Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Bí quyết học thi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.25 KB, 12 trang )

- Làm sao để nhanh học thuộc và nhớ lâu?
- Nhất thiết phải chuẩn bị những gì?
- Sẽ không có gì khó, nếu như bạn có chiến lược thích hợp. Sau đây là một số chỉ dẫn.

Bí quyết học thi

1. Môi trường thân thiện
Hãy làm thông thoáng căn phòng và ngồi kiểu gì để cái lưng của bạn thích thú. Sẽ sai lầm, nếu
bạn “lên giây cót” hơi quá tay, khiến cho toàn bộ cơ bắp căng như sợi dây đa`n. Lưu ý tới điều
kiện chiếu sáng từ phía tay trái, ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đe`n (không trộn lẫn), đảm bảo
không mỏi mắt. Tự tạo không khí yên tĩnh, hoặc trong nền nhạc dễ chịu, nhằm mục đích đẩy vào
não bộ nhịp sóng (có tên là sóng alpha) thuận lợi cho nỗ lực học tập. Trước đó bạn nhớ đẩy ra khỏi
tầm tay tất cả đối tượng có khả năng phân tán sự tập trung (VD: kẹo cao su, ô mai, truyện tranh
“Vua trò chơi”, “Teppi”...). Rút dây điện thoại ra khỏi ổ cắm. Tắt hẳn tivi. Trong thời gian học
thỉnh thoảng có thể đảo mắt vào mục tiêu nào đó có màu xanh - chậu cây ở ban công, hàng cây sau
ô cửa, hoặc bức tranh phong cảnh treo trên tường. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực phong thuỷ
Trung Quốc khuyên bạn học tránh ánh sáng cực mạnh (tương tự như đe`n pha xe máy), gương soi
và những góc nhọn.

2. Thể lực và trạng thái tâm lý.
Trước mỗi buổi học có thể tắm qua bằng nước mát. Ăn những món nhẹ, dễ tiêu giàu magiê và
cacbon (cơm, bánh mỳ, tôm, cua, cá, trứng, các sản phẩm sữa, khoai tây, các loại đỗ, lạc vừng, mơ
khô, nho khô, cà rốt, chuối,...). Những món ăn nhẹ, dễ tiêu, sẽ giúp cơ thể tạo ra serotonin-
hoocmon giúp bạn học nhanh vào; những món ăn “nặng” khó tiêu (VD: cơm với thịt bò bitết, thịt
gà quay...sẽ thúc đẩy cơ thể huy động máu dồn cho bộ máy tiêu hoá, thay vì cung cấp cho não bộ).
Các bạn lớn tuổi xin nhớ: uống nhiều cà phê (trên 2 ly / ngày) sẽ làm cho cơ thể mất canxi và
dẫn đến hiện tượng mất tập trung; nếu uống bia rượu cơ thể bạn sẽ thiếu hụt magiê, vitamin B1 và
mất vitamin C (những hợp chất cần thiết để duy trì hoạt động của trí óc) - trường hợp bạn hút
thuốc lá.
Trước mỗi buổi học hãy tự đưa mình vào trạng thái tâm lý hứng khởi. Việc duy trì khả năng nhớ
lâu sẽ thuận lợi, nếu bạn nhắm mắt dành khoảng 2 phút để thả mình vào những kỷ niệm thực sự dễ


chịu và thú vị (cảnh tắm biển năm trước, giây phút nhận giải thưởng, gương mặt người thân...).
Hãy tự mỉm cười - bạn có tác động đến cuộc sống bản thân. Tất cả những người có não bộ khỏe
mạnh đều có thể học tốt tất cả những gì bản thân mong muốn. Nếu như vẫn còn sợ thất bại, hãy
thư giãn giây lát, lấy lại bình tĩnh và ngồi vào bàn học.

