Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN ẮC QUY MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 62 trang )

MỤC LỤC

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY
1.1 Lịch sử hình tình và phát triển của cơng ty

CTCP Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO): trước đây là Công ty Pin Ắc quy miền Nam, được
Tổng cục Hóa chất (nay là Tập đồn Hóa chất Việt Nam) quyết định thành lập vào ngày
19/04/1976.25/05/1993, theo Nghị định 388 của Chính phủ về việc thành lập lại các doanh
nghiệp Nhà nước, Bộ Công Nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định số
304/QĐ/TCNSĐT thành lập lại Công ty Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO) trực thuộc Tổng
Cơng ty Hóa Chất Việt Nam.
-

Nhóm ngành: Phụ tùng ô tô

-

Vốn điều lệ: 464,717,070,000 đồng

-

KL CP đang niêm yết: 46,471,707 cp

-

KL CP đang lưu hành: 46,471,707 cp

-



Trụ sở chính : Số 321 Trần Hưng Đạo, Phường Cơ Giang, Quận 1, TP. HCM

-

Điện thoại : (028) 3920 3062 – 3920 3063

-

Fax : (028) 3920 3060 – 3920 3061

-

Email :

-

Website : www.pinaco.com

-

Mã cổ phiếu : PAC

Lịch sử hình thành
-

Năm 1976: Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO), trước đây là Công ty Pin Ắc
quy miền Nam, được Tổng cục Hóa chất (nay là Tập đồn Hóa chất Việt Nam) quyết định
thành lập vào ngày 19/04/1976 trên cơ sở quốc hữu hóa tồn bộ các nhà máy: pin Con Ĩ
(Vidopin), pin Con Mèo, pin Hột Xồn, nhà máy bình điện VABCO và nhà máy bình điện

VIDECO.

-

Năm 1993: Ngày 25/05/1993, theo Nghị định 388 của Chính phủ về việc thành lập lại các
doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định số
304/QĐ/TCNSĐT thành lập lại Công ty Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO) trực thuộc Tổng
Cơng ty Hóa Chất Việt Nam.

2


-

Năm 1998: Từ năm 1998, PINACO bắt đầu thực hiện liên tục đầu tư đổi mới thiết bị, nâng
cao năng lực sản xuất, thay thế dần công nghệ sản xuất cũ lạc hậu bằng công nghệ sản xuất
mới.

-

Năm 2003: Đầu tư mới Xí nghiệp Ắc quy Sài Gịn tại Khu Cơng nghiệp Tân Tạo.

-

Năm 2004: Từ ngày 01/10/2004, PINACO chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002690 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 23/9/2004.

-


Năm 2006: PINACO niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM theo Giấy Phép
Niêm yết cổ phiếu số 69/UBCK-GPNY của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và chính thức
thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 12/12/2006 với mã chứng khoán là PAC với giá
giao dịch là 40.000 đồng/cổ phiếu.

-

Năm 2011: Đầu tư nhà máy sản xuất ắc quy mới tại Nhơn Trạch, Đồng Nai (Xí nghiệp ắc
quy Đồng Nai 2).

-

Năm 2012: PINACO không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị, thay thế dần công nghệ sản xuất
cũ lạc hậu bằng công nghệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu công nghệ ngày một cao của
thị trường.

-

Năm 2015: Tăng vốn điều lệ từ 269.878.430.000 đồng lên 309.812.930.000 đồng, theo hình
thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

-

Năm 2016: Tăng vốn điều lệ từ 309.812.930.000 đồng lên 464.717.070 đồng, theo hình thức
phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Thành tựu của công ty
-

Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính Phủ (2013, 2014, 2015);


-

Cờ Thi đua của Tập đồn Hóa chất Việt Nam cho Chi nhánh Công ty tại Hà Nội (2016);

-

Cờ Thi đua của Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam do có thành tích xuất sắc trong phong
trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức cơng đồn vững mạnh (2015);

-

Hn chương độc lập hạng Nhất (2011, 2015), Nhì (2005), Ba (2002); Anh Hùng Lao động
thời kỳ đổi mới (2000);

-

Huân chương Lao động hạng Nhất (2015), Nhì (2013), Ba (2000, 2001, 2003); Thương hiệu
Quốc gia (2012, 2014, 2016);

3


-

Top 5 Công ty chăm lo tốt nhất cho người lao động do Tập đồn Hóa chất Việt Nam cơng
nhận (2015);

-


Doanh nghiệp vì người lao động do Cơng đồn Cơng nghiệp Hóa chất Việt Nam và Tổng
Liên đồn Lao động Việt Nam công nhận (2016);

-

Chứng nhận Nhà cung cấp Ưu tiên của Tập đoàn Ford Q1 (2014); Nhà cung cấp có cải tiến
tốt nhất của HONDA (2014);

-

Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (2014);

-

Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (2012); Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao 20 năm liền (1997 – 2016);

-

Chứng nhận ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường (2012);

-

Chứng nhận ISO/TS 17025 cho hệ thống phịng thí nghiệm (2013);

-

Chứng nhận ISO 9001 – hệ thống quản lý chất lượng (2011);

-


Chứng nhận ISO/TS 16949:2009 – hệ thống quản lý chất lượng dành cho các nhà cung cấp
cho ngành công nghiệp ô tô (2011);

-

Nhà cung cấp đáng tin cậy (2011);

-

Sao Vàng Đất Việt (2009 – 2011);

-

Cổ phiếu Vàng (2009);

-

TOP 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam (2008);

-

Thương hiệu chứng khốn uy tín & cơng ty cổ phần hàng đầu Việt Nam (2008);

-

Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam (2015, 2016).

