Kỹ năng Đọc sách và tài liệu
Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại
cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi
người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con
ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ
cuộc sống, từ sách vở.
Nếu các bạn đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì các bạn sẽ:
- Mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tiếp cận được với sự phát
triển của khoa học và nghề nghiệp tương lai.
- Bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sáng
tạo trong hoạt động chuyên môn của mình.
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề
nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình.
Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học - kĩ thuật
ở mọi trình độ. Trong thời gian đào tạo, các bạn phải sử dụng các loại sách như
sau:
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho mỗi bộ môn khoa học.
- Các công trình nghiên cứu khoa học.
- Các tài liệu hướng dẫn, các văn bản qui định.
- Các tài liệu, sách nâng cao trình độ văn hóa chung và giải trí.
- Các sách tra cứu...
Tổng số các loại sách này, trong thời gian đào tạo các bạn phải đọc ít nhất là
25.000 trang. Với các bạn học tập theo chế dộ tại chúx còn nhiều hơn. Càng đọc
nhiều sách, các bạn càng nắm vững kiến thức và nghề nghiệp, càng nâng cao khả
năng tư duy khoa học và càng có điểu kiện phát triển nhiều hơn. Nhưng đọc sách
như thế nào để có hiệu quả cao nhất?
Giải quyết trọn vẹn vấn đề này là phức tạp. Song với sự nỗ lực của các bạn thì
hiệu quả đọc sách sẽ dần được nâng lên. Các bạn cần chú ý tới các yêu cầu tối
thiểu khi đọc sách sau đây:
1. Phải có mục đích đọc sách rõ ràng
Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác dịnh được mục đích
đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục
đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian
có thể dành cho đọc sách. Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: Đọc để
làm gì? Từ đó mới trả lời được câu hỏi: Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?
Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng
một cuốn sách. Ví dụ, khi đọc "Truyện Kiều của Nguyễn Du, có người yêu thơ
mà tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục
bát hay. Có ngừơi tìm hiểu cuộc đời cô Kiều và cốt truyện. Có ngừơi lại qua đó mà
hiểu biết đời sống văn hóa, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; Có ngừơi lại
đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức ngừơi phụ nữ... Vì vậy
xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người
chúng ta. Mục đích đọc sách cần rõ ràng, cụ thể. Có mục đích lâu dài và mục đích
trước mắt. Thực tiễn dạy học ở đại học cho thấy, mục đích đó rất đa dạng. Chẳng
hạn như tìm kiếm luận cứ hay sự khẳng định cho một kết luận hay một tư tuởng;
tìm kiếm khả năng để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó; giải một bài tập, viết một
bài báo, giải quyêt một vấn đề lí luận hay thực tiễn...; mở rộng hiểu biết; học tập
cách suy nghĩ, cách phân tích, phê phán, cách đánh giá... Cần căn cứ vào nhiệm vụ
cụ thể mà xác định mục đích đọc cho rõ ràng và hợp lí.
2. Chọn sách hợp lí:
Sách báo có vai trò quan trọng. Song, không phải gặp gì đọc nấy. Ngày nay, số
luợng sách báo và tài liệu về mọi lĩnh vục là rất lớn và không ngừng tăng lên. Mỗi
người không thể có đủ thời gian để đọc tất cả thậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên
môn của mình. Mặt khác, trong số sách báo hiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, rất có
ích. Nhưng cũng không ít những cuốn sách làm tốn công sức bạn đọc, đôi khi còn
gây ảnh hưởng xấu. Vì vậy, phải chọn sách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm
vụ của mình. Khi chọn sách để đọc, các bạn phải xác định được các vấn đề sau:
- Xác định rõ mục đích của việc đọc: Đọc để giải quyết vấn đề gì
- Xác định rõ phạm vi các vấn đề cần phải giải quyết thông qua đọc.
- Xác định trình tự tìm hiểu nội dung các vấn đề cần giải quyết, trình tự đọc các
cuốn sách và các phần trong cuốn sách đã chọn.
