Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP QUỐC GIA: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 12 trang )

ỦY BAN DÂN TỘC
Chương trình Khoa học và Cơng nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020
"Những vấn đề cơ bản và cấp bách về vấn đề dân tộc thiểu số và chính sách dân
tộc ở Việt Nam đến năm 2030", Mã số CTDT/16-20
--------------------

BÁO CÁO KIẾN NGHỊ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH TRONG
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số: CTDT.50.18/16-20

Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Thị Huệ

Tổ chức đăng ký chủ trì đề tài
Trường Đại học Trà Vinh

TRÀ VINH – 2020



Với mục đích tăng cường sự đồn kết, gắn bó giữa các dân tộc, mang đến cơ
hội sinh sống tốt hơn và bền vững cho cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam, nhóm
thực hiện đề tài đề xuất những kiến nghị trên cơ sở đúc kết từ quan sát thực tiễn, ghi
nhận ý kiến của các cấp và các đối tượng đang công tác, lao động, học tập trong vùng
có đơng đồng bào Khmer sinh sống. Cụ thể như sau:
1. Kiến nghị liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer
Từ thực tiễn phát triển của đồng bào dân tộc Khmer những năm qua và từ kết
quả khảo sát nhu cầu của đồng bào Khmer, có thể nêu lên một số kiến nghị, đề xuất


với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan:
- Vấn đề không tiêu thụ được sản phẩm: Hỗ trợ tiêu thụ; có dự báo trước giá cả,
thị trường tiêu thụ ngay khi bắt đầu gieo trồng hoặc chăn nuôi. Thông báo kịp thời cho
nhà nước dự định canh tác; tìm kiếm hoặc học tập kinh nghiệm các nơi đã gieo trồng
hoặc chăn nuôi hiệu quả.
- Vấn đề địch hại tàn phá mùa màng, thay đổi thời tiết: Dự báo tình hình thời tiết,
địch hoạ và nguồn nước nhiễm mặn... kịp thời đến người dân. Dự báo mang tính chất
dài hạn, đủ kịp cho người dân quyết định mùa gieo trồng, chăn nuôi kế tiếp. Bản thân
người dân cần phải thường xuyên theo dõi thông tin, tuyên truyền và nắm bắt kịp thời
những dự báo tình hình để tránh việc làm “tự phát” sẽ gây thiệt hại.
Liên tục nắm bắt thông tin chăn nuôi, trồng trọt của người dân; kịp thời cảnh
báo các nguy cơ địch hại và cùng người dân chuẩn bị cách phòng chống địch hại sẽ
xảy ra. Tin tưởng, phối hợp với nhà nước.
- Vấn đề khơng có việc làm ổn định: Chấn chỉnh các trung tâm đào tạo nghề ở
cơ sở đào tạo đúng nghề đúng việc (tức là đào tạo nghề theo ngành yêu cầu). Đào tạo
xong cần hỗ trợ giới thiệu việc làm đúng nghề được đào tạo (liên kết với các doanh
nghiệp sản xuất). Người dân cần tích cực và siêng năng học nghề. Bên cạnh đó, khi
được giới thiệu việc làm phải có ý thức phấn đấu vươn lên, chấm dứt tình trạng làm
được vài năm về quê nghỉ ngơi, sau đó làm tiếp.
- Vấn đề khơng có hiểu biết tính tốn làm ăn: Chính quyền quy hoạch, khai thác
tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - dịch vụ tại địa phương tạo công ăn, việc làm cho
người dân tại chỗ. Đồng thời, có các cơ chế khích lệ người dân đầu tư kinh doanh sản
xuất hoặc mua bán, tăng cường giao thương với các doanh nghiệp trong và ngồi nước.
- Vấn đề khơng có nhu cầu xóa nghèo: Một số người Khmer có tư tưởng nghèo
1


bền vững, khơng muốn thốt nghèo. Trước tiên, cần củng cố đội ngũ cán bộ làm cơng tác
xóa nghèo về vai trò trách nhiệm của họ khi thực thi nhiệm vụ; tổ chức triển khai chính
sách cho người dân phải đúng thực chất và có tâm. Báo, đài thường xuyên nêu các gương

