Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 170 trang )

Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích
Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe
Phiên dịch: Lê Thủy
1.1 Mục đích của cuốn sách
Mục đích của cuốn sách là nhằm đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng và tương đối đơn giản
cho việc tiến hành một cách chuẩn xác các phân tích lợi ích-chi phí (Cost-Benefit
Analysis ~ CBA) đối với các dự án đã và đang được đề xuất triển khai. Hay nói một
cách khác, mục đích của cuốn sách là nhằm giúp độc giả có thể nhìn nhận một cách
phê phán các CBA họ gặp phải trong quá trình làm việc hay nghiên cứu. Đúng là
chúng ta nên tin tưởng rằng tất cả các nghiên cứu đều được tiến hành một cách có
trách nhiệm và chuẩn xác. Song những nghiên cứu hiện hành thể hiện những khác
biệt lớn về cấp độ chất lượng. Cuốn sách không đưa ra những thảo luận thấu đáo về
các khái niệm, kỹ thuật CBA mà chỉ tóm lược những điểm quan trọng nhất của một
nghiên cứu CBA. Tuy nhiên, những kỹ thuật được phác thảo ở đây sẽ giúp các bạn
thực hiện được những phân tích một cách chuẩn xác. Bất kỳ ai có kiến thức tốt về
kinh tế học đều có thể tiếp cận được với cuốn sách này.
Một ưu điểm lớn của CBA là nó cung cấp cho ta một khung mục đích mà trong đó
chúng ta có thể thảo luận, sửa chữa và bổ sung. Rủi ro lớn nhất xảy ra khi dữ liệu
cứng lại có xu hướng bị coi là dữ liệu mềm. Cần phải lưu ý chú trọng đúng mức đến
các tác động chưa được số lượng hóa hay được số lượng hóa một cách thô sơ. Để làm
được điều này chúng ta nên coi CBA như một công cụ hỗ trợ cho quá trình thương
thuyết và đưa ra quyết định thay vì coi bản thân nó là quá trình ra quyết định.
Không nên coi CBA là một quá trình bí hiểm. Một cách đơn giản, CBA là quá trình
chúng ta tính toán giá trị của tất cả các đầu vào và đầu ra của một dự án rồi sau đó
lấy hiệu số của đầu ra trừ đi đầu vào. Đôi lúc, chúng ta có thể sử dụng một số quy
trình phức tạp để xác định giá trị của một mặt hàng chưa được xác định mức giá
song các khái niệm cốt lõi của CBA thì tương đối đơn giản.
Độc giả nên nhận biết một điều rằng CBA không phải là công cụ duy nhất để đánh
giá một dự án. Một dự án có thể được đánh giá dựa trên một cơ sở nào đó khác hơn
là lợi ích ròng mà dự án đó đem lại. Đôi khi phương thức này lại được ưa thích hơn.
Có nhiều dự án vẫn được thông qua nhằm thúc đầy một quá trình chính trị nào đó


ngay cả khi phân tích lợi ích ròng của dự án đưa ra kết luận là không nên tiến hành
dự án. Trong phân tích CBA, có thể có những giá trị không được số số lượng hóa hay
không thể được số số lượng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc một dự án tuy không
vượt qua được một cuộc kiểm tra CBA nghiêm ngặt song vẫn có vẻ là đáng để triển
khai. Tuy nhiên, xu hướng chung cho thấy các kết quả thu được qua CBA dù sao
cũng buộc những người muốn đưa ra quyết định trái ngược có nghĩa vụ phải tìm cách
biện chứng cho quyết định của mình. Vì lý do này, các chính trị gia thường phản đối
CBA vì họ cảm thấy rằng những phân tích kiểu này có thể sẽ hạn chế các khả năng
lựa chọn của họ. Dù sao thì ít nhất CBA cũng cho phép ta tính toán chi phí rõ ràng
cho những dự án không qua được kiểm tra CBA hay các dự án mà các mục tiêu đề ra
lớn hơn so với những gì mà theo CBA dự án có thể đạt được.
1.2 CBA là gì
Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có
nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai
các dự án được đề xuất hay không. Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa
ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người
ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như
đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản
mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó
sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai.
Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho
đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn một dự án
trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng
lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong
dự án đối với rủi ro và bất chắc.
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể tiến
hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi phí, đâu là
lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có nhiều ý kiến
khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra có thể có các
mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi trong quá trình

triển khai dự án. Và có thể có một số đầu vào, đầu ra không được đưa ra buôn bán
trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra những phương pháp
định giá khác nhau.
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định. Điều
này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem liệu
một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ
năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm
như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và sức khỏe
tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính xác lợi
ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt cho mọi
người. Tuy nhiên, ta có thể xác định được một khoảng chi phí nào đó mà nếu chi phí
của chương trình nằm trong khoảng đó thì chương trình là có giá trị và ngược lại.
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến các dự
án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã hội nằm
ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích kinh tế
trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng nhất là
trong trường hợp đưa ra các quyết định công. Lúc đó, các tài nguyên thường được
phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả kinh tế. Những vấn đề
công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế chỗ cho thậm chí là
những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng rằng một
CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có thể đưa
chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội tương tự
như nhau.
1.3 Các bước tiến hành CBA
Phân tích lợi ích chi phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó có
một số bước nổi bật. Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ
tất cả các bước đi này. Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích
trong tương lai. Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi ro
hay bất chắc. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên triển
khai một dự án hay không hay nên chọn triển khai dự án nào giữa các dự án được đề

xuất, chúng ta cần bám theo các bước sau:
1. Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai
phải chi, lợi ích ai được hưởng. Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc
giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho
những người/nhóm người khác nhau.
2. Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét. Chúng
có loại trừ lẫn nhau hay không. Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng
vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án. Song đó có
thể chỉ là một cơ sở để so sánh. Ví dụ như trong thảo luận về Đập Tellico, chính
quyền Thung lũng Tennesee đã không so sánh được việc xây đập với một lựa chọn
thay thế khác là tận dụng dòng chảy của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin
phát điện. Những thiếu sót kiểu này không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra. Khi
chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có
được những thay thế thích ứng. Ví dụ như, một chương trình tiêm chủng có thể
không qua được kiểm nghiệm CBA ở quy mô toàn quốc song lại có thể vượt qua kiểm
nghiệm CBA đối với một vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao liên quan đến loại vắcxin sẽ
được tiêm chủng.
3. Đưa ra các Giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích. Có thể giả định này tốt hơn giả
định kia. Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng hàng, chi phí,
điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất. Trong một phân tích được tiến
hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng. Nếu
có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực đáng tin cậy. Nếu đưa ra một diện
giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng về diện giá trị được đưa ra.
4. Lập danh sách các Tác động của mỗi Dự án Thay thế
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể. Có
thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động
của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án

