Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU FOODINCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.07 KB, 37 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ
GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU FOODINCO
2.1 Giới thiệu về tổng công ty cổ phần đầu tư & XNK Foodinco
Tên cơng ty

: TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK FOODINCO

Tên viết tắt

: FOODINCO GROUP

Tên gọi quốc tế : FOODINCO INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK GROUP
Tổng giám đốc : Nguyễn Tuấn Hải
Địa chỉ

: 58 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Điện thoại

: (0511) 3810555

Fax

: (0511) 3822459

Email



:

Website

:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Cơng ty Cổ phần Lương thực và Công Nghệ Thực Phẩm - tên viết tắt tiếng
Anh là FOODINCO hình thành từ tiền thân là Cơng ty lương thực cấp I Nam Khu IV
(được nhà nước quyết định thành lập ngày 21/8/1973); là bộ phận trực thuộc Bộ
lương thực và thực phẩm. Địa bàn hoạt động của Công ty: từ Nghệ An đến Bắc

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Quảng Trị, tiếp giáp với chiến trường Miền Nam. Quá trình hoạt động kinh doanh của
Cơng ty trải qua các giai đoạn sau:


Từ năm 1973 - 1975 với tên gọi Công ty Lương thực cấp I Nam Khu IV;

nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận bảo quản, vận chuyển và quản lý lương thực để cung

cấp cho chiến trường B, C và phục vụ hậu cần cho quân đội từ hậu cứ ở các tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, Bắc Quảng Trị góp phần chi viện cho miền
Nam. Cho đến ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng Cơng ty đã đưa 6.500.000 tấn
lương thực từ hậu phương ra chiến trường.


Từ năm 1976-1982: Đổi tên thành Công ty lương thực cấp I Đà Nẵng để đáp

ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trong giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh.


Từ năm 1983-1989: Đổi tên thành Cơng ty lương thực Miền Trung. Tập trung

vào hoạt động sản xuất chế biến lương thực, xay xát chế biến phục vụ chăn nuôi và
các ngành công nghiệp khác. Năm 1987 Công ty trực thuộc Bộ Nông Nghiệp. Nhiệm
vụ của Công ty chuyển từ điều hành, phân phối lương thực sang huy động giao nộp
sản phẩm cho trung ương về thuế nông nghiệp, đạt quan hệ mua bán sản phẩm lương
thực hàng hoá với các hợp tác xã theo giá thoả thuận.


Từ năm 1990 - 1996 Có tên gọi là Cơng ty lương thực Trung Ương III. Và

hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.


Năm 1996: Trở thành doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Lương thực

Miền Nam. Đổi tên là Công ty Lương thực và Công nghiệp Thực phẩm.



Ngày 09/12/2004 Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và PTNT có quyết định

4448/QĐ-BNN/TCCB về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực và
CNTP thành Công ty cổ phần. Ngày 26/03/2005 Công ty cổ phần lương thực và
CNTP FOODINCO đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 01/04/2005.
Căn cứ Nghị quyết số: 40 NQ-ĐHĐCĐ của Đại Hội đồng cổ đông Công ty cổ
phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm ngày 28/09/2007 V/v chuyển đổi Công
ty Cổ phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm FOODINCO thành Tổng Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2.1.1.2. Cổ đông chiến lược
Kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần (09/2007). Mức độ vốn chủ sở
hữu tăng mạnh. Cổ phần của Foodinco được sở hữu lâu dài bởi các cổ đơng lớn:


Tổng cơng ty lương thực Miền Nam (VINAFOOD II). Hằng năm xuất khẩu
hàng triệu tấn lương thực với kim ngạch gần 1 tỷ USD, tiềm lực tài chính lớn mạnh.




Tập đồn ALPHANAM là 1 trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Có
tiềm năng tài chính, kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, chứng khốn, sản xuất kinh
doanh sơn, cầu thang máy, bao bì...



Cơng ty quản lý vốn East Wing, HongKong, có tiềm lực tài chính và kinh
nghiệm trong việc đầu tư tài chính, chứng khốn và bất động sản.



Cơng ty quản lý vốn East Wing, Nhật Bản, có tiềm lực tài chính và kinh
nghiệm trong việc đầu tư tài chính, chứng khốn và bất động sản.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của cơng ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Văn phịng
CHI NHÁNH
1.TP.HCM
2.QUY NHƠN

XÍ NGHIỆP
1.VTCBLT
2.TMTH

CTY TNHH
1. CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM FOODINCO

CHI NHÁNH &

V/P ĐẠI DIỆN

1. Cơng ty Foodinco-savannakhét - Lào

BAN KIỂM SỐT

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

CÁC PHĨ TGĐ
Phịng TCKT
Phịng Đầu tư
Phịng KDTM
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG
CTY CP
1. Foodinco Tây Nguyên
2. Xây lắp & TM C.M.S
3. Đầu tư & XD Thiên Danh An

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 4



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Ghi chú:
Quan hệ lãnh đạo:
Quan hệ phối hợp:
Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ:

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng
công ty. ĐHĐCĐ thường niên và bất thường được tổ chức theo quy định tại Điều 13
Điều lệ công ty. ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ quy định tại Điều 14 Điều lệ công ty.
Thể thức triệu tập, các điều kiện tiến hành, biểu quyết, thông qua quyết định của
ĐHĐCĐ thực hiện theo Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Điều lệ Tổng
công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, quyền hạn và nhiệm vụ của
HDDQT được quy định tại Điều 25 Điều lệ Tổng cơng ty. Các cuộc họp, nội dung
chương trình họp, biên bản, nghị quyết cuộc họp của HĐQT thực hiện theo Điều 28
Điều lệ Tổng cơng ty.