điển hình, đề cao giá trị con người, ngợi ca các tay nghề, bí quyết lao động của đồng bào
Khmer tích lũy trong thực tiễn nhằm vực dậy lịng tự trọng, chí thú làm ăn, thực hành tiết
kiệm, bỏ thói đua địi, lười biếng trong cộng đồng, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên
Khmer. Từ đó, họ có chí hướng tự vận động, khơng ngừng sáng tạo, tìm kiếm tri thức
trong học tập, nghiên cứu và thực tiễn trải qua.
- Vấn đề thu nhập không ổn định: Đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho
người dân một cách thiết thực và hiệu quả hơn. Thời gian qua, các lớp được mở ra,
nhiều người tham gia nhưng kết quả thu được cịn hạn chế vì: (1) chủ yếu tập tành
làm nghề, không tập trung vào các chỉ dẫn, bí quyết để cải thiện hoặc đưa cơng nghệ
vào thực hiện. (2) Giải quyết đầu ra: sản phẩm. Sau khi học đan đát, người dân tạo ra
sản phẩm nhưng khơng thể cạnh tranh với thị trường. Hình thức sản xuất nhỏ lẻ,
khơng có địa chỉ tiêu thụ, dần dần người dân bỏ nghề, đi tìm việc khác. Một số nghề
nghiệp thịnh hành, thu hút nhiều lao động tại chỗ nhưng lại chưa được đáp ứng kịp
thời như kỹ thuật xây, tô (xây dựng), giúp việc nhà (kiến thức dinh dưỡng, chăm sóc
sức khỏe trẻ em, người già, người khuyết tật...). Bên cạnh đó, tại các hộ gia đình cần
được hướng dẫn, tư vấn cách khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có (đất đai, trang
thiết bị, nhân lực...) để bước đầu ổn định đời sống kinh tế cơ bản cho gia đình.
- Vấn đề tiêu chuẩn nghèo cao hơn trước: bộ công cụ điều tra hộ nghèo theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều cần được điều chỉnh một cách khách quan, chính xác và phù hợp
hơn với tình hình thực tế hiện nay. Ở một số địa phương, đơn vị hành chính thay đổi, từ xã
chuyển thành phường nhưng thực chất đời sống của người dân vẫn như cũ.
- Vấn đề bị mất giá: Đẩy mạnh hiệu quả liên kết các “Nhà” (Nhà nông - Nhà
nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp...) tránh tình trạng chỉ là khẩu hiệu chung
chung như hiện nay. Không sản xuất, nuôi trồng theo phong trào và tràn lan. Không tự
liên kết với doanh nghiệp thực hiện bao tiêu mà cần theo chủ trương chung của địa
phương để tránh khi bị rủi ro doanh nghiệp sẽ né tránh trách nhiệm.
- Vấn đề thiếu lao động chính: Cần có quy định ngăn chặn trường hợp xin tách
hộ khi đang sống với cha mẹ già (đã hết tuổi lao động). Không lợi dụng việc tách hộ
để hưởng chính sách của Nhà nước.
2



- Vấn đề giá cả thị trường bấp bênh: Mở rộng thị trường trong nước. Không
phụ thuộc và chỉ nhắm vào một thị trường nước ngoài. Tăng cường xuất khẩu hàng
nơng sản bằng đường chính ngạch. Chỉ bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Không phụ
thuộc vào thường lái.
- Vấn đề chất lượng sản phẩm không tốt: Cải tiến phương pháp chuyển giao
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới (dễ hiểu, dễ làm). Tích cực áp dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới vào chăn nuôi, trồng trọt... để đạt chuẩn sản phẩm chất lượng
cao.
- Vấn đề hạn chế về trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ: Đẩy mạnh và
tăng cường chính sách khuyến học cho con em đồng bào dân tộc Khmer. Xóa bỏ quan
niệm: học nhiều cũng vẫn làm ruộng.
2. Kiến nghị liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo trong
đồng bào dân tộc Khmer
Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước:
Một là: Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Khmer.
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông cung cấp thông
tin tường tận về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy
văn hóa Khmer. Từ đó, tăng cường hơn nữa nhận thức về vai trị và vị trí của văn hóa
Khmer trong phát triển văn hóa của đất nước.
Hai là: Hồn thiện chính sách phát triển phẩm chất, đạo đức con người: nhân
ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, trách nhiệm. Khẳng định, tôn vinh giá trị con
người Khmer thông qua các mơ hình nêu gương tiêu biểu; ghi nhận những kỹ xảo, tay
nghề, bí quyết của người Khmer trong đời sống hàng ngày trong sự hài hịa, thân thiện
với mơi trường tự nhiên xung quanh. Cần quan tâm xây dựng đội ngũ và đề cao vai trò
những người hoạt động văn hố nghệ thuật tại các địa phương có đơng đồng bào
Khmer sinh sống, đặc biệt là đội ngũ những người Khmer hoạt động trong lĩnh vực
này (bao gồm cán bộ làm công tác nghệ thuật chuyên trách, các nghệ nhân, nghệ sĩ,
các sư tăng...); đồng thời có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cả về vật chất lẫn

