Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị
(phần 1)
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÁY, THIẾT BỊ
1/ Khái niệm
Theo tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế (IVSC) và tiêu chuẩn thẩm định
giá khu vực thì máy móc thiết bị được hiểu như sau:
a. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế:
Máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố
định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ. Một loại máy cụ thể
thực hiện một loại công việc nhất định.
b. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực:
Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy
móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng.
+ Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại
tài sản mà trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị.
+ Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy
móc, một cái máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó
có một số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc
nhất định.
Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực
hiện các chức năng của doanh nghiệp.
Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản
xuất.
2/ Đặc điểm của máy, thiết bị trong thẩm định giá:
Từ khái niệm về máy móc thiết bị như trên, có thể rút ra các
đặc điểm cơ bản của máy móc thiết bị để phục vụ mục đích thẩm
định giá như sau:
2.1 Máy móc thiết bị là tài sản có thể di dời được
2.2 Máy móc thiết bị có đặc điểm đa dạng, phong phú
2.3 Máy móc thiết bị có đặc điểm tuổi thọ không dài
2.4 Có thể chuyển nhượng thay đổi chủ sở hữu dễ dàng
3/ Phân loại máy, thiết bị trong thẩm định giá:
3.1. Phân loại trong hạch toán kế toán
3.2. Phân loại theo ngành sử dụng trong nền kinh tế quốc dân
3.3. Phân loại theo Công năng sử dụng
3.4. Phân loại theo tính chất tài sản
3.5. Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị
II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY ,
THIẾT BỊ
1/ Yêu cầu của quả
n lý Nhà nước:
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nuớc vẫn còn là người mua, người
bán lớn nhất và như vậy, máy, thiết bị chủ yếu được mua sắm từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp này thẩm định giá máy thiết bị có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách Nhà nước, qua
đó ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
Cùng với việc mua sắm mới tài sản là máy, thiết bị thì với quá trình
đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Nhà nước ta hiện nay theo các hình
thức cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê... cũng làm tăng nhu cầu thẩm định
giá máy, thiết bị.
a/ Tại kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá X, Thủ tướng Chính phủ đã nêu
rõ: Một trong những biện pháp tiết kiệm chi ngân sách là thực hiện quy chế
thẩm định giá và đấu thầu trong việc mua sắm các trang thiết bị vật tư có giá
cao hoặc khối lượng lớn.
b/ Điều 10 Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định chi tiết luật đầu
tư nước ngoài tại VN cũng khẳng định: "Thiết bị máy móc nhập khẩu để
thực hiện dự án đầu tư nước ngoài phải được giám định giá trị và chất lượng
trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt".
c/ Quyết định 1179/QĐ-TTg ngày 30/12/1997 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội và dự đoán ngân sách Nhà nước năm 1998 tại Điều 4 có quy định: "Thực
hiện cơ chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân
sách mua sắm các thiết bị vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn thiết bị,
tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng".
d/ Và tại Điều 13, mục III Pháp lệnh Giá phần nói về thẩm định giá
đã quy định rõ tài sản Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:
- Tài sản được mua bằng toàn bộ hay một phần từ nguồn ngân sách
nhà nước.
- Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng và bán góp vốn và
các hình thức chuyển quyền khác.
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán,
góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức khác.
- Tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.
Như vậy xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước cần thiết hoạt động
thẩm định giá máy thiết bị nhằm quản lý chi Ngân sách, giúp cho việc đầu
tư, mua sắm hiệu quả, tiết kiệm.
2/ Yêu cầu của nền kinh tế thị trường
Vì mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã
không ngừng cải tiến để đưa ra những chủ trương và chính sách đó phù hợp
với điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta.
Khi kinh tế thị trường phát triển thì nhu cầu giao dịch về tài sản nói
chung máy móc thiết bị nói riêng càng phát triển thì thẩm định giá nói chung
và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng càng cần thiết được thực hiện
theo yêu cầu thị trường.
- Khi máy móc thiết bị cần mua bán.
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được.
- Giúp người mua quyết định giá mua hợp lý.
- Cho việc trao đổi tài sản thiết bị mà các bên cần biết giá trị của tài
sản thiết bị có liên quan.
- Mục đích đi vay và cho vay.
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền.
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng.
