Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cho người lần đầu làm sếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.39 KB, 3 trang )

Cho người lần đầu làm sếp
Ai có thể đưa ra những lời khuyên và hiểu rõ những người mới vào nghề
quản lý hơn là một nhà quản lý chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm?
Dưới đây là chia sẻ của một người trong số họ. Có người đã nói với tôi
rằng: "Hãy hồi tưởng lại thời gian đầu tiên khi anh bước vào nghề quản lý.
Khi đó anh mong ước sẽ được chỉ dẫn điều gì? Và giờ đây anh có lời
khuyên nào dành cho một người quản lý vừa mới lên chức "sếp"?"
Sau đây là 10 lời khuyên tôi có thể chia sẻ:
1. Học hỏi, tham khảo, tìm hiểu.
2. Bạn quản lý con người, không phải là quản lý các dự án, phát triển sản phẩm
hay phục vụ khách hàng hoặc làm công việc hành chính. Con người rất phức tạp
và khó hiểu. Họ không phải là một cái máy, và cũng thất thường cho dù bạn
muốn hay không. Do đó cần phải luôn quan tâm điều gì đang xảy ra với họ.
3. Vào những ngày đầu tiên, hãy làm quen và tìm hiểu nhân viên của bạn. Hãy
điều tra xem họ làm gì, mục tiêu của họ là gì, họ thích làm gì trong những lúc rỗi
rãi v.v... Vài năm trước, tôi đã chứng kiến một giám đốc mới của một công ty
không hề nói chuyện với ai trong số nhân viên của mình trong tháng đầu tiên thì
phải. Một tháng sau người đó tự hỏi tại sao người ta vẫn làm những việc đã
được giao từ hai tuần trước. Cho nên, hãy tìm hiểu nhân viên của bạn.
4. Hãy học cách làm thế nào để giải quyết các vấn đề hoặc đối xử với những
nhân viên không hài lòng với mình thế nào. Tôi đã được thăng chức cao hơn
một nhân viên lâu năm hơn tôi. Cô ấy là trợ lý của tôi. (Trước đó mọi người đều
nói tới vấn đề thành kiến về giới trong công việc, tôi là người quản lý nam duy
nhất và được thăng cấp để làm tiền đề) .Cô ấy cực kỳ bất mãn và luôn luôn làm
trái lời tôi. Sau một thời gian ngắn lúng túng, cuối cùng tôi gọi cô ấy vào văn
phòng và bình tĩnh giải thích cho cô ấy hiểu rằng tôi là sếp của cô ấy và nếu cô
ấy không thể làm việc với tôi thì một trong hai chúng tôi, sẽ có người phải ra đi,
và người đó không phải là tôi. Cô ấy đã hiểu ra và giờ đây thì chúng tôi thực sự
đã có một mối quan hệ tốt.
Tránh đi vào lối mòn. Không phải việc gì cũng đòi hỏi cách giải quyết duy nhất.
Cũng đừng nghĩ hoặc hành động như thể bạn biết mọi thứ. Chẳng có gì đáng


ghét hơn sự kiêu ngạo. Bạn có thể thông minh nhưng luôn luôn có người thông
minh hơn bạn.
5. Bạn phải chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra trong phạm vi quyền hạn của
bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng đó la vì bạn có thể không làm đúng công việc thực
sự, bạn không phải là người chịu trách nhiệm. Trừ khi bạn cảm thấy thoải mái
với việc này, nếu không, nghề quản lý không dành cho bạn.
6. Thành công nào cũng có giá của nó. Bạn sẽ phải đưa ra quyết định có lợi cho
công ty cũng như nhân viên của bạn... và thực tế là họ thường xuyên hục hoặc
với nhau. (Bạn không thể là tất cả cho tất cả mọi người).
7. Bạn cũng có quyền để cư xử như một người bình thường. Chỉ vì bạn giờ đang
làm quản lý không có nghĩa là bạn có thể hoặc nên từ bỏ hết cảm xúc, tình cảm.
8. Hãy tươi cười với mọi người... để cho họ thấy rằng bạn không phải là một
người không có khiếu hài hước.
9. Hãy thành thật với những người xung quanh bạn và sẽ nhận lại điều đó từ họ.
Thậm chí nếu như có chuyện không hay thì sự chân thành luôn giúp làm giảm đi
nỗi buồn.
10. Hãy bảo vệ nhân viên của mình. Họ sẽ trả ơn bạn bằng lòng trung thành.
Cũng như những lời khuyên này rất hữu dụng và thú vị dành cho những người
quản lý mới, tôi muốn nói thêm rằng: Quản lý không dành cho tất cả mọi người.
Và: không bao giờ là muộn để nói lời từ chối chiếc ghế làm sếp nếu bạn cảm
thấy nó không phù hợp với mình. Hãy nói: tôi hài lòng với vị trí mình đang ngồi,
rất cảm ơn, nhưng nó không dành cho tôi.
(Theo Suctrevietnam )

×