nào.
Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể. Để đánh giá
chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có. Khi
không thể số lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác
động đó. Một dự án hạn chế quyền tự do cá nhân nên đề cập đến tác động này ngay
cả khi không có nỗ lực nào được đưa ra để định giá quyền tự do cá nhân.
5. Quy các Giá trị Cụ thể cho những Tác động này
Có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định nếu có thể.
6. Xử lý các Tác động Không được Số lượng hóa
Cần phải kiệt kê rõ ràng bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị vật chất cụ thể
. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cân nhắc giữa chúng với những chi phí và
lợi ích đã được định giá cụ thể.
Một cách tiếp cận với các lợi ích phi số lượng hóa là tính toán xem các lợi ích này lớn
đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA. Thông thường người ta có
thể đưa ra một đánh giá chung chung về việc những lợi ích này có khả năng đảo
ngược quyết định hay không. Bằng cách xem xét rõ ràng những tác động như vậy
theo cách này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng lâm vào phân tích bị chi phối bởi
các dữ liệu cứng.
Ví dụ như, khi cân nhắc một dự án hạn chế quyền tự do cá nhân, có thể dùng các lợi
ích và chi phí khác để tính mức lợi ích ròng của dự án đó, bỏ qua bất kỳ một cân
nhắc về quyền tự do cá nhân nào. Sau đó, có thể dành cho độc giả quyền tự quyết
định xem những lợi ích ròng khác có đủ để bù đắp hạn chế về quyền tự do cá nhân
hay không, việc tiến hành dự án có phải là một quyết định đúng đắn hay không.
7. Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại
Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những
thời điểm khác nhau. Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện
pháp chiết khấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí
lợi ích. Rất khó để có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng. Tuy
nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân
tích.

8. Xác định và lý giải độ bất chắc
Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong việc xử lý rủi
ro và bất chắc. Bất chắc có thể tiềm ẩn trong nhiều khía cạnh của dự án. Phải xác
định được đầy đủ nguyên nhân gây ra các bất chắc này một cách đầy đủ nhất có thể.
Chẳng hạn như kinh phí dự toán cho một công trình xây dựng, điều kiện thời tiết bất
ổn khiến cho các hoạt động ngoài trời trở nên khó khăn hơn hay mức tăng trưởng
dân số dẫn đến mật độ sử dụng các thiết bị tiện dụng tăng lên.
Nên nỗ lực trong việc nhận thức được rủi ro hay bất chắc của dự án. Có thể dùng
cách đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy cảm. Phân tích này sẽ tính toán giá
trị của dự án theo những kết quả dài hạn khác nhau. Cũng có thể dùng cách phức
tạp hơn như phân tích các lựa chọn thực. Phân tích này cố tìm cách tính được giá trị
chính xác của dự án có tính đến yếu tố rủi ro.
9. So sánh Lợi ích và Chi phí
Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích,
chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present
Value ~ NPV) của dự án có thể mang giá trị dương không. Nếu đang xem xét lựa
chọn giữa nhiều dự án thì dự án có mức NPV cao nhất là dự án sẽ được chọn.
10. Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc
Khi có thể, nên tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa ra định
hướng cho các giám đốc dự án, xác định giá trị của phân tích gốc nhằm cải thiện các
phân tích và các dự án được tiến hành sau này.
1.4 Quy đổi ra Giá trị bằng Tiền
CBA sử dụng các giá trị tiền mặt để so sánh các loại hàng hoá với nhau. Được gán
cho mỗi đầu vào và đầu ra của dự án, các giá trị này đại diện cho tầm quan trọng
của đầu vào và đầu ra trong phân tích. Nếu tổng giá trị của đầu ra lớn hơn tổng giá
trị của đầu vào thì dự án được coi là đáng được tiến hành vì lúc đó độ quan trọng
tổng thể của đầu ra đối với xã hội lớn hơn độ quan trọng tổng thể của đầu vào. Tuy
việc gán các giá trị thực cho các đầu vào, đầu ra rồi so sánh chúng với nhau là cần
thiết song đây cũng là một quá trình gây nhiều tranh cãi. Cần phải có một độ cẩn
trọng và tinh tế nhất định khi tiến hành quá trình này.

Nhiều loại đầu vào và đầu ra là các mặt hàng thường xuyên được buôn bán trên thị
trường với mức giá chung phổ biến và có thể đoán trước được. Giá trị của các đầu
vào như lao động, bê tông, thép, máy tính, xăng dầu hay các đầu ra như điện có thể
được xác định dựa trên mức giá thị trường, có điều chỉnh trong một số trường hợp
nhất định.
Các đầu vào và đầu ra khác không được trao đổi trực tiếp nên rất khó có thể được
định giá. Chẳng hạn như khoảng thời gian đi lại mà một dự án xây dựng đường cao
tốc tiết kiệm được, giá trị của dịch vụ thuỷ lợi do một dự án xây đập mang lại hay
tình hình sức khoẻ của cộng đồng được cải thiện thông qua việc xây dựng hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải. Giá trị cho các loại hàng hoá này phải được ước tính
thông qua những tính toán gián tiếp, phức tạp và tương đối chủ quan. Thường thì
phương hướng hành động thích hợp nhất là tìm ra và sử dụng các mức giá dự kiến đã
được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây.
Mục đích của cuốn sách này là nhằm tìm ra được các mức giá trị thị trường và phi thị
trường cho một loạt các mặt hàng khác nhau. Cuốn sách cũng đưa ra chỉ dẫn phải xử
lý thế nào với hàng loạt các loại giá trị tiềm tàng và phức tạp trong phân tích của
bạn.
1.5 Cơ cấu Thời gian của Chi phí và Lợi ích
Phần lớn các dự án được điều hành trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tiến
hành phân tích CBA bạn nên xác định xem khi nào thì chi phí và lợi ích sẽ thay đổi.
Đâu là múi thời gian cuối cùng cho phân tích của bạn nếu không phải là của toàn bộ
dự án.
Ví dụ như một con đường cao tốc được mở trong vòng ba năm, đưa vào sử dụng lâu
dài và tiến hành những bảo dưỡng cần thiết năm năm một lần. Cứ sau một khoảng
thời gian nhất định thì chi phí xây dựng và bảo dưỡng mới xuất hiện trong khi lợi ích
mà con đường đem lại là liên tục. Có thể lợi ích này càng ngày càng tăng khi dân số
của một vùng tăng. Con đường có thể tồn tại vĩnh viễn. Song theo chỉ dẫn hành
chính thì khi đánh giá dự án có thể chỉ cần tính đến lợi ích dự án đem lại trong vòng
hai mươi năm đầu tiên.
Nhìn chung, có một thực tế vẫn được thừa nhận đó là các mức chi phí, lợi ích trong