Ban kiểm sốt Tổng công ty (BKS): do ĐHĐCĐ bầu ra. Trách nhiệm, quyền
hạn và các hoạt động của BKS quy định tại Điều 82.2 Luật doanh nghiệp và Điều 36
Điều 37 Điều lệ Tổng công ty.
Tổng mức thù lao của HĐQT, BKS do ĐHĐCĐ quyết định. Các chi phí hoạt động
cuả HĐQT, BKS do Tổng công ty chi trả theo quy định.
Tổng giám đốc (TGĐ): do HDQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật
của Tổng công ty. TGĐ trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thường
nhật của Tổng cơng ty theo Nghị quyết HĐQT. TGĐ có quyền hạn và nhiệm vụ theo
Điều 31 Điều lệ Tổng công ty.
Các phó tổng giám đốc (PTGĐ): do HĐQT bổ nhiệm thao đề nghị của TGĐ.
Các PTGĐ giúp TGĐ thực hiện một số nội dung công việc cụ thể trong quản lý, điều
hành công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của TGD.
Kế tốn trưởng Tổng cơng ty: do HDQT bổ nhiệm theo đề nghị của TGD. Kế
toán trưởng chịu trách nhiệm trước HĐQT, TGĐ và trước pháp luật Nhà nước về tồn
bộ hoạt động tài chính kế tốn trong tồn Tổng cơng ty. Chức năng, nhiệm vụ của kế
tốn trong trưởng thực hiện theo Luật kế tốn.
Phịng tài chính kế tốn: tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn và quản lý tài sản
của Công ty; lập kế hoạch tài chính và theo dõi thực hiện kế hoạch đó; đáp ứng vốn
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

kịp thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổng hợp số liệu để báo cáo quyết
tốn tài chính của Cơng ty.
Phịng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm trong cơng tác tổ chức, sắp xếp,

bố trí, phân cơng lao động tồn Cơng ty, xây dựng kế hoạch tiền lương phù hợp với kế
hoạch sản xuất kinh doanh của tồn Cơng ty.
Phịng cơng nghiệp đầu tư: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc quản
lý, chỉ đạo về mặt kĩ thuật, nghiệp vụ hoạt động trong sản xuất kinh doanh của khối
doanh nghiệp, vận tải sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm và phát triển các dự án
đầu tư; lập kế hoạch quản lý kinh tế kỹ thuật ngành công nghiệp và các kế hoạch phát
triển dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; lập và quản lý hồ sơ về nhà cửa , kho
tàng, máy móc thiết bị, phương tiện của Cơng ty; có kế hoạch duy trì bảo dưỡng, sữa
chữa theo khả năng hiện có của Cơng ty.
Phịng kinh doanh lương thực nơng sản: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
TGĐ Công ty thực hiện việc quản lý, chỉ đạo việc thực hiện về lĩnh vực kinh doanh
lương thực và nông sản; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hằng
năm; nghiên cứu, tổng hợp thông tin thị trường trong và ngồi nước về lương thực và
nơng sản; chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh
doanh có hiệu quả.
Phịng kinh doanh vật tư - phân bón: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
TGĐ Công ty thực hiện việc quản lý, chỉ đạo việc thực hiện về lĩnh vực kinh doanh
vật tư và phân bốn trong tồn Cơng ty; chủ động nắm bắt thông tin thị trường trong và
quốc tế về mặt hàng vật tư - phân bón nhằm thực hiện việc lập kế hoạch kinh doanh
trung ngắn hạn; báo cáo cho lãnh đạo Công ty phê duyệt thực hiện.
Các đơn vị trực thuộc: hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công
ty. Đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc đơn vị - do TGĐ Công ty ủy quyền,
chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Tùy theo quy mơ hoạt động, các đơn vị
có thể tổ chức các phịng ban nghiệp vụ chun mơn.
2.1.2.3 Đơn vị trực thuộc
1. Chi nhánh FOODINCO Sài Gòn

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 7



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2. Chi nhánh FOODINCO Quy Nhơn
3. Chi nhánh FOODINCO Biên Hòa
4. Chi nhánh FOODINCO Hà Tĩnh
5. Nhà máy bột mỳ Việt Ý
6. Công ty cổ phần FOODINCO Tây Nguyên
7. Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại CMS
8. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Danh An
9. Công ty Foodinco-savannakhét - Lào
2.1.3 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
2.1.3. 1 Lĩnh vực kinh doanh


Sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu: Lương thực, nông – lâm thổ
sản, thủy – hải sản, vật tư, phân bón, quặng kim loại, phơi thép, sắt thép, hạt nhựa,
than, giấy, hóa chất (trừ hóa chất độc hại mạnh), phương tiện, thiết bị vận tải, vật liệu
xây dựng và các mặt hàng khác mà pháp luật khơng cấm.



