BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH CĐ-ĐẠI HỌC 2010
Môn thi: Địa lí, Khối C
IV.a Về phát triển cây công nghiệp
PHẦN RIÊNG
1 Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền
núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ
a) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản
xuất với quy mô lớn.
- Đất: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
vôi, Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan, đất xám.
- Khí hậu: Trung du và miền núi phía Bắc có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ
cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng
khác nhau tới việc phát triển cây công nghiệp.
- Các nhân tố khác: nguồn nước, sinh vật...
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động: Trung du và miền núi phía Bắc thưa dân, hạn chế về lao động,
trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Trung du và miền núi phía Bắc có cơ sở vật chất - kĩ thuật
kém hơn Đông Nam Bộ.
- Thị trường: Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên
ngoài.
- Sự khác nhau về các điều kiện khác: đầu tư nước ngoài, chính sách...
2 Khả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta
a) Thuận lợi:
-Tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây công
nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều
kiện phát triển nhiều loại cây công nghiệp.
- Kinh tế – xã hội:
+ Dân số đông, lao động dồi dào có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao,
thị trường rộng lớn...
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối khá, có nhiều chính sách khuyến khích phát
triển cây công nghiệp...
b) Khó khăn: có nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập
trung đông với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nông nghiệp...
c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày.
IV.b Phân hóa khí hậu, thủy văn – Chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta
1. Chứng minh khí hậu, thủy văn nước ta phân hóa đa dạng
a) Khí hậu
- Phân hóa thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã:
+ Miền khí hậu phía Bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
+ Miền khí hậu phía Nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo.
- Phân hóa thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới
trên núi, ôn đới núi cao.
- Bên cạnh sự phân hóa trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, kiểu khí hậu
địa phương.
b) Thủy văn: phân hóa thành 3 miền
- Miền thủy văn Bắc Bộ: hướng chảy chung tây bắc – đông nam, lũ vào mùa hạ, cạn
vào mùa đông...
- Miền thủy văn Đông Trường Sơn: hướng chảy chung tây – đông, mùa lũ lệch vào thu
đông, có lũ tiểu mãn...
- Miền thủy văn Tây Nguyên và Nam Bộ: lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh lũ rơi vào tháng
9 – 10...
c) Sự phân hóa khí hậu, thủy văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển - đảo và
đất liền, giữa các bộ phận biển - đảo.
2. Sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta
- Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: hoạt động phi nông nghiệp có
xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ
cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi.
- Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn được đa dạng hóa gồm nhiều thành phần: doanh
nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh...), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương
quan giữa các thành phần có sự thay đổi.
- Kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì
vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định.
-------Hết-------
3