Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.73 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH



ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ


GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUẾ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp. Không thể thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của
Nhà nước nói chung và các mục tiêu của doanh nghiệp nói riêng nếu như khơng có
vốn. Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) với tư cách là một doanh
nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại
có vai trị rất quan trọng. Vì vốn được hình thành nhờ hoạt động huy động vốn tạo
thành nguồn – đây chính là nguyên liệu đầu vào của ngân hàng để từ đó ngân hàng
sẽ luân chuyển và điều phối tạo ra các sản phẩm thiết thực cho thị trường. Do đó,
việc tăng cường huy động vốn là yêu cầu bức thiết hiện nay của mỗi ngân hàng.
Thực tế cho thấy hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại
(NHTM) trong những năm gần đây lâm vào tình trạng khó khăn hơn bao giờ hết.
Một trong những nguyên nhân chính là do tác động tiêu cực của đại dịch COVID19 trong năm 2020 khiến nền kinh tế thế giới trải qua đợt suy thoái mạnh nhất kể từ
Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ở Việt Nam, theo một khảo sát cho thấy có khoảng
87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng của đại dịch ở mức “phần lớn” hoặc
“hoàn toàn tiêu cực” dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào nhóm nợ xấu. Bên cạnh


đó, theo số liệu của Bộ LĐTB&XH cho thấy, có 7,8 triệu lao động Việt Nam mất
việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, trong khi 17,6 triệu lao động bị cắt giảm lương
do đại dịch dẫn đến thu nhập của người dân sụt giảm tiền tiết kiệm cũng ít đi. Chính
những điều đó đã làm cho nguồn vốn huy động của các NHTM bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.


Nằm trong hệ thống 4 ngân hàng lớn của Quốc gia (Big 4) 1, giữ vai trò trụ cột
và chủ lực của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (gọi tắt là
Vietinbank) đã và đang rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên,
nguồn vốn huy động của Vietinbank lại thấp hơn 3 ngân hàng còn lại trong Big 4.
Cụ thể, nguồn vốn huy động được trong 2 năm 2019 & 2020 lần lượt là 892.785 và
990.331 (tỷ đồng) thấp hơn khoảng 32,5% so với Agribank; khoảng 32,2% so với
BIDV và 6,0% so với Vietcombank. Ngồi ra, tính đến đầu năm 2021 tại Thừa
Thiên Huế có 113 chi nhánh ngân hàng đã khiến cho thị trường tài chính ngày càng
bị thu hẹp với điều kiện cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Việc hoàn
thành các chỉ tiêu huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Huế đã trở nên khó khăn hơn do vậy yêu cầu phải có giải pháp, những cách
tiếp cận mới để có thể nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường huy
động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Huế” làm đề cương nghiên cứu khoa học.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực
trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
trong giai đoạn 2018-2020, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động
vốn, tạo cơ cấu vốn hợp lý cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Huế trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn trong Ngân
hàng thương mại.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2018 – 2020.
+ Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn cho Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
1

Big 4 ngân hàng gồm: Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ).
BIDV (Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam). Vietinbank (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam). Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam)


3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại thời gian qua được
thực hiện như thế nào?
- Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Huế trong thời gian qua như thế nào?
- Giải pháp nào là cần thiết để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
+ Thời gian: Giai đoạn 2018 – 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo thống kê, số liệu nội bộ trong
hoạt động ngân hàng qua các năm 2018-2020, đặc biệt là bảng cân đối kế toán, báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh Huế; báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam; Sách, báo, tạp chí, bài viết khoa học có liên quan đến huy
động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Huế.
+ Số liệu sơ cấp:
Được thu thập trên cơ sở tiến hành phát phiếu điều tra thu thập ý kiến khách
hàng đang gửi tiền tại Vietinbank chi nhánh huế. Quá trình điều tra tập trung vào
việc tìm hiểu đánh giá, cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm dịch
vụ huy động vốn mà ngân hàng cung cấp.
Phương pháp chọn mẫu:
Xác định quy mô mẫu theo công thức Linus Yamane:


n=

N
1+ N × e2

Trong đó:  n: quy mơ mẫu
 N: kích thước của tổng thể, N= 30.874
( tổng lượng khách hàng đến gửi tiền tại Vietinbank Huế 2020)
 e: sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể, e = 10%
Số mẫu phân tích (n):