tương lai có giá trị thấp hơn chi phí lợi ích hiện tại.[1] Chính vì vậy, việc khấu trừ chi
phí lợi ích tương lai bằng cách sử dụng một mức lãi suất nào đó và cách khấu trừ
theo số mũ là một thông lệ được chấp nhận. Tuy có nhiều cơ quan quy định cụ thể
mức hay các mức lãi suất được nhiều nhóm, nhiều cơ quan khác nhau dùng hay đồng
tình song quyết định khó nhất gặp phải trong quá trình này vẫn là xác định mức lãi
suất thích hợp.
1.6 Phân tích độ Nhạy cảm (Sensitivity analysis)
Bất kỳ một dự án nào đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuất khác nhau.
Chúng là ước tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào
này, số người hưởng lợi cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm
ra, mức lãi suất thích hợp dùng để khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án. Các con số
này đều có nguy cơ bị dự đoán sai. Người ta cũng rất dễ lâm vào tình trạng không
thể nhất trí về một con số dự kiến nhất định. Câu trả lời có trách nhiệm nhất cho việc
có hàng loạt những giá trị ước tính hay gợi ý là đưa ra những tính toán dựa trên
nhiều kịch bản khác nhau rồi thảo luận những thay đổi trong từng kịch bản tạo ra tác
động gì trong phân tích độ nhạy cảm. Điều này có nghĩa là nên chỉ rõ việc thay đổi
các mức giá trị khác nhau có tác động như thế nào đến đánh giá dự án. Ví dụ, nếu
phí xây dựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích ròng của dự án thay
đổi như thế nào? Nếu dùng một mức lãi suất cao hơn để khấu trừ các chi phí và lợi
ích tương lai thì liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không? Nếu như giá trị cho
các lợi ích của một dự án mang lại cho tình hình sức khoẻ ở mức thấp chứ không phải
ở mức cao trong miền lợi ích ước tính thì giá trị của dự án thay đổi như thế nào?
Một cách tiếp cận thường gặp là tính toán khả năng tốt nhất, xấu nhất và các khả
năng trung bình. Phân tích này có nghĩa là thoạt đầu tính toán NPV của một dự án
bằng cách dùng các mức giá trị ước tính tối đa hoá giá trị của dự án, rồi dùng các
mức giá trị ước tính tối thiểu hoá giá trị của dự án và cuối cùng là dùng các mức giá
trị trung gian. Điều này sẽ cho các nhà hoạch định chính sách ý tưởng về tính không
chắc chắn của dự án cũng như tầm quan trọng của tính không chắc chắn này có thể
là bao nhiêu.
1.7 Các nguồn lực

Vấn đề thực tiễn lớn nhất trong việc tiến hành một phân tích CBA trên thực tế là tìm
được các mức giá trị thích hợp cho các đầu vào và các đầu ra của dự án. Các nhà lên
kế hoạch cho dự án nên có một vài ý tưởng nào đó về lượng đầu vào sẽ được sử
dụng và lượng đầu ra được tạo ra. Song làm thế nào để xác định được giá trị của
chúng?
Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông số tham khảo về các nguồn lực khác
nhau được dùng làm đầu vào, đầu ra của dự án, các giá trị gắn liền với chúng, mức
lãi suất đề xuất trong khấu trừ, độ co dãn cung và độ co dãn cầu. Chúng tôi cũng
đưa ra những tham khảo về việc định giá các loại hàng hoá ít được trao đổi trên thị
trường và tập trung vào các kỹ thuật và các giá trị do các nhà nghiên cứu khác đưa
ra.
Tuy danh sách các nguồn lực được đưa ra không phải là một danh sách hoàn chỉnh
song ít nhất nó cũng đem lại cho độc giả một xuất phát điểm trong việc tìm ra các
mức giá trị cần thiết để phân tích một dự án hay đánh giá một cách phê phán một
nghiên cứu hiện tại.
1.8 Cơ cấu của Cuốn sách
Nội dung của cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự cần có khi tiến hành một nghiên
cứu.
Chương hai bàn đến vấn đề vị thế, hay giá trị của ai sẽ được đưa vào phân tích. Điều
này sẽ tác động cách thức xử lý những chi phí khác nhau trong dự án. Song quan
trọng hơn, nó sẽ quyết định chi phí nào, lợi ích nào được đưa vào trong phân tích.
Phần lớn các đầu vào và đầu ra được trao đổi trên các thị trường. Giá trị của chúng
có thể được xác định dựa trên các mức giá thị trường và phân tích cung cầu cơ bản.
Chương ba bàn đến lý thuyết về các thay đổi phúc lợi xã hội mà một dự án mang lại.
Chương bốn và năm mô tả các phương pháp xác định giá trị của đầu vào, đầu ra
được trao đổi trên thị trường với mức giá phổ biến.
Nhiều loại hàng hoá không được trao đổi trực tiếp trên thị trường. Hai chương tiếp
theo bàn đến các cách tiếp cận với việc định giá những loại hàng hoá kiểu đó.
Chương sáu mô tả các kỹ thuật trong đó có các giá trị bóng (shadow values). Chương
bảy bàn đến phương pháp định giá phát sinh (contingent valuation method).

Một khi đã xác định được giá trị của đầu vào, đầu ra, chúng ta còn cần phải thực hiện
thêm một số bước trong việc chuẩn bị một phân tích. Chương tám đưa ra cơ chế
khấu trừ, chỉ dẫn trong việc lựa chọn mức lãi suất phù hợp trong việc khấu trừ chi
phí lợi ích tương lai. Chương chín bàn đến phân tích độ nhạy cảm và phân tích rủi ro.
Phân tích này đặc biệt quan trọng đối với các trường hợp các chi phí lợi ích là bất ổn.
Cuối cùng, chương mười đưa ra những tài liệu tham khảo bổ ích cho các độc giả
trong việc chuẩn bị và đánh giá các phân tích trong đó có nêu nguồn gốc của các
mức giá, lãi suất, độ co dãn ước tính và số lượng thị trường.
Một số nghiên cứu điển hình sẽ khép lại cuốn sách. Các nghiên cứu này mô tả việc
ứng dụng các kỹ thuật này vào các vấn đề thực tế.
Tham khảo
Portney and Weyant (1999).
Bài giảng 3: Tổng Kết Hợp Về Thời Gian
Dr. Allen Bellas
Phương Hạnh dịch
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian[1]
Chủ đề này là về chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai để phản ánh quan điểm
rằng những thứ trong tương lai sẽ có ít giá trị hơn hiện tại.
Ví dụ, nếu một cộng đồng sắp có một bệnh viện mới, miễn là những thứ khác cũng
giống nhau, người dân sẽ có thể mong muốn thà có bệnh viện hôm này còn hơn một
năm sau mới có nó. Giá trị bệnh viện mới hiện nay lớn hơn giá trị bệnh viện mới một
năm sau.
Vậy bệnh viện hiện nay có giá trị nhiều hơn bao nhiêu? Câu hỏi này được trả lời bằng
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian.
Tỷ lệ ưu tiên thời gian là tỷ lệ mà người dân sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện nay để đổi
chác lấy thêm tiêu dùng một khoảng thời gian (thông thường là một năm kể từ bây
giờ).
Hoặc, tỷ lệ ưu tiên thời gian là tỷ lệ phần trăm mà theo đó, giá trị của một hạng mục
bị giảm bớt đi nếu một người phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa mới lấy được
nó (thông thường là một năm).

