Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

ĐỀ ÁN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Khu Đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.73 MB, 240 trang )

ĐỀ ÁN

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Khu Đơ thị Sáng tạo Tương tác cao
phía Đơng Thành phố Hồ Chí Minh


Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


3


Mục lục

01

02

Sự cần thiết, căn cứ,
cơ sở lý luận và thực
tiễn hình thành và
phát triển Đơ thị
Sáng tạo Tương tác
cao phía Đơng Thành
phố Hồ Chí Minh

Hiện trạng đơ thị
và quy hoạch


Trang 7 - 13

Trang 15 - 49

05

06

Các tiêu chí phát
triển và thơng số
quy hoạch tổng thể

Quy trình thực
hiện và khung
tiến độ triển khai

Trang 101 - 117

Trang 119 - 127

09
Dự
báo
tác
động của đề án HIID

Trang 197 - 201
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM



03

04

Các mơ hình đơ thị
sáng tạo

Tương tác và kết nối
các đơn vị hữu quan

Trang 51 - 75

Trang 77 - 99

07

08

Các chiến lược phát
triển trọng điểm
sáng tạo

Tổ chức thực hiện và
kế hoạch hành động

Trang 129 - 175

Trang 177 - 195

10

Phụ lục

Trang 203 - 238
5


Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


1

Sự cần thiết, căn cứ, cơ sở lý luận
và thực tiễn hình thành và phát
triển Đơ thị Sáng tạo Tương tác
cao phía Đơng TPHCM

_

1.1 Bối cảnh và sự cần thiết
1.1.1 Bối cảnh
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao,
có nhiều hàm lượng lao động tri thức là mục tiêu Thành phố
theo đuổi qua nhiều nhiệm kỳ. Nhằm hình thành vùng động
lực tăng trưởng cho Thành phố trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0, từ năm 2018 Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành chủ
trương xây dựng Khu đơ thị sáng tạo tương tác cao phía Đơng
Thành phố (gọi tắt là khu đơ thị sáng tạo phía Đơng) bao gồm
Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Khu đơ thị phía Đơng Thành
phố được lựa chọn vì sẵn có những lợi thế như vị trí trung tâm

Vùng Đơng Nam Bộ, các cơ sở hạ tầng giáo dục bậc cao, khu
kinh tế sản xuất tiên tiến, hạ tầng giao thông kết nối chiến lược,
môi trường thiên nhiên đặc trưng sông nước.
Năm 2019, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất
khẩu vẫn ở mức cao, kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định nền
tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu. Số liệu sơ bộ cho thấy
GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng
trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và
nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam
cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ hồi phục vào
năm 2021. Dịch COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh
mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện
môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao

7


hiệu quả đầu tư cơng, thu hút làn sóng chuyển dịch đầu tư các
ngành sản xuất công nghệ cao, thương mại điện tử … Đây là các
nội dung chính mà Thành phố Hồ Chí Minh cần cân nhắc để cải
cách nhanh, mạnh hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho các xu hướng
mới của kinh tế thế giới.

1.1.2 Sự cần thiết xây dựng đề án
Báo cáo tháng 4-2020 của Ngân hàng thế giới cho thấy “Tăng
trưởng và cơng nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều
tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm
qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc
ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng
phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả
nước. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng
suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới.
Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như
cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng
tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền
kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến
đổi khí hậu”. Do đó, việc chủ động đổi mới mơ hình tăng trưởng
theo hướng phát triển kinh tế tri thức và hợp tác phát triển là
hướng đi đúng đắn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển nhanh dịch vụ vì con người như giáo dục,
chăm sóc sức khỏe, các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị
gia tăng cao; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp phục vụ nông
nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu
quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công
nghệ sinh học là hết sức cần thiết để đạt tiến bộ xã hội và giảm
thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
Thứ hai, hợp tác phát triển là xu hướng bắt buộc trong điều kiện
của Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy lợi thế cạnh tranh về
kết nối, nhân lực và giảm thiểu sự khai thác quá mức về đất đai
làm ảnh hưởng môi trường. Khu vực Quận 2, Quận 9, quận Thủ
Đức là khu vực có vị trí địa lý trung tâm miền Đông Nam Bộ với
cơ sở hạ tầng thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với
các tỉnh lân cận, nơi có khu cơng nghiệp sản xuất. Khu vực kết
nối thuận tiện với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng

tàu. Khu vực này thuận lợi tạo ra được các sản phẩm mang hàm
lượng khoa học – cơng nghệ cao có thể liên kết với nhau. Hình
thành các chuỗi giá trị gia tăng từ khâu nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm
Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM


