Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tiểu luận: " Đập vật liệu địa phương" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.13 KB, 2 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đập vật liệu địa phương được hiểu một cách đơn giản là đập được xây dựng từ
các vật liệu lấy ngay tại địa phương có công trình xây dựng, không phải vận
chuyển xa, không qua công nghệ chế biến phức tạp. Vì vậy đập vật liệu địa phương
còn được gọi là đập vật liệu tại chỗ (các tên gọi này được sử dụng khá phổ biến
trong các tài liệu chuyên môn của Liên Xô cũ và của CHLB Nga ngày nay).
Tuy nhiên về mặt cơ học đất, đá đập vật liệu địa phương được hiểu là đập đuợc
xây dựng trực tiếp từ các sản phẩm phong hoá (các loại đất, cát, sỏi) và chưa phong
hoá (đá đổ, đá dăm) của vỏ trái đất. Về nguyên tắc bất cứ loại vật liệu gì là sản
phẩm phong hoá của vỏ trái đất đều có thể dùng để xây dựng đập. Tuy nhiên trong
thực tế xây dựng phổ biến hơn cả vẫn là đập đất – đá. Ngay cả khi xây dựng đập
đất đồng chất thì bắt buộc vẫn phải có thiết bị tiêu nước (hoặc lăng trụ hoặc lát
mái) bằng đá đổ, đá dăm và cát. như vậy xét về tổng thể nó không còn là đồng chất
nữa làđập đất – đá. Như vậy để cho đơn gián trong cách gọi, trong báo cáo này ta
quy ước: Đập vật liệu địa phương, đập vật liệu tại chỗ, đập đá đổ lõi giữa, đập đá
đổ tường nghiêng, đập đất đá hỗn hợp (không chọn lọc), đập đất đồng chất v.v...
đều gọi chung là ĐẬP ĐẤT – ĐÁ.
Đề tài nghiên cứu thành lập ngân hành ngân hàng dữ liệu an toàn đập vật liêu địa
phương được chúng tôi thực hiện trong nhiều năm, là sự kết hợp các nghiên cứu
khoa học với các tính toán thiết kế các đập vật liệu địa phương trong các dự án
thuỷ điện (Hàm Thuận- Đa Mi, Thác Mơ, Đại Ninh v.v...) cùng với việc tổng kết
kinh nghiệm vận hành của các đập đất – đá ở các công trình thuỷ điện Trị An, Thác
Mơ, Hoà Bình v.v....Về thực chất Đề tài này là sự tổng kết về lý luận và thực tiễn
tất cà những vấn đề liên quan đến an toàn ổn định của đập vật liệu địa phương.
Như vậy về mặt lý luận để đảm bảo an toàn cho đập vật liệu địa phương, khi thiết
kế đập nhất thiết phải tính toán:
1. Ổn định trượt của mái của đập đất – đá. Ở phần này đã trình bày các phương
pháp (PP) tính ổn định trượt mái thượng, hạ lưu đập trong mọi trường hợp ứng với
tổ hợp lực cơ bản và tổ hợp lực đặc biệt. Đây là các PP thông dụng nhất được ứng
dụng trong sản suất như PP của Terzaghi, Bishop, Trugaev, Nhitriporovuch v.v. và
cách vận dụng các công thức này khi có lực thấm và lực động đất.


