Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tài liệu Phòng Ngừa Rủi Ro Giá Dầu Bằng Công Cụ Phái Sinh Tại Hãng Hàng Không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 88 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------    -------------

NGUYỄN THỊ NHƢ MAI

PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU BẰNG CÔNG
CỤ PHÁI SINH TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG
JETSTAR PACIFIC AIRLINES, VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. BÙI KIM YẾN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------    -------------

NGUYỄN THỊ NHƢ MAI

PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU BẰNG CÔNG
CỤ PHÁI SINH TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG


JETSTAR PACIFIC AIRLINES, VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. BÙI KIM YẾN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009
luan van, khoa luan 2 of 66.


tai lieu, document3 of 66.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép
cơng bố.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Mai

luan van, khoa luan 3 of 66.



tai lieu, document4 of 66.

MỤC LỤC

Trang Bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: ........................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA
CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI.
1.1 Tổng quan về rủi ro.......................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa rủi ro ................................................................................ 4
1.1.2. Phân loại rủi ro .................................................................................... 4
1.1.2.1.Rủi ro kinh doanh ..................................................................... 4
1.1.2.2.Rủi ro tài chính ......................................................................... 4
1.1.2.3.Rủi ro kiệt giá tài chính ............................................................ 4
1.2. Phịng ngừa rủi ro ........................................................................................... 5
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................ 5
1.2.2. Quan điểm về phòng ngừa rủi ro ............................................. 5
1.3. Sản phẩm phái sinh ......................................................................................... 6
1.3.1. Định nghĩa về sản phẩm phái sinh ........................................... 6
1.3.2. Vai trò của thị trường sản phẩm phái sinh ............................... 7
1.3.3. Chủ thể tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh .............. 9

1.3.4. Các công cụ phái sinh ............................................................ 10
1.3.4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) .......................................... 10
1.3.4.2. Hợp đồng giao sau (Future) ........................................... 10

luan van, khoa luan 4 of 66.


tai lieu, document5 of 66.

1.3.4.3. Hợp đồng hoán đổi (Swap) ........................................... 12
1.3.4.4. Hợp đồng quyền chọn (Option)..................................... 13
1.4. Phòng ngừa rủi ro giá dầu trong ngành hàng không ................................ 15
1.4.1. Giới thiệu nhiên liệu hàng khơng. ..................................................... 15
1.4.2. Phịng ngừa rủi ro giá dầu. ................................................................ 18
1.4.2.1. Tại sao các hãng hàng khơng phải phịng ngừa rủi ro giá dầu?
..................................................................................................................... 18
1.4.2.2. Các cơng cụ phịng ngừa rủi ro giá dầu ............................. .20
1.4.2.3. Rủi ro Basic......................................................................... 22
1.5. Bài học kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng không
trên thế giới. .......................................................................................................... 22
1.5.1. Thực trạng kinh doanh của các hãng hàng khơng trong tình hình giá
dầu biến động ........................................................................................................ 23
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng
không trên thế giới………………………………………………………………..26
CHƢƠNG 2: ......................................................................................................... 29
THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU BẰNG CÔNG CỤ PHÁI
SINH TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES.
2.1. Thực trạng phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng không Việt Nam 29
2.1.1. Thực trạng kinh doanh của các hãng hàng khơng Việt Nam ............ 29
2.1.2. Phịng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng không Việt Nam ..... 33

2.2. Giới thiệu hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines ................................. 33
2.2.1. Lịch sử hình thành............................................................................. 33
2.2.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................... 36
2.2.3. Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của Jetstar Pacific .................... 37
2.2.3.1. Mục tiêu kinh doanh ................................................................. 37
2.2.3.2. Chiến lược kinh doanh ............................................................. 37
2.3. Phân tích ảnh hƣởng giá dầu đến hoạt động kinh doanh của Jetstar
Pacific. ................................................................................................................... 38

luan van, khoa luan 5 of 66.


tai lieu, document6 of 66.

2.4. Phân tích, đánh giá chƣơng trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của Jetstar
Pacific. ................................................................................................................... 47
2.4.1. Tại sao Jetstar Pacific phải tiến hành phòng ngừa rủi ro giá dầu?.... 47
2.4.2. Tổng quan chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của Jetstar Pacific.
..................................................................................................................... 48
2.4.2.1. Cơ cấu giá dầu được phòng hộ của Jetstar Pacific. .................. 48
2.4.2.2. Hàng hoá cơ sở và giá tham chiếu. ........................................... 49
2.4.2.3. Quy trình báo cáo và giám sát chương trình quản trị rủi ro của
Jetstar Pacific. ........................................................................................ 50
2.4.3. Phân tích, đánh giá chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của Jetstar
Pacific.......................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: ........................................................................................................ 61
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU BẰNG CÔNG CỤ
PHÁI SINH TẠI HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES,
VIỆT NAM
3.1. Giải pháp phát triển thị trƣờng phái sinh Việt Nam ................................ .61

