luận văn báo cáo
Đề tài
" Thực trạng công tác kế toán doanh thu,
chi phí và xác định kết quả kinh doanh"
1
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đổi mới, kinh tế Việt Nam có ba loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp
nhà nước (SOEs), hợp tác xã và các hộ gia đình. Từ khi có đổi mới, các loại hình
doanh nghiệp khác như doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân ra đời. Doanh
nghiệp tư nhân nước ta đã được định vị từ năm 1990 khi Luật Doanh nghiệp tư
nhân và Luật Công ty được ban hành. Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời,
doanh nghiệp tư nhân có bước phát triển khá nhanh.
Luật Doanh Nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu
một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản
ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình
thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình
2
doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung
điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật
Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt
động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra
đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình
đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật Doanh nghiệp 2005 đã đặt doanh nghiệp tư nhân lên một vị thế mới, là
khung pháp lý tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho khối doanh,
giúp doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. tuy
nhiên việc thực hiện Luật này vẫn tồn tại những hạn chế và bất cập cho các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Tại sao lại có những tồn tại
như vậy? Hãy cùng tìm hiểu và phân tích các quy định của Luật doanh nghiệp
2005 về doanh nghiệp tư nhân để làm rõ điều này.
NỘI DUNG
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
(theo Luật doanh nghiệp 2005):
1.1 Doanh nghiệp tư nhân:
Theo Điều 141:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm doanh nghiệp 1 chủ sở hữu. Các
doanh nghiệp 1 chủ sở hữu bao gồm: công ty Nhà nước, công ty TNHH 1 thành
viên, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, ngay trong nhóm các doanh nghiệp 1 chủ
3
sở hữu doanh nghiệp tư nhân mang những nét khác biệt, đó là loại hình doanh
nghiệp này chỉ do một cá nhân duy nhất sở hữu. Như vậy doanh nghiệp tư nhân
không xuất hiện sự góp vốn giống như nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh
nghiệp cũng chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Từ đặc điểm
này có thể thấy rằng doanh nghiệp tư nhân bao hàm trong đó những đặc trưng nhất
định giúp phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân
không phải là pháp nhân do nó không có dự độc lập về tài sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiêm vô hạn trước mọi khoản nợ
phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do tính chất độc lập về tài
sản không có nên chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ trang trải các
khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất cả tài sản
thuộc sử hữu của chủ doanh nghiệp đều nằm trong diện tài sản phá sản của doanh
nghiệp.
1.2. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân:
Theo điều 142 Luật doanh nghiệp 2005:
1.Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ
doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó
nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản
khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị
còn lại của mỗi loại tài sản.
4
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và
báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm
vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc
giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh.
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản
của một cái nhân, phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan
đăng kí kinh doanh (gọi là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân) và được ghi
chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Như vậy, cái nhân chủ doanh
nghiệp tư nhân sẽ đưa vào kinh doanh một số vốn nhất định.
Chính từ điều này có thể kết luận rằng hầu như không có giới hạn nào giữa
phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản
còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Trong mọi thời điểm sự thay đổi về
mức vốn kinh doanh đều có thể diễn ra, vì thế ranh giới giữa phần tài sản và vốn
đưa vào kinh doanh và phần tài sản của chủ doanh nghiệp chỉ tồn tại một cách tạm
thời. Hay nói cách khác không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khối tài sản này.
Điều này có ý nghĩa trong việc nhìn nhận về khối tài sản của doanh nghiệp tư
nhân, khẳng định vấn đề không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân
và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó.
1.1.3. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh:
Theo điều 13: Thành lập doanh nghiệp
5
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài
sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn
vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu
nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Theo điều 15: Trình tự đăng ký kinh doanh
1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định
của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách
nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh
và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì
6
thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải
nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ
sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành
lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể
thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ đối với công ty.
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp.
- Xác nhận vốn pháp định (nếu có).
- Chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép kinh doanh khi tài sản hợp lệ,
xem xét tài sản trong vòng 15 ngày.
1.4. Về quản lý doanh nghiệp:
Theo điều 143 Luật doanh nghiệp 2005:
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực
hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý
doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
7