tinh thần.
Ba là: Quan tâm đầu tư nguồn nhân lực quản l văn hóa có chun mơn, uy tín
trong cộng đồng. Chấn chỉnh việc bố trí cán bộ đúng theo quy định, tránh tình trạng bố

3


trí cán bộ quản lý sai với lĩnh vực đặc thù này. Kiên trì ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát
triển các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại địa phương.
Bốn là: Tăng cường hoạt động giáo dục ở các trường chùa xây dựng mơi trường
văn hóa lành mạnh. Trong sự kết hợp của gia đình, ngơi chùa, trường học và xã hội, đa
dạng hoạt động, tài liệu hướng dẫn hình thành, ni dưỡng nhân cách văn hóa và giáo
dục lối sống bài trừ, lên án cái ác, cái xấu, bảo vệ, nhân lên cái tốt.
Năm là: Tăng cường thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho hoạt
động nghệ thuật biểu diễn Khmer. Tạo điều kiện cho người dân tích lũy mua sắm trang
thiết bị phục vụ nghệ thuật nhằm đối ứng với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Sáu là: Có chính sách ưu đãi cho hoạt động tổ chức biểu diễn, nhằm động viên
đồng bào dân tộc Khmer tham gia bảo tồn giá trị di sản văn hóa dân tộc (thủ tục thành
lập tổ chức kinh doanh); giảm bớt các thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh
ngành nghề mang tính đặc thù (chiếu cố đối với dân tộc thiểu số). Người dân tuân thủ
các thủ tục hành chính nhằm đủ điều kiện hoạt động kinh doanh và đồng thời góp phần
tham gia bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.
Bảy là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm
tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân trong bối cảnh sự tác động
mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật cơng nghệ cao và văn hóa ngoại lai trên các
trang mạng xã hội. Tham gia thành lập và quản l các đội, nhóm văn nghệ trong tụ
điểm văn hóa chùa Khmer được phục hồi và củng cố lại nhằm tạo sân chơi cho người
dân tại địa phương.
Tám là: Nhà nước cần quy hoạch và đầu tư xây dựng trường chuyên nghiệp đào
tạo về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật dân tộc Khmer tại những tỉnh có đơng đồng bào

dân tộc Khmer sinh sống, đầu tư nâng cấp Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật
Khmer Nam Bộ của trường Đại học Trà Vinh nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng
các chương trình, vở diễn đáp ứng kịp thời, linh hoạt đến nhu cầu thị hiếu của công
chúng; tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội, khuyến khích người
dân tích cực tham gia phản ánh, đóng góp

kiến cho các hoạt động văn hóa - nghệ

thuật diễn ra tại địa phương.
Chín là: Có các chế độ, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng khả năng kinh tế duy
trì các hoạt động văn hóa - nghệ thuật Khmer, huy động mọi nguồn lực ở mỗi địa
phương tham gia hỗ trợ cho hoạt động (đặc biệt phát huy vai trò của các chùa Khmer).
4