Nếu mọi người trong cộng đồng đồng ý sẽ trả $100 triệu để có bệnh viện mới ngay
bây giờ nhưng chỉ trả $95 triệu để có nó một năm sau, thì tỷ lệ ưu tiên thời gian ngụ
ý của họ là xấp xỉ khoảng 5%. Nghĩa là, mỗi năm họ phải chờ để có được cái gì đó sẽ
làm giảm giá trị của cái đó đi khoảng 5%.
Sử Dụng Chiết Khấu Trong Thực Tế
Dẹp tất cả những mối quan tâm này sang một bên, hãy giả sử rằng bạn có tỷ lệ lãi
suất nào đó để áp dụng trong chiết khấu chi phí và lợi nhuận tương lai. Trong nhiều
trường hợp thực tế trên thế giới, con số này sẽ đơn giản được ấn định sẵn cho bạn.
Phương thức đúng để đánh giá một dự án là nhìn vào giá trị hiện tại của lợi nhuận
ròng. Nếu giá trị hiện tại ròng (NPV) là dương, thì dự án là đáng để thực hiện. Nếu có
hai dự án cùng độc quyền lẫn nhau thì nên triển khai dự án có NPV lớn nhất.
Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Ròng
Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của lợi nhuận trừ đi giá trị hiện tại của chi phí.
Giá trị hiện tại ròng của dự án (cũng được biết đến như là giá trị hiện tại của lợi
nhuận ròng) có thể được biểu diễn như một tổng của các lợi nhuận ròng trong mỗi
giai đoạn
trong đó chúng ta chấp nhận chung rằng:
và n là phạm vi quy hoạch hay đánh giá dự án
Nhìn chung, chúng ta cũng tin rằng một tỷ lệ không âm[2] nên được áp dụng để
chiết khấu tương lai, để mà
Một điều kiện tiên quyết để xác định giá trị hiện tại ròng là quyết định qua khoảng
thời gian nào dự án sẽ được đánh giá. Một số dự án có tuổi thọ nhất định, và dễ dàng
xác định được khoảng thời gian nào để đánh giá chi phí và lợi nhuận của chúng.
Những dự án khác sẽ có chi phí và lợi nhuận trong một khoảng thời gian không hạn
định và buộc phải quyết định khoảng thời gian bao lâu để đánh giá dự án.
Nếu dự án sẽ không có chi phí và lợi nhuận sau N năm, thì giá trị hiện tại bằng
trong đó :
B
t
là lợi nhuận trong thời gian t

C
t
là chi phí trong thời gian t
i là tỷ lệ lãi suất chiết khấu
Nếu dự án sẽ để lại một số tài sản nhất định sau N năm, giá trị của tài sản đó là giá
trị cuối cùng của dự án. Giá trị cuối cùng có thể là giá trị của những thứ vật chất,
hoặc nó cũng có thể là giá trị dự tính của giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng trong
tương lai của dự án vượt ra ngoài khoảng thời gian đang được xem xét rõ ràng:
trong đó :
B
t
là lợi nhuận trong thời gian t
C
t
là chi phí trong thời gian t
i là tỷ lệ lãi suất chiết khấu
T
N
là giá trị cuối cùng, giá trị của cái sẽ được để lại sau quãng thời gian N
VD: Một dự án không có giá trị cuối cùng
Khoảng thời gian
0 1 2 3
Lợi nhuận
0 300 300 300
Chi phí
450 100 100 100
Lợi nhuận ròng
-450 200 200 200
Nếu tỷ lệ lãi suất bằng 10% thì giá trị hiện tại của dự án có thể được tính toán là
Cho nên, do NPV > 0, đây là một dự án tốt đáng để thực hiện.

Tuy nhiên, nếu dự án này được thẩm định lại với tỷ lệ chiết khấu là 20%, chúng ta có
Cho nên, với tỷ lệ chiết khấu cao hơn, đây là một dự án tồi không nên thực hiện.
Nói chung, do hầu hết các dự án có chi phí và lợi nhuận ban đầu sau một khoảng thời
gian nào đó, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên, số lượng dự án tốt sẽ giảm đi.
Dưới đây là biểu đồ mô tả dự án nói trên diễn biến như thế nào tại các mức tỷ lệ lãi
suất khác nhau:
Tỷ Lệ Thực Tế với Tỷ Lệ Danh Nghĩa
Chênh lệch giữa tỷ lệ lãi suất thực tế (TT) và tỷ lệ lãi suất danh nghĩa (DN) chính là
tỷ lệ lạm phát (LP). Sử dụng tỷ lệ nào phụ thuộc vào bản chất chi phí và lợi nhuận
liên quan đến một dự án.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất thực tế, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát là:
Ví dụ, nếu tỷ lệ lãi suất danh nghĩa là 30% và tỷ lệ lạm phát là 20%, thì tỷ lệ lãi suất
thực tế là
Tính xấp xỉ, thông thường có thể chấp nhận được để nói rằng
thực tế = danh nghĩa - lạm phát
Công thức này sẽ càng đúng khi tỷ lệ lạm phát nhỏ. Tất nhiên, có những thời điểm
và địa phương nơi tỷ lệ lạm phát không nhỏ.
VD: danh nghĩa=450%, lạm phát=440%
i=(1+4.50)/(1+4.40) - 1 = 0.0185 hay 1.85%, không phải là 10%.
Nếu chi phí hay lợi nhuận được biểu thị bất biến bằng đồng đôla hoặc dưới dạng hàng
hoá và dịch vụ (thông thường là trường hợp), thì những giá trị này sẽ đợc điều chỉnh
cho lạm phát và chỉ có tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất thực tế mới cần được bao gồm
trong tỷ lệ bạn áp dụng.
Nếu chi phí hay lợi nhuận được biểu thị bằng các số tiền đôla danh nghĩa, thì lạm
phát sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chúng và, do vậy, lạm phát nên được bao gồm
trong tỷ lệ chiết khấu, có nghĩa là tỷ lệ danh nghĩa nên được sử dụng.
Tỷ Lệ Chiết Khấu Xã Hội, hay Nên Sử Dụng Tỷ Lệ Nào?
Chi phí và lợi nhuận liên quan đến một dự án điển hình thường phát sinh tại những
thời điểm khác nhau. Quan trọng là việc có thể so sánh các chi phí và lợi nhuận phát
sinh tại những thời điểm khác nhau.

Thực hiện điều này trong một nền kinh tế đơn giản, có một người và có hai giai đoạn
là tương đối dễ. Một người sẽ có vài cơ hội tiêu dùng giữa hai giai đoạn và sẽ tối đa
hoá độ thoả dụng tiêu dùng giữa hai giai đoạn. Tỷ Lệ Thay Thế Biên (Marginal Rate
of Substituion ~ MRS) sẽ bằng với Tỷ Lệ Chuyển Đổi Biên (Marginal Rate of
Transformation ~ MRT) và đây sẽ là tỷ lệ lãi suất phù hợp để áp dụng tính chiết khấu
chi phí và lợi nhuận tương lai. .
Nhìn từ góc độ quan điểm xã hội, tồn tại một đường biên các xác suất tiêu dùng liên
quan đến mức tiêu dùng giai đoạn này với mức tiêu dùng giai đoạn tiếp theo. Độ dốc
của đường cong này là Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Xã Hội (Social Opportunity Cost Rate ~
SOCR).
Xã hội cũng sẵn sàng từ bỏ tiêu dùng hiện tại để đổi lấy đầu tư dẫn đến tiêu dùng
lớn hơn trong tương lai. Sự sẵn lòng này được thể hiện bởi độ dốc của đường cong
đẳng dụng xã hội, độ dốc của đường cong này là Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Của Xã Hội
(Societal Rate of Time Prefence ~ SRTP).
Nếu tất cả các thị trường đều hoàn hảo, chúng ta có sự cân bằng liên thời gian xã hội
(societal intertemporal equilibrium):
Tại một điểm giống như X, tỷ lệ chi phí cơ hội xã hội SOCR bằng với tỷ lệ ưu tiên thời
gian của xã hội SRTP, do đó tỷ lệ mà tại đó xã hội có thể trao đổi cái này lấy cái kia
giữa mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai chính xác bằng với tỷ lệ mà
nó muốn để trao đổi giữa hai thứ và đó là tỷ lệ mà tại đó mức tiêu dùng tương lai
nên được chiết khấu tương xứng với mức tiêu dùng hiện tại.
Nếu xã hội có một khoản tiền tại một điểm giống như Z, thì xã hội nên giảm mức
tiêu dùng hiện tại để nhằm tăng mức tiêu dùng tương lai bởi vì chi phí biên của mức
tiêu dùng hiện tại (xét về mức tiêu thụ tương lai dự tính trước) lớn hơn tỷ lệ biên mà
tại đó xã hội sẵn lòng để trao đổi giữa hai thứ.
Xét từ góc độ cá nhân, có một tỷ lệ ưu tiên thời gian của cá nhân (Private Rate of
Time Preference ~ PRTP) biểu hiện cho tỷ lệ mà tại đó mọi người sẵn sàng thực hiện
trao đổi thoả hiệp biên giữa mức tiêu dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai.
Những cá nhân này có cơ hội đầu tư vào các thị trường tín dụng trong đó có một tỷ
lệ chi phí cơ hội cá nhân (Private Opportunity Cost Rate ~ POCR) mà tại đó những