-


Với những thành tựu và đóng góp của mình PINACO đã vinh dự được Đảng và Nhà nước
tặng thưởng nhiều Huân Huy chương và danh hiệu cao quý như: Huân chương Độc lập hạng
Nhất - Nhì - Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất - Nhì - Ba. Đặc biệt, năm 2000 PINACO
được Nhà nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao Động
trong thời kỳ đổi mới”, và được Chính phủ cơng nhận là “Thương Hiệu Quốc Gia” từ năm
2012 đến nay.

-

Các sản phẩm pin và ắc quy của PINACO được người tiêu dùng bầu chọn là “Hàng Việt Nam
Chất lượng cao” 19 năm liền. Ngoài ra PINACO còn đạt những danh hiệu khác như Sao
Vàng Đất Việt, 1 trong 100 thương hiệu mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 20132014.

4


-

PINACO cam kết luôn hướng tới khách hàng và chỉ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng cao nhất, xứng đáng với danh hiệu “Thương hiệu Quốc Gia đại diện cho ngành
pin và ắc quy”.

Ngành nghề kinh doanh
-

Những hoạt động chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty như sau: Sản xuất Pin, Ắc
quy: Cung cấp đa dạng các chủng loại pin và ắc quy cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Bao
gồm các loại Pin Carbon kẽm thông dụng và các loại ắc quy cho nhiều mục đích sử dụng
như: Ắc quy khởi động dùng cho xe ô tô, xe máy, tàu thuyền; Ắc quy dân dụng dùng thắp
sáng, xe điện và Ắc quy công nghiệp các loại, v.v…


-

Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm Pin, Ắc quy và vật tư, thiết bị cho sản xuất kinh
doanh pin, ắc quy.

Địa bàn kinh doanh
TRONG NƯỚC:
- Cơng ty có 01 văn phịng chính tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh; 03 xí nghiệp sản xuất ắc quy và
01 xí nghiệp sản xuất pin đặt tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai;
-

02 chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng; 06 cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng được thành lập
tại TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng để vận hành hệ thống phân phối trên cả nước. Địa bàn kinh
doanh phủ khắp toàn quốc.

-

Các xí nghiệp sản xuất:
+ 01 Xí nghiệp sản xuất Pin tại Tp HCM.
+ 01 Xí nghiệp sản xuất Ắc quy tại Tp HCM.
+ 02 Xí nghiệp sản xuất Ắc quy tại Đồng Nai

-

Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm:
+ 03 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Quận 1 và 6 – Tp HCM.
+ 01 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Đồng Nai.
+ 01 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Đà Nẵng.
+ 01 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Hà Nội.

5


Hệ thống phân phối
- Nhà phân phối và đại lý Cơng ty có hệ thống phân phối/ đại lý bao phủ khắp các tỉnh thành
trên toàn quốc và đội ngũ nhân viên thường xuyên bám sát thị trường, hỗ trợ nhà phân phối
kinh doanh, triển khai các chương trình thúc đẩy tiêu thụ và hỗ trợ việc bảo hành sản phẩm.
Hệ thống phân phối chuyên nghiệp hoạt động hiệu quả đã giúp công ty cạnh tranh thắng Iợi
trên thị trường và phục vụ tốt cho khách hàng. Chính điều này đã tạo nên khác biệt giữa chất
lượng phục vụ của PINACO so với các công ty cùng ngành khác trên thị trường.
-

Siêu thị và các cửa hàng Sản phẩm của Pinaco có mặt ở các siêu thị và cửa hàng lớn nhỏ trên
tồn quốc.

XUẤT KHẨU:
- Xuất khẩu đóng góp khoảng 18% vào tổng doanh thu của Cơng ty. Tính đến cuối năm 2017,
Công ty xuất khẩu đi hơn 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơng ty duy trì xuất khẩu đi các thị
trường truyền thống tại khu vực Trung Đông, các nước Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ La
Tinh, v.v… cụ thể như Cambodia, Hong Kong, Myanma, Nigeria, Algeria, China, Thailand,
Sri Lanka, Lebanon, Jordan, Sudan, Syria, v.v… đồng thời có thêm 03 thị trường mới là
Afghanistan, Yemen và Indonesia
Hệ thống quản lý chất lượng
-

Với tơn chỉ “Uy tín và Chất lượng” PINACO luôn tập trung nguồn lực để xây dựng và củng
cố Hệ thống Quản lý Chất lượng toàn diện. Hệ thống chất lượng của PINACO đã đạt được
chứng nhận ISO 9001, ISO/TS 16949 (hệ thống quản lý chất lượng dành cho các nhà cung
cấp sản phẩm phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô), ISO/IEC 17025 (hệ thống quản lý phịng
thí nghiệm), ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường) để sản xuất ngày càng hiệu quả và

thân thiện với môi trường.

-

Năm 2014 PINACO đã được Ford cấp chứng chỉ Q1- giải thưởng cho nhà cung cấp tốt nhất.
Đó là sự cơng nhận có giá trị tồn cầu thể hiện nhà cung cấp đạt mức cao về chất lượng, năng
lực sản xuất - quản lý và sự thỏa mãn khách hàng.

-

Bên cạnh hệ thống chất lượng được quản lý theo hướng toàn diện (TQM), PINACO cũng rất
quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu. Cùng với nguồn nguyên vật liệu chủ yếu được mua
từ các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới, qui trình kiểm định nghiêm ngặt và tay nghề kinh

6


nghiệm của hơn 1.300 kỹ sư – công nhân lành nghề là các yếu tố giúp PINACO luôn bảo
đảm chất lượng cho sản phẩm của mình.

