Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích - Chương 1:Giới Thiệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.38 KB, 12 trang )

Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích
Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe
1.1 Mục đích của cuốn sách
Mục đích của cuốn sách là nhằm đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng và tương đối đơn giản
cho việc tiến hành một cách chuẩn xác các phân tích lợi ích-chi phí (Cost-Benefit
Analysis ~ CBA) đối với các dự án đã và đang được đề xuất triển khai. Hay nói
một cách khác, mục đích của cuốn sách là nhằm giúp độc giả có thể nhìn nhận một
cách phê phán các CBA họ gặp phải trong quá trình làm việc hay nghiên cứu.
Đúng là chúng ta nên tin tưởng rằng tất cả các nghiên cứu đều được tiến hành một
cách có trách nhiệm và chuẩn xác. Song những nghiên cứu hiện hành thể hiện
những khác biệt lớn về cấp độ chất lượng. Cuốn sách không đưa ra những thảo
luận thấu đáo về các khái niệm, kỹ thuật CBA mà chỉ tóm lược những điểm quan
trọng nhất của một nghiên cứu CBA. Tuy nhiên, những kỹ thuật được phác thảo ở
đây sẽ giúp các bạn thực hiện được những phân tích một cách chuẩn xác. Bất kỳ ai
có kiến thức tốt về kinh tế học đều có thể tiếp cận được với cuốn sách này.
Một ưu điểm lớn của CBA là nó cung cấp cho ta một khung mục đích mà trong đó
chúng ta có thể thảo luận, sửa chữa và bổ sung. Rủi ro lớn nhất xảy ra khi dữ liệu
cứng lại có xu hướng bị coi là dữ liệu mềm. Cần phải lưu ý chú trọng đúng mức
đến các tác động chưa được số lượng hóa hay được số lượng hóa một cách thô sơ.
Để làm được điều này chúng ta nên coi CBA như một công cụ hỗ trợ cho quá trình
thương thuyết và đưa ra quyết định thay vì coi bản thân nó là quá trình ra quyết
định.
Không nên coi CBA là một quá trình bí hiểm. Một cách đơn giản, CBA là quá
trình chúng ta tính toán giá trị của tất cả các đầu vào và đầu ra của một dự án rồi
sau đó lấy hiệu số của đầu ra trừ đi đầu vào. Đôi lúc, chúng ta có thể sử dụng một
số quy trình phức tạp để xác định giá trị của một mặt hàng chưa được xác định
mức giá song các khái niệm cốt lõi của CBA thì tương đối đơn giản.
Độc giả nên nhận biết một điều rằng CBA không phải là công cụ duy nhất để đánh
giá một dự án. Một dự án có thể được đánh giá dựa trên một cơ sở nào đó khác
hơn là lợi ích ròng mà dự án đó đem lại. Đôi khi phương thức này lại được ưa
thích hơn. Có nhiều dự án vẫn được thông qua nhằm thúc đầy một quá trình chính


trị nào đó ngay cả khi phân tích lợi ích ròng của dự án đưa ra kết luận là không
nên tiến hành dự án. Trong phân tích CBA, có thể có những giá trị không được số
số lượng hóa hay không thể được số số lượng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc
một dự án tuy không vượt qua được một cuộc kiểm tra CBA nghiêm ngặt song
vẫn có vẻ là đáng để triển khai. Tuy nhiên, xu hướng chung cho thấy các kết quả
thu được qua CBA dù sao cũng buộc những người muốn đưa ra quyết định trái
ngược có nghĩa vụ phải tìm cách biện chứng cho quyết định của mình. Vì lý do
này, các chính trị gia thường phản đối CBA vì họ cảm thấy rằng những phân tích
kiểu này có thể sẽ hạn chế các khả năng lựa chọn của họ. Dù sao thì ít nhất CBA
cũng cho phép ta tính toán chi phí rõ ràng cho những dự án không qua được kiểm
tra CBA hay các dự án mà các mục tiêu đề ra lớn hơn so với những gì mà theo
CBA dự án có thể đạt được.
1.2 CBA là gì
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có
nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai
các dự án được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để
đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau.
Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào
cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu
ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu
tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án
cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn một
dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại
lợi ích ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của
các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc.
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể tiến
hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí,
đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có
nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra

có thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi
trong quá trình triển khai dự án. Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được
đưa ra buôn bán trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra
những phương pháp định giá khác nhau.
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định. Điều
này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu
một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ
năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể
làm như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và
sức khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định
chính xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức
khỏe tốt cho mọi người. Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí
nào đó mà nếu chi phí của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là
có giá trị và ngược lại.
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các
dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã hội
nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích
kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng
nhất là trong trường hợp đưa ra các quyết định công. Lúc đó, các tài nguyên
thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế.
Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ
cho thậm chí là những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy
vọng rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự
hay có thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính
trị, xã hội tương tự như nhau.
1.3 Các bước tiến hành CBA
Phân tích lợi ích chi phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó
có một số bước nổi bật. Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy
đủ tất cả các bước đi này. Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi
ích trong tương lai. Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi

ro hay bất chắc. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên
triển khai một dự án hay không hay nên chọn triển khai dự án nào giữa các dự án
được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước sau:
1. Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai
phải chi, lợi ích ai được hưởng. Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc
giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho
những người/nhóm người khác nhau.
2. Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét.
Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không. Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế
tương ứng vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự
án. Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh. Ví dụ như trong thảo luận về Đập
Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee đã không so sánh được việc xây đập
với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy của con sông để vận hành
một chiếc tuốc-bin phát điện. Những thiếu sót kiểu này không phải là hiện tượng
hiếm khi xảy ra. Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án,
chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng. Ví dụ như, một chương trình
tiêm chủng có thể không qua được kiểm nghiệm CBA ở quy mô toàn quốc song
lại có thể vượt qua kiểm nghiệm CBA đối với một vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao liên
quan đến loại vắcxin sẽ được tiêm chủng.
3. Đưa ra các Giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích. Có thể giả định này tốt hơn giả
định kia. Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng hàng, chi
phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất. Trong một phân tích được
tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng.
Nếu có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực đáng tin cậy. Nếu đưa ra
một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng về diện giá trị được đưa ra.
4. Lập danh sách các Tác động của mỗi Dự án Thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể. Có

thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác
động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ
dự án nào.
Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể. Để đánh giá
chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có. Khi

×