3.1.1.Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường phái sinh Việt
Nam. ............................................................................................................ 61
3.1.2. Nâng cao nhận thức và xây dựng chương trình phịng ngừa rủi ro hiệu
quả trong các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................ 62
3.2. Giải pháp phát triển thị trƣờng xăng dầu Việt Nam ................................. 65
3.2.1. Thành lập sàn giao dịch xăng dầu…………………………………..65
3.2.2. Xoá bỏ cơ chế độc quyền cung cấp xăng dầu .................................. .65
3.3. Giải pháp phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng công cụ phái sinh tại Jetstar
Pacific Airlines. ..................................................................................................... 66
3.3.1. Xây dựng chính sách, mục tiêu rõ ràng về quản trị rủi ro giá dầu ... .67
3.3.2. Đào tạo nhân lực có kiến thức về công cụ phái sinh......................... 67
3.3.3. Xây dựng và phát triển hệ thống các cơng cụ phân tích rủi ro và dự báo
giá dầu ......................................................................................................... 67

luan van, khoa luan 6 of 66.


tai lieu, document7 of 66.

3.3.4. Đa dạng hoá các chiến lược phịng hộ giá dầu bằng cơng cụ phái sinh.
..................................................................................................................... 68
3.3.5. Nâng cao vai trò, năng lực đánh giá, kiểm soát của Ban quản trị cấp
cao tại Jetstar Pacific trong phòng ngừa rủi ro giá dầu ............................... 70
3.3.6. Tiết kiệm nhiên liệu trong hoạt động bay ......................................... 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 74
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 76

luan van, khoa luan 7 of 66.



tai lieu, document8 of 66.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BBL: Barrel - Đơn vị đo lường: thùng dầu ( 8 bbl = 1tấn dầu)
OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries – Tổ chức những nước
xuất khẩu dầu
NYMEX: New York Mercantile Exchange – Sàn giao dịch hàng hoá New York
CBOE: Chicago Board Options Exchange – Sàn giao dịch Quyền chọn Chicago
PHLX: Philadelphia Stock Exchange – Sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia
OTC: Over The Counter – Sàn giao dịch phi tập trung
IATA: International Air transport Association – Hiệp hội hàng không quốc tế
ASM: Available Seat Miles – Số ghế sẵn sàng cho số hành khách nhân cho số dặm
(miles) mà số ghế được bay.

luan van, khoa luan 8 of 66.


tai lieu, document9 of 66.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chi phí xăng dầu và kết quả kinh doanh của Jetstar Pacific năm 20062009 ........................................................................................................................... 40
Bảng 2.2: Tác động giá và số lượng dầu đến chi phí xăng dầu của Jetstar Pacific
năm 2006-2009 .......................................................................................................... 41
Bảng 2.3: Tác động chi phí xăng dầu lên tổng chi phí của Jetstar Pacific năm 20062009 ........................................................................................................................... 42
Bảng 2.4: So sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Jetstar Pacific năm 20062009 ........................................................................................................................... 43
Bảng 2.5: Phòng hộ giá dầu của Jetstar Pacific năm 2008 ....................................... 52
Bảng 2.6: Phòng hộ giá dầu của Jetstar Pacific năm 2009 ....................................... 54


luan van, khoa luan 9 of 66.


tai lieu, document10 of 66.

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Biểu đồ giá dầu WTI và Jet Kerosense từ năm 1999-2009 ...................... 23
Hình 2.1: Biểu đồ giá dầu của Jetstar Pacific từ năm 2006-2009 ............................. 38
Hình 2.2: Tỷ trọng chi phí của Jetstar Pacific từ năm 2006-2009 ............................ 39
Hình 2.3: Cơ cấu giá dầu của Jetstar Pacific Airlines ............................................... 49

luan van, khoa luan 10 of 66.


tai lieu, document11 of 66.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết và tính thực tiễn của đề tài
Thị trường hàng khơng Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng với sự
ra đời của Hãng Hàng Không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines vào tháng 2/2007. Với
mơ hình hàng kinh doanh này, hãng có cơ hội mở rộng thị trường hàng khơng đến
đông đảo các đối tượng khách hàng, trong khi các hãng hàng không truyền thống
Việt Nam trong thời gian qua chỉ tập trung đến đối tượng khách hàng có thu nhập
cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên Jetstar Pacific cũng phải đối mặt với