Hệ thống phân phối và chính sách hậu mãi
-

Một thế mạnh khác của PINACO là hệ thống phân phối trên toàn quốc gồm hơn 200 Nhà
phân phối, Đại lý và các trung tâm chăm sóc khách hàng, điểm bảo hành trên toàn quốc, tạo
điều kiện để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm của PINACO và nhận được
sự chăm sóc, bảo hành hậu mãi chu đáo ở mọi nơi theo chính sách “Bảo hành toàn quốc” của
PINACO

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty


Chức năng của công ty:
+ Công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO) là một doanh nghiệp chịu sự quản lí của
Tổng cơng ty hóa chất Việt Nam, PAC chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh các mặt hàng Pin,
Ắc Quy Bao gồm các loại Pin Carbon kẽm thông dụng và các loại ắc quy cho nhiều mục đích sử
dụng như: Ắc quy khởi động dùng cho xe ô tô, xe máy, tàu thuyền; Ắc quy dân dụng dùng thắp
sáng, xe điện và Ắc quy công nghiệp các loại, v.v…
+ Các sản phẩm do công ty sản xuất phục vụ nhu cầu nội địa, thay thế hàng ngoại nhập và một
phần dnah cho xuất khẩu ra nước ngồi.
+ Ngồi ra, cơng ty cịn kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm Pin, Ắc quy và vật tư, thiết bị
cho sản xuất kinh doanh pin, ắc quy.
Nhiệm vụ của cơng ty:
+ Thực hiện q trình kinh doanh nhằm sử dụng hợp lí lao động, tài sản, vật tư, đảm bảo tính
hiệu quả trong kinh doanh
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tạo công ăn việc làm,
đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, an toàn vệ sinh cho người lao động.
+ Bảo vệ và phát triển tài sản cho cơng ty, góp phần thúc đẩy kinh tế ngành, kinh tế địa phương.

7


+ Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm
và bảo vệ mơi trường.
+ Quản lí, chỉ đạo cơng ty theo chế độ hiện hành, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách và
pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Cơng ty.

1.3 Quy trình cơng nghệ của công ty

Sản phẩm ắc quy
-


Các chủng loại ắc quy mang nhãn hiệu PINACO, Đồng Nai, JP, PAC ... của PINACO được
sản xuất theo công nghệ Châu Âu trên dây chuyền hiện đại của các công ty hàng đầu thế giới
về máy móc thiết bị ắc quy như: Máy trộn cao chì chân khơng Eirich của Đức; Hệ thống đúc
sườn – trát cao liên tục Wirzt của Mỹ; Máy đúc chùm cực và dây chuyền lắp ráp Hongick và
Moojin của Hàn Quốc, Leko và Wirtz của Mỹ; Dây chuyền hoàn tất ắc quy miễn bảo dưỡng
(CMF) CMW của Đức; Dây chuyền lắp ráp Hitec của Đài Loan; Hệ thống nạp ắc quy miễn
bảo dưỡng (CMF) Digatron của Đức, ... Nhờ vậy ắc quy của PINACO luôn bảo đảm những
ưu thế vượt trội: dung lượng lớn, tuổi thọ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (DIN 43539
của Đức và JIS D5301 – D5302 của Nhật Bản).

-

Ắc quy của PINACO đa dạng về chủng loại: ắc quy ít bảo dưỡng (MF), ắc quy miễn bảo
dưỡng (CMF), ắc quy kín khí (VRLA), ắc quy cơng nghiệp, ... và đầy đủ kích cỡ cho các
mục đích khởi động xe hơi, xe tải, xe gắn máy; xe ô tô điện, xe đạp điện; thắp sáng – dân
dụng; Bộ lưu điện (UPS); trạm viễn thông; vợt muỗi – đèn pin sạc; …

-

PINACO tự hào là nhà cung cấp ắc quy cho các công ty lắp ráp ô tô và xe máy như: Ford
Việt Nam, Việt Nam Suzuki, Mercedes-Benz Việt Nam, Thaco Trường Hải, Yamaha Việt
Nam, Piaggio Việt Nam, KIA Motors, Hyundai Vinamotor, Vina Mazda, Honda Việt Nam,
Mekong Auto, Samco, VEAM,… Sản phẩm ắc quy của PINACO hiện chiếm trên 40% thị
phần trong nước, 18% sản lượng được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Đông, Algeria,
Lebanon, Nigeria, Yemen, Malaysia, Brunei, Cambodia, Myanmar, …

Sản phẩm Pin :

8



-

Các nhãn hiệu pin Con Ó, Eagle của PINACO đã được người tiêu dùng tin tưởng từ nhiều
năm qua. Với đủ loại kích cỡ: pin đại (D size, UM1, R20), pin tiểu (AA, UM3, R6) và pin
đũa (AAA, UM4, R03) pin Con Ĩ được sản xuất theo cơng nghệ pin giấy tẩm hồ trên các dây
chuyền thiết bị nhập từ Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc đảm bảo dung lượng cao, an toàn cho
thiết bị sử dụng và giá cả hợp lý.

-

Pin Con Ó chiếm trên 50% thị phần pin trong nước, riêng ở Miền Nam pin Con Ó chiếm trên
80% thị phần. Pin Con Ĩ hiện được nhiều cơng ty lắp ráp điện tử tại Việt Nam sử dụng kèm
theo sản phẩm của họ như: Belco, Daewoo-Hanel, Chau-Electronic, Viettronics Tân Bình
(VTB), Tiến Đạt, Maseco, ... Pin Con Ĩ cũng đã được xuất khẩu sang Úc, Ấn Độ, Ai Cập,
các nước Đông Nam Á, ...