3. Phương pháp khoa học
Hãy tập trung vào nhiệm vụ mà bản thân phải thực hiện. Đặt lên bàn học tất cả những sách vở
cần thiết. Hãy chọn một trong ba phương pháp sau:
A_ MURDER (tiếng Anh, viết tắt chỉ phương pháp học tập đặc biệt có hiệu quả) có nghĩa: Khung
cảnh thích hợp, đọc qua để hiểu, nhắc lại những nội dung chính, đa`o sâu nội dung chính, mở
rộng những nội dung đã nhớ và tự làm bài kiểm tra theo chủ đề.
B_ SQ3R (tiếng Anh, viết tắt) có nghĩa: Xem qua bài vở, tự ra câu hỏi với những chủ đề chính, tự
trả lời, tóm tắt nội dung đã thu hoạch được và tổng kết.
C_ Phương pháp Toàn bộ - từng phần – toàn bộ: Thoạt đầu xem qua tất cả một lượt, để tạo ra
trong đầu bức tranh tổng thể (danh mục các nội dung, các đề mục, rút ngắn nội dung từng phần,
các bảng thống kê, biểu đồ (nếu có); sau đó chia ra từng phần với những móc nối logic giữa chúng
với nhau; cuối cùng tổng kết).

- Việc học thuộc lòng từ đầu đến cuối, từng dòng sẽ mang lại cảm giác nặng nề, đơn điệu và ít
hiệu quả. Vậy hãy khởi đầu từ những phần khó nhất (sau đó học ngược lại) và xác định học liên
tục tối thiểu một mạch 40’, tiếp theo nghỉ ít phút và sau đó vào tiếp hiệp hai 40’.
- Chỉ nhớ những gì mà bản thân đã hiểu, nếu học vẹt sẽ không có hiệu quả. Tập liên kết các bài
học theo trình tự thời gian hoặc vấn đề một cách liên hoàn.
- Hãy học một cách tích cực – ghi chép hiện đại, theo dạng biểu đồ tổng quát-bản đồ tư duy: Viết
tên bài “gốc cây” ở giữa tờ giấy to, sau đó lần lượt đặt những nội dung quan trọng trên các “nhánh
cây”. Mối quan hệ giữa các vấn đề, nội dung được biểu thị bằng những mũi tên. Nhớ trình bày rõ
ràng, dùng bút màu để phân biệt các nội dung, gạch chân những vấn đề quan trọng, dùng dấu (?) -
trường hợp vấn đề chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ.
- Huy động nhiều giác quan khác nhau để học, thí dụ thị giác (đọc, vẽ..), thính giác (nghe băng ghi
âm, thí dụ - tiếng Anh hoặc hỏi bài nhau), giải thích cho ai vấn đề nào đó, tranh luận...