một thách thức lớn hơn khi là một hãng hàng khơng giá rẻ, đó là phải quản lý tốt
được chi phí, giảm giá thành để có thể xây dựng được mức vé rẻ mà vẫn đảm bảo
được mục tiêu kinh doanh của hãng. Mục tiêu này của hãng đang gặp một trở ngại
lớn khi chi phí xăng dầu, khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu
chi phí của hãng, đã khơng ngừng biến động và tăng lên trong thời gian qua.
Hiện tại, nguồn xăng dầu của Jetstar Pacific được nhập khẩu từ các thị trường
nước ngồi, do đó hãng sẽ khơng tránh khỏi rủi ro một khi xuất hiện cú sốc giá dầu
trên thế giới. Điều này đã thật sự xảy ra khi năm 2008 giá dầu thô thế giới đã đạt kỷ
lục 145.16 USD/thùng vào ngày 14/7/2008, chính cú sốc giá dầu này đã khiến tình
hình kinh doanh của các hãng hàng không trên thế giới chao đảo. Nhận thức được
tầm quan trọng của rủi ro giá dầu tác động đến tình hình kinh doanh của hãng,
Jetstar Pacific đã tiến hành thực hiện phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng hợp đồng phái
sinh. Đây là cơng cụ phịng ngừa rủi ro được ứng dụng rộng rãi tại các hãng hàng
không trên thế giới và việc phòng hộ giá dầu đã trở thành một đặc điểm quan trọng
của các hãng hàng khơng giá rẻ vì chính chi phí nhiên liệu sẽ quyết định đến sự
sống còn của các hãng này. Tuy nhiên, thị trường phái sinh vẫn là một thị trường sơ
khởi ở Việt Nam và phòng hộ giá dầu là những chiến lược phức tạp, địi hỏi các
hãng hàng khơng phải có sự am hiểu về cơng cụ phái sinh, khả năng phân tích,
đánh giá được rủi ro, các thơng tin thị trường…Việc ứng dụng cơng cụ phái sinh
trong phịng hộ giá dầu tại Jetstar Pacific Airlines đã mở ra những nhận thức mới
về phịng ngừa rủi ro nói chung và phịng ngừa rủi ro giá dầu nói riêng trong ngành

luan van, khoa luan 11 of 66.


tai lieu, document12 of 66.

2

hàng khơng Việt Nam. Đó là lý do tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phịng ngừa

rủi ro giá dầu bằng công cụ phái sinh tại hãng hàng không Jetstar Pacific
Airlines, Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Nghiên cứu tìm hiểu lý luận về phịng ngừa rủi ro, cơng cụ phái sinh
và kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng khơng
trên thế giới.



Phân tích, đánh giá tác động giá dầu đến hoạt động kinh doanh của
Jetstar Pacific trong thời gian qua để thấy ý nghĩa việc thực hiện
phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng công cụ phái sinh tại Jetstar Pacific
Airlines.



Nghiên cứu, đánh giá chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của
Jetstar Pacific Airlines để thấy được mặt thành cơng và những mặt
cịn hạn chế của hãng từ đó đưa ra những giải pháp hồn thiện chương
trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của Jestar Pacific trong tương lai.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá ảnh hưởng của giá dầu đến hoạt
động kinh doanh và chương trình phịng hộ giá dầu bằng công cụ phái sinh
của Jetstar Pacific Airlines trong thời gian qua. Từ đó đề tài đưa ra một số
giải pháp để hồn thiện chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu tại Jetstar
Pacific Airlines.
Đề tài cũng còn một số hạn chế khi chỉ tiếp cận được các số liệu lịch

sử của hãng để tổng hợp phân tích, đánh giá rủi ro giá dầu và chương trình
phịng ngừa rủi ro giá dầu đã được sử dụng của Jetstar Pacific dựa trên
những lý thuyết về phòng ngừa rủi ro và kinh nghiệm phòng hộ giá dầu của
các hãng hàng không trên thế giới. Đề tài chưa tiếp cận được các mơ hình
định lượng để tính tốn, phân tích mức độ rủi ro mà Jetstar Pacific phải gánh
chịu từ biến động giá dầu và từ đó xác định tỷ lệ phịng hộ thích hợp cho
hãng trong tương lai.

luan van, khoa luan 12 of 66.


tai lieu, document13 of 66.

3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm về phịng ngừa
rủi ro giá dầu bằng cơng cụ phái sinh của các hãng hàng không trên thế giới kết hợp
với quá trình tìm hiểu thực tiễn chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu tại hãng
hàng khơng Jetstar Pacific Airlines. Đề tài sử dụng tổng hợp một số phương pháp
nghiên cứu: thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích, phương pháp quan sát từ
thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề nghiên cứu. Ngồi ra, đề tài cũng sử
dụng các bảng, biểu, hình để minh họa.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các
bảng, danh mục các hình, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về phòng ngừa rủi ro và bài học kinh nghiệm
về phòng ngừa rủi ro giá dầu của các hãng hàng không trên thế giới.
Chƣơng 2: Thực trạng phịng ngừa rủi ro giá dầu bằng cơng cụ phái

sinh tại hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, Việt nam.
Chƣơng 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng công cụ
phái sinh tại hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, Việt Nam.

luan van, khoa luan 13 of 66.


tai lieu, document14 of 66.