Sản phẩm tiêu biểu :
-

Sản phẩm của PINACO đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu với công nghệ được chuyển giao
từ Châu Âu, Nhật Bản, sản xuất trên các máy móc, thiết bị tiên tiến của Áo, Mỹ, Đức, Anh,
Ý, v.v… và hệ thống quản trị tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều khách hàng
và các hãng lắp ráp ô tô, xe máy hàng đầu thế giới tại Việt Nam như Ford Vietnam, thaco,
Vietnam Suzuki, Honda Piaggio, Yamaha, Mercedes – Benz Vietnam, Hyunhdai Thành
Cơng, v.v…

-


Ngành Pin: có các sản phẩm mang nhãn hiệu như Con Ĩ, Eagle với các kích cỡ sau: Pin tiểu:
AA, UM3, R6P, LR6 Pin đũa: AAA, UM4, R03, LR03 Pin đại: D size, UM1, R20

-

Ngành ắc quy: có các sản phẩm mang nhãn hiệu như Pinaco, Đồng Nai, JP, PAC, Sakura,
v.v… sử dụng cho các ứng dụng sau: Cho xe ô tô, xe tải và tàu thuyền: Cho xe gắn máy: Cho
thắp sáng, UPS, vợt muỗi, đèn pin sạc, xe đạp điện, v.v… Cho xe điện, xe golf, lưu điện cho
hệ thống Pin mặt trời, viễn thông, v.v…

1.4 Bộ máy cơ cấu quản lý và tổ chức của công ty

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

9


-

Ban giám đốc: Ban giám đốc là người có quyền hành cao nhất, quản lý điều hành toàn bộ
hoạt động của nhà máy, tổ chứ thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh, đầu tư, ký kết hơp
đồng kinh doanh và chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty cũng như trước pháp luật.

-

Phó giám đốc kiêm trưởng phịng kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý và điều hành chung các
phòng ban.

-


Các phòng ban
+ Phòng kỹ thuật: là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động của nhà máy, chịu trách
nhiệm về khâu kỹ thuật gồm:
● Phòng cơ điện ( gồm tổ cơ khí và tổ điện): chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị,thiết

kế, bảo trì thiết bị, theo dõi hệ thống điện nước, kịp thời sửa chữa các sự cố nhằm
đảm bảo cho nhà máy sản xuất liên tục.
● Phịng cơng nghệ KCS: Kiểm tra ngun liệu đầu vào và đầu ra, giám sát dây chuyền

sản xuất, đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm ở từng khâu, nghiên cứu ứng dụng
công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, giảm chi phí sản xuất đồng thời
nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Phòng nghiệp vụ gồm có:
● Phịng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại

của nhà máy như:
● Cơng tác văn thư, lưu trữ, quản lí cơng văn đến và đi, quản lí con dấu.
● Quản lí văn phịng phẩm, các thiết bị văn phịng, tài sản công ty.
● Giải quyết các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, lương thưởng.
● Tìm hiểu, tiếp xúc, quản lí thông tin về khách hàng, các phản hồi của khách hàng với

xí nghiệp.
● Phịng vật tư: chịu trách nhiệm đặt hàng, mua nguyên liệu, thực hiện các giao dịch

xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm.
● Phòng kế toán: thực hiện các hoạt động kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, kế toán

thanh toán, kế toán vật tư, kế tốn cơng nợ, thu, chi…
● Phịng nhân sự, tiền lương: Thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, chịu trách


nhiệm về tài chính của cơng ty, thanh tốn vật tư, lương thưởng, trực tiếp phân cơng,
tuyển dụng lao động, xây dựng các chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực.

10


+ Xưởng sản xuất là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo chỉ tiêu đề ra, là bộ phận
quan trọng của xí nghiệp gồm:
● Xưởng tạo cực dương
● Xưởng cắt lon
● Xưởng pha trộn dịch điện giải
● Xưởng trộn bột cực dương
● Phân xưởng sản xuất R6 sắt tây và R03
● Phân xưởng sản xuất R6 thông thường

1.4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

11


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN PIN ẮC
QUY MIỀN NAM
2.1 Phân tích bảng cân đối kế tốn của cơng ty
2.1.1 Phân tích khái qt tình hình tài sản của cơng ty

Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)


12


Năm 2017: trong năm 2017 tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp là: 59% tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn là 41% trong tổng tài sản . Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phù hợp với đặc thù ngành.
Năm 2018: Do các chỉ tiêu TSNH đồng loạt tăng vọt so với năm trước dẫn đến tỷ trọng của
TSNH tăng lên , chiếm 69% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời làm TSDH giảm
xuống chỉ chiếm 31%, điều này chủ yếu là do các khoản phải thu, đầu tư tài chính dài hạn giảm
xuống.
Năm 2019: Tỷ trọng của TSNH tiếp tục tăng lên chiếm 71% trong tổng tài sản của doanh
nghiệp , còn tỷ trọng TSDH giảm xuống chỉ chiếm 29% . Có điều này là do hàng tồn kho, tiền và
các khoản tương đương tiền năm 2019 tăng một cách đột biến và tài sản dở dang dài hạn của
doanh nghiệp năm 2019 giảm một cách đáng kể.
2.1.2 Phân tích khái qt tình hình ng̀n vốn của cơng ty

Bảng 2.2 Tình hình biến động nguồn vốn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)

13


Năm 2017: trong năm 2017 tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp là 62% nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu là 38% trong tổng nguồn vốn .
Năm 2018: Tỷ trọng của nợ phải trả tăng lên chiếm 74% trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp. Còn vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ chiếm 26%. Nguyên nhân là do tổng nợ phải trả
tăng đột biến đẩy tỷ trọng lên cao và do tổng vốn chủ sở hữu giảm kéo tỷ trọng xuống .
Năm 2019: : Tỷ trọng của nợ phải trả chiếm 73% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cịn
vốn chủ sở hữu chiếm 27%, tình hình nguồn vốn của cơng ty khá ổn định.


