Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.39 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là một trong những văn bản quan trọng có ý nghĩa to
lớn đối với việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nguyên tắc quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo, định
hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thực tế hiện nay
các quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật tố tụng dân sự vẫn còn nhiều vấn đề
bất cập, chưa đảm bảo được nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.
Bởi vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây bài viết sẽ đi vào tìm hiểu “Nguyên tắc quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện quyền
tự định đoạt của đương sự”.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT
CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự (sau đây viết tắt là QTĐĐCĐS) trong
TTDS là nguyên tắc cơ bản của luật TTDS Việt Nam, theo đó đương sự (ĐS) được quyền tự do
thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự và trách nhiệm của TA trong việc bảo đảm cho ĐS thực hiện được quyền tự định
đoạt của họ trong TTDS.
1.2 Cơ sở của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
1.2.1 Cơ sở lí luận của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự
Nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân
sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự
thoả thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể. Theo quan điểm của PGS. TS
Phạm Hữu Nghị thì “quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự phản ánh của quyền
tự định đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dân sự”. Trong TTDS, nguyên tắc QTĐĐCĐS
thể hiện ở khả năng những người tham gia tố tụng tự do định đoạt các quyền dân sự của mình
và các quyền về phương tiện tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Có thể
thấy rằng nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS chính là các quyền được quy định trong các quy
phạm pháp luật hình thức, được phái sinh bởi các nguyên tắc trong giao lưu dân sự do pháp


luật nội dung quy định.
Mặt khác nguyên tắc QTĐĐCĐS được đặt ra do yêu cầu bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự. Theo như quy định tại Điều 9 BLTTDS thì đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ
luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của BLTTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. TA có trách nhiệm bảo đảm cho ĐS thực hiện quyền bảo vệ của họ. Pháp luật
cho phép ĐS có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Và để bảo đảm cho ĐS bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì pháp luật phải có những quy định nhằm giúp
ĐS thực hiện tốt quyền này. ĐS sẽ có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu TA giải quyết vụ việc
dân sự khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Việc khởi kiện và yêu cầu này hoàn toàn
dựa trên sự tự do ý chí của ĐS. Hơn nữa, để bảo đảm được quyền bảo vệ của ĐS, pháp luật còn
quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự các ĐS được quyền chấm dứt, thay đổi hoặc
1
bổ sung yêu cầu, được quyền tham gia phiên toà… Nếu không có những quy định về
QTĐĐCĐS trong TTDS thì sẽ không thể bảo đảm được việc thực thi nguyên tắc bảo đảm
quyền bảo vệ của ĐS. Chính vì vậy mà pháp luật TTDS đã đưa ra quy định về nguyên tắc
QTĐĐCĐS trong TTDS tại Điều 5 BLTTDS. ĐS được quyền tự mình quyết định việc khởi
kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Đây là một trong những quyền tố tụng quan trọng
của ĐS, nhờ vào quyền tự định đoạt này mà ĐS được quyền chủ động trong việc khởi kiện, yêu
cầu giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, các vụ việc dân sự sẽ được giải quyết một cách nhanh
chóng, đúng đắn và khách quan hơn. Cho nên, việc ghi nhận QTĐĐCĐS trong tố tụng dân sự
là một vấn đề cấp thiết.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng
dân sự
Khi các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống xã hội, bên nào nhận thấy quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì phải tiến hành khởi kiện hoặc yêu cầu Toà án giải
quyết vụ việc dân sự. Nếu người có quyền và lợi ích bị xâm phạm không yêu cầu TA giải
quyết thì TA không được quyền giải quyết. Việc khởi kiện, hoặc yêu cầu nêu trên hoàn toàn
dựa trên sự tự do ý chí của họ. Một khi đã nhận được yêu cầu của ĐS thì TA phải tiến hành
xem xét và giải quyết vụ việc để đảm bảo quyền lợi cho người có quyền và lợi ích bị xâm
phạm. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề này còn rất nhiều bất cập. Một mặt, người dân không có

