Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Tài chính Doanh nghiệp-chương 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.72 KB, 9 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 1
2007-08
Nguyễn Minh Kiều

1

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


MỤC TIÊU

Bài này giới thiệu bức tranh chung về phân tích tài chính nhằm cung cấp nền tảng kiến
thức cho học viên học tập những bài tiếp theo. Học xong bài này học viên có thể:

Hiểu được thế nào là phân tích tài chính bao gồm khái niệm, mục tiêu phân tích, các
kỹ thuật, mô hình phân tích và các quyết định tài chính.

Nắm được khái quát các dạng thức phân tích tài chính trước khi đi sâu vào chi tiết của
từng dạng thức phân tích tài chính sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.

Hiểu được quan hệ cũng như sự tác động của hệ thống tài chính đến hoạt động phân
tích tài chính.

1 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu và sự kiện tài chính thông
qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có giá trị nhằm rút ra
các kết luận hoặc ra các quyết định tài chính. Nói ngắn gọn, phân tích tài chính là một
quá trình bao gồm bốn khâu căn bản: (1) Thu thập dữ liệu, (2) Phân tích và xử lý dữ liệu
thu thập được, (3) Tạo ra thông tin tài chính, và (4) Kết luận hoặc ra quyết định tài chính.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn từng từng khâu này.


1.2 Dữ liệu và thông tin tài chính
Dữ liệu (data) là những số liệu hay sự kiện chúng ta có thể thu thập để đưa vào xử lý và
phân tích nhằm tạo ra thông tin (information) tài chính. Thông tin tài chính là thông tin
có ý nghĩa và có giá trị thu được từ dữ liệu sau khi đưa vào phân tích. Dữ liệu tài chính
và thông tin tài chính khác nhau ở những điểm cơ bản sau đây:

Dữ liệu là đầu vào (inputs), trong khi thông tin là đầu ra (outputs) của quá trình phân
tích tài chính.

Bản thân dữ liệu chưa có hoặc ít có ý nghĩa, do đó, chưa có giá trị kết luận hoặc phục
vụ cho việc ra quyết định tài chính, trong khi thông tin tài chính là thông tin có được
sau khi đã qua xử lý và phân tích nên có ý nghĩa và có giá trị để có thể rút ra kết luận
hoặc ra quyết định tài chính.
Dưới đây là ví dụ minh họa sự khác nhau giữa dữ liệu và thông tin tài chính.


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 1
2007-08
Nguyễn Minh Kiều

2











1.3 Các kỹ thuật và mô hình phân tích tài chính
Các kỹ thuật và mô hình phân tích tài chính là các công cụ được áp dụng để xử lý và phân
tích dữ liệu nhằm tạo ra thông tin tài chính. Tùy theo mục tiêu, trình độ và điều kiện
chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật và công cụ phân tích khác nhau. Trong phạm vi môn
học này chúng ta sẽ lần lượt ứng dụng một số kỹ thuật, mô hình và lý thuyết trong các
hoạt động phân tích sau đây:

Các kỹ thuật được sử dụng bao gồm phân tích tỷ số tài chính, phân tích xu hướng,
phân tích chỉ số và phân tích cơ cấu của các báo cáo tài chính.

Các mô hình được sử dụng bao gồm mô hình chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash
Flows Model - DCF), mô hình định giá tài sản vốn (Capital Assets Pricing Model -
CAPM),…

Các lý thuyết được sử dụng bao gồm lý thuyết thị trường vốn (Capital Market
Theory), lý thuyết kỳ vọng hợp lý (Rational Expectation Theory), lý thuyết M&M
(Modigliani and Miller Theory), …
Các kỹ thuật, mô hình và lý thuyết đề cập trên đây sẽ lần lượt được trình bày và hướng
dẫn ứng dụng vào phân tích tài chính ở các bài tiếp theo.
1.4 Mục tiêu phân tích tài chính
Mục tiêu phân tích là cái mà quá trình phân tích hướng đến và cần đạt được. Trong môn
học này, chúng ta sẽ thấy hai mục tiêu cụ thể mà các hoạt động phân tích hướng đến là:
Ví dụ 1: Minh họa sự khác biệt giữa dữ liệu và thông tin tài chính
Chẳng hạn, bạn có dữ liệu tài chính như sau: Lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện tại là 10%/năm.
Dữ liệu tài chính này nói lên được điều gì? Dựa vào dữ liệu này bạn có nên gửi tiền vào ngân
hàng hay không? Xét về ý nghĩa, dữ liệu tài chính này cho biết rằng nếu bạn gửi vào ngân
hàng 100 triệu đồng thì sau một năm bạn nhận được 10 triệu đồng tiền lãi. Như vậy, dữ liệu
tài chính này ít có ý nghĩa và chưa thể phục vụ cho việc ra quyết định là bạn có nên gửi ti
ền