2.1.3 Phân tích tính cân bằng tài chính của cơng ty

Bảng 2.3 tổng hợp cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
-

Năm 2017 và năm 2018 NVLĐTX của công ty đều âm chứng tỏ tài sản cố định lớn hơn
nguồn vốn dài hạn nên công ty phải dùng tài sản ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định.

-

Năm 2019 NVLĐTX của công ty tăng vọt lên đạt 35,790,874,777VNĐ nhưng chỉ chiếm
ty trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm 1.97% tuy nhiên điều đó chứng tỏ cán cân
thanh tốn cuẩ cơng ty đã trở nên cân đối.
14


-

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình
thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ bảng tổng hợp cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của công ty cho ta thấy
nguồn vốn lưu động của công ty các năm 2017,2018 đều âm nhưng lại tăng vọt tại năm
2019, điều đó là do phần tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đã tăng đáng kể từ năm 2017
đến năm 2018 nhưng phần nợ ngắn hạn của công ty vẫn là một con số lớn ,nhưng đến năm
2019 tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên 1 lượng lớn khiến sự chệnh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn thay đổi tạo ra nguồn vốn lưu động cho cơng ty vì thế cân thanh

tốn của công ty đã dần ổn định trở lại, tuy nhiên cơng khoản nợ ngắn hạn cịn rất lớn
cơng ty cần phải giải quyết và tiếp tục giữ vững và làm tăng tài sản ngắn hạn và cần cấp
thiết kêu gọi vốn chủ sở hữu để bù đắp cho tài sản ngắn hạn khi phải tài trợ cho TSCĐ.

Biểu đồ tổng hợp cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty năm 2017

Năm 2017:
-

Cơ cấu tài sản của công ty bao gồm TSNH là 1,055,593,862,897 VNĐ chiếm tỷ trọng 59%
trong khi đó TSDH là 725,058,300,927 VNĐ chiếm 41%

-

Cơ cấu nguồn vốn bao gồm nợ phải trả là 1,110,393,556,499 VNĐ chiếm tỷ trọng 62.4%
trên tổng nguồn vốn; trong đó nợ ngắn hạn chiếm 62.3%, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 0.1%;
còn vốn chủ sở hữu là 670,258,607,325 VNĐ chiếm 37.6%

-

Từ biểu đồ cho ta thấy nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho phần TSCĐ của công ty
bởi vì năm 2017 nguồn vốn chủ sở hữu và phần nợ dài hạn chiếm tỉ lệ thấp vì thế cơng ty
bắt buộc phải dùng vay nợ ngắn hạn để có thể tài trợ cho phần nguồn vốn dài hạn . Vì thế
hệ số tài trợ thường xun của cơng ty và hệ số tự tài trợ của công ty rơi xuống rất thấp chỉ
đạt 0.93 và 0.38 chứng tỏ cán cân thanh tốn của cơng ty mất cân địn bẩy kinh tế rất thấp
tài sản lưu động khơng có để có thể trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, khi cấp thiết
công ty phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong
năm tiếp theo công ty cần gấp thiết giải quyết phần lớn nợ ngắn hạn, đồng thời kêu gọi
15



them vốn chủ sở hữu để có thể tài trợ đủ cho phần TSCĐ tránh trường hợp phải đi vay nợ
ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ gây mất cân bằng cán cân thanh tốn và dễ khiến cơng ty bị
thua lỗ và có khả năng bị phá sản.

Biểu đồ tổng hợp cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty năm 2018

Năm 2018:
-

Về quy mô tài sản của công ty đã tăng lên rất nhiều so với năm 2017 trong đó tài sản ngắn
hạn đã tăng một lượng đáng kể trong năm 2018 tăng một lượng là 503,494,522,206 VNĐ
tương đương với mức tăng là 48% nhưng do TSDH năm nay đã giảm xuống
11,335,377,604 VNĐ so với năm trước nên quy mô tài sản chỉ tăng lên với tỉ lệ là 28%.

-

Quy mô nguồn vốn năm 2018 đã tăng so với năm trước, tăng một lượng là
492,159,144,602 VNĐ tương đương với mức tăng là 28% bao gồm nợ phải trả đã tăng
51% so với năm trước, trong đó nợ ngắn hạn năm nay đã tăng lên với tỷ lệ là 46% nợ dài
hạn tăng với lượng không nhỏ là 47,646,063,169 VNĐ mặc dù vốn chủ sở hữu năm nay đã
giảm 11% nhưng con số đó là nhỏ so với tổng lượng tăng của nợ phải trả nên quy mô
nguồn vốn năm nay vẫn gia tăng đáng kể so với năm trước.

-

Năm nay quy mô của tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên đáng kể dẫn đến tỷ trọng
tăng lên chiếm 69% trên tổng tài sản còn tài sản dài hạn chiếm 31%; bên cạnh đó nợ ngắn
hạn lại tăng lên đáng kể với lượng tăng lên là 46% đã nâng tỷ trọng của nợ ngắn hạn lên
71.4% mặc dù nợ dài hạn đã tăng lên những cũng chỉ chiếm tỷ trọng thấp chỉ 2.2% trên

tổng nguồn vốn thêm vào đó vốn chủ sở hữu năm nay lại giảm đi đẩy tỷ trọng của nợ phải
trả lên cao.
16


-

Chính điều đó đã làm cho hệ số tài trợ thường xuyên và tự tài trợ năm nay lại tiếp tục
giảm xuống thấp so với năm trước là 0.91 và 0.26 con số đó chứng tỏ cán cân thanh tốn
của cơng ty đang trong tình trạng bất ổn khơng có khả năng thanh tốn được các khoản nợ.
Bên cạnh đó việc vốn chủ sở hữu giảm sụt so với năm ngoái và mặc dù tài sản ngắn hạn
đã tăng nhưng con số đó vẫn chua đủ để chi trả cho nợ ngắn hạn khiến công ty lại thậm
hụt vốn lưu động thường xuyên dẫn đến việc TSCĐ tiếp tục không được tài trợ bởi nguồn
vốn dài hạn khiến công ty buộc phải dùng nợ ngăn hạn để tài trợ. Điều đó rất đáng e ngại
khiến cơng ty đang rơi vào tình thế kinh tế khó khăn.