4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG
TRÊN THẾ GIỚI.
1.1. Tổng quan về rủi ro
1.1.1. Định nghĩa rủi ro
Rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những dự án nào
có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những dự
án có khả năng xuất hiện các khoản lỗ thấp hơn. Nói cách khác thuật ngữ rủi ro
được sử dụng với ý nghĩa thay thế lẫn nhau qua lại với thuật ngữ không chắc chắn
để mô tả sự biến đổi của các tỷ suất sinh lợi liên quan đến một dự án hay một tài sản
nào đó.
1.1.2. Phân loại rủi ro
1.1.2.1. Rủi ro kinh doanh
Là tính khả biến hay tính khơng chắc chắn trong lợi nhuận trước thuế của
một doanh nghiệp hay rủi ro có liên quan đến bản chất hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Rủi ro kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tính khả biến của doanh
thu và các chi phí họat động.
1.1.2.2. Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác
suất mất khả năng thanh toán khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi
phí tài chính cố định như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình.
1.1.2.3. Rủi ro kiệt giá tài chính.
Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng
hóa và chứng khốn tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt
giá tài chính.

luan van, khoa luan 14 of 66.


tai lieu, document15 of 66.

5

1.2. Phòng ngừa rủi ro
1.2.1. Định nghĩa
Phòng ngừa rủi ro hàm ý một dạng giao dịch được thiết kế sao cho làm giảm,
hoặc trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro.
1.2.2. Quan điểm về phịng ngừa rủi ro
Tại sao các cơng ty phải phịng ngừa rủi ro ?


Phịng ngừa rủi ro có thể làm tăng giá trị tài sản của cổ đông

Theo lý thuyết MM, giá trị của công ty là độc lập với quyết định tài chính,
trong đó có cả quyết định phịng ngừa rủi ro. Nói như thế khơng có nghĩa là các cổ
đơng khơng phải là khơng có nhu cầu phịng ngừa rủi ro bởi vì họ có thể tìm thấy
trong đó một kết hợp khả dĩ có thể chấp nhận được giữa hai đại lượng rủi ro và lợi
nhuận. Tuy nhiên vấn đề ở đây là công ty không nhất thiết phải phịng ngừa rủi ro

bởi vì họ có thể tìm thấy một kết hợp khả dĩ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu
các cổ đơng có thể dự báo chính xác tất cả những rủi ro cần phải được phòng ngừa
đi chăng nữa, nhưng nếu xuất hiện độ nhạy cảm do những bất ổn trong giá cả
nguyên vật liệu thì họ có khả năng tính tốn chính xác mức độ rủi ro này hay
khơng? Họ có thể xác định chính xác được thời điểm mà lúc đó rủi ro dẫn đến tổn
thất lớn nhất hay khơng? Họ có thể xác định một cách chính xác số lượng hợp đồng
giao sau để phòng ngừa cho phần rủi ro của họ trong tổng số rủi ro hay không ? Các
chi phí giao dịch của họ có bằng hoặc thấp hơn các chi phí giao dịch do chính cơng
ty thực hiện hay không? Giải pháp cho các vấn đề này là khơng thể, một điều khá
rõ, một chương trình phịng ngừa rủi ro do cơng ty thực hiện thì hiệu quả hơn là do
chính các cổ đơng thực hiện.


Ưu đãi về thuế

Ngồi ra cịn có những lý do khác khiến cơng ty phịng ngừa rủi ro thì tốt hơn
chẳng hạn như lý do về ưu đãi thuế. Các công ty nào có thu nhập thấp, chẳng hạn
như có mức thuế suất dưới mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất, có thể
nhận được các lợi ích từ những mối tương tác qua lại giữa phòng ngừa rủi ro và
cấu trúc của mức thuế suất thu nhập lũy tiến.

luan van, khoa luan 15 of 66.


tai lieu, document16 of 66.



6


Phòng ngừa rủi ro cũng làm giảm khả năng phá sản. Lưu ý rằng các

lợi ích trên không mang lại giá trị cho các cổ đông ngoại trừ rằng chúng có khả
năng làm giảm chi phí dự kiến trong trường hợp công ty phá sản.
Công ty có thể lựa chọn quyết định phịng ngừa rủi ro là do các giám đốc của
công ty vốn dĩ bị ràng buộc những quyền lợi của mình vào thành quả của cơng ty.
Lúc bấy giờ các giám đốc có thể nhận được những lợi ích do làm giảm rủi ro của
công ty. Đây không phải là mối quan tâm hàng đầu của cổ đơng nhưng lại là những
gì tốt nhất để lý giải tại sao cơng ty phải phịng ngừa rủi ro.
 Phòng ngừa rủi ro cũng chuyển tải một tín hiệu đến trái chủ tiềm năng của
cơng ty rằng công ty đang thực hiện những nỗ lực phối hợp để bảo vệ giá trị của tài
sản cơ sở và chúng sẽ làm cho các điều kiện tín dụng được nới lỏng hơn, ít tốn kém
hơn, ít tốn chi phí hơn cũng như các điều khoản bảo vệ được nghiêm ngặt hơn.
Tại sao các cơng ty khơng phịng ngừa rủi ro ?
Phịng ngừa rủi ro có thể dẫn đến những ấn tượng sai lệch về số lượng rủi ro
giảm đi. Phịng ngừa rủi ro hầu như khơng thể nào triệt tiêu được hồn tồn rủi ro
mà chỉ có thể làm giảm thiểu rủi ro mà thơi. Chính vì thế mới địi hỏi nên duy trì
một số rủi ro để có thể nhận dạng và kiểm sốt được chúng.
Phịng ngừa rủi ro có thể sẽ loại trừ các cơ hội thực hiện những ưu thế khi
các điều kiện thị trường thuận lợi. Nói các khác, phịng ngừa rủi ro một mặt làm
giảm đi các khoản lỗ nhưng mặt khác chúng cũng làm giảm đi các khoản lãi tiềm
năng. Tạo ra tài sản cho các cổ đông không đến từ một chương trình phịng ngừa rủi
ro một các khơng có suy xét. Phịng ngừa rủi ro phải có chọn lọc, nghĩa là một số
rủi ro nhất định nào đó giảm đi trong khi vẫn duy trì lại một số độ nhạy cảm cần
thiết nhằm tận dụng những ưu thế nhất định của chúng.
1.3. Sản phẩm phái sinh
1.3.1. Định nghĩa
Sản phẩm phái sinh theo nghĩa chung nhất là một khoản đầu tư có giá trị phụ
thuộc vào giá trị một khoản đầu tư cơ bản khác. Hay công cụ phái sinh là các cơng
cụ tài chính có lợi nhuận phát sinh từ lợi nhuận của các công cụ khác, nghĩa là thành