Nguồn: Shutterstock, 2020

phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ.
Đồng thời, là môi trường tốt cho làm việc, học tập, sinh sống của
các chuyên gia, các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình
độ và chất lượng cao.
Đơ thị sáng tạo tương tác cao là gì?
Đơ thị sáng tạo tương tác cao là các khu vực đô thị phát triển
theo các cụm ngành kinh tế, tập trung trong một không gian
địa lý. Bằng cách thu hút, bố trí các viện nghiên cứu, các ngành
hoạt động công nghiệp, nuôi dưỡng những mạng lưới sản xuất
và hợp tác trong một không gian gần gũi về khoảng cách, những
kết quả mới - điều mà được tạo ra bằng sự tương tác và thành
công của mỗi cá thể - sẽ dẫn đến những ý tưởng mới, sự ra đời
của việc làm kiểu mới, và sự đột phá về kinh tế cho Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố phát triển và là cửa ngõ
để kết nối Việt Nam với thị trường toàn cầu, chiếm 22% GDP,
29% vốn tài chính của Việt Nam và 39,1% vốn FDI vào Việt Nam.
Thành phố là một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất
của thế giới và là thành viên của Liên minh sáng tạo đổi mới
toàn cầu. Thành phố là nhà của các trường đại học quốc gia, cơ


9


sở nghiên cứu và khu phát triển phần mềm tốt nhất. Thành phố
có một nền văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ, thành phố cũng có
lực lượng lao động lành nghề từ các tỉnh lân cận và các quốc gia
khác, là nơi tiếp nhận 21,2% lao động lành nghề của Việt Nam,
với năng suất lao động cao nhất cả nước.
Chiến lược phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía
Đơng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo cơ hội mạnh mẽ cho các
viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty đang phát triển
nhanh, các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
và sáng tạo, mạng lưới nhân tài tồn cầu được kết nối lại và có
khả năng hợp tác, đồng sáng tạo, mở rộng hoạt động của họ.
Thông qua việc tạo dựng một Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao
phía Đơng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh có
thể thúc đẩy phát triển nhanh bên kinh tế bằng cách khai thác
các mạng lưới xã hội - kinh tế sáng tạo có chiều sâu tại những
Trung tâm đổi mới sáng tạo và những hệ sinh thái kinh tế đa
lĩnh vực.
Để chuẩn bị cho tương lai phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh,
tiếp nối lịch sử đổi mới sáng tạo của nhân dân Thành phố, phát
huy nguồn nhân lực lao động chất lượng cao, việc HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN KHU ĐƠ THỊ SÁNG TẠO, TƯƠNG TÁC CAO PHÍA
ĐƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nhằm để việc nâng cao chất
lượng tăng trưởng và cạnh tranh là hết sức cần thiết.

1.2 Căn cứ pháp lý lập đồ án quy hoạch
- Kết luận số 390-KL/TU ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Ban
Thường vụ Thành Ủy về chủ trương và định hướng quy hoạch

phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đơng Thành
phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức);
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 16 tháng 10 năm 2018 Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 18 Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố;
- Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát
triển kinh tế - xã hội, ngân sách thành phố;
- Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo về xây
dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đơng Thành phố
Hồ Chí Minh;

Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


- Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định 2655/
QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 Kế hoạch hành động về
xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đơng Thành
phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch hành động bao gồm 7 nhóm cơng
tác trên các lĩnh vực khác nhau và mỗi nhóm sẽ có các chương
trình riêng.

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch
1.3.1 Mục tiêu
Mục tiêu cốt lõi: Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao sẽ trở thành
hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của
Thành phố và khu vực dựa trên nền tảng phát triển mũi nhọn là

nền kinh tế tri thức và hợp tác phát triển. Bằng cách phát triển
các trung tâm đổi mới sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hình
thành được nguồn nhân lực tiên tiến, tăng cường kết nối để tạo
cơ hội mới, cân bằng phát triển và môi trường thiên nhiên. Hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội và quản lý nhà nước hướng đến
thành lập Thành phố phía Đơng.
- Xây dựng một khu vực phát triển đô thị gắn liền với kinh tế tri
thức và công nghệ nhằm phát triển kinh tế-xã hội-mơi trường
của Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Nâng cấp khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, xây
dựng thêm một số trung tâm đổi mới sáng tạo. Tạo ra những
cụm ngành cơng nghiệp tri thức có giá trị cao. Liên kết chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp lớn, trung và cộng đồng khởi nghiệp.
- Nâng tầm các trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phát triển
thêm các khu đại học mới. Tập trung về chuyên môn và tiện
nghi cho các trường để tạo điều kiện tối đa cho công tác nghiên
cứu, đào tạo và hội nhập quốc tế. Đô thị sáng tạo tương tác cao
phía Đơng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà các trường đại học,
các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong vùng sẽ liên kết
mật thiết với nhau để sản phẩm của mình được gia tăng giá trị,
mang lại lợi ích lớn hơn cho bản thân và cộng đồng.
- Tập trung vào chất lượng cuộc sống để đạt mục tiêu phát triển
con người toàn diện. Nơi đây sẽ tạo ra môi trường làm việc, học
tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, các nhà khoa học và
lực lượng lao động có chất lượng cao và cộng đồng dân cư sáng
tạo. Các giải pháp tập trung vào việc cải thiện giao thông và môi
trường, tăng các khơng gian nghỉ ngơi, khơng gian tương tác,
giải trí, cây xanh.
- Thiết lập cơ chế chính sách để quản lý, thu hút đầu tư phù hợp
các qui tắc và thông lệ quốc tế. Xây dựng kế hoạch thực thi và lộ