Tư vấn, thiết kế, giám sát quy hoạch và xây dựng các cơng trình dân dụng cơng
nghiệp, giao thơng thủy lợi, cơng trình hệ thống lưới điện, trạm biến áp đến 500KV và
các cơng trình nguồn điện.




Đầu tư và kinh doanh bất động sản, kho tàng, bến bãi, khách sạn và cao ốc văn phòng
thương mại. Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư.



Đại lý vận tải tàu biển, kinh doanh dịch vụ bốc xếp, vận tải thủy – bộ trong và ngồi
nước.


Đầu tư trồng cây lương thực và cơng nghiệp xuất khẩu trong và ngồi nước.



Tư vấn giám sát, đền bù, giải phóng mặt bằng.

2.1.3.2 Các dự án lớn


Dự án Cao ốc khách sạn văn phòng cho thuê 58 Bạch Đằng, Đà Nẵng.
Nằm giữa hai mặt tiền đường Trần Phú và Bạch Đằng, nằm cạnh cầu Sơng

Hàn, nhìn ra sơng Hàn thống mát và thơ mộng. Dự án gồm 2 tòa tháp với đầy đủ
chức năng của một Cao ốc hiện đại, tiện nghi và chuyên nghiệp gồm trung tâm hội

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

nghị, trung tâm thơng tin tịa tháp phía tây làm khu văn phịng làm việc và tịa tháp
phía đơng làm căn hộ cao cấp.


Khu dân cư vùng bổ sung Nam Sài Gịn, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Nằm gần khu Đơ thị mới Phú Mỹ Hưng, trong qui hoạch phát triển tổng thể

của quận 7, Nhà Bè và Bình Chánh của TP.HCM. Đây là khu qui hoạch dân cư cao
cấp với các biệt thự và chung cư cao cấp trong khuôn viên cây xanh và khơng khí
trong lành, n tĩnh. Dự án Khu dân cư Nam Sài Gịn hội đủ các tiêu chí cần thiết cho
một cuộc sống hiện đại và văn minh.


Vùng kho 5.000m2 hậu cần Cảng Đà Nẵng.
Nằm trên đường Yết Kiêu, cạnh Cảng Đà Nẵng được thiết kế với đầy đủ các

chức năng như Cầu cảng hiện đại, Cân điện tử, Phương tiện bốc dỡ hiện đại, công
suất cao, quy trình quản lý chuyên nghiệp và các thiết bị hỗ trợ vận chuyển, lưu kho
nhanh chóng, thuận tiện và an tồn.


Dự án trồng 2.000 ha rừng keo tại Savanakhet, CHDCND Lào
Đây là dự án đầu tư trồng cây lâu năm là cây cao su, cây Keo Tai Tượng, Keo

Lá Tràm có chu kỳ khai thác là 5 năm, kết hợp với trồng cây luân canh ngắn ngày là
Sắn Lát có chu kỳ khai thác là 1 năm.

2.1.3.3 Hệ thống kho bãi
Hoạt động xuất nhập khẩu của Foodinco chủ yếu là các sản phẩm nơng nghiệp:
nơng sản, phân bón,...Mang tính mùa vụ (phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất nông
nghiệp) và yêu cầu bảo quản chặt chẽ để đảm bảo chất lượng. Nhằm chủ động cho
việc dự trữ, bảo quản, đảm bảo chất lượng nguồn hàng phục vụ cho kế hoạch kinh
doanh. Foodinco đã xây dựng hệ thống kho bãi lớn ở những nơi có nguồn hàng nơng
sản, các cảng xuất và nhập hàng, nơi tiêu thụ phân bón lớn. Kho hàng đảm bảo các
điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, diện tích,... Hệ thống này khơng những phục
vụ hiệu quả nhu cầu của Foodinco mà cịn có khả năng phục vụ thêm những cơng ty
khác. Do đó Foodinco cịn có thêm doanh thu từ việc tận dụng các kho bãi chưa sử
dụng hết để cho thuê.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang
Bảng 2.1. Hệ thống kho bãi

Tên kho
Vùng kho Đà Nẵng
Vùng kho Quảng Ngãi
Vùng kho Quy Nhơn
Vùng kho Nha Trang
Vùng kho Đắc Lắc
Vùng kho TP. Hồ Chí Minh