luan van, khoa luan 16 of 66.


tai lieu, document17 of 66.

7

quả của chúng phụ thuộc vào diễn biến của các công cụ chọn làm cơ sở hay còn gọi
là tài sản cơ sở.
Tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hoặc là hàng hóa hay có thể
là một yếu tố ngẫu nhiên chẳng hạn như thời tiết. Tài sản cơ sở có thể là công cụ
phái sinh khác, chẳng hạn như hợp đồng giao sau hoặc hợp đồng quyền chọn.
1.3.2. Vai trò của thị trường sản phẩm phái sinh
 Quản trị rủi ro
Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị
trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng làm giảm hay tăng
rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ mua một tài sản giao ngay và bán
một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư.
Nếu giá hàng hóa giảm xuống, giá của hợp đồng giao sau hay quyền chọn cũng sẽ
giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó sẽ nhận
được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở.
Dạng giao dịch này được gọi là phịng ngừa rủi ro.
Các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro khác nhau, một số nhà đầu tư có khả năng
chấp nhận rủi ro tốt hơn các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, tất cả các nhà đầu tư đều
muốn giữ cho khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Thị
trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình
chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì
các thị trường này là rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư,
khơng có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro khơng phù hợp với bản thân mình.

Vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính.
Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế, vì nó tạo điều kiện cho nhiều cơng
ty có khả năng huy động vốn trên thị trường hơn và giữ cho chi phí sử dụng vốn
càng thấp càng tốt.
 Thơng tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với
giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ chủ yếu để xác định
giá giao ngay của tài sản. Điều này là do nhiều tài sản có giao dịch trên thị trường
luan van, khoa luan 17 of 66.


tai lieu, document18 of 66.

8

giao sau, thị trường giao ngay của chúng rất rộng lớn và phân tán. Vàng, dầu và
hàng hóa giao dịch ở nhiều nơi khác nhau, ứng với mỗi loại tài sản có rất nhiều nơi
khác nhau về chủng loại và chất lượng. Vì vậy, có rất nhiều mức giá giao ngay có
thể xảy ra của tài sản, thị trường giao sau tổng hợp tất cả thông tin vào một dạng
thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của một hợp
đồng giao sau. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá
giao ngay.
Giá hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng chứa đựng những thơng tin về những
gì mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Giá giao ngay chứa đựng
cùng một loại thông tin, nhưng việc chiết tách thơng tin đó từ thị trường giao ngay
sẽ khó khăn hơn thị trường giao sau. Hơn nữa, trong hầu hết các trường hợp thị
trường giao sau thường sôi động hơn và vì vậy thơng tin từ thị trường này thường
đáng tin cậy hơn thị trường giao ngay. Mặc dù không nhất thiết phải xem giá giao
sau và giá kỳ hạn là giá giao ngay trong tương lai, giá giao sau và giá kỳ hạn phản
ánh một mức giá mà những người tham gia thị trường có thể chốt ngay ngày hơm

nay thay vì chấp nhận những bất ổn của giá giao ngay trong tương lai.
Do đó, thị trường giao sau và kỳ hạn cung cấp những thông tin hiệu quả để
hình thành giá. Thị trường quyền chọn khơng cung cấp những dự báo về giá giao
ngay trong tương lai một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin
quý giá về độ bất ổn và cũng là rủi ro của tài sản giao ngay cơ sở.
 Các lợi thế về hoạt động
Các thị trường sản phẩm phái sinh cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động:
Thứ nhất, Chúng có chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này có nghĩa là hoa hồng
và các chi phí giao dịch khác đối với người tham gia giao dịch là thấp hơn. Điều này
làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho
các giao dịch trên các thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ hai, Thị trường các sản phẩm phái sinh đặc biệt là sàn giao sau và quyền
chọn có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường
giao ngay nói chung là có tính thanh khoản rất cao đối với các chứng khốn của các
cơng ty lớn, chúng khơng thể hấp thu mà không gây ra các biến động giá đáng kể.
luan van, khoa luan 18 of 66.


tai lieu, document19 of 66.