-

Giải pháp cấp thiết nhất hiên nay là cơng ty cần nhanh chóng giải quyết ngay phần nợ
ngắn hạn thêm vào đó phải nâng cao vốn chủ sở hữu bang cách kêu gọi đầu tư đồng thời
phải tìm ra phương hướng mới để có thể nâng cao tài sản ngắn hạn để giải quyết các vấn
đề về nợ ngắn hạn và bổ sung vốn lưu động để tài trợ cho việc mua săm TSCĐ .

Biểu đồ tổng hợp cơ cấu tài sản - nguồn vốn của công ty năm 2019

Năm 2019:
-

Quy mô tài sản của công ty năm nay tiếp tục tăng so với năm trước, tăng khoảng 9%,
trong đó tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng một lượng không nhỏ là 212,382,091,611

VNĐ về tỷ lệ đã tăng 14% so với năm ngoái cịn tài sản dài hạn của cơng ty đã giảm một
lượng nhỏ là 2,449,002,294 VNĐ nên cơ cấu tỷ trọng tài sản đã thay đổi TSNH chiếm
71% còn TSDH chiếm 29% trên tổng tài sản của công ty.

-

Về nguồn vốn năm nay đã cũng tiếp tục tăng so với năm trước với mức tăng là 9%, nợ
phải trả đã tăng một con số đáng kể trong năm nay là 209,933,089,317 VNĐ về tỷ lệ đã
tăng 8% trong đó nợ ngắn hạn đã 7%, nợ dài hạn đã tăng 59%; còn về vốn chủ sở hữu thì

17


năm nay đã tăng một con số không nhỏ là 68,676,572,261 VNĐ tương đương với mức
tăng là 11%.
-

Trong năm công ty đã tập trung tìm ra được giải pháp giúp tăng một lượng lớn tài sản
ngắn hạn đủ để giải quyết được phần lớn nợ ngắn hạn đồng thời công ty đã đi vay dài hạn
nhiều hơn để có thể cung cấp và tài trợ cho TSCĐ ngoài ra phần vốn chủ sở hữu năm nay
cũng đã tăng đáng kể so với năm ngối nên vấnđề cấp thiết của cơng ty là khơng có đủ
vốn dài hạn đã được giải quyết. Mặc dù năm nay công ty vẫn tiếp tục đi vay ngắn hạn
nhưng do đòn bẩy kinh tế đã có nên cơng ty phần nào đã có được khả năng thanh toán nên
chỉ số tài trợ thường xuyên của công ty đã được tăng lên đáng kể là 1.05 và do tài sản của
công ty đã tăng vọt lên qua các năm dẫn đến hệ số tự tài trợ của công ty hiện đang khá
thấp nhưng đồng nghĩa với việc địn bẩy kinh tế rất cao vì thế cơng ty cần lợi dụng địn
bẩy kinh tế để có thể nâng cao cán cân thanh tốn của cơng ty đồng thời vẫn nên tiếp tục
kêu gọi vốn đầu tư và cần giữ ổn định các hệ số tài trợ.

2.1.4 Thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty

2.1.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn
Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: trong năm 2017 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là: tiền và các khoản tương đương tiền của
doanh nghiệp chiếm 3%. Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 23%. Các khoản phải thu ngắn hạn
chiếm 9%. Hàng tồn kho chiếm 59%. Tài sản ngắn hạn khác chiếm 5%.

18


Năm 2018: Trong năm 2018 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhẹ lên 7%. Tỷ
trọng đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh gần gấp đơi năm 2017 chiếm 41% Tỷ trọng các khoản
phải thu ngắn hạn giảm xuống còn 8%. Hàng tồn kho giảm xuống chiếm 42%. Tài sản ngắn hạn
khác giảm nhẹ so với năm ngối chiếm 3%. Có được điều này là do tiền và các khoản tương
đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng vọt đẩy tỷ trọng lên cao, các chỉ tiêu khác đều tăng
nhưng con số đó vẫn chưa đáng kể.
Năm 2019: trong năm 2019 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên chiếm 11%.
Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm xuống cịn 37%.Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn
kho tăng, tài sản ngắn hạn khác không thay đổi so với năm trước. Cơ cấu tỷ trọng TSNH không
thay đổi nhiều so với năm trước là do các chỉ tiêu tăng một lượng khá đồng đều khiến cho tỷ
trọng không thay đổi.

Bảng 2.4.1 Cơ cấu khoản tiền và tương đương tiền
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Tỷ trọng tiền mặt chiếm 2.77%, khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm tỷ
trọng lớn 97.23%, các khoản tương đương tiền chiếm 0%.

Năm 2018: Do tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn năm 2018 tăng vọt so với năm trước đẩy tỷ
trọng tiền gửi ngân hàng tăng lên đáng kể chiếm 99% kéo tỷ trọng tiền mặt giảm xuống cịn 1%.
Năm 2018/2017: Quy mơ tiền mặt tăng gần gấp 3 từ 36,864,427,848VNĐ (ở năm 2017) lên
106,964,601,326 VNĐ (ở năm 2018). Khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn năm 2018 tăng
vọt một lượng là 70,038,146,257VNĐ (195%) so với năm 2017 đẩy tỷ trọng khoản tiền gửi ngân
hàng không kỳ hạn lên 99%. Mặc dù tiền mặt năm 2018 có tăng so với năm trước nhưng tăng
không đáng kể (4%) nên tỷ trọng chỉ chiếm 1%.
Năm 2019: Tỷ trọng tiền mặt của công ty giảm chỉ chiếm 0.72%, tiền gửi ngân hàng không kỳ
hạn chiếm 75.02%, các khoản tương đương tiền tăng lên chiếm 24.26%. Điều này là do khoản
tương đương tiền năm 2019 tăng lên đột ngột kéo giãn cơ cấu tỷ trọng.