Sức chứa (Tấn)
18.000
12.000
15.000
12.000
3.000
20.000

Hệ số sử dụng
0,5
0,4
0,5
0,4
0,4
0,6

(Nguồn: Tổng hợp của phòng kế hoạch kinh doanh)
2.1.3.4 Thị trường và thị phần
Hoạt động xây dựng của Foodinco, chủ yếu là ở các dự án lớn (phần trên). Đây
là lĩnh vực còn mới và tiềm năng mà Foodinco đang tiến hành đầu tư. Ban đầu sử
dụng nguồn vốn lớn nhưng có khả năng sinh lợi lâu dài. Còn về hoạt động kinh
doanh, địa bàn chủ yếu của Foodinco là ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên với
mạng lưới các chi nhánh rộng khắp. Nguồn hàng nông sản chủ yếu cho xuất khẩu là
từ: Miền Đông Nam bộ (gạo) và từ Tây Nguyên – Đắc Lắc (sắn, ngô, cà phê, tiêu,...).
Địa bàn tiêu thụ chủ yếu (phân bón) là các tỉnh miền Trung. So với cả nước, Foodinco
chiếm thị phần khoảng 5- 7%. Tuy nhiên trên địa bàn miền Trung, thị phần Foodinco
chiếm khoảng 70%. Có được điều đó là do Foodinco xuất phát là doanh nghiệp nhà
nước, hoạt động hơn 30 năm trên khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền


Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2.1.4 Đánh giá tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
2.1.4.1 Cơ cấu tài sản
Bảng 2.2: Tình hình tài sản công ty 2008 - 2010
Năm 2008

Năm 2009

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(1.000 đ)

Năm 2010

Chỉ tiêu

Giá trị
(1.000 đ)

Tỷ trọng
(%)


Giá trị
(1.000 đ)

Tỷ trọng
(%)

TS ngắn hạn

458,014,514

70.53

513,145,624

67.78

563,424,569

60.10

TS dài hạn

191,359,246

29.47

243,972,624

32.22


374,120,853

39.90

Tổng tài sản

649,373,760

100

757,118,248

100 937,545,422

100

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)
Foodinco là Tổng cơng ty có quy mô lớn, hoạt động và phát triển tương đối ổn
định. Do vậy tổng tài sản tăng dần qua các năm theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cơ
cấu của Foodinco tập trung vào 2 lĩnh vực: xây dựng và thương mại. Từ lâu, thương
mại là thế mạnh của Foodinco. Vì thế tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn (trên 60%). Chủ
yếu là các khoản phải thu khách hàng mua phân bón trong nước và hàng tồn kho (dự
trữ hàng cho xuất khẩu). Tuy nhiên trong 3 năm gần đây, nhất là năm 2010, Tổng tài
sản cũng như tài sản dài hạn tăng mạnh. Bởi cơ cấu kinh doanh của Foodinco dần
thay đổi. Tập trung vào hoạt động đầu tư bất động sản: Dự án Cao ốc khách sạn văn
phòng cho thuê 58 Bạch Đằng, Đà Nẵng; Nhà máy bột mì Việt - Ý. Bởi vậy tài sản
dài hạn: tài sản cố định và bất động sản đầu tư có xu hướng tăng mạnh. Tỷ trọng tài
sản dài hạn tăng cao từ 32.22% tới 39.9 %.
2.1.4.2 Cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu
Vốn CSH
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn

Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
(1.000 đ)
(%)
196,452,734
30.25
452,921,026
69.75
649,373,760
100

Năm 2009
Năm 2010
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
(1.000 đ)
(%)
(1.000 đ)
(%)
253,872,922
33.53 415,126,418
44.28

503,245,326
66.47 522,419,004
55.72
757,118,248
100 937,545,422
100

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn ( 2008 – 2010)
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)
Nhìn chung, Tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh trong giai đoạn 20082010. Bởi vậy Foodinco được xếp hạng 24 trong Danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

lớn nhất Việt Nam (theo: vnr500.com). Phần lớn nguồn vốn của Foodinco là vốn vay
để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và thu mua hàng hóa trong nước. Dẫn đến việc
cơng ty phải đối mặt với tiền lãi và các chỉ tiêu về thanh khoản thấp. Bởi hoạt động
thương mại (xuất nhập khẩu) của Foodinco chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu
nên Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 50% và tỷ trọng có xu hướng tăng dần,
do cơng ty thường xuyên phát hành thêm cổ phần mới. Cho thấy khả năng tự chủ của
Foodinco ngày càng cao. Tuy nhiên quản lý hiệu quả vốn cũng là 1 vấn đề cần được
chú trọng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền


Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008 - 2010
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