9

Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị
trường sản phẩm phái sinh là thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều
chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị
trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn.
Thứ ba, Các thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu tư bán
khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế để
hạn chế hoặc khơng khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này thì
khơng áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh. Kết quả là nhiều nhà đầu tư thực

hiện bán khống trên thị trường này thay vì bán khống chứng khoán cơ sở.
 Thị trường hiệu quả
Các thị trường giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi khơng có thị trường
sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có thể
đem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong các thị trường thường xuyên hiệu quả.
Sự tồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm
các qui luật. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của
thị trường ứng với mức rủi ro cho trước.
Như đã đề cập, có các mối liên hệ quan trọng giữa giá giao ngay và giá sản
phẩm phái sinh. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường
này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh
nhanh chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này. Nền kinh tế
sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế
thật sự của hàng hóa.
1.3.3. Chủ thể tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh
 Nhà đầu tư: là người dự kiến được những rủi ro sẽ xảy ra và xét cần được
phòng ngừa bằng các sản phẩm phái sinh. Như vậy, người đầu tư sử dụng sản phẩm
phái sinh để quản trị rủi ro về giá hàng hóa mà mình đang nắm giữ.
 Nhà đầu cơ: là người tham gia vào thị trường để mong kiếm lời từ sự
biến động giá cả hàng hóa. Như vậy, nhà đầu cơ sử dụng sản phẩm phái sinh như
một cơng cụ tài chính để kiếm lời.

luan van, khoa luan 19 of 66.


tai lieu, document20 of 66.

10

1.3.4. Các công cụ phái sinh

1.3.4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)
a. Định nghĩa: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa hai bên – người mua và
người bán- để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa
thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện người
sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn người sở hữu hợp đồng
sẽ chịu một khoản lỗ.
b. Đặc điểm:
 Rủi ro khơng có khả năng chi trả (rủi ro tín dụng) của hợp đồng có hai
chiều. Người sở hữu hợp đồng hoặc là nhận hoặc là thực hiện chi trả phụ thuộc vào
biến động giá cả của tài sản cơ sở.
 Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn hợp
đồng, khơng có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời
hạn của hợp đồng
 Hợp đồng kỳ hạn thông thường khơng có các phương tiện thực sự phục
vụ cho giao dịch và khơng có một nơi nào hoặc một công ty nào được tổ chức riêng
như là một thị trường. Các hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn được giao dịch trên thị
trường OTC bao gồm các liên lạc trực tiếp giữa các định chế tài chính là chủ yếu.
1.3.4.2. Hợp đồng giao sau (Future )
a. Định nghĩa:
Là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán để mua hoặc bán tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Các hợp đồng
được giao dịch trên sàn giao dịch giao sau và chịu q trình thanh tốn hàng ngày.
b. Đặc điểm:
Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống
với hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ
hạn nhưng hợp đồng giao sau vẫn có những khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn:
 Hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn
giao dịch giao sau.

luan van, khoa luan 20 of 66.



tai lieu, document21 of 66.

11

 Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng hóa vào
một ngày trong tương lai, có thể bán hợp đồng trên thị trường giao sau. Điều này đã
làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng hóa. Ngược lại, người bán hợp đồng giao
sau là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại
hợp đồng trong thị trường giao sau. Điều này đã làm cho họ thốt khỏi nghĩa vụ
mua hàng hóa.
 Hợp đồng giao sau có thể loại bỏ rủi ro tín dụng: Thứ nhất: thay vì giao
nhận giá trị hợp đồng thơng qua việc thanh tốn đơn nhất vào ngày đáo hạn, thay
đổi trong giá trị của các hợp đồng giao sau được thực hiện vào cuối ngày chúng
được giao dịch. Với hành vi điều chỉnh theo thị trường này rủi ro khơng thanh tốn
vì vậy mà giảm đi. Thứ hai: hợp đồng giao sau giúp làm giảm rủi ro không thanh
toán là yêu cầu các thành viên tham gia thị trường người bán và người mua đều như
nhau thực hiện một khoản ký gửi được gọi là khoản ký qũy. Nếu hợp đồng giao sau
của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản
ký qũy của bạn vào cuối ngày. Ngược lại nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, khoản
lỗ sẽ được trừ ra. Và nếu số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống dưới mức tối
thiểu nào đó bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký quỹ bổ sung, tài khoản ký quỹ của
bạn phải được bổ sung như cũ hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng. Vì phương pháp
này thơng thường sẽ đóng bất kỳ vị thế nào trước khi tài khoản ký quỹ hết tiền, rủi
ro được thực hiện chủ yếu đã được giảm bớt.
c. Các vị thế phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng giao sau
 Phòng ngừa vị thế bán: người phòng ngừa rủi ro đang nắm giữ một tài
sản và đang lo ngại về một sụt giảm giá của tài sản có thể xem xét phịng ngừa với
vị thế bán trên hợp đồng giao sau. Nếu giá giao ngay và giá giao sau di chuyển cùng

