Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bí quyết cho những người lần đầu làm “sếp” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.61 KB, 5 trang )

Bí quyết cho những người lần
đầu làm “sếp”

Theo khảo sát của Gerald H. Gaynor, tác giả cuốn “Điều mà tất cả các nhà
quản lý cần phải biết: thì rất nhiều người cho rằng có chút gì đó vinh quang khi
được gọi là sếp, và họ nhận công việc chứ không hẳn vì muốn
lãnh đạo hay quản
lý người khác.
Tuy nhiên, đừng bao giờ lo lắng. Gaynor và các chuyên gia đưa ra 5 lời
khuyên cho những nhà quản lý trẻ.

1. Dành thời gian học tập
Bạn luôn muốn thể hiện cho những người đề bạt bạn rằng quyết định của
họ là hoàn toàn chính xác. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực hết sức để mong tạo ra một
bước đột phá mới. Tuy nhiên, bạn sẽ nhanh chóng mắc phải những sai lầm. Nếu
bạn giành thời gian lắng nghe và học hỏi, khi bạn bắt tay vào làm dự án, thành
công sẽ trong tầm tay bạn
dễ dàng hơn.

2. Chia sẻ công việc
Nếu bạn nghĩ mình có khả năng làm được hết mọi việc thì bạn nhầm to rồi
đấy. Theo các chuyên gia, đây là lỗi phổ biến nhất của nhà quản lý trẻ. Nhiều
người rất khó từ bỏ thói quen làm những công việc cũ. Hãy nhớ rằng, vị trí cũ của
bạn đã có người khác làm, nhiệm vụ của bạn làm cho cả nhóm, cả
công ty thành
công, chứ không phải là làm việc một mình.

3. Lắng nghe nhân viên
Quyết định mà bỏ qua những ý kiến của nhân viên sẽ mang lại cho bạn hai
vấn đề. Một, bạn có thể lỡ mất một vài ý kiến quý giá từ những nhân viên. Hai,
các nhân viên sẽ không có bất cứ đóng góp nào đảm bảo sự thành công của dự án.


Thực tế cho thấy, nếu họ liên quan đến quyết định, họ cũng chẳng quan tâm hay
chịu trách nhiệm khi dự án tiến hành không tốt.

4. Chia sẽ những tin tức tốt lành
Nếu có ai đó khen ngợi công việc của nhóm bạn, hãy chia sẽ tin tức đó cho
tất cả mọi người. Một vài sếp trẻ nghĩ mọi người cần phải biết khi họ làm tốt công
việc. Đây là một sai lầm lớn. Chia sẻ lời khen ngợi có thể xây dựng lòng tin của
mọi người. Một việc đơn giản mà lại mang lại hiệu quả cao.

5. Mở ra một viễn cảnh tươi sáng
Là một nhà quản lý, bạn cần phải có một cái nhìn tổng quát cái đang làm
dẫn đến điều gì, làm như thế nào, mọi người làm việc như thế nào, và làm thế nào
để mọi người có thể làm việc hiệu quả nhất. Mục tiêu của bạn phải thể hiện đúng
mục tiêu của cả nhóm. Là người dẫn đường cho cả nhóm.

Liệt kê các hành vi dẫn đến
thất bại của sếp
Có rất nhiều hành vi của các sếp, tuy nhỏ nhưng do được tích lũy lâu
ngày, chúng lại trở thành nguyên nhân khiến họ thất bại. Dưới đây là 10 điều
trong số đó.

1. Không bao giờ cố gắng gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục những người
khác thay đổi mà chỉ đòi hỏi, đòi hỏi, đòi hỏi mà thôi.
2. Phản hồi mang tính nhạo báng, theo kiểu "Anh đang đùa đấy à?", "Anh
mà làm được thì tôi...đi đầu xuống đất"...
3. Không cho cơ hội tìm ra giải pháp riêng mà can thiệp bằng việc nói cho
họ điều bắt buộc họ phải làm.
4. Tấn công trực tiếp vào cá nhân, thích làm cho nhân viên yếu thế và giành
phần thắng.
5. Sử dụng cụm từ "phải làm nhiều hơn với ít người hơn" để giải thích việc

cắt giảm, tái tổ chức.
6. Không bao giờ đưa ra thông tin hoặc định hướng chiến lược cho đến khi
bạn bắt buộc phải đưa ra.
7. Khi có gì đó rắc rối, bạn ngay lập tức biết ai sẽ là người phải hy sinh - tất
nhiên là không phải là bạn.
8. Thích "đổ thêm dầu vào lửa" khi có mâu thuẫn giữa các nhân viên với
nhau.
9. Không bao giờ thừa nhận thành tích của nhân viên - nghĩ rằng "họ có
việc là may rồi".
10. Lạm dụng nhân viên vì mụch đích riêng.

×