- Điều quan trọng là, làm sao để hai bán cầu não phối hợp chặt chẽ với nhau trong thời gian học
bài. Tự nhiên, bán cầu não trái đảm nhiệm tư duy logic, trật tự vấn đề, ngôn từ và phân tích; bán
cầu não phải - cảm xúc, tư duy sáng tạo, phản ứng với âm nhạc, những biểu tượng đồ hoạ và nét
mặt.
- Hãy học cùng với người thứ hai, không nhất thiết bạn khác giới và cực kỳ hấp dẫn, bởi điều đó
sẽ làm phân tán suy nghĩ của bạn. Việc học nhóm là cần thiết, nếu như bạn thiếu tự tin, nhiều vấn
đề không hiểu hoặc còn khá nhiều lỗ hổng – nhìn chung bạn không thể bắt tay vào học hoặc đang
lúc hoang mang, thiếu bình tĩnh. Học nhóm sẽ có hiệu quả, nếu hai người viết những câu hỏi có
thể ra những mảnh giấy và bốc thăm trả lời. Người thứ hai kiểm tra và lập tức bổ khuyết. Sự trao
đổi sẽ giúp thuần hoá kiến thức tốt hơn so với một mình đối thoại với bức tường.
- Trong một ngày có thể áp dụng phương pháp học xen kẽ nhiều môn khác nhau.
- Một ngày trước hôm thi, tự nhẩm lại bài trước khi ngủ, theo biểu đồ tổng hợp. Nhớ ngủ đẫy giấc
(não bộ sẽ tự sắp xếp lại tất cả những gì, trước đó bạn đã nạp vào bộ nhớ). Hãy tự nhẩm “Đã thuộc
bài, nhất định thi đỗ” nhiều lần trước giấc ngủ. Những người lạc quan bao giờ cũng có cơ may lớn
hơn.
- Trường hợp thi vấn đáp: - Nhớ chuẩn bị trang phục thích hợp, lịch sự, sạch sẽ. Không được đến
muộn. Bình tĩnh trước lúc vào phòng thi. Đứng thẳng người, hít thở sâu 3 lần, mỉm cười, nhìn
thẳng, thân thiện vào thầy (cô giáo), hãy chào và nói xin lỗi vì hơi hồi hộp - động tác làm sẽ làm
giảm bớt căng thẳng. Đề nghị nhắc lại câu hỏi, nếu như bạn chưa hiểu, hoặc không nghe rõ. Trong
trạng thái căng thẳng, thí sinh thường không nghe rõ câu hỏi. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Trả lời
thẳng vào đề, rõ ràng, mạch lạc, song không phải tất cả những gì mà bạn biết. Cân phải hiểu rõ câu
hỏi và tại sao lại trả lời như vậy.
- Trường hợp thi trắc nghiệm: Ngoài bút bi nhất thiết phải mang thêm bút chì và tẩy. Hãy đọc toàn
bộ bài thi, không vội vàng và không kêu ca “bài khó”. Trả lời lần đầu bằng bút chì (viết nhẹ tay),
xem lại hai lần, kiểm tra lại toàn bài, sửa lại lần cuối trước khi tẩy và viết bằng bút bi.
- Trường hợp thi viết: Nhất thiết phải làm dàn bài chi tiết ra tờ nháp, sau khi đã đọc kỹ đề thi. Chia
bài viết theo thời gian và luôn theo sát dàn bài. Chỉ viết vào tờ giấy thi, khi đã hoàn thành dàn bài
chi tiết. Bài thi trình bày sạch sẽ, viết rõ ràng, dễ đọc. Đọc lại lần cuối trước khi nộp.

(Theo TS. Hanna Hamer)


GIÁO SƯ LÊ KHÁNH BẰNG VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC NGOẠI NGỮ BẰNG “THIỀN”
(trích báo Giáo Dục và Thời Đại)

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo
dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh,
Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS
tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy
những phương pháp đó là gì? Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc
trưng bởi “tập trung tư tưởng” khong cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ
được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học.

“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc
là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp
dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận
dụng. Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý
nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan
tâm. Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào
được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử
dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập
trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.
Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động.
Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm,
nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học).
Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể
dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay.

VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO
Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có
thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài

5 bước chuyển vào trong như sau:
Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và
ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng
tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ
chưa cần đọc nhanh.
Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc
hơn.
Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ
nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc
ban đầu nay tập trung dần lại.
Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh
không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc
như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng
lên.
Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào
trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến
hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có
thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải
luyện tập tiếp.
5 bước chuyển ra ngoài gồm:
Bước 1: Đọc trong óc.
Bước 2: Đọc mấp máy môi.
Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.
Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng
không được sai sót.
Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất
Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm
những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện.
Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt
các môn khoa học khác”.