19


Năm 2019/2018: Quy mô tiền và tương đương tiền của công ty tiếp tục tăng (74%) so với năm
trước. Các chỉ số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn đều tăng một lượng đáng kể lần lượt
là 26% và 32%, nhưng do các khoản tương đương tiền tăng vọt từ 0VNĐ lên
45,234,107,154VNĐ dẫn đến cơ cấu tỷ trọng được kéo giãn.

Bảng 2.4.2 Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Tỷ trọng cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn là : phải thu ngắn hạn của khách hàng
chiếm 64.41%, trả trước cho người bán ngắn hạn chiếm 13.46%, phải thu khác chiếm 24.02%;tài
sản thiếu chờ xử lý chiếm 0.08%.
Năm 2018: Tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm xuống chiếm 53.95%, trả
trước cho người bán ngắn hạn vẫn ổn định tỷ trọng chiếm 13.69%, tỷ trọng phải thu khác tăng
lên chiếm 32.34%, tỷ trọng tài sản thiếu chờ xử lý chiếm 0.022%. Sự thay đổi tỷ trọng này là do
các khoản phải thu khác tăng vọt, mặc dù các chỉ tiêu khác có tăng nhưng vẫn khơng đáng kể.

Năm 2018/2017: Quy mô các khoản phải thu ngắn hạn năm 2018 đã tăng 24% so với năm trước,
chủ yếu là do các chỉ tiêu phải thu ngắn hạn đồng loạt tăng : Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng
4% trả trước cho người bán tăng 3,426,255,585VNĐ (27%) so với năm trước; các khoản phải thu
khác tăng mạnh từ 23,012,024,362VNĐ lên 38,566,012,983VNĐ tương đương với mức tăng
68%. Mặc dù tài sản thiếu chờ xử lý giảm 67% so với năm trước nhưng con số đấy vẫn không
đáng kể so với các chỉ tiêu khác.
Năm 2019: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng nhẹ chiếm 58.25%; trả
trước cho người bán ngắn hạn tăng lên chiếm 19.17%; phải thu khác chiếm 22.96%; tài sản thiếu
chờ xử lý chiếm 0.014%.

20


Năm 2019/2018: Quy mô các khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 tiếp tục tăng mạnh so với năm
2018 (tăng 20%), nguyên nhân là do các chỉ số phải thu ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh: phải thu
ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh từ 64,325,554,444VNĐ lên 83,230,245,964VNĐ; trả trước
cho người bán tăng mạnh với con số là 65%. Ngoài ra khoản phải thu khác và tài sản thiếu chờ
xử lý đã giảm một lượng lần lượt là 5,760,007,408VNĐ(15%) và 20% nhưng không ảnh hưởng
đến quy mô tăng của khoản phải thu ngắn hạn.

Bảng 2.4.3 Cơ cấu hàng tồn kho
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là: Hàng mua đang đi đường chiếm 11.1%;
nguyên, vật liệu chiếm 41.25%; công cụ, dụng cụ chiếm 1.24%; chi phí SX,KD dở dang chiếm
24.21%; thành phẩm chiếm 26.31%; hàng hóa chiếm 0.05%.
Năm 2018: Các chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2018 đồng loạt giảm dẫn đến cơ cấu tỷ trọng thay đổi
cụ thể: Tỷ trọng hàng mua đang đi đường chiếm 4.06%; Nguyên, vật liệu chiếm 38.47%; Cơng
cụ, dụng cụ chiếm 1.11%; Chi phí SX,KD dở dang chiếm 21.65%; Hàng hóa chiếm 0.03% riêng

thành phẩm gia tăng lên chiếm 38.56%;.
Năm 2018/2017: Các chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2018 nhìn chung tăng nhẹ, tăng 4% so với năm
trước mặc dù các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm cụ thể là hàng mua đang đi đường giảm mạnh từ
69,675,736,708VNĐ xuống 26,294,030,811VNĐ tương đương với giảm 68% so với năm 2017;
Nguyên, vật liệu cũng giảm 3% so với năm trước; cơng cụ, dụng cụ giảm 7%; Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang giảm một lương là 11,170,589,733VNĐ so với năm trước; hàng hóa giảm
21


44%, nhưng thành phẩm trong năm đã tăng đột biến từ 165,162,124,324VNĐ lên
250,809,773,989VNĐ đã kéo quy mô hàng tồn kho tăng lên.
Năm 2019: Tỷ trọng hàng mua đang đi tăng mạnh chiếm 21.96%; Nguyên, vật liệu chiếm
32.92%; Công cụ, dụng cụ chiếm 1.6%; Chi phí SX,KD dở dang giảm xuống chiếm 21.74%;
Thành phẩm chiếm 23.83%; Hàng hóa tăng khơng đáng kể chiếm 0.07%
Năm 2019/2018: Quy mô hàng tồn kho năm 2019 tăng 13% so với năm 2018. Nguyên nhân là
do hàng mua đang đi đường tăng mạnh một lượng là 135,448,127,355VND tăng hơn 6 lần so với
năm ngối; Cơng cụ, dụng cụ tăng mạnh là 4,559,909,249VNĐ; Chi phí SX,KD dở dang tăng
nhẹ 14%; hàng hóa cũng tăng mạnh gấp gần 3 lần. Mặc dù nguyên, vật liệu và thành phẩm năm
nay có giảm nhưng là con số nhỏ khơng đáng kể.