11


trình thực hiện các dự án tầm mức vĩ mơ (như giao thông công
cộng, khu trung tâm đổi mới sáng tạo) và các cấp độ thấp hơn
(công viên khu ở, thảm cây xanh và mặt nước, các khu nhà ở giá
rẻ).
Mục tiêu đóng góp phát triển kinh tế: Về mức độ đổi mới sáng
tạo, đo lường bằng các chỉ số về lao động, việc làm, trình độ
nguồn nhân lực theo định hướng kinh tế tri thức.
Giai đoạn 1 (2020-2025): 20.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.
Giai đoạn 2 (2025-2030): 50.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.
Giai đoạn 3 (2030-2040): 150.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.

1.Thành phố sáng tạo

Nhiệm vụ về xây dựng và quản lý chất lượng đơ thị:
Bốn nhóm mục tiêu nhằm giải quyết các thách thức hiện hữu
và linh hoạt phát triển trong tương lai:
- Thành phố sáng tạo: tạo ra các trung tâm kinh tế sáng tạo, các
khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hình thành một hệ sinh thái
sáng tạo. Các ngành kinh tế và các hoạt động đô thị ở tầm mức
trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về cơ sở hạ
tầng độ thị, cần gia tăng kết nối internet vạn vật, sử dụng công
nghệ trong quản lý, vận hành tiện ích đơ thị và cảnh báo rủi ro
cho người dân.


3. Cân bằng giữa phá

- Đơ thị vì con người: giáo dục được chú trọng và đầu tư chất
lượng cao; giáo dục tích hợp trong nhiều bối cảnh khác nhau
chứ không chỉ ở trong không gian trường học; dịch vụ y tế chất
lượng cao; không gian chung của cộng đồng được tạo ra để
khuyến khích sự sáng tạo trong đời sống.
- Cân bằng giữa phát triển và môi trường: duy trì những đặc
tính vốn có của mơi trường thiên nhiên. Thiết kế quản lý tốt nước
mưa và ngập lũ. Đảm bảo chất lượng khơng khí tốt, giảm thiểu
các tác động gây ô nhiễm.
- Di chuyển nhanh và dễ dàng: văn hóa đi lại được chuyển đổi
từ giao thơng cá nhân sang giao thơng cơng cộng. Người dân
có thể đi bộ một cách thuận tiện và an tồn. Những khơng gian
cơng cộng tiện nghi và an tồn, khu vực vỉa hè, đường đi bộ kết
nối với các phương tiện giao thông công cộng. Lối đi bộ được
thiết kế phù hợp điều kiện khí hậu nóng và nhiều mưa. Hệ thống
vận tải nặng và phân phối hàng hóa được phân luồng riêng.
Mục tiêu đóng góp phát triển kinh tế: sẽ được tiếp tục làm rõ khi
nghiên cứu chi tiết về tài chính đơ thị
Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM

4. Di chuyển nhanh v


(Eindhoven)

át triển và mơi trường (Singapore)


2. Đơ thị vì con người (TP Hồ Chí Minh)

và dễ dàng (Tokyo)

1.3.2 Phạm vi
Phạm vi địa lý: diện tích tự nhiên khoảng 21.172,47 ha (bao gồm
diện tích các quận: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức). Dân số
hiện tại là 1 triệu người. Chú trọng thu hút và phát triển dân số
trẻ, tri thức, người có trình đơ tham gia nghiên cứu, sản xuất
công nghệ cao.

Nguồn:
1. fd.nl, 2018
2. Compass, 2019
3. Smartcitiesworld.net, 2017

13


Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


2

Hiện trạng đô thị
và quy hoạch
_

2.1 Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư
2.1.1 Thực trạng kinh tế xã hội tại 3 quận phía Đơng