Nước ta cũng đang trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; Tài sản là máy, thiết bị được đầu tư mua sắm, nhập khẩu nhiều. Do
khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, máy thiết bị thay đổi nhanh chóng về
kiểu mẫu, hình dáng, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng... được sản xuất
từ nhiều hãng, nhiều nước khác nhau, và do đó mức giá hình thành cũng
khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số
lượng mà còn rất đa dạng, đòi hỏi người thẩm định giá máy, thiết bị phải có
kiến thức, kinh nghiệm và có trình độ hiểu biết nhất định về máy, thiết bị.
Kể từ khi pháp lệnh giá ra đời, thẩm định giá nói chung và thẩm định
giá máy, thiết bị nói riêng trở thành một nghề mới ở Việt nam. Nhiều tổ
chức có chức năng thẩm định giá tài sản trong đó có thẩm định giá máy,
thiết bị ra đời, nghề thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy, thiết bị
nói riêng ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện qua số lượng doanh
nghiệp có chức năng định giá và thẩm định giá như sau:
Hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị có chức năng thẩm định
giá và cung cấp thông tin giá trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Đến hết năm 2005, có khoảng 70 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép
thực hiện việc xác định gía trị doanh nghiệp, trong đó khối lượng máy, thiết
bị và tài sản là động sản phải xác định giá là rất lớn.
Như vậy kinh tế thị trường yêu cầu có hoạt động thẩm định giá hay có
kinh tế thị trường nhất thiết xuất hiện nghề thẩm định giá, kinh tế thị trường
càng phát triển nghề thẩm định giá càng phát triển.
III. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY , THIẾT BỊ
1.Những vấn đề chung về mục đích thẩm định giá:
Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng
được thực hiện cho những mục đích cụ thể. Mục đích của thẩm định giá
quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá
dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. Từ đó, giúp thẩm
định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá. Do vậy thẩm định viên
cần nắm vững về mục đích thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách
hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá.
Những vấn đề cơ bản thẩm định viên cần nắm được về mục đích thẩm
định giá:
- Mục đích của thẩm định giá phải được xác định rõ ràng.
- Mục đích và cơ sở của thẩm định giá được áp dụng phải phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Mục đích thẩm định giá và việc lựa chọn cơ sở để thẩm định giá phù
hợp
- Đối với thế chấp tín dụng và bán đấu giá công khai: Cở sở của thẩm
định giá là giá trị thị trường.
- Đối với hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: Cơ sở của thẩm định giá là
giá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí phục hồi nguyên trạng hay những cơ
sở khác được nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn, phù hợp với những
quy định của bảo hiểm. Trong trường hợp cụ thể thẩm định viên sẽ tiến hành
thẩm định giá trên cơ sở giá trị bồi thường thiệt hại.
- Đối với kế toán công ty và các báo cáo tài chính: Cơ sở thẩm định
giá được xác định như sau:
- Đối với tài sản thông thường (không chuyên dùng) với mục đích
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở thẩm định giá là giá trị thị
trường đối với giá trị sử dụng còn lại hiện tại của tài sản đó.
- Đối với tài sản chuyên dùng để phục vụ mục đích sản xuất kinh
doanh không có bán phổ biến trên thị trường, cơ sở thẩm định giá là giá trị
phi thị trường, cụ thể là chi phí thay thế khấu hao. Mặc dù chi phí thay thế
khấu hao là giá trị phi thị trường, nhưng đối với việc thẩm định giá cho mục
đích báo cáo tài chính nó được coi thay thế giá trị thị trường, được chấp
nhận như giá trị thị trường.
- Đối với tài sản đầu tư hay những tài sản dôi ra so với yêu cầu của
doanh nghiệp (tài sản không cần dùng), cơ sở của thẩm định giá là giá trị thị
trường.
- Đối với việc mua bán: Cơ sở thẩm định giá là giá trị thị trường
- Đối với mục đích sát nhập bắt buộc theo quy định của Nhà nứơc: Cơ
sở thẩm định giá tuân theo những quy định của Nhà nước phù hợp với nền
kinh tế thị trường. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể của thẩm định giá mà lựa
chọn cơ sở thẩm định giá thị trường hay phi thị trường.
- Đối với mục đích tính thuế tài sản: Cơ sở thẩm định giá là giá trị phi
thị trường, cụ thể cơ sở thẩm định giá là những quy định của Nhà nước có
liên quan đến việc tính thuế tài sản.