Vấn đề chi phí xã hội
The Problem of Social Cost
RONALD COASE
VII. PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI LUẬT PHÁP CỦA QUYỀN LỢI VÀ VẤN
ĐỀ KINH TẾ
Thảo luận ở phần V không chỉ phục vụ việc minh họa luận cứ mà nó còn cố gắng
gợi mở cách tiếp cận luật pháp về vấn đề ảnh hưởng bất lợi. Các trường hợp xem
xét đều ở Anh nhưng việc lựa chọn tương tự các trường hợp ở Mỹ có thể dễ dàng
được thực hiện và đặc điểm lý do cũng sẽ tương tự như vậy. Tất nhiên nếu giao
dịch thị trường không có chi phí thì toàn bộ những vấn đề này (những vấn đề về
tính cân bằng sẽ được tách riêng ra) sẽ là quyền lợi của các bên khác nhau, khi
quyền lợi này được xác định rõ ràng thì kết quả của các hành động luật pháp sẽ dễ
dự đoán. Nhưng như chúng ta đã biết tình huống khác nhau khi giao dịch thị
trường có chi phí cao và điều này khiến cho việc sắp xếp quyền lợi bởi luật pháp
trở nên khó khăn. Trong những trường hợp như vậy, tòa án sẽ có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh tế. Do đó tòa án cần phải hiểu được kết quả kinh tế của
các quyết định và đưa kết quả kinh tế đó vào xem xét khi đưa ra quyết định. Tòa
án phải hiểu những ảnh hưởng kinh tế đó rõ đến mức nó không thể để tạo ra những
kết quả bất ổn cho bản thân vị trí luật pháp của mình. Thậm chí khi có thể thay đổi
sự phân định ranh giới luật pháp của quyền lợi thông qua giao dịch thị trường thì
rõ ràng việc giảm nhu cầu cho những giao dịch đó và do đó giảm việc sử dụng các
nguồn lực cho việc thực hiện chúng là điều rất được mong muốn.
Một nghiên cứu kỹ về dự đoán trước quyết định của tòa án trong những trường
hợp như vậy rất được quan tâm nhưng tôi không có đủ khả năng để làm việc đó.
Tuy nhiên một nghiên cứu qua đã cho thấy rõ là tòa án thường nhận thức được các
hàm ý kinh tế và bản chất qua lại của vấn đề (điều mà nhiều nhà kinh tế không
nhận thức được). Hơn nữa, đôi lúc họ còn đưa các hàm ý kinh tế đó vào xem xét
cùng với các nhân tố khác khi đưa ra quyết định của mình. Về vấn đề này các tác
giả Mỹ đề cập đến vấn đề một cách rõ ràng hơn các tác giả Anh. Do vậy tôi xin
trích dẫn bài viết của Prosser về Các sai lầm cá nhân mà một người có thể sử dụng
tài sản của riêng anh ta hay... thực hiện công việc riêng của mình tại chi phí đền bù
một số thiệt hại gây ra cho những người hàng xóm sống xung quanh mình. Anh ta
có thể vận hành nhà máy với tiếng ồn và khói gây khó chịu cho người khác với
điều kiện là nó không được vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ khi nào hành động
của anh ta là quá đáng, dưới ánh sáng của tính hữu dụng và tổn hại mà nó gây ra
(phần in nghiêng là phần được thêm vào), thì nó đã thực sự trở nên phiền
toái...Như đã đề cập tới trong một trường hợp cổ điển về việc làm nến ở một thị
trấn, “Le utility del chose excusera le noisomeness del stink."
Thế giới cần phải có các nhà máy, các lò luyện kim, nhà máy lọc dầu, máy móc
gây ra tiếng động và tiếng nổ, thậm chí có thể cần một số chi phí bỏ ra đền bù cho
những bất tiện mà nó gây ra cho những người sống ở vùng lân cận và nguyên đơn
cần phải chấp nhận những bất tiện vô lý đó vì lợi ích chung.
Các tác giả Anh chính thống không trình bày được một cách rõ ràng như vậy, họ
không nêu rõ được sự so sánh giữa tính hữu ích và thiệt hại gây ra chính là một
yếu tố trong việc quyết định liệu những ảnh hưởng bất lợi có thể xem là sự thiệt
hại hay không. Nhưng ta có thể tìm thấy các quan điểm tương tự như thế của các
tác giả Anh được thể hiện không rõ bằng. Không còn nghi ngờ gì nữa ảnh hưởng
bất lợi chắc chắn phải lớn trước khi tòa án phán xét nó là một phần phản ánh thực
tế phải hầu như luôn phải lấy một phần lợi ích để bù đắp thiệt hại. Và trong biên
bản của các trường hợp riêng lẻ, rõ ràng là các thẩm phán hiểu rõ cái gì mất và cái
gì được khi họ đưa ra quyết định trao lệnh của toà án hay trao phán quyết có lợi
cho bên gây thiệt hại. Do đó, để khước từ việc ngăn chặn thiệt hại mà những tòa
nhà mới xây gây ra trong tương lại, thẩm phán tuyên bố:
Tôi biết không có nguyên tắc chung đối với thông luật, mà.... nói một tòa nhà có ý
định ngăn chặn tương lai của những cái khác là đã gây thiệt hại. Trong trường hợp
như thế, sẽ không có những thành phố lớn; và do đó tôi cần phải trao lệnh của tòa
cho tất cả các tòa nhà mới xây trong thành phố này.....