Trong giai đoạn 2006 đến 2016, số việc làm và số doanh nghiệp
trong 9 ngành công nghiệp quan trọng gồm thương mại, dịch
vụ, xây dựng, sản xuất, dệt may, chế biến, gỗ và giấy, khai khống,
và nơng nghiệp trên tồn quốc và tại Tp. Hồ Chí Minh đều tăng.
Tuy nhiên, Bảng 2.1.1-1 cho thấy phần trăm tăng trưởng số lượng
doanh nghiệp trong các ngành kể trên tại TP Hồ Chí Minh (3,65
lần) cao hơn tỉ lệ toàn quốc (3,6 lần). Tăng trưởng trong số việc
làm của Tp. Hồ Chí Minh (80%) thấp hơn so với mức tăng trưởng
toàn quốc (1,2 lần). Trong năm 2016, số lao động ở Tp. Hồ Chí
Minh chiếm 22% tổng lao động, còn số doanh nghiệp chiếm 34%
trong các ngành nghề nói trên.
Bảng 2.1.1-1. So sánh số doanh nghiệp và số lao động trên tồn quốc và
Tp. Hồ Chí Minh trong 9 ngành kinh tế quan trọng
Toàn quốc
Tổng số doanh nghiệp
Tổng số lao động

Tp. Hồ Chí Minh

2006

2016

2006

2016

125,492

502,958


36,855

171,647

5,187,456

11,385,382

1,354,515

2,525,780

Theo các đánh giá gần đây, khuynh hướng chung của nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016 là sự giảm tốc của tăng
trưởng trong các ngành dịch vụ. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ
có tăng nhưng số lượng lao động trung bình mỗi doanh nghiệp
giảm. Các ngành thuộc bán buôn và bán lẻ đang trở thành
những ngành đem lại giá trị gia tăng cao và các ngành sản xuất

15


có mức tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện qua số việc làm và mức
lợi nhuận tăng cao trong giai đoạn nói trên.
Đối với nền kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, các ngành công nghiệp sản
xuất dệt may và chế biến thực phẩm đang đóng vai trị quan
trọng. Ngành dệt may quy tụ nhiều ngành có liên quan như giày,
sợi, da, quần áo có liên hệ trong chuỗi cung ứng với nhau tại Tp.
Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Ngành này cũng thu hút

nhiều doanh nghiệp FDI. Mặc dù mặc dù hiện vẫn còn khiêm
tốn so với những ngành thuộc thương mại dịch vụ, các ngành
sản xuất công nghệ cao bắt đầu gia tăng hàm lượng chất xám
và quy mô. Một số doanh nghiệp tổ chức thực hiện nghiên cứu
và phát triển (R&D) quan trọng tại Tp. Hồ Chí Minh như Sanofi,
doanh nghiệp dược phẩm tại Khu cơng nghệ cao TPHCM, Q.9.

1,46 tỷ đồng doanh thu/
lao động trong ngành sản
xuất công nghệ cao năm
2017

1/3 Giá trị xuất khẩu của Tp
Hồ Chí Minh được tạo ra tại
Khu cơng nghệ cao

Trong nhóm các ngành cơng nghiệp tăng trưởng nhanh tại Tp.
Hồ Chí Minh có các ngành như Sản xuất sản phẩm điện tử, máy
vi tính, và sản phẩm quang học có hàm lượng R&D cao và các
ngành có hàm lượng R&D thấp như Sản xuất giấy và sản phẩm
từ giấy (Bảng 2.1.1-2). Điều đáng chú ý là các ngành sản xuất
truyền thống trong nhóm này có mức độ tăng trưởng cao hơn
trung bình tồn quốc, được thể hiện qua sự thay đổi chỉ số sản
xuất giữa các năm trong giai đoạn 2016-2018. Tiêu biểu, chỉ số
sản xuất cho ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy và Sản
xuất giường tủ, bàn ghế trong năm 2018 là 145,4 và 123,8 tại TP.
Hồ Chí Minh so với 113,9 và 112,7 của toàn quốc.
Bảng 2.1.1-2. Chỉ số sản xuất 2016 - 2018 cho các ngành công nghiệp
tăng trưởng nhanh tại Tp. Hồ Chí Minh
Tồn quốc


Tp. Hồ Chí Minh

2016

2017

2018

2016

Sản xuất giấy và sản
phẩm từ giấy

107,2

109,6

113,9

109,25 108,92

145,4

Sản xuất sản phẩm từ
cao su và plastic

110,2

113,2


103,2 100,83 103,78

105,5

Sản xuất sản phẩm
điện tử, máy vi tính và
sản phẩm quang học

112,5

135,2

110,7 108,83 138,58

114,7

Sản xuất thiết bị điện

107,4

112,1

106,9

Sản xuất phương tiện
vận tải khác

107,2


108,9

104

87,35

89,13

124,3

111,1

108,7

112,7

103,02

96,92

123,8

Sản xuất giường tủ,
bàn, ghế

2017

110,02 109,84

2018


111,2

Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM

Những số liệu trong bảng
2.1.1.2 cho thấy những
ngành cơng nghiệp có
hàm lượng cơng nghệ
cao của TPHCM chỉ đang
ở mức trung bình của cả
nước. Trong khi những
ngành sản xuất truyền
thống lại cao hơn chỉ số
trung bình quốc gia.


