnh hưởng khác không đổi.
Tổng cầu có quan hệ mật thiết với khái niệm về tổng chi tiêu mà chúng ta đã biết
trong vòng luân chuyển được nói đến ở Phần I.A.
● Về cơ bản chúng ta có thể nghĩ về tổng cầu như là tổng số của tất cả các nhu cầu
về hàng hoá và dịch vụ.
● Do đó, AD = tiêu dùng + đầu tư + chi tiêu của chính phủ + xuất khẩu -nhập
khẩu, hay
● YD = C + I +EX - IM.
● Lưu ý rằng điều này có nghĩa là có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổng
cầu- những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, những thay đổi trong
những yếu tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế của các đối tác thương mại của chúng
ta, những thay đổi trong chi tiêu của chính phủ (chính sách tài khoá), những thay
đổi trong chi tiêu của nhà đầu tư, v.v.
Độ dốc của đường AD (đường tổng cầu)
Như Hình 1 chỉ ra dưới đây, đường AD có chiều đi xuống - một mức độ giá cả cao
hơn có nghĩa là mức tổng cầu GDP thực tế giảm đi.


Giá cả tăng lên làm giảm tổng nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ, không chỉ vì
những lý do kinh tế vĩ mô thông thường, mà là vì:
● Khi mức giá tăng lên, hàng hoá của chúng ta trở nên đắt hơn so với hàng hoá thế
giới - xuất khẩu của chúng ta giảm, nhập khẩu tăng lên, và YD giảm.
● Khi mức giá tăng lên, nó có xu hướng làm giảm giá trị của đồng tiên, và do đó
làm giảm các hoạt động chi tiêu.
● Khi mức giá tăng lên, nó làm tăng tỷ lệ lãi suất, điều này cũng làm giảm chi tiêu.
Chúng ta sẽ quay lại với vấn đề này trong Phần II dưới đây.
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Hình 2 dưới đây chỉ cho chúng ta biết điều gì xảy ra khi có một sự dịch chuyển
của tổng cầu (trong trường hợp này là một sự tăng lên của tổng cầu)- một lượng
GDP thực tế tăng lên tại mỗi mức giá.
● Hãy luôn luôn xem xét một cách cẩn thận những thay đổi trong sự tăng lên của
đường cầu đối với những yếu tố khác cạnh nó! Chúng biểu hiện khác nhau trong
những thực nghiệm.

Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết hơn về những sự dịch chuyển đó trong phần
II, nhưng chúng ta có thể lưu ý rằng AD có thể dịch chuyển sang phải vì một trong
những lý do sau đây:
● Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm
tăng chi tiêu của người tiêu dùng - xem bài báo có tiêu đề "Thu nhập tăng lên khi
nền kinh tế đang tiến về phía trước," Globe and Mail ngày 1 tháng Mười hai,
1999, mà tôi đã nói đến trong phần đầu của chương trình này.
● Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm
tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư.
● Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung
ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu.
● Thu nhập của Hoa Kỳ tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta.
● Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu.

● Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và
giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD.
2) Tổng Cung (AS: Aggregate Supply)
Để hoàn thiện bức tranh đầu tiên của chúng ta về kinh tế vĩ mô, chúng ta cần tìm
hiểu về tổng cung.
● Tổng cung = tổng cung ứng của hàng hoá và dịch vụ (YS) mà nhà sản xuất
muốn bán tại một mức giá tổng hợp.
● Đường AS chỉ ra mối quan hệ giữa P và YS.
● Vấn đề quan trọng là điều gì xảy ra đối với tổng sản lượng khi mức giá trung
bình thay đổi?
● Yếu tố này quan trọng ngay cả khi chúng ta xét về ngắn hạn hoặc dài hạn.
Nên nhớ lại rằng tổng cung được xác định bằng việc sử dụng các yếu tố sản xuất
hay là đầu vào - lao động, vốn, đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
● Chúng ta phân biệt trong ngắn hạn và trong dài hạn, phụ thuộc vào yếu tố thị
trường điều chỉnh như thế nào đối với sự thay đổi trong giá cả.
● Trong ngắn hạn, chúng ta giả sử rằng giá cả là cố định, và do đó mức lương
không làm thay đổi giá cả - điều này dẫn đến một sự điều chỉnh lớn về tổng cung
đối với sự thay đổi về giá cả.
● Trong dài hạn, chúng ta giả sử rằng những sự kỳ vọng là đúng, và do đó mức
lương điều chỉnh một cách hoàn toàn đến những thay đổi trong giá cả, dẫn đến
không có sự điều chỉnh nào về tổng cầu trong sự thay đổi về giá cả, mặc dầu
những yếu tố như mức vốn tài sản, kỹ thuật v.v., có thể ảnh hưởng đến tổng cung.
● Vấn đề quan trọng trong kinh tế vĩ mô trong nhiều trường hợp là cần bao nhiêu
thời gian để nền kinh tế điều chỉnh từ ngắn hạn đến dài hạn.
Tổng Cung Dài hạn
Chúng ta gọi tổng cung dài hạn là LAS (Long-run aggregate supply).
● LAS là mối quan hệ giữa tổng cung của GDP thực tế và mức giá khi tất cả giá
yếu tố sản xuất được điều chỉnh tương ứng với những thay đổi trong mức giá để
cho giá yếu tố THỰC TẾ không đổi.
● Sự điều chỉnh đầy đủ này có nghĩa là, ví dụ, %ΔW = %ΔP do đó mức lương