Từ đó có thể thấy, việc chọn sách phải dựa trên những căn cứ nhất định. Các bạn
không chỉ chọn ra những cuốn sách có thể đọc mà phải chọn ra cả phần cần đọc
trong một cuốn sách. Đưa ra căn cứ chọn sách sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn
đề nêu trên. Có ba căn cứ chọn sách sau đây:
2. 1. Từ yêu cầu của giáo viên
Nhằm giúp các bạn nắm vững nội dung môn học, sau mỗi bài giảng, sau mỗi phần
của chương trình dạy học và của mỗi môn học, giáo viên chỉ ra cho các bạn những
vấn đề cần giải quyết, cần suy nghĩ tìm hiểu sâu thêm. Từ những nhiệm vụ này,
các bạn phải tìm sách và những tài liệu có liên quan để hoàn thành những yêu cầu
đó. Cũng có khi giáo viên chỉ ra cho các bạn tên cuốn sách, thậm chí trang sách
phải đọc và nên đọc. Khi đó, chỉ theo hướng dẫn đó mà tìm ra chỗ cần đọc cho
mình. Phải hết sức chú ý các sách mà giáo viên yêu cầu phải đọc, coi như điều
kiện bắt buộc để bảo đảm tính hệ thống và sâu sắc của môn học, của bài giảng mà
giáo viên đã trình bày. Những sách nên đọc nhằm giúp các bạn mở rộng và củng
cố thêm kiến thức. Hãy cố gắng đọc được càng nhiều càng tốt để các bạn có kiến
thức phong phú và toàn diện.
2.2. Từ nhu cầu và hứng thú của bản thân
Mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng. Ngoài chương trình đào tạo, nhiều
sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi cho mình những lĩnh vực kiến thức khác.
Cũng có nhiều bạn, do ham thích môn học hay vấn đề nào đó mà có nhu cầu đào
sâu, mở rộng thêm những klến thức trong chương trình đào tạo cung cấp. Nhiều
bạn sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và
do đó có nhu cầu đọc sách để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy,
ngoài những tài liệu và sách mà giáo viên qui định phải đọc, các bạn còn chủ động
tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác, phù hợp vói hứng thú hiểu biết của mình.
2.3. Từ nguồn tài liệu có thể cung cấp cho các bạn
Nhu cầu đọc của các bạn chỉ có thể được thỏa mãn khi có thể tìm được các sách
báo và tài liệu mong muốn. Nguồn sách tập trung chủ yếu trong các thư viện. Tuy
nhiên, không phải thư viện nào cũng có đủ các sách báo bạn cần. Đôi khi không
thể tìm được những cuốn sách viết về vấn đề của bạn thì phải thay thế nó bằng các
tài liệu tương đương, thậm chí phải gom góp, "đãi cát tìm vàng" từ rất nhiều tài
liệu và sách báo khác. Vì vậy, khi chọn sách, các bạn phải nắm được điều kiện của
thư viện mà các bạn có thể tới được để việc đọc được thuận tiện và thỏa mãn nhu
cầu đọc. Các bạn cần nắm được cách phân loại thư mục trong các thư viện để việc
tìm chọn sách được nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường, các thư viện có các
kiểu phân loại sau đây:
- Thư mục phân loại theo tên tác giả. Ở đây, các cuốn sách và tài liệu được sắp xếp
theo vần chữ cái tên tác giả. Các bạn cần biết rõ cuốn sách đó hoặc biết tên tác giả
thì mới sử dụng được các ô phích phân loại này.
- Thư mục phân loại theo từng lĩnh vực khoa học: ở các ô phích loại này, người ta
sắp xếp tất cả các sách của tác giả khác nhau viết về cùng một lĩnh vực khoa học
nhất định. Ví dụ: kinh tế, triết học, toán học, xây dựng".. Nếu thư viện lớn, mỗi
lĩnh vực lại được phân ra thành những ngành hẹp hơn, Khi tìm sách cho từng vấn
đề cụ thể thì hãy sử dụng kiểu phân loại này.
- Thư mục phân loại theo từng chuyên đề. Đây cũng là cách phân loại hẹp. Song
nó đi vào các sách, tài liệu cho những vấn đề cụ thể hơn.
- Thư mục phân loại các bài báo.
- Ngoài ra, nhiều thư viện, người ta còn phân loại sách theo năm xuất bản, thứ
ngôn ngữ mà sách dùng, giới thiệu các công trình khoa học mới... Trong một thư
viện, có thể có tất cả các cách phân loại nói trên, hoặc chỉ có một số kiểu phân
loại, tùy theo số lượng đầu sách có trong thư viện đó. Một cuốn sách có trong thư
viện sẽ tìm thấy ở nhiều kiểu phân loại tương ứng. Hiểu điều đó để các bạn yên
tâm tìm sách theo kiểu phân loại thích hợp với mình mà không sợ không tìm thấy
nó trong thư viện. Lần đầu tiên tới thư viện, cùng với những hướng dẫn trên đây,
các bạn nên tận dụng sự giúp đỡ của nhân viên thư viện và những người đang
nghiên cứu tại đó để hiểu thêm cách phân loại của họ.
3. Phương pháp đọc sách
Bất kỳ công việc nào để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian cũng
cần có phương pháp khoa học. Đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có
phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi
khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...