Đối với năng suất lao động tính trên doanh thu, kết quả Tổng
điều tra năm 2017 cho thấy bình quân mỗi năm một lao động
tạo ra được 1,46 tỷ đồng doanh thu, tăng 23,98% so với năm 2012;
bình quân mỗi năm tăng 3,17%. Trong đó, khu vực dịch vụ có
năng suất cao nhất với 1,94 tỷ đồng doanh thu kế đến là khu vực
công nghiệp & xây dựng với 0,98 tỷ doanh thu trong năm 2017.
Mức độ gia tăng năng suất so với 2012 cho dịch vụ lại là -3,42% và
69% cho công nghiệp & xây dựng
So sánh giữa các quận huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh cho thấy
Quận 1 có vị thế kinh tế quan trọng với khả năng thu hút 1334
doanh nghiệp FDI theo thông kê 2017, theo sau là Quận 7, Quận
3, và Quận 2 với số doanh nghiệp lần lượt là 477, 331, và 184. So
sánh quy mơ doanh nghiệp trung bình mỗi quận huyện và hiệu

quả lao động (doanh thu trên lao động) giữa các quận huyện
theo thống kê kinh tế (2017) trong 9 ngành thương mại & dịch
vụ chủ yếu cho thấy Quận 1, Quận 3, Quận 4, và Quận 5 thu hút
nhiều doanh nghiệp với hiệu quả cao. Số lượng các cơ sở sản
xuất kinh doanh cá thể tăng nhanh ở các quận ven và ngoại
thành tuy nhiên mật độ cơ sở kinh doanh cá thể cao nhất là
Quận 5, tiếp theo là Quận 11, Quận 6, Quận 1, và Quận 10.
Tiềm lực của doanh nghiệp có thể được đo bằng giá trị tài sản
cố định và đầu tư tài chính dài hạn của chính doanh nghiệp. Số
liệu thống kê mới nhất cho thấy tiềm lực của các doanh nghiệp
tại khu vực dự kiến HIID vẫn còn khiêm tốn so với các doanh
nghiệp tại Q.1 và Q.3 (Hình 2.1.1-1). Ngồi ra, tốc độ tăng trưởng
giá trị trên thuộc khu vực các quận trung tâm lớn hơn số liệu

Hình 2.1.1-1. So sánh giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn
của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm giữa khu vực HIID, Q.3
và Q.1 (Đơn vị: tỉ VND)
17


được ghi nhận tại khu vực HIID trong giai đoạn 2015 - 2017. Trong
khi khu vực HIID giảm 0,7% thì Q.1 tăng 28% và Q.3 tăng 47%.
Diện tích đất cơng nghiệp hiện nay tại khu vực HIID cịn có thể
được đưa vào sử dụng tạo ra thêm giá trị công nghiệp hiện đã
hết. Hiện đang có 5 khu cơng nghiệp và chế xuất gồm Khu chế
xuất Linh Trung I (Thủ Đức), Khu chế xuất Linh Trung II (Thủ Đức),
Khu công nghiệp Bình Chiểu (Thủ Đức), Khu cơng nghiệp Cát Lái
(Q.2), và Khu cơng nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh (Q.9). Tổng diện tích
các khu cơng nghiệp ở đây đạt 1200 ha, chiếm 25% tổng diện tích
khu cơng nghiệp tồn thành phố. Các báo cáo mới nhất cho biết

tất cả các khu cơng nghiệp thuộc khu vực có tỉ lệ th gần 100%.
Khu Cơng nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh diện tích khoảng 913
ha ở Quận 9 hiện có 156 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất
công nghệ như vi cơ điện tử - công nghệ thông tin - viễn thơng;
cơ khí chính xác - tự động hóa; cơng nghệ sinh học áp dụng trong
dược phẩm và môi trường; năng lượng mới - vật liệu mới - công
nghệ Nano. Báo cáo mới nhất cho thấy tổng vốn đầu tư khoảng 7,1
tỷ USD, giá trị sản xuất năm 2019 khoảng 15 tỷ USD và giá trị xuất
khẩu khẩu 14 tỷ USD.
Các dữ liệu hiện tại và của các năm trước đây cho thấy khu vực
HIID có mức độ tập trung các hoạt động kinh tế thấp hơn so với
khu vực lõi đô thị gồm Q.1, Q.3, Q.4, và Q.5 và các hoạt động kinh tế
công nghiệp hiện đã sử dụng gần hết diện tích đất cơng nghiệp
cho phép. Lĩnh vực thương mại & dịch vụ vẫn là thế mạnh của tồn
thành phố. Trong lĩnh vực cơng nghiệp, có một số ngành công
nghệ cao với hàm lượng nghiên cứu cao bắt đầu tăng trưởng từ
năm 2017, mặc dù cao hơn khơng đáng kể so với trung bình tồn
quốc. Những ngành này lại phát triển chậm hơn tốc độ của một số
ngành công nghiệp sản xuất nhẹ tại thành phố như giấy, phương
tiện vận tải, và bàn ghế. Điều này có thể lý giải bằng đặc điểm
chung của lực lượng lao động trong nền kinh tế và sự tồn tại của
những ngành cơng nghiệp phụ trợ và có liên quan trong chuỗi
cung ứng tại thành phố và ở vùng rộng hơn. Do đó thế mạnh hiện
tại của Tp. Hồ Chí Minh và khu vực HIID vẫn là dịch vụ & thương
mai, công nghiệp nhẹ truyền thống. Ngành công nghệ cao được
tập trung phát triển ở một khu vực cụ thể với quỹ đất hạn chế.