Bảng 2.4.4 Cơ cấu Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2018/2017: Trong năm 2018 công ty đã mạnh tay đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dẫn
đến con số này tăng mạnh từ 247,577,649,116VNĐ lên 632,499,353,879VNĐ tương đương với
mức tăng là 155%.
Năm 2019/2018: So với năm 2018 quy mơ đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhẹ một mức là
24,230,386,625VNĐ (4%) so với năm trước.


2.1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản dài hạn

Bảng 2.5 Cơ cấu tài sản dài hạn
Đơn vị tính: vnđ
22


(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Trong năm 2017 tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty lần lượt là : các khoản phải thu
dài hạn chiếm 1%; Tài sản cố định chiếm 58%; Tài sản dở dang dài hạn chiếm 2%; Đầu tư tài
chính dài hạn chiếm 33%; Tài sản dài hạn khác chiếm 7%.
Năm 2018: Cơ cấu tỷ trọng năm 2018 có sự thay đổi rõ rệt so với năm trước cụ thể là: Tài sản cố
định và tài sản dở dang dài hạn khác tăng vọt lần lượt chiếm 76.6%;11.4%; do chỉ tiêu đầu tư tài
chính dài hạn năm nay giảm đáng kể chỉ chiếm 4.6% so với năm trước là 33% dẫn đến sự chênh
lệch về tỷ trọng năm nay.
Năm 2019: Tỷ trọng năm 2019 đều có xu hướng tăng so với năm ngoái; các khoản phải thu dài
hạn chiếm 1%; Tài sản cố định tăng lên chiếm 80%; Đầu tư tài chính dài hạn chiếm 5%; Tài sản
dài hạn khác chiếm 8% ; riêng có chỉ tiêu tài sản dở dang dài hạn giảm xuống chỉ còn chiếm 6%.

Bảng 2.5.1 Cơ cấu các khoản phải thu dài hạn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2018/2017: Số tiền ký cược, ký quỹ năm 2018 tăng lên 192,500,000 VNĐ (tăng 7%) so với
năm trước.

23


Năm 2019/2018: Số tiền ký cược, kỹ quỹ năm 2019 lại giảm đi so với năm trước một lượng là

300,000,000VNĐ tương đương với mức giảm là 10%.

Bảng 2.5.2 Cơ cấu tài sản cố định
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình chiếm 83%; tài sản cố định vơ hình chiếm 17%.
Năm 2018: Do tài sản cố định vơ hình tăng vọt làm tăng tỷ trọng tài sản cố định vơ hình lên
chiếm 42%; tỷ trọng tài sản cố định hữu hình giảm xuống chiếm 58%.
Năm 2018/2017: Cơ cấu tài sản cố định năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017 giảm 30%;
nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định vơ hình tăng vọt từ 69,069,094,756VNĐ lên
228,970,417,800VNĐ tương đương với mức tăng 232%; ngược lại TS cố định hữu hình có xu
hướng giảm xuống (10%) so với năm 2017.
Năm 2019: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình có sự thay đổi nhẹ so với
năm 2018; Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình tăng chiếm 61%; tài sản cố định vơ hình giảm
xuống chiếm 39%.
Năm 2019/2018: Cơ cấu tài sản cố định của công ty năm 2019 tăng lên một lượng nhỏ là
29,701,919,503VNĐ tương đương với mức tăng là 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu tài
sản cố định hữu hình tăng nhẹ khoảng 12%; và TSCĐ vơ hình trong năm 2019 giảm một lượng
không đáng kể.
Bảng 2.5.3 Cơ cấu tài sản dở dang dài hạn
Đơn vị tính: vnđ
24


(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
Năm 2017: Cơ cấu tỷ trọng chỉ tiêu máy móc thiết bị chiếm 70.99%; xây dựng cơ bản chiếm
20.01%.
Năm 2018: Tỷ trọng của máy móc thiết bị vẫn chiếm phần lớn 86.07% và tỷ trọng xây dựng cơ
bản chiếm 13.93%; có được điều này là do các chỉ tiêu đã tăng vọt trong năm 2018 nhưng máy

móc vẫn chiếm phần lớn tỷ trọng.
Năm 2018/2017: Cơ cấu tài sản dở dang dài hạn tăng đột biến từ 14,861,518,602VNĐ tăng lên
80,467,247,065VNĐ tương đương với mức tăng là 441% đó là do trong năm các chỉ tiêu máy
móc thiết bị và xây dựng cơ bản đều tăng vọt với mức lần lượt là 556% và 160%.
Năm 2019: Tỷ trọng của máy móc thiết bị vẫn ở ngưỡng cao đạt 90.57% và tỷ trọng xây dựng cơ
bản chỉ chiếm 9.43%. Nguyên nhân là do các chỉ tiêu đều giảm đột ngột nhưng xây dựng cơ bản
có phần giảm sâu hơn máy móc thiết bị nên tỷ trọng giảm xuống thấp.
Năm 2019/2018: So với năm 2018 thì cơ cấu tài sản dở dang dài hạn đã giảm một mức đáng kể
là 43%; nguyên nhân chủ yếu là do cả hai chỉ tiêu máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản giảm
xuống với mức giảm là 40% và 62%.
Bảng 2.5.4 Cơ cấu đầu tư tài chính dài hạn
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
- Trong 3 năm từ 2017-2019, công ty luôn giữ số tiền đầu tư cào công ty liên doanh,liên kết ở
mức cố định là 32,500,000,000VNĐ.
Bảng 2.5.5 Cơ cấu tài sản dài hạn khác
Đơn vị tính: vnđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP pin ắc quy miền nam)
25


×