hiểu biết về pháp luật, nên không biết là mình có quyền yêu cầu TA giải quyết khi nhận thấy
quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Hoặc có trường hợp có yêu cầu nhưng ĐS lại hiểu sai
quy định của pháp luật nên yêu cầu đó là trái pháp luật và đạo đức xã hội. Và còn nhiều trường
hợp, ĐS đưa ra yêu cầu không đầy đủ. Vì vậy, cần phải quy định ĐS hoàn toàn có quyền chấm
dứt, thay đổi, hoặc bổ sung yêu cầu. Mặt khác, bên cạnh đó, từ phía TA cũng còn tồn tại nhiều
sai sót. Có trường hợp, nhận được yêu cầu của ĐS mà TA vẫn không tiến hành giải quyết hoặc
là TA giải quyết không đúng, vượt quá phạm vi yêu cầu của ĐS. Vì vậy mà việc quy định
QTĐĐCĐS trong TTDS trong đó ghi nhận trách nhiệm của TA trong việc bảo đảm
QTĐĐCĐS là một yêu cầu cấp thiết. Cho nên BLTTDS năm 2004 đã đưa ra quy định về
nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS (Điều 5). Việc quy định QTĐĐCĐS là hoàn toàn phù hợp
với thực tiễn khách quan. Góp phần bảo đảm được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của ĐS,
tăng cường pháp chế XHCN.
II. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc
dân sự
Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS năm 2004 ĐS có quyền tự định đoạt trong việc đưa
ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo Điều 60 BLTTDS bị đơn có quyền
định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố. Và theo Điều 61 BLTTDS người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn.
2.1.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải
quyết việc dân sự
Thứ nhất, về QTĐĐCĐS trong việc khởi kiện vụ án DS. Tại Điều 161 BLTTDS quy
định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại toà án có thẩm quyền để yêu
cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Và theo Điều 162 BLTTDS quy định cụ thể
2
về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích
công cộng và lợi ích của Nhà nước. Với các quy định đó, Nhà nước chính thức ghi nhận quyền
khởi kiện vụ án DS của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình và của các chủ thể khác như cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên
hiệp phụ nữ, công đoàn… trong việc khởi kiện yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác. Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, khi họ cho rằng quyền lợi của họ bị
xâm phạm. Việc ghi nhận quyền khởi kiện vụ án dân sự, trước hết cho phép cá nhân, cơ quan,
tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm hại hoặc có tranh chấp yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Thực hiện quyền khởi kiện chính là một trong những biểu hiện của nguyên
tắc QTĐĐCĐS trong TTDS. Theo đó, ĐS được quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án
dân sự, nộp đơn yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác.
Thứ hai, về quyền tự định đoạt trong việc yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong các việc
dân sự, không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên. Thông thường trong các việc DS một bên
công nhận hay bác bỏ một quyền lợi hay thực hiện một trách nhiệm DS nào đó nên không xuất
hiện khái niệm bị đơn và nguyên đơn DS mà được thay thế bằng thuật ngữ người yêu cầu và
người bị yêu cầu. Người yêu cầu trong việc DS là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về
giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu việc DS cũng chủ động như
nguyên đơn trong vụ án DS. Người yêu cầu trong vụ việc DS có lợi ích pháp lý độc lập nên
được đưa ra yêu cầu cho TA giải quyết như nguyên đơn trong VADS để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu TA công
nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các
quyền, nghĩa vụ của họ hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ. Quyền yêu cầu giải quyết việc
DS là một trong những quyền cơ bản của ĐS trong TTDS. Việc BLTTDS ghi nhận quyền này
của ĐS đã góp phần thể hiện việc thực thi nguyên tắc QTĐĐCĐS trong TTDS thực tế. Từ các
phân tích trên cho thấy quyền khởi kiện vụ án DS và quyền yêu cầu giải quyết việc DS là
quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật
TTDS, không có hành vi khởi kiện, hành vi yêu cầu giải quyết vụ việc DS thì cũng không có
quá trình TTDS cho các giai đoạn tiếp theo. Quy định này xuất phát từ trách nhiệm của Nhà
nước và xã hội đối với việc bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp trong xã hội, thể hiện sự
quan tâm của xã hội đối với cá nhân con người. Tuy nhiên, để việc thực hiện trách nhiệm của
xã hội không làm xâm phạm đến những vấn đề riêng tư mang tính chất cá nhân, chỉ một số
những vụ án nhất định thì pháp luật mới quy định những người không phải là cá nhân, cơ quan,

tổ chức bị xâm phạm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này mới có quyền khởi
kiện. Đây là phương thức đặc trưng trong việc thực hiện quyền tự định đoạt trong TTDS được
thể hiện bằng việc ĐS có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền DS của mình
tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra như khởi kiện đòi lại tài sản hoặc khởi kiện yêu cầu chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật…
2.1.2 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
Về quyền yêu cầu phản tố, nếu như nguyên đơn có quyền quyết định việc khởi kiện và
nội dung khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Trong
TTDS, phản tố được hiểu là việc bị đơn khởi kiện ngược lại nguyên đơn về một quan hệ pháp
luật khác với quan hệ pháp luật nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn, nhưng có liên quan đến quan
hệ pháp luật mà nguyên đơn đã khởi kiện. BLTTDS năm 2004 đã dành một số điều luật quy
3
định cụ thể về quyền phản tố của bị đơn trong TTDS, cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 60
BLTTDS quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên
quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Ngoài ra
BLTTDS cũng quy định cho bị đơn có quyền bác bỏ yêu cầu theo luật nội dung và bác bỏ yêu
cầu về mặt tố tụng. Sự bác bỏ yêu cầu theo luật nội dung là sự giải thích và lập luận của bị đơn
về tính không có căn cứ của yêu cầu khởi kiện về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tế. Sự bác
bỏ yêu cầu về mặt tố tụng là sự lý giải và chứng minh của bị đơn về tính không hợp pháp của
việc giải quyết vụ án hoặc là về sự vi phạm thủ tục tố tụng trong việc thụ lý và giải quyết vụ
án. Với việc quy định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn
là thể hiện sự ghi nhận của pháp luật đối với QTĐĐCĐS.
2.1.3 Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan
Trong TTDS, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham
gia tố tụng vào vụ án DS đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình nên cũng có quyền đưa ra yêu cầu của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người
khác. Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án DS là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến VADS. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm hai loại là người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quant ham gia tố tụng độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia

tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Theo quy định tại Điều 177 BLTTDS thì trong
trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn
hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây: Việc giải
quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ liên của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên
quan đến vụ án đang được giải quyết và yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một
vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Như vậy, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham
gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn hay nói cách khác người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập là người tham gia vào vụ kiện đã phát sinh giữa những người kahcs để
bảo vệ quyền, lợi ích độc lập của mình đối với đối tượng tranh chấp mà TA đang xem xét và
giải quyết. Trong vụ án DS lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên yêu cầu của họ có
thể chống cả nguyên đơn, bị đơn. Có thể thấy rằng việc quyết định có tham gia vào vụ kiện đã
phát sinh giữa nguyên đơn, bị đơn hay không phải tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và tự định đoạt
của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập. Còn người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn, lợi ích pháp lý của họ bị phụ thuộc
vào nguyên đơn, bị đơn nên việc tham gia tố tụng của họ bị phụ thuộc vào nguyên đơn và họ
không có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, bị đơn được. Tuy vậy, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập cũng có quyền cùng nguyên đơn
hoặc bị đơn thoả thuận với bên đương sự kia được, không có quyền thừa nhận một phần hay
chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự kia. Đối với người có liên quan trong việc dân sự
là người tham gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả
lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của họ
cũng giống như việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ
chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của TA.
4
2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và
thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
2.2.1 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu

Bằng phương thức khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, người yêu cầu
đã thực hiện việc yêu cầu TA có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Khi ĐS thực hiện hành vi khởi kiện, yêu cầu thì họ hoàn toàn có quyền quyết định các
hành vi tố tụng tiếp theo của mình. ĐS có quyền chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu của
mình. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu có thể
được TA chấp nhận hay không chấp nhận. Trước khi mở phiên toà thì quyền này là quyền
tuyệt đối của ĐS, theo đó ĐS có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu tuỳ ý. Tuy nhiên, theo quy định
tại Điều 218 BLTTDS thì tại phiên toà việc thay đổi yêu cầu chỉ được chấp nhận nếu không
vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Trước khi
mở phiên toà xét xử sơ thẩm, BLTTDS không có quy định giới hạn phạm vi thay đổi, bổ sung
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, nguyên đơn có thể thay đổi, bổ sung đối tượng
khởi kiện, thay đổi, bổ sung những yêu cầu mới đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan. Theo quy định tại Mục 6 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006
hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ
thẩm” của BLTTDS thì tại phiên toà xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn bị giới hạn là không được vượt quá so với phạm vi yêu cầu ban đầu.
Đối với việc rút đơn khởi kiện, rút đơn yêu cầu trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể
được TA chấp nhận. Theo nguyên tắc chung việc rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu là hành vi
định đoạt của nguyên đơn, người yêu cầu được biểu hiện ở hai khía cạnh đó là sự từ bỏ yêu cầu
(dựa trên luật nội dung) và là sự từ bỏ phương tiện bảo vệ yêu cầu bằng con đường tố tụng
(thông qua TA). Nguyên đơn có thể rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (điểm b
khoản 1 Điều 59 BLTTDS). Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có thể rút một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu của mình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 193, khoản 2 Điều 269 của
BLTTDS thì việc TA ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp nguyên đơn rút
đơn khởi kiện không làm mất quyền của nguyên đơn được khởi kiện yêu cầu TA giải quyết lại
vụ án DS đó nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của ĐS là
những quyền tố tụng rất quan trọng của ĐS. Tuy nhiên việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phải
dựa vào ý chí tự nguyện của ĐS và TA sẽ không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
do ĐS bị ép buộc.
2.2.2 Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thoả thuận giải quyết vụ việc dân sự

Trong quá trình TA giải quyết vụ việc dân sự các bên vẫn có quyền thương lượng, hoà
giải với nhau việc giải quyết vụ việc. Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự được giải quyết
trong vụ việc, theo đó các bên bình đẳng với nhau, được tự do cam kết, xác lập thoả thuận các
quyền, nghĩa vụ dân sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điểm a Khoản 2 Điều 180
BLTTDS quy định việc hoà giải được tiến hành theo nguyên tắc sau: “Tôn trọng sự tự nguyện
thoả thuận của các ĐS, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các ĐS
phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình”. Mọi sự tác động từ bên ngoài trái với ý
muốn của ĐS đều bị coi là trái pháp luật và không được công nhận. Cơ sở hoà giải là
QTĐĐCĐS. Điều 10 BLTTDS quy định: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều
kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy
định của Bộ luật này”. Nguyên tắc QTĐĐCĐS trong việc hoà giải thể hiện ở quyền tự thoả
5

×