ĐVT: đ
Năm 2010

1. Doanh thu thuần

2,374,134,122,470

2,875,798,142,512

2,759,813,480,471

2. Giá vốn hàng bán

2,189,621,083,732


2,689,458,251,254

2,568,872,687,419

184,513,038,738

186,339,891,258

190,940,793,052

4. Doanh thu h/đ tài chính

10,133,609,983

9,284,517,884

8,571,576,215

5. Chi phí hoạt động tài chính

79,785,586,842

72,942,587,921

70,643,816,549

* Chi phí lãi vay

74,122,098,432


64,815,246,814

61,424,825,463

6. Chi phí bán hàng

59,098,899,241

60,478,592,414

57,924,681,257

7. Chi phí quản lý Doanh nghiệp

30,692,548,284

28,145,257,379

26,915,815,425

8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

25,069,614,354

34,057,971,428

44,028,056,036

9. Thu nhập khác


5,847,122,842

6,842,475,127

5,458,154,258

10. Chi phí khác

3,128,884,138

4,375,791,527

3,942,045,279

11. Lợi nhuận khác

2,718,238,704

2,466,683,600

1,516,108,979

27,787,853,058

36,524,655,028

45,544,165,015

8,485,584,127


9131163757

11386041254

19,302,268,931

27,393,491,271

34,158,123,761

3. Lợi nhuận gộp

12. Tổng lợi nhuận trước thuế
13. Thuế TNDN phải nộp
14. Lợi nhuận sau thuế
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Năm 2008 đối với Foodinco là một năm khó khăn khi mà lợi nhuận sau thuế
của công ty chỉ đạt 19,302,268,931 đ. Đây là kết quả rất thấp khi so sánh với lợi
nhuận sau thuế của năm 2007 là 22.281.174.013 đ. Do lạm phát trong nước cao và lãi
suất ngân hàng tăng mạnh nên tiền lãi là gánh nặng đối với doanh nghiệp. Các khoản

nợ khó địi do khách hàng trong nước được trích lập thành quỹ dự phịng phải thu khó
địi. Bên cạnh đó là tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu suy giảm, tỷ giá bất ổn, ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK của công ty. Các hoạt động đầu tư, xây dựng
cũng chỉ hoạt động ở mức cầm chừng, doanh thu thấp.
Năm 2009, hoạt động XNK của cơng ty bị ảnh hưởng rất lớn do suy thối kinh
tế thế giới. Tuy nhiên Tổng công ty tiếp tục cổ phần hóa một số Chi nhánh, Xí nghiệp
thành đơn vị độc lập, chuyển hoạt động của Tổng công ty sang mơ hình hoạt động
Cơng ty mẹ, cơng ty con, tiết kiệm chi phí, kiểm sốt chặt hoạt động bán chịu, quay
vòng nhanh đồng vốn để tạo hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó
thu hồi được một số khoản nợ khó địi đã được trích lập dự phòng ở năm 2008. Vậy
nên trong khi nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành chỉ đạt kết quả kinh doanh thấp,
thậm chí lỗ. Thì kết quả kinh doanh của Foodinco đạt được khá ấn tượng, lợi nhuận
sau thuế 27,393,491,271 đ (tăng mạnh so với năm 2008).
Năm 2010, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Hoạt động XNK của
Foodinco được cải thiện. Bên cạnh những khách hàng quen thuộc, Foodinco cịn có
thêm những khách hàng mới, thị trường và thị phần đều được mở rộng. Tuy nhiên,
cũng trong năm này cơ cấu kinh doanh của Foodinco chuyển dịch mạnh. Chuyển
hướng sang đầu tư bất động sản, nên doanh thu từ XNK có giảm, doanh thu từ đầu tư
và xây dựng tăng nhẹ. Mặc dù vậy kết quả kinh doanh năm 2010 của Foodinco rất khả
quan đạt 34,158,123,761 đ.
Từ kết quả hoạt động 3 năm gần đây của Foodinco ta thấy rằng: Foodinco đang
ngày càng đổi mới về cơ cấu tổ chức cũng như lĩnh vực kinh doanh sao cho phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế. Dù không đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng nhưng
kết quả bước đầu của sự thay đổi đã cho thấy tiềm năng phát triển bền vững của
Foodinco trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 14



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

2.1.4.4 Cơ cấu doanh thu
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu 2008 - 2010
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009
Tỉ trọng
(%)

Doanh thu (đ)
1,102,809,597,87
Doanh thu XNK

Năm 2010
Tỉ trọng
(%)

Doanh thu (đ)

Doanh thu (đ)

Tỉ trọng
(%)


1,291,533,891,00

3

46.45

0

44.91

1,147,398,337,909

41.58

Doanh thu NK

505,042,138,021

21.27

619,759,734,957

21.55

562,156,825,362

20.37

Doanh thu XK


597,767,459,852

25.18

671,774,156,043

23.36

585,241,512,547

21.21

55.09

1,612,415,142,562

58.42

100

2,759,813,480,471

100

1,584,264,251,51
Doanh thu từ HĐKD khác

1,271,324,524,597

53.55


2,374,134,122,47
Tổng doanh thu

0

2
2,875,798,142,51

100

2

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Foodinco rất đa dạng nên doanh thu của
Foodinco cũng từ nhiều nguồn: xuất nhập khẩu, xây lắp, vận tải, cho thuê kho bãi,... Nhìn
chung trong Trong thời gian 2008 -2010, tổng doanh thu khá ổn định. Mặc dù chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như biến động về tỷ giá. Doanh
thu về XNK chiếm trên 40% trong tổng doanh thu, điều đó cho thấy hoạt động xuất nhập
khẩu là lĩnh vực chiếm ưu thế của Foodinco. Mặc dù vậy, tỷ trọng XNK đang có xu hướng