n=

30874
= 100
1+ 30874 ×0,12


Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan của mẫu nên tổng số bảng hỏi dự kiến là 110
Phương pháp tiến hành khảo sát: Tiếp cận trực tiếp, phỏng vấn và điền vào
bảng câu hỏi thông qua tác giả trực tiếp hỏi và các giao dịch viên của Vietinbank
Huế khi khách hàng đến giao dịch tại Vietinbank Huế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích
hợp về vấn đề nghiên cứu. Các cơ sở lý thuyết được tập hợp lựa chọn từ các tài liệu,
giáo trình, tạp chí, báo cáo và các kết quả nghiên cứu đã được công bố liên quan
đến hoạt động huy động vốn.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Sau khi thu thập, tiến hành chọn lọc, xử lý, phân tích để đưa ra những thơng
tin phù hợp cần thiết để nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê phân tích bằng
phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0.
+ Sử dụng thang đo Likert, với 5 mức độ từ mức độ thấp nhất đến mức độ
tốt nhất được sử dụng trong bảng câu hỏi tương ứng với thang điểm 1: Rất không
đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý.
+ Thống kê mô tả: tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung
bình (mean).
+ Phân tích nhân tố, kiểm định tính phù hợp của thang đo, kiểm định giả
thuyết về sự bằng nhau giữa hai tổng thể, phân tích sự hồi quy giữa các nhân tố.

6. Kết cấu đề tài:


Gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại.
- Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2018 – 2020.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

7. Nội dụng nghiên cứu:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại.
1.1. Tổng quan về huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của Ngân hàng thương mại.
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại.
1.1.2. Hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm vốn và huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại.
1.1.2.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
1.1.2.4. Vai trò của hoạt động huy động vốn.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn trong Ngân hàng thương mại.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố chủ quan.
1.3.2. Nhân tố khách quan.
1.4. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại trong việc nâng cao chất
lượng huy động vốn.
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại trong nước.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra.


- Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2018 – 2020.
2.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Huế.
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi

nhánh Huế.
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2018 – 2020.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Huế.
2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động.
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động.
2.2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
3.1. Định hướng tăng cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
trong thời gian tới.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế trong thời gian tới.


3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

8. Tiến độ thực hiện:
Dự kiến thực hiện trong vòng 4 tháng: từ ngày 10/02/2021 – 10/06/2021
Thời gian

Cơng việc

10/02 – 16/02 Tìm kiếm tài liệu, chắt lọc các thông tin cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu
17/02 – 02/03 Thiết kế bảng câu hỏi cho phiếu điều tra. Hoàn thành đề cương
nghiên cứu
03/03 – 09/03 Nhờ giáo viên hướng dẫn kiểm tra đề cương. Chỉnh sửa (nếu có)
10/03 – 10/04 Làm đơn xin vào kiến tập 1 tháng tại ngân hàng Vietinbank Huế
nhằm hiểu rõ hơn hoạt động huy động vốn tại đây; tìm kiếm
được các số liệu liên quan một các chính xác nhất. Đồng thời
phát và thu thập lại phiếu triều tra.
11/04 – 25/04 Phân tích và xử lý số liệu
26/04 – 16/05 Viết bản thảo
17/05 - 24/05

Nhờ giảng viên hướng dẫn kiểm tra nội dung

25/05 - 10/06

Hoàn chỉnh và nộp luận văn.

9. Kết quả mong đợi:

Đưa ra được các giải pháp có tính hiệu quả, ý nghĩa thiết thực cao nhằm tăng
cường huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Huế trong thời gian tới.

10.

Đối tượng thụ hưởng:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam.
/>2. Báo cáo thường niên năm 2020.
/>3. Danh sách Ngân hàng tại Thừa Thiên Huế.
/>4. Đại dịch Covid-19 tác động đến lao động việc làm ở Việt Nam qua phân tích số
liệu thống kê.
/>5. Yamane, T. (1967). Xác định quy mô mẫu của bảng hỏi
i/phuong-phap-nghien-cuu/quantitative-research/samplesize/#fn:2


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG
Kính thưa Quý khách hàng!
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ và đáp ứng nhu cầu của
Quý khách ngày một tốt hơn, xin Q khách vui lịng dành ít thời gian giúp chúng
tơi hồn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra
chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
Q khách.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Quý khách!

Phần I: Thông tin về khách hàng: 
Xin Quý khách vui lịng lựa chọn và đánh dấu chéo  × vào ơ thích hợp
 1. Quý khách hàng là đại diện cho:  Doanh nghiệp

 Cá nhân

2. Nếu Quý khách hàng là Doanh nghiệp, xin vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau:
2.1. Quý khách thuộc thành phần kinh tế:
 DN quốc doanh   Cty cổ phần

 Cty TNHH

 DNTN  DN khác

 2.2. Quý khách thuộc ngành kinh tế:
 Xây dựng   Thương mại, dịch vụ  Công nghiệp   Điện, nước Khác
 3. Nếu Quý khách hàng là cá nhân, xin vui lịng trả lời các câu hỏi sau:
 Nam