2.1.2 Thực trạng dân số và lao động
Theo thống kê dân số và nhà ở thực hiện năm 2019, dân số toàn
quốc hiện nay đang bước vào giai đoạn già hóa tăng lên nhưng

vẫn cịn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Trong tháp dân số, tỉ lệ
người trong độ tuổi 5- 40 tương đối bằng nhau hay nói cách khác
bề rộng của nhóm tuổi trẻ nhất ở đáy tháp cũng tương đương bề

Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM

Dân số khu vực HIID tăng
38% trong thời kỳ 2009 –
2019, gấp 1,5 lần mức tăng
trung bình của thành phố
Hồ Chí Minh

Trung t


Quận Thủ Đức

Quận 9

tâm TPHCM

Quận 2

Tăng dân số tuyệt
đối 2009-2019
>+7,000
+3,000
+1,000
0
Mặt nước


-1000

Ranh khu vực nghiên cứu

-3,000

Ranh giới phường

<-7,000

Hình 2.1.2-1. Bản đồ thể hiện mức tăng dân số tuyệt đối trong giai đoạn 2009 – 2019 tại các
phường thuộc thành phố

rộng của nhóm tuổi cao. Do đó trong tương lai, mức tăng trưởng
của lực lượng lao động sẽ ở mức thấp và giảm dần. Dự báo đến
2040 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng, khi đó một người
trong độ tuổi phụ thuộc sẽ có ít hơn 2 người trong độ tuổi lao
động. Một trong những lý do quan trọng là tỷ suất sinh đang giảm
dần ở nhiều khu vực. Tổng suất sinh toàn quốc đạt 2.09 con/phụ
nữ, chỉ số này ở khu vực Đông Nam Bộ là 1.56 và tại TP. Hồ Chí Minh
là 1.39.
Tổng điều tra cịn cho thấy Tp. Hồ Chí Minh có tỷ suất di cư thuần
là 7.6% và đánh giá tổng quát là trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người di cư cao hơn người không di cư. Về nhập cư, Đông Nam
19


Bộ tiếp tục là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư với 1,3
triệu người nhập cư, chiếm hơn hai phần ba tổng số người di cư

giữa các vùng trên cả nước và gần gấp bốn lần so với lượng người
nhập cư vào Đồng bằng sông Hồng (vùng có số người nhập cư
lớn thứ hai). Phần lớn người nhập cư đến Đông Nam Bộ là từ Đồng
bằng sông Cửu Long (710,000 người, chiếm 53,2%) và người nhập
cư từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc là nhóm chiếm đa số
trong bộ phận người nhập cư đến Đồng bằng sông Hồng (209,300
người, chiếm 61,2%).
So sánh quy mô dân số và tốc độ tăng dân số giữa khu vực dự kiến
thực hiện HIID và khu vực còn lại cho thấy tỷ lệ tăng dân ở khu
vực HIID nhanh hơn so với khu vực còn lại. Dân số quận 2, 9, Thủ
Đức thuộc khu vực dự kiến HIID đạt 845,924 chiếm 12% tổng dân
số thành phố trong năm 2009 và đạt 1.169.967 tức chiếm 13% dân
số thành phố trong năm 2019. Quy mô dân số này phân bố không
đều với 592.686 người sinh sống tại quận Thủ Đức và chỉ có 397.006
người tại Quận 9 và 180.275 người tại Quận 2. Trong giai đoạn 2009
– 2019, mức tăng trưởng dân số trung bình của các quận huyện
đạt 23%, tuy nhiên có một số quận đạt mức tăng trưởng âm chủ
yếu là các quận có mật độ dân số cao ở khu vực trung tâm thành
phố. Khu vực HIID có mức tăng dân số đạt 38%. Trong khi đó khu
vực cịn lại của thành phố chỉ đạt mức tăng 24% (Bảng 2.1.2-1).
Bảng 2.1.2-1. So sánh quy mô dân số của khu vực HIID và phần còn lại
của thành phố