Phát huy tinh thần sáng tạo văn hóa, u thích nghệ thuật của người dân trong việc tích
cực tham gia sinh hoạt văn hóa - văn nghệ tại địa phương (hoặc tại các chùa Khmer).
Mười là: Tăng cường cơ chế thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động văn
hóa - văn nghệ Khmer. Có chính sách miễn, giảm lệ phí, phí từ hoạt động doanh thu
biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Khuyến khích người dân chủ động tham gia đóng góp
vào quỹ an sinh xã hội, hỗ trợ cho cộng đồng. Cần quan tâm xây dựng đội ngũ và đề
cao vai trị những người hoạt động văn hố nghệ thuật tại các địa phương có đơng
đồng bào Khmer sinh sống, đặc biệt là đội ngũ những người Khmer hoạt động trong
lĩnh vực này (bao gồm cán bộ làm công tác nghệ thuật chuyên trách, các nghệ nhân,
nghệ sĩ, các sư tăng...); đồng thời có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ cả về vật
chất lẫn tinh thần.
Mười một là: Sớm ban hành các quy định đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc
dưới dạng sân khấu học đường, tìm hiểu bản sắc văn hóa Khmer vào các trường phổ
thơng dân tộc nội trú. Qua đó, nâng cao


thức trách nhiệm, lịng u thích văn hóa,

nghệ thuật dân tộc cho các thế hệ trẻ, chung sức bảo vệ giá trị di sản văn hóa dân tộc;
hạn chế mai một bản sắc văn hóa dân tộc.
Mười hai là: Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng đối với
cá nhân và tập thể hoạt động văn hóa - văn nghệ Khmer. Có những quy định ưu tiên
cho các nghệ nhân, nghệ sỹ Khmer trong việc lập hồ sơ, thủ tục xét công nhận các
danh hiệu cho cá nhân và xét giải thưởng cao cho tập thể. Môi trường hoạt động văn
hóa - văn nghệ của người Khmer khơng thể có độ rộng và đa dạng như văn hóa quốc
gia. Bên cạnh đó, các chủ thể văn hóa Khmer mạnh dạn đề xuất đối tượng có nhiều
cống hiến cho văn hóa nghệ thuật dân tộc để tránh bị thiệt thòi.
Mười ba là: Quan tâm, chú

đến phát triển các ngơi chùa và các sư tăng. Sư

tăng chính là người thực hiện sứ mệnh hóa đạo, hướng dẫn hoạt động tín ngưỡng và
định hướng, tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục cho cộng đồng. Họ đóng vai trị
rất quan trọng trong việc định hướng và gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào.
Bởi lẽ người Khmer chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa của hật giáo Nam tông, thể
hiện trên các phương diện như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngôn ngữ, văn học, giáo
dục, nghệ thuật, lễ hội và sinh hoạt. Các ngôi chùa Khmer phần lớn đều đạt đến trình
độ nghệ thuật điêu khắc và tạo hình mang tính thẩm mỹ cao với các phù điêu sắc màu
rực rỡ từ các tượng Thần, tích Phật khiến không gian chùa luôn sinh động và huyền bí.
5


Chùa là nơi dạy chữ và giáo dục nhân cách cho trẻ em trong cộng đồng (kể cả con em
người Kinh, người Hoa). Bên cạnh đó, chùa là nơi lưu giữ các thư tịch cổ, kinh sách, tài
liệu phục vụ cho nhu cầu học tập, tra cứu. Như vậy, chùa của người Khmer khơng chỉ có
chức năng tơn giáo, tín ngưỡng, mà cịn có cả chức năng văn hố, xã hội, giáo dục.