chiều với nhau, phòng ngừa rủi ro sẽ làm giảm thiểu được một số nguy cơ. Ví dụ
như nếu giá giao ngay giảm, giá giao sau cũng sẽ giảm bởi vì người phịng ngừa ở
vị thế bán trên hợp đồng giao sau giao dịch sẽ tạo ra một khoản lãi ít nhất đủ để bù
đắp phần lỗ xảy ra trên vị thế giao ngay. Đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán.
 Phòng ngừa vị thế mua: một người dự tính mua một tài sản trong tương
lai do lo ngại rằng giá tài sản sẽ tăng lên nên bạn mua một hợp đồng giao sau. Sau
luan van, khoa luan 21 of 66.


tai lieu, document22 of 66.

12

đó, nếu giá tài sản tăng lên giá giao sau cũng sẽ tăng lên và tạo ra một khoản lãi trên
vị thế giao sau. Khoản lãi ít nhất bù đắp phần chi phí cao hơn khi mua tài sản. Đây
được gọi là phòng ngừa vị thế mua.
d. Định nghĩa về Basic
Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng
giao ngay, basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau
Basic = Giá giao ngay – giá giao sau
1.3.4.3. Hợp đồng hoán đổi (Swap)
a. Định nghĩa:
Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực
hiện một chuỗi các thanh tốn cho các bên cịn lại vào một ngày cụ thể. Hay hoán
đổi là một hợp đồng mà hai bên đồng ý hốn đổi dịng tiền.
Có nhiều loại hốn đổi khác nhau, loại hoán đổi phổ biến nhất bao gồm một
bên thực hiện các chuỗi thanh toán cố định và nhận lại các thanh tốn biến đổi.
Ngồi ra có những hoán đổi mà các bên thực hiện thanh toán biến đổi, cũng có
những hốn đổi mà cả hai bên đều thực hiện những thanh tốn cố định nhưng một
bên thì thanh tốn theo một đồng tiền này cịn bên kia thì thanh tốn theo một đồng

tiền khác. Do đó, các thanh tốn của họ thì cố định nhưng giá trị thực hiệu lực thì
biến động do các dao động của tỷ giá hối đoái.
b. Đặc điểm
 Hợp đồng hoán đổi được thực hiện trên thị trường OTC, các bên tham gia
bao gồm thông thường bao gồm một nhà giao dịch là một định chế tài chính cung
cấp các hốn đổi trên thị trường và một người sử dụng cuối cùng, khách hàng của
nhà giao dịch thường là một doanh nghiệp, một qũy hưu bổng, quỹ phòng ngừa rủi
ro hoặc là một tổ chức nào đó. Đương nhiên hốn đổi giữa các nhà giao dịch lẫn
nhau cũng rất phổ biến.
 Một hợp đồng hoán đổi tương tự như hợp đồng giao sau giống như một
danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Một hợp đồng hoán đổi mà bên tham gia nhận các
dòng tiền xác định và thực hiện chi trả trên một mức giá khác xét về mặt quản trị rủi
ro hợp đồng kỳ hạn, giao sau và hoán đổi đều hoạt động giống nhau.
luan van, khoa luan 22 of 66.


tai lieu, document23 of 66.

13

 Sự khác biệt chủ yếu giữa hợp đồng kỳ hạn, giao sau và hoán đổi là đặc
tính thanh tốn của các hợp đồng này và mức độ rủi ro khơng thanh tốn của các
cơng cụ này với các đối tác trong hợp đồng. Thời hạn thực hiện của hợp đồng kỳ
hạn bằng với kỳ hạn của nó vì khơng có khoản ký gửi nào được u cầu, hợp đồng
kỳ hạn là một cơng cụ có rủi ro tín dụng thuần túy. Hợp đồng giao sau làm giảm
thời hạn thực hiện (xuống còn một ngày) và địi hỏi một khoản ký qũy, vì vậy gần
như loại trừ hồn tồn rủi ro tín dụng. Hợp đồng hốn đổi chỉ sử dụng một trong hai
cơ chế trên để giảm thiểu rủi ro tín dụng, chúng làm giảm thời hạn thực hiện.
c. Các loại hợp đồng hoán đổi
 Hoán đổi tiền tệ (Currency swap): các bên giao dịch thực hiện thanh toán