2. Thấm và ổn định thấm trong thân và nền đập. Phần 2 trình bày tóm tắt những
nguyên lý cơ bản về tính thấm, đặc biệt nhấn mạnh đến điều kiện sử dụng bài toán
thấm trong tính toán thiết kế đập đất – đá (phân biêt giữa thấm Dacxy chảy tầng và
thấm rối trong các nền đá nứt nể của đập).
3. Áp lực kẽ rỗng: Trình bày nội dung tính toán và cách lập chương trính tính toán
cũng như các ứng dụng thực tế của áp lực kẽ rỗng.
4. Tải trọng động đất (theo phương pháp đường cong phổ hoặc phổ tuyến tính).
Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất và gây nhiều tranh cãi nhất khi thiết
kế các đập vật liệu địa phương của các dự án nằm trong vùng động đất. Trong phần
này đã cắt nghĩa và giải thích về hình thức và nội dung của phương pháp phổ, và
điều quan trọng là cách vận đụng nó khi thiết kế đập.
5. Trạng thái ứng suất- biến dạng của đập. Phần 5 trình bày các PP xác định
ứng suất, độ lún, dịch chuyển ngang, ổn định chung và ổn định cục bộ trong thân
và nền đập. Khi biết được sự phân bố ứng suất sẽ tính được khả năng tạo thành vết
nứt trong lõi đập- là một trong những nội dung quan trọng khi thiết kế đập cao.
Phần 5 cũng giới thiệu các mô hình (các phương trình vật lý-toán) về mối liên hệ
phi tuyến giữa ứng suất và biến dạng.
Các nội dung này được trình bày trong PHẦN I.
Về mặt thực tiễn đã đưa ra nhiều sự kiện và số liệu (có phân tích, đánh giá và
nhận xét về lún, dịch chuyển, và chỉ ra các nguyên nhân xẩy ra các sự cố về thấm).
Đây là có thể xem là sự tổng kết sơ bộ về về sự vận hành trong những năm đầu của
hàng loạt đập đất – đá ở các công trình thuỷ điện tiêu biểu như Thác Mơ, Trị An,
Hoà Bình v.v..., giúp cho việc thiết kế, quản lý vận hành tránh được các sự cố, đảm
bảo an toàn cho công trình.
Tất các nội dung trên được trình bày trong PHẦN II.
Trong PHẦN III (Phụ lục) trình bày gần 300 trang dữ liệu về an toan đập bao
gồm: các dạng an toàn ổn định của đập đất đá, các dạng phân bố ứng suất- biến
dạng trong đập và nền, các số số liệu đo đạc thực tế ở hiện trường về lún, dịch
chuyển ngang, thấm v.v.. của các đập đất đá đang vận hành. Các số liệu thực đo về
gia tốc động đất ở một số trạm ghi địa chấn của Việt Nam và nước ngoài kèm theo

các phổ gia tốc ở các khu vực này. Các số liệu thực tế này là rất quý. Nó sẽ giúp
cho các cơ quan quản lý, khai thác vận hành có thêm nhiều thông tin để chủ động
trong quản lý khai thác.làm cho công trình vận hành an toàn và hợp lý về mặt kỹ
thuật, đồng thời nó cũng góp phần nhỏ trong việc làm phong phú thêm các hiểu
biết cũng như kinh nghiệm của các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thuỷ
công (như thiết kế, quản lý khai thác các dập đất – đá).
Toàn bộ các nội dung trên (Phần I., Phần II và Phần III) được trình bày trên trang
Web của Công ty Tư vấn Xây dựng điện 2.
Để hoàn thành một khối lượng tài liệu nhiều và phong phú như vậy, chúng tôi
chân thành cảm ơn các kỹ sư, công nhân ở các Phân xưởng Thuỷ lực của Nhà máy
thuỷ điện Thác Mơ, Trị An, Hoà Bình đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thu thập các số liệu thực đo ở các đập đất đá. Nhân đây chúng tôi cũng cảm
ơn các các bộ ở các thư viện, phòng lưu trữ của các nhà máy trên đã giúp chung tôi
trong quá trình sưu tầm tài liệu.
Do thời gian và trình độ có hạn nên Báo cáo này không tránh khỏi những thiếu
sót. Chung tôi rất mong nhận được những ý kiến xây dựng để kịp thời sửa chữa,
cập nhật làm cho trang Web ngày càng phong phú và hữu ích hơn.
Xin cám ơn.
Tp Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2006
Chủ nhiệm đề tài

×