Mười bốn là: Quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý sự thay
đổi hiện trạng, hiện vật của các chùa đồng thời cập nhật kịp thời số lượng, trình độ và
điều kiện tu tập của các sư tăng tại chùa và trong cộng đồng, trên cơ sở phát huy Cổng
thông tin bản đồ ngôn ngữ dân tộc học (Nguyễn Thị Huệ, 2018) để thu thập, lưu trữ và
quản lý các ngôi chùa, hoạt động văn hóa ở từng địa phương có đơng người Khmer sinh
sống. Đây là việc làm thiết thực trong thời đại 4.0 hướng tới quản lý các hoạt động văn
hóa diễn ra ở các địa phương đồng bộ và kịp thời, tăng cường hiệu quả định hướng, quy
hoạch đầu tư phát triển các thiết chế, di sản văn hóa. Song song đó, có thể cơng khai một
số thơng tin dành quảng bá, thu hút loại hình khoa học khám phá văn hóa hoặc du lịch
văn hóa tâm linh, cộng đồng Khmer tại Việt Nam.
Mười lăm là: Có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng các nội dung, hình thức
ấn phẩm văn hóa bằng tiếng Khmer; cải thiện hiệu quả tuyên truyền và đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào của các đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng
Khmer góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa Khmer ở địa phương,
trong nước và quốc tế.
3. Kiến nghị liên quan đến lĩnh vực mơi trường trong vùng có đơng đồng bào
Khmer sinh sống
- Đối với Chính phủ: Qn triệt tầm nhìn đến năm 2045 hướng liên kết toàn
vùng phát triển nhanh, bền vững, đột phá, không thua kém các vùng khác về mọi mặt;
quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực
để thực hiện quy hoạch; cơ cấu lại nền nông nghiệp dựa trên công nghệ và hiệu quả cao,
gắn chế biến vào thị trường tiêu thụ, thương hiệu sản phẩm, gắn với biến đổi khí hậu;
chú trọng kinh tế biên mậu, kinh tế biển đảo, các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã...
phát huy nhân tố con người trong khai thác, giữ gìn tài nguyên môi trường, đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững.
- Đối với các Bộ, ngành liên quan:
+ Có thể chế mạnh để giám sát và thực thi các kế hoạch, chính sách, pháp luật
đối với quản l mơi trường và tài nguyên thiên nhiên bền vững.
6



+ Khuyến khích đầu tư bền vững (với sự tham gia của khu vực tư nhân) mang
lại lợi ích cho môi trường và người nghèo.
+ Cải thiện việc tiếp cận và sử dụng thơng tin trong q trình ra quyết định,
giám sát, đảm bảo tính cơng khai và trách nhiệm giải trình.
+ Cần thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và cơ quan lập và triển
khai thực hiện quy hoạch với địa phương trong các quyết định đầu tư.
- Đối với chính quyền các tỉnh, thành phố có đơng đồng bào Khmer sinh
sống, nhất là ở ĐBSCL và Đơng Nam Bộ:
+ Xây dựng và hệ thống hóa các văn bản lãnh chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí
hậu, xâm nhập mặn và hạn hán ở Nam Bộ
+ Ký kết các văn bản giao ước ngoại giao liên quan đến việc khai thác, sử dụng
nguồn nước của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ các quốc gia
+ Tổ chức, cấp phép cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các nghiên cứu vấn đề
biến đổi khí hậu đối với vùng Nam Bộ và các tiểu vùng trong khu vực này
+ Có phương án di dời, tái định cư đối với vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của
sụp lún, sạt lở nguy hiểm
+ Xây dựng các hồ chứa nước ngọt để dự trữ nguồn nước phục vụ cho sinh
hoạt, sản xuất của người dân ĐBSCL nói chung, người Khmer nói riêng đang đứng
trước nguy cơ khan hiếm nước ngọt trầm trọng.
+ Các đơn vị chuyên trách về vấn đề dân tộc, tơn giáo, văn hóa, chính quyền cơ
sở đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân nói chung, người
Khmer nói riêng về các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái. Công việc tuyên
truyền, cổ động phải thực sự đi vào cuộc sống của người Khmer bằng hành động, mơ
hình, hiệu quả
+ Tăng cường hệ thống giám sát, xử l các cơ sở, doanh nghiệp, nhà máy của
các cơ quan nhà nước đối và phản ánh của người dân với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, chế biến gây ô nhiễm môi trường.
+ Nâng cao nhận thức, kiến thức của người Khmer về vấn đề mơi trường sinh
thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán bằng tài liệu tuyên truyền,

phim tư liệu, nội dung các buổi tụng kinh, thuyết pháp của sư sãi, sinh hoạt văn hóa
của người Khmer bằng song ngữ.
+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải hoặc hướng dẫn người Khmer
7