theo lãi suất cố định hoặc thả nổi cho bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau.
 Hoán đổi lãi suất (Interest swap): hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi
các thanh toán tiền lãi cho bên cịn lại, cả hai khoản thanh tốn đều trên cùng một
loại đồng tiền, một bên thanh toán theo lãi suất thả nổi hoặc cố định. Số tiền gốc
làm cơ sở cho việc thanh tốn sẽ khơng được hốn đổi.
 Hốn đổi chứng khốn( security swap): một trong hai phía thực hiện thanh
toán dựa trên giá của chứng khoán hoặc chỉ số chứng khốn. Phía cịn lại thanh tốn
dựa trên một chứng khoán, danh mục chứng khoán hoặc chỉ số chứng khốn khác,
hoặc là một lãi suất nào đó được cố định.
 Hốn đổi hàng hóa:(Commodity Swap) hợp đồng hốn đổi hàng hóa phổ
biến nhất là người phịng ngừa rủi ro sẽ nhận được khoản thanh toán dựa trên một
mức giá cố định của hàng hóa cơ sở, bên cịn lại sẽ nhận thanh toán dựa trên mức
giá thả nổi thường được tham chiếu dựa trên giá thị trường (fixed – floating price
Swap). Hợp đồng hốn đổi hàng hóa được sử dụng phổ biến trong ngành công
nghiệp năng lượng và nông nghiệp.
1.3.4.4. Quyền chọn (Option)
a. Định nghĩa
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán trong đó
cho người mua quyền -nhưng khơng phải là nghĩa vụ- để mua hoặc bán một tài sản

luan van, khoa luan 23 of 66.


tai lieu, document24 of 66.

14

nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người
mua quyền chọn phải trả cho người bán một mức phí gọi là phí quyền chọn.
Có 2 loại quyền chọn cơ bản

 Quyền chọn mua (call): trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào
một ngày nhất định với một mức giá xác định.
 Quyền chọn bán (put): trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một
ngày nhất định với một mức giá xác định.
b. Đặc điểm
 Quyền chọn có thể được giao dịch trên thị trường có tổ chức như CBOE ,
PHLX…như phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng bởi hai bên
những người này tự tìm đến nhau và họ cho rằng họ thích như vậy hơn là giao dịch
tại sàn (thị trường OTC).
 Người mua quyền chọn phải trả cho người bán một số tiền gọi là phí
quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo
các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Vì vậy, người nắm giữ
quyền chọn sẽ làm giảm thiểu rủi ro khi giá hiện tại của tài sản tăng cao hay giảm
xuống so với mức giá thực hiện mà chỉ mất phí quyền chọn.
c. Các vị thế của hợp đồng quyền chọn

Vị thế

Quyền chọn bán Quyền chọn mua

Trường vị

Mua

Mua

Đoản vị

Bán


Bán

Quyền/Nghĩa vụ
Có quyền thực hiện mua/bán
với mức giá thực hiện
Có nghĩa vụ thực hiện
bán/mua khi quyền thực hiện

d. Các loại quyền chọn phổ biến
 Quyền chọn cổ phiếu: quyền chọn đối với cổ phiếu riêng lẻ đôi khi được
gọi là quyền chọn cổ phiếu hay quyền chọn vốn cổ phần. Các quyền chọn này tồn
tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối
luan van, khoa luan 24 of 66.


tai lieu, document25 of 66.

15

với quyền chọn một số cổ phiếu nhất định. Các thị trường giao dịch quyền chọn cổ
phiếu như CBOE, PHLX, NYSE…
 Quyền chọn tiền tệ: tỷ giá là giá mà một đối tượng có thể trao đổi một
đồng tiền với một đồng tiền khác. Nhiều công ty và nhà đầu tư nhạy cảm với rủi ro
tỷ giá, quyền chọn tiền tệ cũng như các công cụ phái sinh khác được sử dụng rộng
rãi. Mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ quy định cụ thể mức giá thực hện được thể
hiện dưới dạng tỷ giá, ngày đáo hạn, định dạng tiền cơ sở, quy mô hợp đồng nhiều
chi tiết khác tương tự như hợp đồng quyền chọn cổ phiếu và chỉ số chứng khoán.
Các quyền chọn tiền tệ được giao dịch trên sàn giao dịch PSE nhưng sơi động hơn
chính là thị trường quyền chọn OTC.
 Ngồi các quyền chọn được thực hiện cho các hàng hóa là tiền tệ, cổ phiếu

chỉ số chứng khoán, quyền chọn cũng được thực hiện khá phổ biến ở các loại hàng
hóa khác như xăng dầu, hàng nơng sản….
1.4. Phịng ngừa rủi ro giá dầu trong ngành hàng không.
1.4.1. Giới thiệu nhiên liệu hàng khơng
a. Dầu Thơ
 Định nghĩa: Hay cịn gọi dầu mỏ, vàng đen (tiếng Anh: petroleum hay crude
oil; gốc tiếng Hy Lạp: petra - đá và elaion - dầu; hay tiếng Latin oleum - dầu), là
một chất lỏng đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại
một số nơi của vỏ Trái Đất. Dầu thô là một hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon,
phần lớn thuộc gốc alkane, nhưng thành phần rất đa dạng. Hiện nay, khoảng
80% dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất sản phẩm năng lượng như xăng nhiên
liệu, dầu sưởi và dầu diesel, nhiên liệu máy bay, các sản phẩm gas hố lỏng và
khoảng 20% dầu thơ là ngun liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của
ngành hóa dầu như dung mơi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa
đường...Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại
về khả năng cạn kiệt dầu trong tương lai không xa.
 Các loại dầu thô thông dụng:
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thơ" theo khu vực mà nó xuất phát
(ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ
luan van, khoa luan 25 of 66.


×