nguồn lực hiện tại có thể được đầu tư để đổi lấy mức tiêu dùng tương lai. Tỷ lệ này
chính là độ dốc của đường thẳng ngân sách liên thời gian và cũng là tỷ lệ lãi suất.
Một người có một khoản tiền T trong khoảng thời gian 0 sẽ lựa chọn để tiết kiệm một
chút trong số đó (∆C
0
) để nhằm có mức tiêu dùng trong khoảng thời gian 1.
Do đó, một lần nữa, nếu thị trường hoàn hảo thì độ dốc của đường cong đẳng dụng
cá nhân (PRTP) sẽ bằng với độ dốc của đường cong đẳng dụng xã hội (SRTP) và
chúng sẽ bằng với độ dốc của đường hạn chế ngân sách liên thời gian của cá nhân
(POCR) và độ dốc của đường giới hạn khả năng tiêu dùng (SOCR). Tuy nhiên, điều
này không phải như thế.
Nếu chúng ta có hiệu dụng năng động (dynamic efficiency), thì tỷ lệ thay thế biên
liên thời gian của các cá nhân sẽ bằng với tỷ lệ chuyển đổi biên liên thời gian của họ.
Điều này tương ứng với việc nói rằng tỷ lệ này sẽ bằng nhau giữa tất cả các cá nhân.
Nói cách khác, tỷ lệ mà mọi người mong muốn trao đổi mức tiêu dùng giữa hai
khoảng thời gian bằng với tỷ lệ mà tại đó họ có thể trao đổi thoả hiệp.
Chúng ta có thể phân biệt giữa tỷ lệ cá nhân và tỷ lệ xã hội ...
Trong những thị trường vốn hoàn hảo :
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Cá Nhân (PRTP) = Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Cá Nhân (POCR)
Đối với tổng thể xã hội
Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Xã Hội (SRTP) = Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Xã Hội (SOCR)
Và chừng nào mà
SRTP=PRTP và
PRTP=POCR và
SOCR=POCR,
thì bạn có tính hiệu dụng năng động và tỷ lệ lãi suất thật sự và chính thức bằng với
tất cả những tỷ lệ này.
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao điều này có thể không đúng như vậy ...
1. Những thị trường vốn có hoàn hảo không? Nghĩa là, PRTP=i=POCR hay
không?

Có thể ở những thành phố lớn có nhiều khoản tiền lớn, nhưng không phải ở những thị
trường có số lượng hạn chế những phương tiện tài chính hay ngân hàng.
Những người tiêu dùng tiết kiệm được thêm nhiều tiền cho đến khi tỷ lệ ưu tiên thời
gian của họ bằng với tỷ lệ lãi suất họ có thể kiếm được từ các khoản tiền tiết kiệm
của mình (PRTP=i
tiền tiết kiệm
) trong khi đó các thể chế tài chính tiến hành cho vay bổ
sung cho đến khi chi phí cơ hội của họ bằng với lợi nhuận họ thu lại được từ các
khoản cho vay đó (POCR=i
khoản cho vay
).
Nếu i
tiền tiết kiệm
= i
khoản cho vay
thì tính hiệu dụng năng động có giá trị. Điều này không
đúng, nhưng đối với hầu hết người dân ở Mỹ và ở một số nước phát triển khác, điều
này có thể gần sát. Đối với những người sống ở các thị trấn hay các nước nhỏ không
có các thể chế tài chính vững chắc, đó có thể không phải là một phép xấp xỉ hợp lý.
Nghĩa là, tỷ lệ lãi suất áp cho các khoản vay có thể cao hơn nhiều tỷ lệ lãi suất mọi
người nhận được từ tiền tiết kiệm của mình.
Trên thực tế, đối với các thể chế tài chính đang hoạt động, có thể đúng là POCR=i
khoản
cho vay
> PRTP=i
tiền tiết kiệm
.
(TQ hiệu đính: vì các thể chế tài chánh và ngân hàng kiếm lời,tỷ lệ lợi nhuận cho vay
lớn hơn tỷ lệ tiền tiết kiệm họ phải trả cho bà con. Trong những thành phố có nhiều
thể chế tài chánh cạnh tranh, thì hai tỷ lệ này sai biệt rất ít, như 6.5% và 5.7%. Còn

ở những thị trấn nhỏ, tỷ lệ mượn nợ thì cao, trong khi tỷ lệ tiền tiết kiệm thì quá
thấy, hay không đáng kể).
2. SRTP=PRTP hay không?
Có thể không. Nhìn chung, người ta cho rằng SRTP < PRTP
Chúng ta không quan tâm đúng mức đến các thế hệ tương lai.
Mọi người đều cận thị, thiếu kiên nhẫn một cách vô lý.
Nếu các thế hệ tương lai là "một hàng hoá công cộng", thì những thị trường tư nhân
sẽ cung cấp hàng hoá đó không đủ. (TQ hiệu đính: thế hệ tương lai không chỉ con
ruột của mình, mà là tất cả mọi người đồng lứa tuổi con của mình. Bao nhiêu người
trong chúng ta lo cho con nhà hàng xóm).
3. POCR=SOCR hay không?
Không nếu có thuế đánh vào lợi nhuận biên thu từ được việc bán các khoản đầu tư
hay tài sản. POCR là tỷ lệ sau thuế trong khi SOCR là tỷ lệ trước thuế, hay
POCR = (1-t)SOCR
Do đó POCR < SOCR
Kết quả của tất cả những điều này là chúng ta có thể kết luận rằng:
SRTP < PRTP < POCR < SOCR
Do vậy, vì SRTP nhỏ hơn SOCR, chúng ta có thể đang đầu tư/tiết kiệm quá ít.
Nếu bạn, vì một lý do nào đó, có tất cả những con số này, thì SRTP là tỷ lệ nên được
áp dụng để chiết khấu lợi nhuận ròng từ một dự án.
(TQ hiệu đính: PRTP là Tỷ Lệ Ưu Tiên Thời Gian Cá Nhân, và thường thì tỷ lệ này nhỏ
hơn Tỷ Lệ Chi Phí Cơ Hội Xã Hội ~ SOCR)
Nói chung, các tỷ lệ lãi suất thị trường (mà có thể bằng với các tỷ lệ chi phí cơ hội cá
nhân) sẽ quá cao. Điều này có nghĩa là các tỷ lệ đó sẽ chiết khấu tương lai quá
nhiều, hoặc gắn giá trị quá thấp cho các chi phí và lợi nhuận tương lai.
Các Thất Bại của Thị Trường Ngăn Cản Tính Hiệu Dụng
Năng Động
Một loạt các thất bại của thị trường được chỉ rõ để phân biệt giữa hai tỷ lệ lãi suất dễ
thấy, POCR và PRTP cũng như giữa hai tỷ lệ khó nhận thấy hơn nhưng lại tồn tại về
mặt lý thuyết là SRTP và SOCR. Trong số những thất bại của thị trường này bao