HỌC - MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG”
VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ”
Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm:
thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao
ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá
trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao
lâu, tốc độ đạt được… Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thày giáo
chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do
người học quyết định. Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất
chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có
năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp,
không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người
học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả
năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó
trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học
khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời
bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả
năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình
học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là
5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói,
đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối
thiểu, cơ bản và chuyên ngành). Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá
trình tự học vẫn là then chốt của thành công.
10 CÁCH RÈN LUYỆN CHO NÃO KHỎE

Rèn luyện thân thể không thể bỏ qua việc rèn luyện não, bảo đảm cơ quan điều khiển cơ thể luôn
có sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho hoạt động của con người. Có những cách
tập sau đây:
1. Quan sát:

Chú ý quan sát sự vật xung quanh và luôn ghi nhớ trong óc những điều cần thiết, tất nhiên, quan
sát phải kèm phân tích động não.
2. Nghe:
Luôn nghe nhạc mình ưa thích để giúp tăng cường trao đổi chất trong tế bào não, rèn luyện nâng
cao khả năng điều khiển việc nghe của thần kinh, giúp trí óc thông minh hơn.
3. Nghĩ:
Luôn suy nghĩ là cách tốt nhất rèn luyện não. Ai muốn thông minh đều cần hoạt động não nhanh
nhẹn và biết suy nghĩ. Ngược lại, người không chịu suy nghĩ não thường lão hoá nhanh, giảm khả
năng hoạt động rõ.
4. Đọc:
Cần đọc sách báo nhiều vì đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng, giúp cho kho dữ liệu cơ
sở của óc - nền tảng của sự thông minh, đầy đủ tiềm lực. Cần đọc sách để tiếp thu kiến thức. Tránh
đọc quá nhiều sách tiêu khiển, hoạt hình, truyện vui…
5. Động:
Thực hiện các hoạt động tinh tế khéo léo như vẽ, kẻ chữ, đánh đàn…cũng như luyện tập thể dục
thể thao khéo léo linh hoạt, có độ khó cao để nâng cao hoạt động trí lực.
6. Nói:
Não điều khiển việc nói, qua nói giúp cho khả năng tổng hợp logic, thể hiện…của não. Tất
nhiên, không chỉ nói nhiều, nói vui pha trò…mà cần thể hiện triết lý tổng hợp sâu sắc, nội dung
phong phú, sáng tạo, hấp dẫn.
7. Oxy:
Não cần nhiều ôxy hơn bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Não đủ ôxy sẽ hoạt động với hiệu suất
cao hơn. Khi não hoạt động, nhất thiết phải có không khí trong lành sạch sẽ, không hút nhiều
thuốc lá.
8. Vui vẻ:
Vui vẻ thoải mái, luôn tươi cười làm não phát huy hết công suất hoạt động. Cần giao thiệp rộng,
biết vui cùng bạn bè, gia đình. Tâm hồn thoải mái hưng phấn, vui tươi nhẹ nhàng, không cô độc,
trầm lặng, thiếu sinh khí…tạo điều kiện tốt cho não làm việc suy nghĩ.
9. Ăn uống:
Bảo đảm cho não hoạt động tốt, ăn uống cần ổn định, cân bằng, hợp lý. Cần nhiều vitamin C,

thức ăn giàu đạm, rau quả tươi, đậu, các loại thịt nạc, cá…
10. Ngủ:
Để não nghỉ ngơi thư giãn, quan trọng nhất là ngủ đủ, không ngủ quá dài để tránh não chìm đắm
trong mê mệt, tiêu cực, não già, ít năng động.
10 KỸ NĂNG CỐT YẾU TẠO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG DANH VỌNG
(theo báo Đầu Tư)
Những bậc thang thăng tiến trên con đường danh vọng phụ thuộc nhiều vào những kỹ năng và
khả năng nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu cao. Nói chung, những khả năng
này phụ thuộc vào những lợi ích của từng cá nhân và mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, có những
kỹ năng mà thị trường lao động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào cũng có nhu cầu cao. Dưới đây là
10 kỹ năng như vậy do Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra:
1. Khả năng giải quyết vấn đề:
Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất
cao trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.
2. Các kỹ năng về nghề nghiệp - kỹ thuật:

×