cách thức xử lý rải thải, nước thải để họ xử lý phù hợp. Đặc biệt là các địa điểm tụ tập
buôn bán: chợ dân sinh, hàng quán,...
+ Tái cơ cấu lại nền nông nghiệp, vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp; nông nghiệp hiện đại, thông minh, thân thiện với mơi trường sinh thái,
nơng nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn.
- Đối với cộng đồng dân cư (kể cả người Khmer) các tỉnh, thành phố có đông
đồng bào Khmer sinh sống:
+ Nêu cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình chung sức cùng chính
quyền địa phương bảo vệ mơi trường. Kiến nghị kịp thời cho chính quyền địa phương
khi phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thải nước bẩn, hoá chất ra ngồi gây ơ
nhiễm mơi trường sống tại địa phương.
+ Chủ động xây dựng bờ bao trên ruộng lúa, vườn tược; đồng thời có biện pháp
phịng chống các dịch bệnh do môi trường gây ra
+ Ý thức tự giác thực hiện theo quy hoạch chung của địa phương, tránh tình
trạng ni trồng mang tính tự phát.
+ Ý thức tự giác bảo vệ môi trường; không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp; tuyệt đối không xả nước, rác thải, phóng uế bừa bãi... gây
ơ nhiễm mơi trường.
4. Kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer
nhằm phát triển bền vững
- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội:
+ Tiếp tục có chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào
dân tộc Khmer. Trong đó, tập trung vào chính sách đào tạo lao động người Khmer có

tay nghề cao, tác phong chuyên nghiệp; ứng xử nhanh nhạy trong bối cảnh giao
thương quốc tế. Đây là biện pháp giải quyết lao động, việc làm cho người dân, đặc biệt
trong bối cảnh vùng nông thôn hiện nay, người dân bán đất ruộng ngày càng tăng, đổ
xô đi làm ăn xa ở khu công nghiệp. Mặc dù nhiều năm qua, các chương trình dạy nghề
liên tục được triển khai, nhưng cách thức thực hiện chưa mang đến hiệu quả. Đối với
đồng bào Khmer, cần tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy nghề, học nghề trong các
điểm chùa, điểm nhà dân. Chẳng hạn, phòng học chữ (tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng
Anh…); phịng học tin học (quản trị máy tính, mạng internet, sửa chữa điện thoại, soạn
8


thảo văn bản…); phòng học may (thiết kế trang phục, học nghề may vá, kinh doanh
shop thời trang…); phòng học về chế biến thức ăn, phục vụ nhà hàng; phòng học về
quản trị, điều hành du lịch…Tập quán của người Khmer là tôn thờ ngôi chùa, trân
trọng và tuân thủ các hoạt động do nhà chùa tổ chức. Bên cạnh đó, khơng gian của
chùa rộng rãi, thống đãng, n tĩnh, gần gũi trong phum sóc, người dân sẽ giảm áp
lực khi đến chùa tham gia học hành. Mặt khác, trong ý thức duy trì và phát triển văn
hóa dân tộc, nhà nước chú trọng khai thác vai trò của chùa để đồng hành cùng sự phát
triển bền vững của dân tộc Khmer nói riêng và cả nước nói chung.
+ Có cơ chế khuyến khích tuyển dụng người lao động Khmer ở các văn phịng,
nhà máy, trường học. Có chính sách học bổng dành cho các đối tượng người Khmer,
đặc biệt là sư sãi ở các bậc học trung học chuyên nghiệp (cao đẳng, đại học), sau đại
học (thạc sỹ, tiến sỹ) nhằm tăng cường đội ngũ nhà nghiên cứu. Có chính sách thu hút
sinh viên đồng bào dân tộc Khmer tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở xã, nhất
là đối với địa bàn có đơng đồng bào dân tộc Khmer.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xây dựng hệ thống sách giáo khoa chính
thống dùng cho đồng bào dân tộc Khmer, tránh tình trạng sử dụng sách giáo khoa từ
những nguồn khơng chính thống, nội dung không thống nhất, khiến các thế lực thù
địch và phần tử xấu lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá. Trung ương cũng
cần có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy chữ Pali, tiếng Khmer cho các trường

