Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tài liệu Tái Cấu Trúc Vốn Các Công Ty Cổ Phần Trong Ngành Chế Biến Thủy Sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.58 KB, 113 trang )

tai lieu, document1 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
œœœœœ & •••••

HỒNG ANH TUẤN

TÁI CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM TRÊN SÀN
HOSE GIAI ĐOẠN 2010-2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2009

luan van, khoa luan 1 of 66.


tai lieu, document2 of 66.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
œœœœœ & •••••

HỒNG ANH TUẤN

TÁI CẤU TRÚC VỐN CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM TRÊN SÀN
HOSE GIAI ĐOẠN 2010-2015


Chuyên Ngành: Kinh tế tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI HỮU PHƯỚC
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2009

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 2 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document3 of 66.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, khơng
sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu của luận văn.
Tác giả luận văn

Hoàng Anh Tuấn
Học viên cao học lớp TCDN Đêm 2 – Khóa 16
Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 3 of 66.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document4 of 66.

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các khoa
chủ nhiệm và phịng sau đại học đã tham gia giảng
dạy chương trình cao học trong thời gian qua.
Chân thành cảm ơn TS Bùi Hữu Phước đã tận
tình hướng dẫn, những ý kiến đóng góp q báu của
Thầy đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng
nghiệp của tôi đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

Hoàng Anh Tuấn

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 4 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



tai lieu, document5 of 66.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CRM

Tiếng Anh
Customer relationship
management

Tiếng Việt
Quản lý quan hệ khách hàng

D

Dept

Nợ

DE

Debt-to-equity ratio

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

DOL

Degree of operating
Leverage


Độ bẩy hoạt động

E

Equity

Vốn chủ sở hữu

EAT

Eaníngs after taxes

Lợi nhuận sau thuế

EBIT
EBT
I

Earnings before interest
and taxs
Earnings before taxs
Interest expense

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí lãi vay

NPV

Net present Value


Giá trị hiện tại ròng

PV

Present Value

Giá trị hiện tại

ROA

Return on assest

Suất sinh lời trên tài sản

ROE

Return on equity

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

WACC
WTO

Weighted average cost of
capital
World trade organization

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 5 of 66.


Chi phí sử dụng vốn bình qn
Tổ chức thương mại quốc tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document6 of 66.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu

Ý Nghĩa

B

Giá trị của nợ

Bq

Bình qn

ĐVT

Đơn vị tính

Kd

Kinh doanh


Rd

Chi phí sử dụng nợ bình qn

Rs

Lãi suất kỳ vọng

Rb

Lãi suất

Ro

Chí phí vốn của cơng ty hồn tồn bằng vốn cổ phần

S

Giá trị của cổ phiếu

Tc

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Ts

Tài sản

TSLD


Tài sản lưu động

TSCĐ

Tài sản cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu

Xk

Xuất khẩu

U

Giá trị doanh nghiệp

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 6 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document7 of 66.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Tính chất và nguồn tài trợ tương thích với các loại tài sản.
Bảng 1.2. Cấu trúc vốn của công ty Edision international.
Bảng 1.3. Cấu trúc vốn của công ty Intel.

Bảng 1.4. Cấu trúc vốn của công ty Goodyear.
Bảng 2.1. Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2009
Bảng 2.2. Tăng trưởng GDP thời kỳ 2004 - 2008
Bảng 2.3. Thống kê cấu trúc tài sản
Bảng 2.4. Thống kê doanh thu, lợi nhuận
Bảng 2.5. Thống kê hiệu quả quản trị và khả năng thanh toán.
Bảng 2.6. Mô tả thống kê các biến
Bảng 2.7. Thống kê tín dụng thương mại các cơng ty cổ phần chế biến thủy sản
Bảng 2.8. Thống kê thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009
theo thông tư 12/2009/TT-BTC
Bảng 2.9. Thống kê cấu trúc tài chính
Bảng 2.10. Bảng phân tích khả năng trả lãi vay năm 2008.
Bảng 3.1. Bảng thống kê mức tiêu thụ thủy sản tại thị trường nội địa trong giai đoạn
1995 tới 2008
Bảng 3.2. Giả định dự đoán nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam
Bảng 3.3. Bảng thống kê xuất khẩu thủy sản từ năm 2000 tới 2008
Bảng 3.4. Dự báo kim ngạch xuất khẩu từ năm 2010 tới 2015
Bảng 3.5.Tốc độ tăng trưởng EBIT quý I năm 2009 so với quý IV 2008.
Bảng 3.6. Dự đoán tốc độ tăng trưởng ROA giai đoạn 2010 tới 2015.
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của MPC.
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của ABT.
Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2008 của
các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
Bảng 3.10. Bảng dự báo tình hình kinh doanh tham khảo
Bảng 3.11. Mơ hình CRM.