vào ngân hàng hay không. Muốn trả lời được câu hỏi bạn có nên gửi tiền vào ngân hàng hay
không, còn phải thu thập thêm dữ liệu khác và đưa vào phân tích để có được thông tin giá trị.
Chẳng hạn, bạn thu thập thêm dự liệu khác như sau: Tỷ lệ lạm phát là 8%/năm. Bây giờ bạn
làm phân tích hết sức đơn giản là đem so sánh lãi suất với lạm phát bạn có thể rút ra được k
ết
luận rằng nếu gửi tiền vào ngân hàng thì một năm sau giá trị tiền lãi bạn nhận được có th
ể đủ
bù đắp cho việc mất giá đồng tiền do lạm phát. Nếu bạn gửi ngân hàng 100 triệu đồng thì một
năm sau bạn nhận được 10 triệu đồng tiền lãi, trừ đi 8 triệu đ
ồng giảm giá trị đồng tiền do lạm
phát, bạn còn lãi thực là 2 triệu đồng. Kết luận rút ra được này đã trở thành thông tin có ý
nghĩa và có giá trị phục vụ cho việc ra quyết định hơn là dự liệu trước khi đưa vào phân tích.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 1
2007-08
Nguyễn Minh Kiều

3

Rút ra được kết luận về một thực trạng hay một tình hình tài chính. Chẳng hạn, mục
tiêu của phân tích các báo cáo tài chính là rút ra được kết luận rằng tình hình tài chính
của doanh nghiệp như thế nào (tốt hay không tốt), hoặc hoạt động của doanh nghiệp
ra sao (hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả),…

Tạo ra thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tài chính. Chẳng hạn, ứng dụng mô
hình DCF để phân tích xem có nên đầu tư hay không vào một loại trái phiếu chính
phủ, hoặc sử dụng mô hình CAPM để phân tích và xác định chi phí sử dụng vốn
nhằm ra quyết định công ty có nên huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu hay không.
1.5 Các quyết định tài chính
Như vừa đề cập, mục tiêu của phân tích tài chính là nhằm tạo ra thông tin tài chính phục
vụ cho việc ra quyết định. Đứng trên góc độ tài chính hay quản lý tài chính, nhà quản trị

thường phải ra những loại quyết định nào? Có nhiều loại quyết định khác nhau, nhưng
nhìn chung trong tài chính chúng ta có thể tập trung vào các loại quyết định chủ yếu sau
đây: Quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.
Quyết định đầu tư - Quyết định đầu tư là quyết định chi tiền ra để mua sắm hoặc đầu tư
vào một loại tài sản nào đó. Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong các
loại quyết định tài chính vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho nhà đầu tư. Đối
với doanh nghiệp, quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài
sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và (2) mối
quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định đầu tư gắn liền
với phía bên trái bảng cân đối tài sản. Cụ thể nó bao gồm những quyết định như sau:

Doanh nghiệp cần những loại tài sản nào phục vụ cho sản xuất kinh doanh?

Mối quan hệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định nên như thế nào?

Doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động? Bao nhiêu vào tài sản cố
định? Chi tiết hơn, doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu vào hàng tồn kho, bao nhiêu
tiền mặt cần có trong hoạt động kinh doanh hàng ngày? Nên mua sắm những loại tài
sản cố định nào? v.v…
Quyết định nguồn vốn - Nếu như quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định
nguồn vốn liên quan đến bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết
định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng
vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Nếu lựa chọn nguồn vốn vay thì nên sử dụng nguồn vốn vay
ngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay vay trên thị trường
vốn. Nếu lựa chọn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu thì nên lựa chọn giữa sử dụng lợi
nhuận để lại hay nên phát hành cổ phiếu huy động thêm vốn,… Đó là những quyết định
liên quan đến quyết định nguồn vốn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Quyết định phân phối lợi nhuận - Quyết định phân phối lợi nhuận là quyết định xem nên
giữ lợi nhuận lại để tái đầu tư hay phân chia lợi nhuận dưới hình thức chi trả cổ tức. Hoặc
giả, quyết định nên chi trả cổ tức bằng tiền hay trả cổ tức bằng cổ phiếu.