gồm:
1. Thuế đánh vào thu nhập doanh nghiệp
Thuế đánh vào thu nhập doanh nghiệp làm giảm mức lợi nhuận mà những cá nhân đi
vay có thể hoàn trả cho những nhà đầu tư của họ từ (như trình bày trong Hình 10.3)
r
z
xuống i.
2. Thuế đánh vào thu nhập từ tiền lãi hay đầu tư
Thuế đánh vào thu nhập từ tiền lãi hay đầu tư làm giảm lợi nhuận sau thuế của các
cá nhân thu được từ tiền tiết kiệm của họ từ i (là mức mà người đi vay đã trả sau khi
đã đóng thuế cho lợi nhuận của mình) xuống (như trình bày trong Hinh 10.3) p
z
.
3. Thiếu sự tham gia của các thế hệ tương lai
Do các thế hệ tương lai vẫn chưa thực sự bày tỏ bất kỳ quan điểm nào, nên chúng ta
không biết chúng muốn chúng ta đánh giá như thế nào mức tiêu dùng của chúng
tương ứng với mức tiêu dùng của chúng ta. Nếu chúng muốn mức tiêu dùng của
mình được đánh giá nhiều hơn mức hiện nay chúng ta đang làm, thì tác động sẽ là
làm cho đường cong đẳng dụng xã hội thẳng hơn, làm cho điểm tối ưu không phải là
X mà là điểm gì đó giống Y hơn.
4. Rủi Ro và Tính Bấp Bênh
Các dự án tư nhân phải hoàn trả lại một tỷ lệ phần trăm hơi cao hơn một chút cho
các nhà đầu tư của mình do một thực tế là có những rủi ro liên quan đến mỗi dự án.
Xét từ góc độ xã hội, có một số lượng đủ lớn những dự án đầu tư tiềm năng đối với
rủi ro tránh được hoàn toàn.
Để xem xét kỹ hơn các vấn đề tỷ lệ lãi suất, hãy xem xét biểu đồ dưới đây được trình
bày lại từ sách của Boardman et al. Cung và cầu ban đầu là D
0
và S
0

, và chúng bị
giảm xuống là D
I
và S
S
do thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập tiền
lãi. Tại điểm cân bằng mới, tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư của doanh nghiệp
là r
z
trong khi tỷ lệ mà các hộ gia đình nhận được từ tiền tiết kiệm là p
z
.
Một dự án của chính phủ cần khoản vay rất lớn sẽ làm tăng nhu cầu về tín dụng tới
mức D
I
' đồng thời kéo theo làm tăng tổng số tiền tín dụng trên thị trường. Cho vay
chính phủ được cấu thành bởi mức tăng về tiết kiệm của các hộ gia đình (tương
đương với mức giảm về tiết kiệm của các hộ gia đình) và mức giảm về đầu tư tư
nhân. Mức tăng của tiết kiệm hộ gia đình được định giá theo đường cong cung, S
0
,
trong khi mức giảm về đầu tư tư nhân được định giá theo tỷ lệ chi phí cơ hội cá
nhân, r
z
.
Năm Giải Pháp Đề Xuất
Có năm giải pháp đối với các vấn đề nên áp dụng tỷ lệ chiết khấu nào được đề xuất
trong phần văn bản:
1. Sử dụng tỷ suất lợi nhuận trước thuế từ các khoản đầu tư cá nhân (r
z

)
• Nếu chính phủ dự định sắp huy động tiền cho một dự án, thì dự án đó nên làm tốt
ít nhất cũng bằng mức mà một dự án đầu tư khu vực tư nhân sẽ làm.
• Các tỷ lệ tư nhân bao gồm phí bảo hiểm rủi ro có thể không thích hợp trong bối
cảnh khu vực công cộng với số lượng đủ lớn các dự án có thể
• Tỷ lệ hiệu dụng ở đây là khoảng 8%
2. Sử dụng tỷ suất lợi nhuận sau thuế từ các khoản đầu tư cá nhân (p
z
)
• Đây là tỷ lệ mà tại đó các cá nhân thoả hiệp đổi cái này lấy cái kia giữa mức tiêu
dùng hiện tại và mức tiêu dùng tương lai, do đó có thể đó cũng là một tỷ lệ xã hội
thích hợp.
• Tỷ lệ này khiến người ta hơi khó hiểu một chút do các cá nhân thực tế phải đối mặt
với hàng loạt các tỷ lệ lãi suất sau thuế.
• Các cá nhân hiện nay đang sống có thể không chú trọng nhiều lắm về phúc lợi của
các thế hệ tương lai
• Tỷ lệ hiệu dụng ở đây là khoảng 2%, mặc dù muốn phân tích độ nhạy tốt sẽ cần
phải cân nhắc các tỷ lệ từ 0% đến 4%.
3. Sử dụng tổ hợp r
z
, p
z
và tỷ lệ vay dài hạn i của chính phủ (khoảng 4%) trong đó
mức giảm về đầu tư được chiết khấu với tỷ lệ cao nhất là r
z
và mức giảm về tiêu
dùng được chiết khấu với tỷ lệ thấp hơn là p
z
.
• Tổ hợp này thật thú vị, nhưng có thể quá phức tạp để áp dụng thực sự

4. Sử dụng giá bóng của vốn
• Giá bóng của vốn[3] là giá trị của một đơn vị đầu tư vốn. Việc này mang lại một
dòng lợi nhuận r
z
lợi tức hưởng suốt đời mà giá trị hiện tại của nó, được chiết khấu
với tỷ lệ p
z
chính là giá bóng của vốn,
• Đây có vẻ gì đó là một phiên bản đơn giản hoá của giá bóng của vốn, và cuốn sách
kết thúc bằng việc gợi ý một giá trị bằng khoảng 2.
• Về cơ bản, để sử dụng giá này, hãy nhân các mức thay đổi của đầu tư khu vực tư
nhân phát sinh bởi dự án với giá bóng của vốn, cộng với các mức thay đổi của tiêu
dùng cá nhân và sau đó tính chiết khấu áp dụng tỷ lệ p
z
.
• Một lần nữa, giá này thực sự quá phức tạp để áp dụng.
5. Sử dụng các tỷ lệ chiết khấu theo thời gian giảm dần
• Đây là một gợi ý khá thực tế. Về cơ bản, bạn nên áp dụng tỷ lệ chiết khấu thấp hơn
(có thể bằng 0 hoặc thậm chí âm) để tính chiết khấu các năm xa nữa trong tương lai.
• Điều này cho phép bạn tránh được những kết quả lúng túng như một giá trị hiện tại
tương đối nhỏ gắn với sự huỷ diệt của thế giới sau này, ví dụ là 500 năm (ở mức 2%,
hệ số chiết khấu là 1.02
-500
=0.00005).
• Weitzman tìm thấy thang đối chiếu của
4% cho các năm từ 1 đến 5
3% cho các năm từ 6 đến 25
2% cho các năm từ 26 đến 75
1% cho các năm từ 76 đến 200
0% cho các năm từ 200 trở lên