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 7 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



tai lieu, document8 of 66.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình vẽ:
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở
hữu
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Hình 3.1.Thống kê tỷ lệ lạm phát và lãi suất cơ bản của nước Việt Nam từ năm
2004 đến nay.
Hình 3.2. Tỷ suất sử dụng tài sản và sinh lời trên doanh thu
Đồ thị:
Đồ thị 1.1. Quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ lệ nợ
Đồ thị 1.2. Giá trị doanh nghiệp khi có lá chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính
Đồ thị 1.3. Lợi thế của các nguồn tài trợ.
Đồ thị 2.1. Thống kê chỉ số Index của ngành chế biến thủy sản trong giai đoạn năm
2001 tới 2/2009
Đồ thị 2.2. Cấu trúc tài sản các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản.
Đồ thị 2.3. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn từ năm 2000 tới 2008
Đồ thị 2.4. Giá trị trái phiếu phát hành giai đoạn 2001-2007
Đồ thị 2.5. Cấu trúc tài chính của các cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
trên sàn HOSE
Đồ thị 3.1. Tốc độ phát triển thu nhập quốc dân năm 1976-1985 và tốc độ tăng
trưởng GDP qua các năm 1986 đến năm 1995
Đồ thị 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 1996 đến năm 2002
Đồ thị 3.3. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2003 đến năm 2009
Đồ thị 3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP dự đoán qua các năm 2010 đến năm 2015
Đồ thị 3.5. Cấu trúc tài sản dự kiến trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015.


HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 8 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document9 of 66.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1. Cấu trúc vốn

1

1.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn ................................ ........................................1
1.1.2. Thành phần chính của cấu trúc vốn........................................................... 1
1.1.2.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu................................................................ .1
1.1.2.1.1. Vốn cổ phần thường ................................ ...................................1
1.1.2.1.2. Vốn cổ phần ưu đãi......................................................................1
1.1.2.2. Lợi nhuận giữ lại ................................ ..............................................2
1.1.2.3. Nợ dài hạn................................ ................................ ........................2
1.1.2.4. Nợ trung hạn ................................................................ ....................3
1.1.3. Ưu nhược điểm của từng nguồn ................................ ................................ 3
1.1.3.1. Ưu điểm và hạn chế của vốn cổ phần................................ ................3
1.1.3.2. Ưu điểm và hạn chế của nợ................................ ............................... 4
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn ......................................................5
1.1.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ................................ ................5
1.1.4.2. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (Tangibility) ......................................6

1.1.4.3. Thuế (Tax)................................ ................................ ........................6
1.1.4.4. Quy mơ công ty (Size)......................................................................6
1.1.4.5. Các cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities)................................ .7
1.1.4.6. Các đặc điểm riêng của tài sản công ty (Uniqueness)........................7
1.1.4.7. Tính thanh khoản (Liquidity) ............................................................ 8
1.2. Tái cấu trúc vốn ............................................................................................ 8
I.2.1. Khái niệm ................................ ................................................................ .8
I.2.2. Các nguyên nhân phải tái cấu trúc vốn ......................................................8
1.2.2.1. Nguyên nhân từ bên ngoài ................................ ................................ 8
1.2.2.2. Nguyên nhân từ bên trong ................................ ................................ 9
1.2.2.3. Nguyên nhân hỗn hợp................................ ................................ .......9

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 9 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document10 of 66.

1.3. Rủi ro trong việc tái cấu trúc vốn ................................ ................................ ..9
1.3.1. Rủi ro khách quan ................................................................ ....................9
1.3.2. Rủi ro chủ quan ................................................................ ..................... 10
1.4. Mục đích của tái cấu trúc vốn ................................ ................................ .....10
1.4.1. Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn ................................ ................................ 10
1.4.2. Kiểm sốt và hạn chế chi phí kiệt quệ tài chính................................ .......12
1.4.3. Gia tăng lợi nhuận và giảm rủi ro............................................................ 13
1.4.4. Tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................... 13
1.4.5. Kiểm soát vấn đề người đại diện................................ ............................. 13
1.5. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn cho doanh nghiệp ............................. 14