Số dân HIID
Số dân không thuộc HIID
Tỷ trọng dân số khu vực HIID

2009

2019


Tỷ lệ dân số

845.924

1.169.967

38%

6.316.940

7.823.115

24%

12%

13%

Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình các quận

23%

Các phường có mức tăng trưởng dân số lớn chủ yếu tập trung ở Q.
Thủ Đức và Q.9 dọc xa lộ Hà Nội như Phước Long B (Q.9) và Linh Trung,
với mức tăng lần lượt là 61% và 66%. Hai phường nói trên bổ sung gần
50.000 người (Hình 2.1.2-1). Mức gia tăng dân số tại các quận huyện có
thể bao gồm người dân nhập cư từ các địa phương khác trong vùng
Đông Nam Bộ và xa hơn. Đánh giá từ các báo cáo gần đây cho thấy
người di cư từ các địa phương khác đến Tp. Hồ Chí Minh vì nhiều lý

do nhưng chủ yếu là vì việc làm. Các yếu tố trên cho thấy khả năng
sức ép đối với hạ tầng và nhà ở sẽ tiếp tục diễn ra ở khu vực HIID ra vì
mật độ dân cư một số nơi còn thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy gia tăng
mật độ dân cư ở khu vực trung tâm gặp hạn chế, việc sử dụng đất

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


có thể chưa hiệu quả, và việc cung ứng dịch vụ đô thị như phương
tiện giao thông công cộng tại khu vực bên trong và ngồi rìa thành
phố đều trở nên kém hiệu quả.
Đối với thu nhập, kết quả phân tích cho thấy thu nhập bình qn
thực tế trên đầu người trong một tháng vào năm 2018 tại khu vực
dự kiến HIID đạt 7,2 triệu đồng, thấp hơn mức thu nhập thực tế này
của khu vực còn lại của thành phố (8,6 triệu đồng) khoảng 84% và
cũng thấp hơn mức thu nhập tương ứng của khu vực gồm 4 quận
là Q.1, Q.3, Q.4, và Q.5 khi nhóm này đạt 7,6 triệu đồng (95%) (Hình
2.1.2-2). Thu nhập này của người lao động chủ yếu là lương và chưa
bao gồm các khoản hoa hồng có thể được nhận định kỳ và vào
cuối năm. Dữ liệu cho thấy khu vực HIID có tỉ lệ gia tăng dân số cao
hơn so với toàn thành phố, tuy nhiên thu nhập trung bình thực tế
của người dân tại khu vực này còn thấp so với khu vực cịn lại của
thành phố.

Thu nhập bình qn của
dân số tại HIID thấp hơn
khoảng 16%, ở mức 7.2
triệu đồng/tháng so với
khu vực cịn lại của thành
phố (8.6 triệu đồng/tháng)


Hình 2.1.2-2. So sánh thu nhập/tháng thực tế bình quân trên đầu người
trong năm 2018 tại TP. Hồ Chí Minh (VND)
(*khơng bao gồm Q.2, **không bao gồm Nhà Bè, Cần Giờ, ***gồm Q.1,
Q.3, Q.4, và Q.5)

Điều này cho phép rút ra nhận xét là những cư dân hiện hữu trong
khu vực HIID khó có thể là những lực lượng lao động của một nền
kinh tế tri thức. Việc thu hút một lực lượng lao động chất lượng
cao về đây sẽ là một thách thức không nhỏ khi mà áp lực về dân
số và giá đất đã đẩy những cư dân có trình độ thấp dạt ra vùng ven
trong đó có HIID.
21


TP Hồ Chí Minh

Hình 2.1.3-1. Số lượng phát minh và giải pháp hữu ích được cơng nhận tại các địa phương theo
thứ tự số phát minh từ cao đến thấp trong năm 2019

2.1.3 Thực trạng khảo sát hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị sáng tạo lớn thứ hai tại Việt
Nam dựa theo cơ sở dữ liệu về sáng chế và giải pháp hữu ích
quốc gia của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tuy nhiên hệ sinh thái
đổi mới sáng tạo của nó vẫn cịn thuộc giai đoạn phơi thai. Trong
năm 2019, thành phố có 25 phát minh và 46 giải pháp hữu ích
so với Hà Nội với hơn 90 sáng chế và 110 giải pháp hữu ích (Hình
2.1.3-1). Vị trí top đầu về đổi mới sáng tạo quốc gia khá cách biệt
so với nhóm các địa phương cịn lại. Địa phương giữ vị trí thứ ba
chỉ ghi nhận ít hơn 7 sáng chế trong hai năm liên tiếp 2018 và

2019. Riêng trong năm 2019 thì 51 trên tổng số 63 tỉnh thành chỉ
ghi nhận một hoặc ít hơn một phát minh.

Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


Tại thành phố Hồ Chí Minh có một số nơi có mức độ sáng tạo cao
theo hệ thống sáng chế và giải pháp hữu ích quốc gia. Dữ liệu
dựa trên các văn bằng sáng chế và giải pháp hữu ích đăng ký từ
1/1/2015 đến 31/12/2019 và đã được công nhận cho các cá nhân
và tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Các khu vực có mức độ sáng tạo
cao bao gồm 5 quận ngoại thành có khu cơng nghiệp, ngoại trừ
Q.10 vốn là nơi có một số phịng thí nghiệm thuộc Trường Đại
học Bách khoa, thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(VNU). Trong nhóm này có Q. Thủ Đức với 3 khu công nghiệp và
tập trung các trường đại học thuộc VNU. Khu vực quy hoạch
HIID chiếm 1/5 tổng số phát minh toàn thành phố trong thời
gian này (Hình 2.1.3-2).