giảm dần do Foodinco đang chuyển dịch cơ cấu kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh khác (chủ yếu là đầu tư) tăng trưởng mạnh, chiếm trên 50% tổng doanh thu.
Bên cạnh đó, doanh thu từ xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Bởi Foodinco ln nỗ
lực tìm kiếm bạn hàng mới và mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng cũng như số lượng
sản phẩm cho phù hợp với thị trường. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, máy móc
trong nước tăng nên doanh thu từ nhập khẩu tăng mạnh so với xuất khẩu.
Nhận xét:
Với quy mô vốn lớn, hoạt động lâu năm. Foodinco có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng của nền kinh tế nói chung.
Foodinco đã có kết quả kinh doanh khá ổn định. Quản lý, sử dụng vốn, kế hoạch kinh
doanh hợp lý và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp là vấn đề mà Foodinco cần phải chú
trọng hơn nữa để đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động.

2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu tại Foodinco
2.2.1 Hoạt động nhập khẩu
2.2.1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Hoạt động lâu dài trong lĩnh vực nhập khẩu, Foodinco đã có một thị trường nhập
khẩu rộng lớn: Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Úc,
Nga ....đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong nước. Với sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là phân
bón, bên cạnh đó cịn có một số loại máy móc, thiết bị.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Bảng 2.6: Thị trường và kim ngạch nhập khẩu 2008 - 2010


Thị trường
1. Singapore
2. Hàn Quốc
3. Indonesia
4. Đức
5. Quoata
6. Philippines
7. Nhật Bản
8. Mỹ
9. Nga
10. Trung Quốc
11. Úc
Tổng cộng

Năm 2008
Giá trị
Tỉ trọng
( USD)
(%)

Năm 2009
Giá trị
Tỉ trọng
( USD)
(%)

Năm 2010
Giá trị
Tỉ trọng

( USD)
(%)

9,816,736
3,435,105
677,500
2,174,308
1,177,297
926,000
172,437
882,750
4,987,000
987,200
25,236,33

38.90
13.61
2.68
8.62
4.67
3.67
0.68
3.50
19.76
3.91

10,741,243
4,124,890
802,791
267,190

3,875,241
1,575,000
1,324,719
324,701
1,079,634
4,578,129
1,725,786
30,419,32

35.31
13.56
2.64
0.88
12.74
5.18
4.35
1.07
3.55
15.05
5.67

10,273,241
3,742,580
729,245
228,000
4,126,753
1,247,823
1,251,709
248,755
980,735

4,128,017
2,014,845
28,971,70

35.46
12.92
2.52
0.79
14.24
4.31
4.32
0.86
3.39
14.25
6.95

3

100

4

100

3

100

(Nguồn: Tổng hợp của phòng kế hoạch kinh doanh)
Thị trường Singapore: là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty, chiếm tỷ trọng

lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón do đó có
chất lượng cao, giá cả phù hợp, rất được nông dân Việt Nam ưa chuộng.
Thị trường Hàn Quốc: chiếm tỉ trọng tương đối cao, trong kim ngạch nhập khẩu
chủ yếu từ thị trường này là phân bón.
Thị trường Quoata: Cơng ty nhập khẩu mặt hàng phân bón từ thị trường này tương
đối thường xuyên , do giá phân bón từ thị trường này rẻ hơn so với thị trường khác. Có xu
hướng tăng mạnh.
Thị trường Nhật Bản: Giá trị hàng nhập khẩu từ thị trường này tương đối thấp. Chủ
yếu là hàng điện tử.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Thị trường Úc: trong 2 năm kể lại đây, giá trị lúa mì nhập khẩu từ thị trường này
tăng mạnh do nhu cầu bột mỳ trong nước tăng cao. Đây là thị trường cung cấp lúa mì chất
lượng, giá cả cạnh tranh.
Các thị trường ở khu vực châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập
khẩu của Công ty trong những năm vừa qua. Trong đó, các thị trường Singapore, Hàn
Quốc, Quoata là những thị trường mà Công ty nhập khẩu phân bón thường xuyên nhất.
Các thị trường khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Trong tương lai, Công ty cần gia tăng thêm
quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống đồng thời cần phải mở rộng quan hệ làm
ăn với các thị trường khác.
2.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu
Các loại phân bón vẫn là mặt hàng nhập khẩu đều đặn của Foodinco với số lượng
lớn của Công ty: phân Urea, phân NPK, phân Kali. Phân Urea vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tuy nhiên sẽ có xu hướng giảm trong 2 năm trở lại đây, do các nhà máy Điện đạm trong
nước đang được hình thành sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước. Phân DAP nhập khẩu thường
xuyên nhưng chỉ với số lượng tăng dần do nhu cầu trong nước tăng (trong nước khơng sản
xuất đủ).
Lúa mì là mặt hàng nơng sản duy nhất mà công ty nhập khẩu. Chủ yếu được đưa
vào Nhà máy Bột Mỳ Việt Ý chế biến thành bột mì, sau đó mới được đưa ra tiêu thụ ở thị
trường nội địa. Đây là sản phẩm được thị trường trong nước ưa chuộng bởi chất lượng tốt
và giá thành cạnh tranh. Nhà máy của Công ty hoạt động với dây chuyền hiện đại, công
suất lớn nên lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu khá đều đặn, chủ yếu từ thị trường truyền
thống là Úc.
Các mặt hàng khác như: Cáp thép, thiết bị điện, xe,.. được nhập khẩu với số lượng
và giá trị thấp. Chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội bộ khi mà Foodinco đang đẩy mạnh hoạt
động đầu tư xây dựng. Nhu cầu trong nước về các mặt hàng trên thấp và Foodinco khơng
có khả năng cạnh tranh ở thị trường này.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang
Bảng 2.7: Mặt hàng nhập khẩu 2008 – 2010
Năm 2008