1.5.1. Tính tương thích ................................................................ ..................... 14
1.5.2. Tính thời điểm ................................................................ ........................ 15
1.5.3. Quyền kiểm sốt ................................................................ ..................... 16
1.5.4. Tính hiệu quả.......................................................................................... 16
1.5.4. Khả năng tài trợ linh hoạt................................ ................................ ........17
1.6. Các học thuyết về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn ....................................17
1.6.1. Theo quan điểm truyền thống ................................ .................................17
1.6.2. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miler (Mơ hình MM)............17
1.6.3. Thuyết chi phí trung gian ................................ ................................ ........19
1.6.4. Mơ hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng)................................ ...20
1.6.5. Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) .................................20
1.6.6. Thuyết điều chỉnh thị trường................................ ................................ ...20
1.6.7. Thuyết hệ thống quản lý ................................ ................................ ........21
1.7. Bài học kinh nghiệm về tái cấu trúc vốn tại một số doanh nghiệp trên thế
giới

................................ ................................ ................................ ..............21

1.7.1 Công ty Edison internaltioanal................................ .................................21
1.7.2 Công ty Intel................................ ............................................................ 23
1.7.3 Công ty Goodyear................................ .................................................... 23
Kết luận chương I ................................ ............................................................... 27

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 10 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document11 of 66.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN SÀN HOSE Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam ................................ .....28
2.1.1. Thực trạng kinh tế ảnh hưởng đến ngành thủy sản .................................28
2.1.1.1 Thực trạng ................................................................ ........................ 28
2.1.1.2 Thuận lợi và Khó khăn................................ ......................................31
2.1.1.2.1 Thuận lợi................................................................ ..................... 31
2.1.1.2.2 Khó khăn................................................................ ..................... 32
2.1.2. Tình hình tài sản ................................................................ ..................... 35
2.1.3. Tình hình doanh thu lợi nhuận ................................ ................................ 37
2.2. Phân tích cấu trúc vốn các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
trên sàn HOSE tại Việt Nam Hiện nay ............................................................... 40
2.2.1. Đánh giá chung về cấu trúc vốn các công ty cổ phần trong ngành chế biến
thủy sản tại Việt Nam hiện nay ................................ ................................ ..............40
2.2.2. Phân tích ưu và nhược điểm các nguồn tài trợ vốn cho các công ty cổ phần
trong ngành chế biến thủy sản hiện nay................................................................ ..43
2.2.2.1 Tín dụng thương mại................................ .........................................43
2.2.2.2 Nợ tích lũy................................ ......................................................... 44
2.2.2.3 Tín dụng ngân hàng ................................ ................................ ...........45
2.2.2.4 Thuê tài sản................................................................ ........................ 46
2.2.2.5 Phát hành cổ phiếu................................................................ .............48
2.2.2.6 Phát hành trái phiếu ................................ ............................................49
2.3. Nhận định chung về các nguồn tài trợ của các công ty cổ phần trong ngành
chế biến thủy sản trên sàn HOSE tại Việt Nam hiện nay .................................51
2.4. Những rào cản thách thức khi thực hiện tái cấu trúc vốn các công ty cổ
phần trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay.............................. 55
2.4.1 Khung pháp lý để thực hiện ....................................................................55


HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 11 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document12 of 66.

2.4.2 Thách thức từ sự bất đồng trong phương thức lãnh đạo ........................... 58
2.4.3 Nguồn nhân lực để thực hiện tái cấu trúc ................................ ................59
2.4.4 Văn hóa khơng tương thích ................................ ................................ .....59
2.5. Nhận định chung về xây dựng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần trong
ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay .................................................60
Kết luận chương II ................................ ................................ .............................. 61
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2010 TỚI NĂM 2015
3.1 Dự báo tình hình kinh tế ngành thủy sản trong giai đoạn từ năm 2010 tới
năm 2015 ................................ ................................ ................................ ..............62
3.1.1. Dự đoán chung cho nền kinh tế ................................ .................................62
3.1.2. Dự đoán tốc độ phát triển của ngành thủy sản trong giai đoạn từ năm 2010
tới năm 2015................................ ................................................................ ..........65
3.2 Sự cần thiết phải tái cấu trúc vốn trong giai đoạn năm 2010- 2015............69
3.3 Giải pháp tái cấu trúc vốn cho ngành thủy sản trong giai đoạn từ năm 2010
tới năm 2015................................ ................................ .........................................69
3.3.1 Điều chỉnh cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý.......................................69
3.3.2 Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý theo đặc điểm riêng công ty ............72
3.3.3 Các giải pháp hỗ trợ................................ .................................................75