Thực Tế
Trong thực tế, nếu bạn tiến hành các nghiên cứu chi phí - lợi nhuận trong một thế
giới thực, có thể bạn sẽ được cho một tỷ lệ chiết khấu để áp dụng mà có thể có hoặc
không có ý nghĩa gì cả. Dự án bạn đang phân tích có thể quá tốt hoặc quá tồi đến
mức mà tỷ lệ áp dụng để tính chiết khấu các chi phí và lợi nhuận tương lai có thể
không tạo nên bất kỳ sự khác biệt nào cả.
Nếu là như vậy, việc thử hàng loạt các tỷ lệ và báo cáo các kết quả thu được của bạn
cho tất cả sẽ giúp bất kỳ ai đọc báo cáo của bạn có ý niệm về các kết quả quả của
bạn nhạy cảm như thế nào đối với các thay đổi về tỷ lệ chiết khấu được áp dụng.
Đây cũng là một cách tốt để đánh giá tác giả của báo cáo có trách nhiệm đến mức
nào.
Cuối cùng, cách đây một trăm năm, nhiều người dân ở nước Mỹ phải sống trong
những căn nhà với sàn nhà bẩn thỉu và không có hệ thống ống nước trong nhà. Cách
đây năm trăm năm, điều kiện sống thậm chí còn tồi tệ hơn thế nhiều. Nếu các bậc
tiền bối tổ tiên của chúng ta có cơ hội làm cho cuộc sống dễ chịu hơn một chút nào
đó so với chúng ta, và nếu tôi, với tư cách là một người dân thuộc về tương lai đầu
thế kỷ 21 có điều gì để nói về điều đó, tôi sẽ khuyến khích họ tiến lên và thực hiện
ngay cơ hội này. (TQ hiệu đính, chúng ta là thế hệ tương lai của các vị tiền bối, và
đời sống của các vị tiền bối 100 trước rất là khó khăn, chúng ta không có quyền đòi
hỏi các vị tiền bối phải nghĩ cho thế hệ tương lai là chúng ta. Vậy thế hệ tương lai
của chúng ta là bậc con cháu chúng ta, có quyền đòi hỏi chúng ta hy sinh hay
không???)
Các Kiểu PCC Khác Nhau
Phương thức đúng đắn để xác định xem nếu một dự án đáng để thực hiện là hãy nhìn
vào Giá Trị Ròng Hiện Tại NPV. Nếu bạn phải lựa chọn giữa hai hoặc nhiều hơn các
dự án độc quyền lẫn nhau, thì hãy lựa chọn dự án có NPV cao nhất.
Tuy nhiên cũng có những chỉ số khác. Đó là tỷ lệ chi phí/ lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận nội hoàn.
Tỷ Lệ Chi Phí/ Lợi Nhuận (B/C):
Đây là giá trị hiện tại của lợi nhuận chia cho giá trị hiện tại của chi phí. Nếu B/C > 1,

thì dự án nên được thực hiện.
Tỷ Suất Lợi Nhuận Nội Hoàn (Internal Rate of Return ~ IRR):
Đây là tỷ lệ lãi suất mà khiến cho NPV=0. Tỷ suất lợi nhuận nội hoàn được so sánh
với tỷ lệ tới hạn i. Nếu IRR > i, thì dự án nên được thực hiện.
Trong khi NPV luôn cho những câu trả lời đúng, thì B/C và IRR lại không như vậy.
B/C sẽ xác định chính xác các dự án đáng để thực hiện, nhưng IRR sẽ chỉ làm được
điều này nếu dòng lợi nhuận ròng là thông thường, nghĩa là nếu lợi nhuận ròng bắt
đầu âm và sau đó chuyển sang dương và giữ ở mức dương.
Cả B/C và IRR sẽ không cần thiết phải lựa chọn chính xác trong số một vài các dự án
độc quyền lẫn nhau.
Các Vấn Đề Với B/C
1. Có thể được vận dụng bằng cách thay đổi các phân loại chi phí và lợi nhuận. Hơi
ngẫu nhiên khi coi một thứ gì đó là chi phí dương hoặc lợi nhuận âm và ngược lại.
Việc thay đổi này sẽ làm thay đổi B/C đã tính toán, nhưng sẽ không ảnh hưởng tới
quyết định về việc liệu dự án có đáng để thực hiện hay không. Điều này sẽ chỉ làm
thay đổi các so sánh giữa các dự án.
2. Quy mô tỷ lệ bị bỏ qua khi tính toán B/C, vì vậy bạn không thể nói gì nếu bạn
đang tìm kiếm một dự án lớn hay một dự án nhỏ.
VD:
Đập Nước Nhỏ Đập Nước Lớn Mức Nước Gia Tăng
Lợi nhuận (B) 1500 6500 5000
Chi phí (C) 1000 5000 4000
B-C 500 1500*
B/C 1.5* 1.3
Đập Nước Nhỏ có tỷ lệ chi phí/lợi nhuận cao hơn, nhưng Đập Nước Lớn lại có giá trị
hiện tại ròng lớn hơn.
Cách B/C sẽ lựa chọn Đập Nước Nhỏ, mặc dù nó tạo ra tỷ lệ lợi nhuận ròng nhiều hơn
và là dự án đáng thực hiện hơn.
Tại sao B/C được áp dụng thường xuyên như vậy?
1. Nó có thể giúp bạn có khái niệm hiểu về biên sai số (margin error) có ý nghĩa

quan trọng đối với quyết định ...
Dự án 1 Dự án 2
Lợi nhuận 2 1,000,000,002
Chi phí 1 1,000,000,000
Giá trị Hiện tại Ròng 1 2
B/C 2 1.000000002
Vì vậy B/C đem lại cho bạn cảm nhận về ý nghĩa quan trọng của biên sai số. Một
biên sai số nhỏ trong Dự án 2 (chi phí cao hơn một chút hoặc lợi nhuận nhỏ hơn một
chút) có thể khiến nó là một dự án tồi.
2. Đồng thời, các kỹ sư thích những con số phi đo lường và B/C không sự đo lường.
Nó không được thể hiện bằng đồng đôla hay bảng Anh hay bất kỳ cái gì tương tự. Nó
đơn giản chỉ là một con số thô.
Tỷ Suất Lợi Nhuận Nội Hoàn
IRR là tỷ lệ chiết khấu mà làm cho Giá trị Hiện tại Ròng NPV = 0
VD: Hãy tìm giá trị r.
r = 0.16 (xấp xỉ)
Một công cụ hữu ích nên sử dụng để làm bài toán dạng này là chọn Microsoft Excel's
Tools/GoalSeek.
Các Vấn Đề Với IRR
1. Sẽ chỉ xác định liệu một dự án có đáng để thực hiện nếu dòng lợi nhuận ròng là
thông thường truyền thống.
VD: Hãy xem xét một dự án tạo ra lợi nhuận ngay bây giờ và phát sinh ra chi phí về
sau này.
Lợi nhuận Ròng trong Năm 0 = 1000, Lợi nhuận Ròng trong Năm 1 = -1100.
IRR = 10%
Nếu IRR > i thì đây là dự án nên được thực hiện
Nếu i=0.01 (1%) Giá trị Hiện tại Ròng NPV là âm, thâm chí dù IRR > i.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, IRR lớn hơn i=0.01 và do vậy, nó cho kết quả sai.
2. Nó không có quy mô tỷ lệ. Nó không cho phép bạn nói bất kỳ điều gì về dự án lớn
đến mức nào.