Vấn đề mà chúng ta gặp phải khi giải quyết các hoạt động có ảnh hưởng bất lợi
không đơn giản chỉ là việc hạn chế trách nhiệm đối với họ. Cái được quyết định là
liệu lợi ích thu được từ việc ngăn cản cái có hại có lớn hơn thiệt hại đâu đó phải
chịu như kết quả của việc ngăn chặn hành động gây hại. Trong thế giới mà chi phí
sắp xếp lại quyền lợi được thiết lập bởi hệ thống luật pháp thì trên thực tế toà án
trong trường hợp có liên quan tới thiệt hại, ra quyết định dựa trên vấn đề kinh tế và
quyết định nguồn lực được sử dụng như thế nào. Người ta lập luận rằng tòa án có
ý thức về vấn đề này và họ thường đưa ra sự so sánh về cái được lợi và cái mất đi
khi ngăn cản các hoạt động có tác động tiêu cực, mặc dù tất cả các so sánh không
phải lúc nào cũng đúng. Nhưng sự phân định ranh giới quyền lợi cũng là kết quả
của các sắc lệnh tuân thủ theo đúng luật. Ở đây chúng ta cũng tìm thấy bằng chứng
cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về bản chất qua lại của vấn đề. Khi một sắc lệnh tuân
thủ luật pháp được thêm vào danh sách thiệt hại thì hành động cũng được đưa vào
nhằm hợp pháp hoá những cái khác mà chúng có thể được coi là thiệt hại theo
thông luật. Loại tình huống mà các nhà kinh tế có khuynh hướng coi là hành động
đòi hỏi có sự điều chỉnh của chính phủ trên thực tế thường là kết quả hoạt động
của chính phủ. Hành động đó không phải là khôn ngoan. Nhưng có một mối nguy
hiểm thực sự khi chính phủ can thiệp quá sâu vào hệ thống kinh tế, khi đó có thể
dẫn đến sự bảo vệ cho những người phải chịu trách nhiệm đối với ảnh hưởng có
hại, để cho ảnh hưởng có hại đi quá xa.
VIII. CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA PIGOU TRONG “KINH TẾ HỌC PHÚC
LỢI”
Nguồn gốc của phân tích kinh tế hiện đại về vấn đề chi phí xã hội được thảo luận
trong bài viết này là “Kinh tế học phúc lợi” của Pigou và cụ thể là đoạn của phần
II, đoạn này giải quyết sự khác nhau giữa sản phẩm ròng tư nhân và xã hội, nó xảy
ra vì một người A, trong quá trình cung cấp một số dich vụ, mà dịch vụ này đã
được thanh toán, cho người thứ hai B đã ngẫu nhiên đưa ra một số dịch vụ hoặc
tạo ra những bất tiện cho người khác (không phải các sản phẩm giống với dịch vụ
ban đầu), hay tạo ra một loại sản phẩm mà bên hưởng lợi không phải là bên thanh
toán tiền hay phải trả tiền bồi thường cho bên bị hại. Pigou nói rằng mục đích của
ông trong Phần II: Kinh tế học Phúc lợi là:
xác định xem sự tự do của tính tư lợi, hoạt động theo hệ thống luật pháp hiện
hành, có xu hướng phân bổ nguồn lực của đất nước theo cách thuận lợi nhất cho
việc sản xuất một lượng lớn cổ tức quốc gia đến chừng nào, và đến chừng nào thì
sự tự do của tính tư lợi là khả thi đối với hoạt động của nhà nước nhằm cải thiện
xu hướng “tự nhiên”.
Đánh giá từ phần đầu của bài trình bày này, mục đích của Pigou là phát hiện xem
liệu có bất kỳ sự cải thiện nào trong sự sắp xếp hiện tại quyết định đến việc sử
dụng nguồn lực hay không. Từ đó Pigpu kết luận rằng có thể thực hiện việc cải
thiện, có người có thể hi vọng ông sẽ tiếp tục việc đó bằng cách nói rằng ông dự
định sẽ sắp đặt những thay đổi đòi hỏi chúng xảy ra. Nhưng thay vào đó Pigou
thêm cụm từ làm tương phản giữa xu hướng “tự nhiên” và “hành động của nhà
nước” mà cụm từ này trong chừng mực ý nghĩa nào đó làm cân bằng giữa sắp xếp
hiện tại với xu hướng tự nhiên và nó hàm ý rằng cái được đòi hỏi để tạo nên những
cải thiện đó chính là hành động của chính phủ (nếu khả thi). Đây ít hay nhiều
chính là quan điểm của Pigou và chính là bằng chứng từ phần 2 của Chương I.