Năm 2009

Mặt hàng

Giá trị

( USD)

1. Phân bón
Urea
Kali CIS
SA
NPK
DAP
2. Lúa mì
3. Thiết bị điện
4.Xe các loại
5. Cáp thép

19,152,643
8,961,451
1,891,704
1,652,435
2,895,327
3,751,726
5,837,545
2,897
189,752
53,496
25,236,33

75.89
35.51
7.50
6.55
11.47

14.87
23.13
0.01
0.75
0.21

22,697,243
10,753,548
2,157,152
1,952,793
3,182,476
4,651,274
7,315,884
4,127
325,758
76,312

4.61
35.35
7.09
6.42
10.46
15.29
24.05
0.01
1.07
0.25

21,097,675
9,569,817

1,937,804
1,857,463
2,796,548
4,936,043
7,392,427
4,459
385,902
91,240

72.82
33.03
6.69
6.41
9.65
17.04
25.52
0.02
1.33
0.31

3

100

30,419,324

100

28,971,703


100

Tổng cộng

Tỉ trọng
(%)

Giá trị
(USD)

Năm 2010

Tỉ trọng
(%)

Giá trị
(USD)

Tỉ trọng
(%)

(Nguồn: Tổng hợp của phòng kế hoạch kinh doanh)
2.2.2 Hoạt động xuất khẩu
2.2.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Qua bảng số liệu, tổng kim ngạch xuất khẩu biến động mạnh. Thị trường xuất khẩu
chủ yếu của Foodinco là Mĩ và Trung Quốc; tỉ trọng lớn và tương đối ổn định. Mĩ là nước
nhập khẩu cà phê tương đối lớn. Campuchia là thị trường mới nhưng tiềm năng và chiếm
tỉ trọng cao. Châu Phi là thị trường tăng trưởng mạnh nhất, chủ yếu nhập khẩu gạo, tương
lai có thể trở thành thị trường xuất khẩu chính của Foodinco. EU là thị trường tiềm năng
về gạo và cà phê, tiêu tuy nhiên yêu cầu của thị trường này rất cao về chất lượng.


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Bảng 2.8: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu 2008 - 2010
Năm 2008
Thị trường
1. Châu Phi
2. Philippines
3. Hàn Quốc
4. Singapore
5. Ấn Độ
6. Hồng Kông
7. Mỹ
8. Trung Quốc
9. Campuchia
10. EU
Tổng cộng

Giá trị

Năm 2009

Tỉ trọng
(%)


(USD)

Năm 2010

Giá trị
(USD)

Tỉ trọng
(%)

Giá trị
(USD)

Tỉ trọng
(%)

1,307,458
2,126,015
1,074,328
821,586
5,792,604
9,242,853
795,142
3,524,791
24,684,77

5.30
8.61
4.35

3.33
23.47
37.44
3.22
14.28

1,543,592
2,702,563
52,462
483,956
1,359,874
989,645
7,481,542
10,513,592
984,967
4,218,785
30,330,97

5.09
8.91
0.17
1.60
4.48
3.26
24.67
34.66
3.25
13.91

2,043,681

1,984,263
107,897
689,456
953,762
746,846
6,873,645
9,394,234
1,063,560
3,534,125
27,391,46

7.46
7.24
0.39
2.52
3.48
2.73
25.09
34.30
3.88
12.90

7

100

8

100


9

100

(Nguồn: Tổng hợp của phòng kế hoạch kinh doanh)
Nói chung, Foodinco có thị trường xuất khẩu lớn, tiềm năng nhưng chưa ổn định.
Do đó cần thường xun tìm kiếm thị trường mới và có các biện pháp để duy trì thị trường
truyền thống (nhưng yêu cầu cao).
2.2.2.2 Mặt hàng hàng xuất khẩu
Với tiền thân là Tổng công ty lương thực miền Trung nên mặt hàng xuất khẩu của
Foodinco chủ yếu là nông sản: Ngô, gạo, sắn, .... Các sản phẩm này được thu mua chủ yếu
từ khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Với chất lượng đảm bảo, phong phú về chủng
loại.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 20


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang
Bảng 2.9: Mặt hàng xuất khẩu

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 21


Luận văn tốt nghiệp

Mặt hàng


GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Năm 2008
Giá trị
Tỉ trọng
( USD)
(%)