và quy định biên chế dạy chữ dân tộc. Các chương trình dạy tiếng Khmer cần miễn phí
cho tất cả các đối tượng, các dân tộc.
+ Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ văn học-nghệ thuật thông qua các đơn
vị đào tạo nghệ sỹ, nghệ nhân chuyên nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người Khmer tại Việt Nam.
+ Quan tâm hơn nữa vào đội ngũ triển khai thực hiện và kiểm tra, báo cáo tình
hình thực hiện chính sách tại địa phương. Trong vùng có đơng đồng bào dân tộc
Khmer nên có cán bộ xã chuyên trách về người dân tộc (cập nhật liên tục các văn bản,
hướng dẫn; số liệu thống kê; diễn biến tình hình, bản sắc văn hóa dân tộc Khmer…).
+ Tăng cường năng lực kiểm tra, tư vấn và đánh giá việc triển khai, thực hiện
chính sách cho đồng bào dân tộc của những “già làng” trong vùng có đơng người
Khmer sinh sống. Họ là được người dân tin cậy và am hiểu quy định pháp luật, phong
tục, tập quán của người Khmer. Từ kết quả giám sát thực hiện chính sách mang tính
9


quyết định của họ sẽ dần dần loại bỏ suy tính trơng chờ, ỷ lại chính sách ở một số
người hiện nay, thậm chí điều chỉnh

nghĩ cực đoan, kỳ thị người dân tộc khác. Việc

thực hiện này sẽ mang khuynh hướng loại trừ những nguyên nhân dẫn đến hình ảnh
tiêu cực của người Khmer nói riêng, người dân tộc thiểu số nói chung.
+ Thẳng thắn nhìn nhận rằng bản thân các chính sách gây ra khoảng cách giữa
các dân tộc. Một mặt, các chính sách là địn bẩy, hỗ trợ, tiếp sức nhưng mặt khác, lại
mang đến sự miệt thị, coi thường đối với người thừa hưởng. Để tăng cường mặt tích
cực của chính sách, cần tích cực phổ biến về chính sách đến tất cả các đối tượng (kể cả
người Kinh), đồng thời liên tục cập nhật và truyền thông sự sáng tạo, linh hoạt, thông
thái và nhân văn của các cá nhân, của lối sống, của văn hóa Khmer.
+ Bên cạnh tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín, cần có cơ chế thu hút

đội ngũ trí thức trẻ (bác sỹ, kỹ sư, cử nhân…) người Khmer trở về địa phương cơng tác.
+ Có thêm nhiều chương trình, giao lưu sinh hoạt văn hóa giữa người Khmer các
tỉnh, đặc biệt người Khmer ở T HCM, Bình hước, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu…
+ Hình thành cổng thông tin (Khmer Culture Portal) nhằm cập nhật và thơng tin
kịp thời cho mọi người, kể cả nước ngồi về giá trị của văn hóa dân tộc Khmer (vật
thể, phi vật thể); các sự kiện văn hóa, nghệ thuật Khmer.
Tóm lại, các vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt
Nam tập trung vào mưu sinh, tín ngưỡng tơn giáo, bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển
xanh…Để tiến hành giải quyết thì trước hết, cần ưu tiên các chính sách về đời sống
tinh thần cho người Khmer. Những gì họ tơn thờ, tuân thủ được nhà nước quan tâm,
các tộc người khác tơn trọng. Họ sẽ dần tự tin, thốt bỏ mặc cảm và đồng hành cùng cả
nước vào con đường phát triển xanh. Đã nhiều năm, chúng ta tập trung xóa đói nghèo
và nhiều gia đình đã cải thiện cuộc sống nhưng vẫn cịn phần lớn đang gặp khó khăn.
Tuy nhiên, điều cần chú trọng nhất là đời sống tinh thần, người Khmer rất cần sự tự tin
và tôn trọng của xã hội, xem họ là những người có ích cho đất nước thay vì là những
người của nghèo đói. Đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước luôn hướng đến
điều tốt đẹp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế, chúng ta tin tưởng và hy vọng về
một đất nước Việt Nam phát triển, đoàn kết và thịnh vượng.

10



×