Pigou bắt đầu bằng cách đề cập đến các nhà kinh tế học cổ điển theo chủ nghĩa lạc
quan, những người lập luận rằng có thể tối đa hóa giá trị của sản xuất nếu chính
phủ kiềm chế không can thiệp vào hệ thống kinh tế và các sự sắp xếp về kinh tế
xoay chuyển bất ngờ “một cách tự nhiên”. Pigou tiếp tục nói rằng nếu tính tư lợi
thúc đẩy phúc lợi kinh tế thì chính là bởi vì các cơ quan của con người được lập ra
để làm như vậy. (Đây là phần lập luận của Pigou mà phần này đã được ông phát
triênr với sự trợ giúp từ việc trích dẫn tác phẩm của Carman, tôi thấy về cơ bản là
đúng). Pigou kết luận rằng:
Kết luận sẽ có lợi hơn cho ngành đường sắt nếu họ không cho chạy lượt tàu thứ
hai là đúng. Còn kết luận ngành đường sắt cần thiết phải chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại mà họ gây ra là sai. Bây giờ chúng ta thử thay đổi giả định có liên quan
đến quy tắc về trách nhiệm pháp lý. Giả sử rằng ngành đường sắt phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại do tia lửa từ đầu máy gây ra, và một người nông dân có đất
trồng tiếp giáp với đường xe lửa là người phải chịu thiệt hại; nếu cây trồng của
anh ta bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa thì anh ta sẽ nhận được đền bù
từ ngành đường sắt theo giá thị trường, nếu cây trồng của anh ta không bị thiệt hại
thì anh ta cũng thu được tiền từ việc bán sản phẩm của mình theo giá thị trường.
Do đó anh ta không quan tâm đến việc liệu cây trồng của anh ta có bị thiệt hại
không. Vấn đề sẽ rất khác nếu như ngành đường sắt phải chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại. Bất kỳ cây trồng nào bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa sẽ làm
giảm thu nhập của người nông dân. Người nông dân do đó sẽ không canh tác trên
mảnh đất mà cây trồng có nguy cơ bị thiệt hại lớn hơn lợi nhuận ròng từ mảnh đất
(lý do đã được trình bày chi tiết ở phần III). Sự thay đổi từ chỗ ngành đường sắt
không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại sang việc họ phải chịu trách nhiệm
dẫn tới sự ra tăng trong số lượng canh tác trên mảnh đất tiếp giáp với đường sắt.
Tất nhiên nó cũng làm tăng số lượng cây trồng bị phá hỏng do hỏa hoạn gây ra bởi
xe lửa.
Bây giờ chúng ta hãy quay lại ví dụ số học. Giả sử rằng với sự thay đổi quy tắc về
trách nhiệm pháp lý, số lượng cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa
tăng gấp đôi. Với một chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá 120 đô la sẽ
bị phá hỏng mỗi năm và với hai chuyến tàu một ngày, số lượng cây trồng trị giá
240 đô la sẽ bị phá hỏng mỗi năm. Như chúng ta đã thấy ở phần trước, ngành
đường sắt sẽ không có lợi khi cho chạy chuyến tàu thứ hai nếu họ phải trả 60 đô la
một năm tiền đền bù thiệt hại. Với mức đền bù thiệt hại là 120 đô la một năm, tiền
lỗ từ việc chạy thêm chuyến tàu thứ hai sẽ cao hợn 60 đô la. Bây giờ hãy xem xét
chuyến tàu thứ nhất. Giá trị dịch vụ vận chuyển cung cấp cho chuyến tàu thứ nhất
là 150 đô la. Chi phí chạy tàu là 50 đô la. Số tiền ngành đường sắt phải đền bù cho
thiệt hại là 120 đô la. Nếu tính như thế ngành đường sắt sẽ không thu được chút
lợi từ việc chạy bất kỳ chuyến tàu nào. Từ những con số đưa ra trong ví dụ chúng
ta có thể kết luận: Nếu ngành đường sắt không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại do cháy, họ sẽ chạy hai chuyến tàu một ngày, còn nếu họ phải chịu trách
nhiệm thì họ sẽ chấm dứt hoạt động. Có phải điều đó có nghĩa là việc không còn
xe lửa nữa sẽ tốt hơn? Câu hỏi này có thể được trả lời bằng cách xem xét điều gì
sẽ xảy ra với giá trị tổng sản lượng nếu quyết định miễn chịu trách nhiệm thiệt hại
do hỏa hoạn đối với ngành đường sắt được đưa ra, nếu thế ngành đường sắt có thể
hoạt động (hai chuyến một ngày).
Hoạt động của ngành đường sắt sẽ khiến dịch vụ vận chuyển trị giá 250 đô la hoạt
động. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng các nhân tố sản xuất sẽ làm giảm giá
trị sản xuất ở đâu đó xuống còn 100 đô la. Hơn nữa, nó cũng có nghĩa giá trị cây
trồng bị phá hủy là 120 đô la. Việc ngành đường sắt hoạt động trở lại cũng dẫn
đến việc từ bỏ canh tác ở một số vùng đất. Vì như chúng ta đã biết, nếu những
vùng đất đó được canh tác thì giá trị cây trồng bị thiệt hại do hỏa hoạn sẽ là 120 đô