1. Gạo
2. Sắn lát
3. Cà phê
4. Ngô
5. Tiêu hạt

11,384,274
8,524,586
2,371,657
1,425,835
978,425
24,684,77

Tổng cộng

7

46.12
34.53
9.61
5.78

3.96

Năm 2009
Giá trị
Tỉ trọng
( USD)
(%)

Năm 2010
Giá trị
Tỉ trọng
( USD)
(%)

12,915,256
9,624,535
4,124,572
,142,052
1,524,563

42.58
31.73
3.60
7.06
5.03

11,392,426
10,564,350
2,014,872
1,987,217

1,432,584
27,391,44

41.59
38.57
7.36
7.25
5.23

100 30,330,978

100

9

100

(Nguồn: Tổng hợp của phòng kế hoạch kinh doanh)
Gạo: Đây là mặt hàng kinh doanh chiến lược của hoạt động xuất khẩu. Tổng công
ty chủ yếu thực hiện việc xuất khẩu gạo theo hợp đồng ủy thác của Tổng công ty lương
thực Miền Nam chứ không chủ động được trong việc xuất khẩu gạo nên kim ngạch xuất
khẩu của Công ty không cao mặc dù đây là mặt hàng chiếm tỷ trong lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty. Mức tăng trưởng của mặt hàng này sẽ tăng trong giai đoạn
tới, do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi tăng mạnh.
Sắn lát: Trong 5-7 năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản
xuất thức ăn chăn ni thì nhu cầu về nguyên liệu (sắn, ngô) ngày càng tăng. Trung Quốc
là nước nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất. Bên cạnh việc xuất khẩu sắn lát khơ chưa qua
chế biến (chỉ bóc vỏ và xắt lát), gần đây Foodinco xuất khẩu tinh bột sắn nhằm gia tăng
giá trị của sản phẩm. Sắn lát là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Do đó Foodinco đang tập trung

để phát triển mặt hàng này.
Ngô: sản lượng xuất khẩu tăng 10.000- 20.000 tấn. Nguồn hàng chủ yếu từ khu vực
Tây Nguyên. Tuy nhiên số lượng không đáng kể. Do nguồn nguyên liệu trong nước chưa
phát triển tập trung và đảm bảo chất lượng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Tiêu hạt: chiếm tỉ trọng thấp nhất. Và hiện nay Foodinco đang tìm kiếm thị trường
tiêu thụ cho mặt hàng này.
Cà phê: là mặt hàng mới trong những năm gần đây. Chủ yếu xuất sang thị trường
châu Âu và châu Phi. Sản lượng xuất khẩu khơng ổn định. Do phụ thuộc vào tình hình
biến động giá cả trên thế giới.

2.3 Hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá
2.3.1. Nguy cơ rủi ro tỷ giá
Hoạt động xuất nhập khẩu của Foodinco chiếm tỉ trọng lớn (Chiếm trên 40% doanh
thu). Với thị trường nhập khẩu và xuất khẩu rộng: EU, Trung Quốc, Mĩ, Nhật Bản,
Australia, Singapore, ... Lượng ngoại tệ sử dụng trong thanh toán lớn. Ngoại tệ được sử
dụng: CNY (RMB), AUD, EUR, SGD, USD, HKD.
Bảng 2. 10: Ngoại tệ sử dụng trong thanh toán

Ngoại tệ
USD
Ngoại tệ khác

Tổng

Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
(USD)
(%)
47,849,324
2,071,786
49,921,110

95.85
4.15
100

Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng
(USD)
(%)
58,942,360
1,807,942
60,750,302

97.02
2.98
100

Năm 2010
Giá trị

Tỷ trọng
(USD)
(%)
54,132,754
2,230,398
56,363,152

96.04
3.96
100

(Nguồn: Tổng hợp của phịng tài chính kế toán)
Trong một thời gian dài (trước 2008) tỷ giá USD/VND khá ổn định. Do đó, USD là
đồng tiền chủ yếu trong thanh toán. Từ năm 2008 tới nay, tỷ giá liên tục biến động, gây
thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo bảng trên, ta thấy trên 95% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Foodinco vẫn sử dụng USD. Nguyên nhân đầu tiên là thói
quen sử dụng USD trong thanh tốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chưa giành được thế
chủ động trong đàm phán, kí hợp đồng để có thể lựa chọn đồng tiền thanh tốn trong hợp
đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 23


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

Mặt khác các hợp đồng XNK của Foodinco chủ yếu theo hình thức L/C hoặc TT.
Và thời gian thanh toán của các hợp đồng này thường từ 10 ngày đến 1 tháng. Dù khơng

q dài nhưng lượng USD sử dụng trong thanh tốn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó nguy cơ rủi ro
cao khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh.
2.3.2 Biến động tỷ giá 2008 – 2010
Biểu đồ 2.1: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 -2010

( Nguồn xe.com)
2.3.2.1 Năm 2008
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những
ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mơ, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. thị trường ngoại
tệ Việt Nam trong năm 2008 ra làm 4 giai đoạn:
Biểu đồ 2.2: Tỷ giá USD/VND 2008

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 24


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.S Võ Văn Vang

(Nguồn: Tổng hợp của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 25


×