23


Phân tích các phát minh và giải pháp hữu ích cụ thể cho thấy
đa số hoạt động R&D thể hiện qua phát minh & giải pháp hữu
ích của cá nhân và tổ chức Việt Nam tại thành phố diễn ra trong
ngành cơng nghiệp Sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào
đâu. Ngành này bao gồm sản xuất các loại máy thông dụng và
chuyên dụng được sử dụng trong hoạt động sản xuất của các
ngành như chế biến thực phẩm, dệt may, nơng nghiệp, và kim
loại. Nhóm ngành cơng nghiệp đứng thứ hai là Công nghiệp

chế biến & chế tạo khác bao gồm sản xuất các loại công cụ trong
âm nhạc, thể dục thể thao, giáo dục, và đồ chơi. Hai ngành công
nghiệp này chiếm 40 trên tổng số 100 phát minh & giải pháp
hữu ích được cơng nhận trong giai đoạn này và đây cũng là hai
ngành đại diện cho công nghiệp sản xuất truyền thống. Hai
ngành công nghiệp có thể bao gồm những ngành được phân
loại cơng nghệ cao là Sản xuất thuốc, hóa dược & dược liệu và
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính & sản phẩm quang học
hiện đang có 13 phát minh & giải pháp hữu ích được cơng nhận
(Hình 2.1.3-3).
Mặc dù khu vực dự kiến đô thị sáng tạo HIID không phải là nơi
sáng tạo nhất của Tp. Hồ Chí Minh, dữ liệu cho thấy nó đang dẫn
dắt về số lượng phát minh & giải pháp hữu ích trong hai ngành
cơng nghiệp thuộc hi-tech là là Sản xuất thuốc, hóa dược & dược
liệu và Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính & sản phẩm quang
học với hơn 50% số lượng bằng sáng chế đã cấp. Và hai khu vực
cụ thể đóng góp quan trọng cho hệ sinh thái sáng tạo này là
VNU và khu công nghệ cao SHTP. Cần lưu ý dữ liệu này giới hạn
trong phạm vi các cá nhân và tổ chức Việt Nam và dữ liệu của
Cục Sở hữu trí tuệ, do đó nó chưa thể hiện đầy đủ hoạt động
đổi mới sáng tạo, vốn có thể diễn ra ở những lĩnh vực phi sản
xuất, và đương nhiên bao gồm các phát minh sáng chế có xuất
xứ ở đây nhưng được đăng ký ở các quốc gia khác. Ví dụ, trong
cùng thời gian nói trên đã có tổng cộng 31 phát minh được cơ
quan quản lý Hoa Kỳ (USPTO) cơng nhận cho cá nhân là người
có tên Việt Nam đang sống tại thành phố. Đối với doanh nghiệp
thuộc nhóm cơng nghệ cao tại khu cơng nghệ cao SHTP, Sanofi
là cơng ty có nhiều hoạt động R&D trong lĩnh vực dược phẩm.
Dữ liệu mới nhất của công ty cho thấy có 74 dự án nghiên cứu
thuộc nhiều lĩnh vực như các bệnh tiểu đường, tim mạch, truyền

nhiễm và sản xuất vaccine. Sanofi đang thực hiện một số nghiên
cứu nhất định tại cơ sở ở SHTP tuy nhiên chưa có phát minh nào
trong tổng số 373 phát minh được USPTO cấp có xuất xứ tại đây
được đăng ký trong thời gian từ 1/1/2015 đến 31/12/2019. Dữ liệu
này chưa thể hiện các phát minh được đăng ký và vẫn còn đang
được cơ quan quản lý xem xét trong giai đoạn nói trên.

Đề án hình thành và phát triển Khu đơ thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đơng TPHCM


Hình 2.1.3-2. Số lượng phát minh và giải pháp hữu ích được công nhận tại các địa phương theo
thứ tự số phát minh từ cao đến thấp trong năm 2019

Hình 2.1.3-3. Số lượng phát minh & giải pháp hữu ích theo ngành công nghiệp đăng ký từ đã
được công nhận cho cá nhân và tổ chức đăng ký từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 tại các quận huyện

25


×