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 1
2007-08
Nguyễn Minh Kiều

4

1.6 Mục tiêu của các quyết định tài chính
Để có thể đưa ra được các loại quyết định trên, nhà quản lý không chỉ cần có thông tin mà
còn phải xác định rõ được việc ra quyết định dựa trên cơ sở mục tiêu nào. Phân tích tài
chính, như đã nói, là quá trình thu thập và xử lý nhằm đem lại cho nhà quản lý thông tin
để nhà quản lý có thể ra quyết định. Vấn đề còn lại là xác định mục tiêu của việc ra các
quyết định là gì? Đối với doanh nghiệp, việc ra quyết định phải nhằm mục tiêu cuối cùng
của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu. Mục tiêu này được đo lường bằng
chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp hay cụ thể hơn là giá trị cổ phiếu của công ty
trên thị trường, nếu doanh nghiệp là công ty có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường
chứng khoán.
2 CÁC DẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Trong môn học này chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng loại phân tích tài chính từ đơn giản
đến phức tạp. Qua các dạng phân tích này bạn sẽ thấy rõ hơn quá trình thu thập dữ liệu tài
chính để đưa vào mô hình phân tích nhằm tạo ra thông tin tài chính phục vụ việc ra quyết
định tài chính. Các dạng phân tích môn học này sẽ xem xét chi tiết trong các bài tiếp theo
bao gồm:

Phân tích các báo cáo tài chính

Phân tích tài chính và quyết định đầu tư tài chính

Phân tích tài chính và quyết định đầu tư dự án


Phân tích tài chính và quyết định nguồn vốn

Phân tích tài chính và quyết định cấu trúc và chi phí vốn

Phân tích tài chính và quyết định phân phối lợi nhuận

Phân tích tài chính và quyết định IPO

Phân tích tài chính và quyết định quản lý rủi ro.
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như giới hạn mục tiêu nghiên cứu, trong môn học
này chúng ta chưa xem xét phân tích và quyết định đầu tư dự án. Nội dung này sẽ được
xem xét trong môn học Thẩm định dự án sẽ trình bày ở học kỳ sau.
3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Phân trước đã nói, quá trình phân tích tài chính liên quan đến thu thập và xử lý dữ liệu tài
chính để tạo ra thông tin. Bản thân việc thu thập dữ liệu có quan hệ gắn bó với hệ thống
tài chính ở đó doanh nghiệp hoạt động như là một tế bào hay một thực thể của cả hệ
thống. Do đó, phần này sẽ xem xét chi tiết thêm về hệ thống tài chính cũng như mối quan
hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống tài chính. Hê thống tài chính nói chung bao gồm các
thành tố sau đây: Các thị trường tài chính, các tổ chức hay định chế tài chính và các
công cụ tài chính.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 1
2007-08
Nguyễn Minh Kiều

5
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có lúc tạm thời thặng dư nhưng cũng có
lúc tạm thời thiếu hụt vốn. Lúc tạm thời thặng dư, doanh nghiệp cần tìm nơi đầu tư để
vốn sinh lợi, do đó, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Lúc tạm thời thiếu hụt vốn,
doanh nghiệp cần tìm nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt nhằm đảm bảo cho hoạt động của
doanh nghiệp được liên tục và hiệu quả hơn. Tùy theo mức độ khác nhau, hầu hết các

doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều gắn liền với hệ thống tài chính. Mối quan hệ
giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thiếu hụt vốn tạm thời qua hệ thống tài chính được mô tả
bởi hình vẽ dưới đây.








Hình vẽ này cho thấy rằng khi doanh nghiệp thặng dư vốn, giám đốc tài chính cần quyết
định nên đầu tư số vốn tạm thời thặng dư vào thị trường tài chính hay vào các tổ chức tài
chính nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt
vốn, giám đốc tài chính cần quyết định nên tìm nguồn tài trợ từ thị trường tài chính hay từ
các tổ chức tài chính. Ngoài ra, giám đốc tài chính còn phải quyết định xem nên đầu tư
hay nên phát hành loại công cụ tài chính nào cho phù hợp. Vì thế, phân tích tài chính luôn
gắn liền với hệ thống tài chính. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và hệ thống tài
chính sẽ lần lựơt được xem xét trong các bài tiếp theo của môn học. Trong phạm vi bài
này chỉ giới thiệu để học viên làm quen với các khái niệm liên quan đến hệ thống tài
chính.
3.1 Thị trường tài chính (Financial Markets)
Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu,… Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ
gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và chính phủ là những người
tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính – hàng hoá của thị trường tài chính. Khi
bàn đến thị trường tài chính, chúng ta cần phân biệt: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn,
thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường tập trung và thị trường không tập trung
(thị trường OTC).
Đơn vị thặng dư

vốn:

Hộ gia đình

Các nhà đầu
tư tổ chức

Các doanh
nghiệp

Chính phủ

Nhà đầu tư
nước ngoài

Đơn vị thiếu hụt
vốn:

Hộ gia đình

Các nhà đầu tư
tổ chức

Các doanh
nghiệp

Chính phủ

Nhà đầu tư
nước ngoài

Thị trường tài
chính
Các tổ chức tài
chính trung gian
Huy động vốn Phân bổ vốn

×