3.3.3.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với dự báo trong thời gian từ
năm 2010 tới 2015 ................................ ................................ .................................75
3.3.3.2 Tái cấu trúc tài sản ................................ ............................................78
3.3.3.3 Hoàn thiện cơ cấu quản lý công ty .................................................... 80
Kết luận chương III ................................ ............................................................ 92
KẾT LUẬN ................................ ................................ .........................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ ..................94
PHỤ LỤC ................................................................................................ .............98

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 12 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document13 of 66.

LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIỂT CỦA ĐỀ TÀI.
Một quốc gia muốn phát triển thì doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng
bởi doanh nghiệp chính là tế bào của xã hội. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì
“cơ thể” của doanh nghiệp phải khỏe mạnh hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp phải
được hiệu quả nhất. Ngày nay, trong nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh, để đạt được
một cấu trúc vốn hợp lý các doanh nghiệp cần phải sớm phát hiện ra “bệnh” và có
các biện pháp “chữa bệnh” kịp thời hay tái cấu trúc vốn hợp lý nhất.
Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta thành
một nước cơng nghiệp hiện đại. Mục tiêu đó phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của
doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề, trong đó ngành chế biến thủy sản là một
trong những ngành then chốt.
Thật vậy, với lợi thế cạnh tranh của ngành so với các nước trong khu vực và

trên thế giới là rất lớn, ngành chế biến thủy sản luôn là một trong những ngành mũi
nhọn cho cơng cuộc hiện đại hóa của nước ta từ trước đến nay. Trong phạm vi của
ngành, các công ty cổ phần chế biến trong ngành thủy sản trên sàn HOSE tại Việt
Nam đóng một vai trị rất quan trọng cho sự phát triển.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu về “ Tái cấu trúc vốn các công ty cổ
phần trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam trên sàn HOSE giai đoạn 20102015” trở nên cần thiết và ý nghĩa về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các cơng ty cổ phần trong ngành chế
biến thủy sản hiện nay và trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015.
- Đề xuất các phương pháp tái cấu trúc vốn hiệu quả nhất trong giai đoạn từ
năm 2010 tới năm 2015.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu: Các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
tại Việt Nam trên sàn HOSE hiện nay. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương pháp tái

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 13 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document14 of 66.

cấu trúc vốn cho các công ty cổ phần trong ngành thủy sản trong giai đoạn 2010 –
2015.
- Phạm vi nghiên cứu: Số liệu thị trường về chỉ số chứng khoán, chỉ số giá
tiêu dùng. Các số liệu tài chính trong báo cáo quyết tốn đã được kiểm tốn của các
cơng ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản trong năm 2008 và các dữ liệu thống
kê từ năm 1995 tới nay về chỉ số GDP, kim ngạch xuất khẩu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính, định lượng,
thống kê, quy hoạch tuyến tính thơng qua cơng cụ phần mềm Eviews và các hàm
Excel nâng cao.

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 14 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


-1-

tai lieu, document15 of 66.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC VỐN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.
1.1 Cấu trúc vốn:
1.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn:
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là sự kết hợp giữa nợ trung
hạn, dài hạn và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động
được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
1.1.2 Thành phần chính của cấu trúc vốn:
1.1.2.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
1.1.2.1.1 Vốn cổ phần thường:
Cổ phiếu thường là một chứng từ chứng nhận quyền sở hữu của người chủ đối
với doanh nghiệp, là loại cổ phiếu thông thường nhất trong các công ty cổ phần,
người sở hữu loại cổ phiếu này được quyền biểu quyết đối với các quyết định lớn
của công ty tại đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo giá trị cổ phiếu họ nắm
giữ. Tuy nhiên, mức cổ tức này không phải là cố định mà có thể thay đổi theo tình
hình kinh doanh của cơng ty cũng như là cơ cấu các cổ đơng. Ví dụ khi cơng ty phát