3. IRR có thể cho nhiều hơn một kết quả nếu dòng lợi nhuận là không thông
thường ...
VD:
Năm 0 1 2
Lợi nhuận ròng -
1
5 -6
hàm ý rằng hoặc r=1.00 hoặc r=2.00.
4. Khi lựa chọn giữa hai dự án, IRR thậm chí không cho bạn kết quả đúng.
Hãy xem xét hai dự án độc quyền lẫn nhau, A và B. Mỗi dự án có một số chi phí ban
đầu và lợi nhuận tương lai, và kết quả là, Giá Trị Hiện Tại Ròng NPV của mỗi dự án
này sẽ giảm khi tỷ lệ chiết khấu áp dụng tăng.
Chúng ta có thể tưởng tượng biểu đồ NPV của hai dự án này được biểu diễn như một
hàm tỷ lệ chiết khấu áp dụng:
Việc IRR của dự án A nhỏ hơn IRR của dự án B là không liên quan. Dự án nào được
ưu đãi hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ lãi suất áp dụng để tính toán NPV. Với các tỷ lệ thấp
hơn, dự án A là tốt hơn trong khi với các tỷ lệ cao hơn thì dự án B là tốt hơn.
Xem Xét Các Loại Lợi Nhuận
Một xem xét bổ sung là, nếu tính hiệu dụng năng động không đạt được, thì giá trị
biên mức tiêu dùng của xã hội có thể nhỏ hơn giá trị biên mức đầu tư. Về bản chất,
nếu có ý kiến mạnh mẽ rằng chi phí hay lợi nhuận có thể bị lệch so với mức tiêu
dùng hay mức đầu tư, thì đáng để đo những giá trị này khác nhau và thay đổi trong
tính toán Giá Trị Hiện Tại Ròng NPV.
Ví dụ, nếu người ta cho rằng mức đầu tư bổ sung có giá trị 20% nhiều hơn mức tiêu
dùng bổ sung, thì bất kỳ lợi nhuận hay chi phí nào làm tăng hoặc giảm mức đầu tư
sẽ được đo là 20% nặng hơn so với những lợi nhuận hay chi phí làm ảnh hưởng đến
mức tiêu dùng.
Câu hỏi: Phương trình 6A.7 (trang 147) cho rằng, "Nếu lợi nhuận ban đầu B
1
tăng vô

hạn định với một tỷ lệ cố định g và nếu tỷ lệ lãi suất bằng i, thì PV (giá trị hiện tại)
được tính bằng … ":
if i>g
Giá trị hiện tại là bao nhiêu nếu i < g ?
Tính Trung Bình Hàng Năm[4]
Một phương án thay thế để tính toán giá trị hiện tại ròng của một dự án là tính toán
lợi nhuận ròng trung bình hàng năm. Bí quyết của việc này là tìm hiểu luận ra cách
phân bổ như thế nào các chi phí ban đầu (chi phí khởi động hay chi phí ban đầu để
thi công một dự án) qua một số năm. Cách làm này cũng tương tự như cách tìm giá
trị hiện tại, nhưng có một vấn đề cố hữu về độ dài thời gian mà qua đó các chi phí
khởi động sẽ được tính theo hàng năm. Nếu bạn có thể sử dụng đầu vào ban đầu
trong thời gian càng dài, thì giá trị hiện tại ròng của dự án có thể càng cao
Tính trung bình theo hàng năm cũng được áp dụng rất nhiều trong trường hợp các
chi phí của dự án biến đổi qua một năm. Nếu mỗi năm dự án cần thiết phải thực hiện
lại dự án, thì đơn giản chỉ cần nhìn vào chi phí và lợi nhuận trong một năm là cách
tiếp cận hợp lý có cơ sở để phân tích dự án.
[1] Rate of Time Preference
[2] non-negative rate
[3] shadow price of capital
[4] Annualization
Bài giảng 2: Đánh giá Lợi nhuận và Chi phí khi tồn tại Giá
Thị trường
Dr. Allen Bellas
Phương Hạnh
Đánh giá Lợi nhuận và Chi phí
Khó có thể miêu tả đầy đủ những cái gì sẽ là chi phí và lợi ích của một dự án. Bạn
phải liên hệ giá-trị (value) nào đó với những chi phí và lợi ích để có thể so sánh
chúng với nhau. Không có các giá-trị (value) tiền tệ, bạn chỉ so sánh quản cam với
quả tào, hay điện tử với con người. Và đó là việc so sánh không đồng thể; không
đúng!!!

Trong một thế giới hoàn hảo, mọi thứ được trao đổi buôn bán trong một thị trường
hiệu quả hoàn hảo với rất nhiều cạnh tranh, không có ngoại ứng, không bị đánh
thuế, không có các chương trình trợ giá của chính phủ hay hạn chế nhập khẩu hoặc
bất kỳ điều gì tương tự. Mức sẵn lòng chi trả biên cho một loại hàng hoá sẽ bằng với
chi phí cơ hội của sản xuất. Một thị trường như vậy sẽ đem lại cho chúng ta
• Không công ty có cổ phiếu thị trường quá quan trọng
• Không có ngoại ứng
• Không thuế
• Không có hàng hoá không trao đổi
• Không những dự án "lớn" làm giá biến đổi
Với một thế giới tuyệt vời như thế giới này, nhưng thực tế thì khác. Chúng ta phải xử
lý đánh giá hàng hoá bán ra bởi các hãng độc quyền đã tạo ra ngoại tác, bị đánh
thuế, không được trao đổi buôn bán và thực hiện điều này trong ngữ cảnh của một
dự án có thể dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ về chi phí đầu-vào và chất lượng hàng
hoá cuối cùng cung cấp ra thị trường. Đánh giá những điều này thật là quá khó.
Nếu có thể liệt kê ra những vấn đề tiềm ẩn, chúng có thể bao gồm
1. Hàng hoá chịu thuế
2. Hàng hoá được cung cấp bởi các hãng nghiên cứu giá mà đối với họ, giá không
ngang bằng với chi phí biên
3. Hàng hoá mà việc sản xuất hay tiêu thụ chúng sinh ra những ngoại tác
4. Hàng hoá chịu thuế Pigouvian với hy vọng giải quyết việc ngoại tác

×