 3.1 Giới tính:

 Nữ

3.2 Tuổi:
 Từ 18 - 22

 Từ 23 - 35

 Từ 36 – 55


 Trên 55 tuổi 

3.3. Trình độ học vấn chuyên môn:
 Dưới trung học

 Trung học

 3.4. Nghề nghiệp công việc:

 Cao đẳng, Đại học

 Trên đại học


 Sinh viên

 CBCNV

 Kinh doanh

 Lao động phổ thông

Hưu trí

Phần II: Quan hệ của khách hàng với ngân hàng:
1. Quý khách có quan hệ với Vietinbank Huế được bao lâu:
 Dưới 1 năm  Từ 1 - 3 năm  Từ 3 - 5 năm  Trên 5 năm
2. Ngồi Vietinbank - Huế, Q khách có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng nào:
 Agribank


 Vietcombank

 BIDV

 VPBank

 SACOMBANK

 Ngân hàng khác
3. Quý Khách gửi tiền tại Vietinbank Huế qua nguồn thông tin:
 Qua các buổi giới thiệu sản phẩm của Vietinbank Huế
 Qua quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
 Qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp giới thiệu
 Băng rơn, áp phích, tờ rơi, ...
 Nguồn khác (đề nghị nêu rõ): ......... ………….
Phần III: Đánh giá chất lượng sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng:
Xin vui lòng lựa chọn và khoanh tròn vào con số mà Quý khách cho là phù hợp
nhất với mức độ đồng ý hay không đồng ý của Quý khách:
Rất khơng
đồng ý

Khơng đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

1


2

3

4

5

Các yếu tố

Đánh giá

Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank ứng dụng nhiều
công nghệ hiên đại, tiện ích cao.

1

2

3

4

5

Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank rất đa dạng đáp ứng
được các yêu cầu của khách hàng.

1


2

3

4

5

Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank luôn được đổi mới
và cải tiến đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1

2

3

4

5


Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank có nhiều chương
trình khuyến mãi hấp dẫn.

1

2


3

4

5

Mức lãi suất mà Vietinbank áp dụng hiện tại là hợp lý.

1

2

3

4

5

Mạng lưới địa điểm giao dịch nhiều.

1

2

3

4

5


Địa điểm giao dịch thuận tiện trong đi lại và trong giao
dịch.

1

2

3

4

5

Cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch tốt (trạng bị máy
móc thiết bị hiện đại, phịng giao dịch sạch sẽ, đầy đủ
tiện nghi,..)

1

2

3

4

5

Vietinbank Huế có nhiều kênh phân phối để tiếp cận
(Chi nhánh, ATM, internet banking,..)


1

2

3

4

5

Thời gian thực hiện giao dịch tại Vietinbank Huế rất
nhanh chóng

1

2

3

4

5

Thủ tục, hồ sơ giao dịch tại Vietinbank rất đơn gian.

1

2

3


4

5

Thương hiệu của Vietinbank Huế tạo niềm tin cho
Quý khách khi đến giao dịch.

1

2

3

4

5

Quý khách hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền tại
Vietinbank Huế

1

2

3

4

5


Quảng cáo của Vietinbank Huế đa dạng

1

2

3

4

5

Dịch vụ tín dụng, dịch vụ khác của Vietinbank làm
quý khách quyết định gửi tiền

1

2

3

4

5

Dịch vụ gửi tiền của Vietinbank Huế hoàn toàn làm
Quý khách thỏa mãn sự hài lòng.

1


2

3

4

5

Đội ngũ nhân viên của Vietinbank Huế rất chuyên
nghiệp, năng động, nhiệt tình.

1

2

3

4

5

Đội ngũ nhân viên của Vietinbank Huế nắm vững các
thao tác và quy trình nghiệp vụ.

1

2

3


4

5

Đội ngũ nhân viên của Vietinbank Huế có phong cách
giao dịch tốt.

1

2

3

4

5

Đánh giá chung về dịch vụ huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhanh Huế
Yếu tố
Đánh giá chung về các vấn đề liên quan đến dịch vụ
huy động vốn của Vietinbank Huế hoàn toàn làm Quý
khách thỏa mãn sự hài lòng.

Đánh giá
1

2

3


4

5


Phần IV: Chúng tôi chân thành mong muốn được lắng nghe những ý kiến
đóng góp khác từ quý khách nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm tiền
gửi của Vietinbank Huế ngày càng phát triển hơn:
1. Tính đa dạng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Về lãi xuất, phí liên quan đến tiền gửi:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Về chính sách phân phối:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Về chính sách xúc tiến hỗn hợp:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Về trình độ, phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý khách!




×