THỰC TẾ (W/P) là không đổi.
Kết quả là nếu mức lương tăng lên, thì giá các yếu tố cũng tăng lên một lượng
tương ứng.
● Hệ quả đầu tiên có nghĩa là thu nhập biên của doanh nghiệp tăng, và do đó họ
muốn sản xuất nhiều hơn.
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp tăng lên, điều đó có nghĩa là họ
muốn giảm sản xuất.
● Hai hệ quả này có mức độ tác động tương xứng nhau, và cân bằng với nhau, và
do đó mức giá thay đổi, và không có một sự thay đổi nào trong sản xuất thực tế
các hàng hoá và dịch vụ - chúng ta có một đường AS (tổng cầu) dài hạn theo chiều
thẳng đứng, đường này không bị ảnh hưởng bởi giá cả, những yếu tố khác được
xem là không đổi (mặc dù nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như là thay
đổi về công nghệ hoặc sự tăng lên về tổng lượng vốn).
● Đường AS được minh hoạ trong Hình 3 dưới đây.

Y* là một giá trị đặc biệt, là điểm chuẩn của nền kinh tế, điểm cân bằng tự nhiên
dài hạn.
● Y* tương ứng với việc làm đầy đủ/tự nhiên/ của mọi đầu vào, bao gồm lao động
và vốn và đôi khi được gọi là GDP đầy đủ việc làm hoặc GDP tiềm năng hoặc tỷ
lệ tự nhiên.
● Chính xác Y* nằm ở điểm nào, thì đó là một vấn đề quan trọng cho các mục tiêu
chính sách - chúng ta sẽ quay lại vấn đề này một cách chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
● Chúng ta sẽ thấy rằng những yếu tố nào làm dịch chuyển đường LAS sang phải
hoặc sang trái.
Tổng cung ngắn hạn
Chúng ta biểu thị tổng cung ngắn hạn là SAS (short-run aggregate supply).
● SAS là mối quan hệ giữa tổng cung ứng của các hàng hoá, dịch vụ và mức giá
khi chúng ta giữ nguyên giá của các yếu tố sản xuất (ví dụ mức lương không điều
chỉnh).
● Sự khác nhau cơ bản trong thực nghiệm lý thuyết này là trong ngắn hạn, giá yếu

tố sản xuất không hề điều chỉnh (thay đổi), và trong dài hạn, giá yếu tố thay đổi
hoàn toàn.
● (Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng ta giữ nguyên tất cả những biến khác khi chúng ta
xây dựng những đường này, những biến như là công nghệ kỹ thuật, quy mô của
tổng lao động, v.v..)
Kết quả là trong ngắn hạn, nếu mức giá tăng lên, thì giá các yếu tố được giả định
là không đổi.
● Hệ quả thứ nhất là doanh thu biên của doanh nghiệp tăng lên, và do đó họ muốn
gia tăng sản xuất.
● Hệ quả thứ hai là chi phí biên của doanh nghiệp không đổi, điều đó có nghĩa là
họ muốn giữ nguyên mức sản xuất.
● Hệ quả thứ nhất rõ ràng là có tác động lớn hơn hệ quả thứ hai - do đó theo giả
định này, khi P tăng lên, mức lương thực tế (W/P) giảm xuống
● Khi mức giá thay đổi, có sự tăng lên về sản xuất thực tế các hàng hoá và dịch vụ
- chúng ta có đường AS ngắn hạn dốc theo hướng đi lên - khi mức giá tăng lên thì
tổng cung cũng thay đổi như vậy.
● Đường trên được minh hoạ theo Hình 4 dưới đây.
Hình 4 Đường Tổng Cung Ngắn hạn

Hãy lưu ý rằng LAS và SAS có mối quan hệ với nhau.
● Đường SAS cắt LAS tại Y = Y*.
● Ở đây, W/P ở mức mà nền kinh tế có việc làm đầy đủ, và chúng ta sẽ thấy rằng
đây là điểm mà nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đến nó.
Sự dịch chuyển của LAS và do đó dẫn đến dịch chuyển SAS

×