hành 100 cổ phiếu, sở hữu một trong số đó tức là đã sở hữu 1/100 công ty và hưởng
cổ tức theo tỷ lệ đó. Nhưng khi cơng ty quyết định phát hành thêm 100 cổ phiếu
nữa, mua lại hay hủy bỏ số cổ phiếu đang lưu hành thì tỷ lệ sở hữu sẽ bị thay đổi,
khơng cịn là 1/100 nữa, và do đó mức cổ tức cũng tăng hoặc giảm theo. Vốn cổ
phần thường là vốn thu được do phát hành cổ phiếu.
1.1.2.1.2 Vốn cổ phần ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu đặc biệt trong một công ty cổ phần, người sở
hữu cổ phiếu này được hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm, cho dù cơng ty đó
kinh doanh thua lỗ hay có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
chỉ có một số quyền biểu quyết nhất định đối với những quyết định lớn của cơng ty,
nói chung là rất hạn chế trong việc tham gia điều hành công ty. Loại cổ phiếu này
mang bản chất tương tự như trái phiếu. Với những người không ưa mạo hiểm, họ
mua cổ phiếu như một hình thức cho vay và có thể yên tâm với mức lãi ổn định

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 15 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document16 of 66.

-2-

hàng năm. Vốn cổ phần ưu đãi là khoản vốn thể hiện số cổ phần ưu đãi trong cơng
ty hiện có.
1.1.2.2 Lợi nhuận giữ lại:
Lợi nhuận giữ lại là một nguồn tài trợ từ bên trong doanh nghiệp giúp người
quản lý doanh nghiệp vừa chủ động được nguồn vốn, vừa giảm được chi phí sử
dụng vốn. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lợi nhuận giữ lại là:

-

Lợi nhuận đạt được

-

Chính sách phân phối lợi nhuận của nhà nước và công ty

-

Khả năng thâm nhập thị trường vốn

-

Quyền kiểm sốt cơng ty của cổ đơng thường

-

Các dự tính tăng truởng vốn …

Các cơng ty giữ lại lợi nhuận phần lớn đầu tư vào các khu vực mà cơng ty có
thể tạo ra các cơ hội tăng trưởng tốt, thí dụ như mua máy móc thiết bị mới, đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
Lợi nhuận giữ lại của các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản
đóng vai trị rất quan trọng bởi khác với các công ty trong các lĩnh vực khác, đặc thù
của các công ty cổ phần trong ngành chế biến thủy sản là bán hàng trả chậm làm
cho các công ty không thu hồi vốn nhanh được để phục vụ nhu cầu sản xuất, nếu
huy động vốn từ các nguồn khác như tín dụng ngân hàng hay thương mại khó mà
khơng có nguồn lợi nhuận giữ lại hợp lý thì các cơng ty sẽ dễ rơi vào trình trạng khó
khăn về tài chính.

1.1.2.3 Nợ dài hạn:
Một khoản nợ của công ty hay một nghĩa vụ nợ mà thường xác định trong
khoảng thời gian trên 5 năm được gọi là nợ dài hạn. Về bản chất, nợ dài hạn ghi
nhận nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay
trong một khoản thời gian dài. Nợ dài hạn rất có ý nghĩa đối với hoạt động của cơng
ty bởi nó gắn liền với các dự án đầu tư dài hạn. Việc sử dụng nợ dài hạn không tạo
áp lực phải trả vốn vay trong thời điểm hiện tại và ít bị rủi ro trong việc biến động
của lãi suất, tuy nhiên để có được nợ dài hạn với một tỷ lệ lãi suất hợp lý thì các

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 16 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


-3-

tai lieu, document17 of 66.

công ty thường bị chi phối bởi quyền kiểm soát khá chặt chẽ của các đối tượng cho
vay nợ. Các công ty thường dùng nợ dài hạn cho mục đích tài trợ cho các dự án đầu
tư có thời gian dài (trên 5 năm) và cần lượng vốn lớn.
1.1.2.4 Nợ trung hạn:
Về bản chất, nợ trung hạn chỉ khác nợ dài hạn là khoảng thời gian vay nợ là
từ 1 năm cho tới 5 năm. Thông thường các công ty thường dùng khoản nợ này để
đầu tư cho các dự án trung hạn như việc mua thiết bị máy móc, mua ngun vật liệu,
cơng cụ dụng cụ.
Như vậy, cấu trúc vốn gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trung, dài hạn. Cơ
cấu vốn là một bộ phận cấu thành của cơ cấu tài chính và đóng vai trị quan trọng
trong việc hoạch định tài chính dài hạn của doanh nghiệp.

Cơ cấu tài chính

Cơ cấu vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn và trung hạn

1.1.3 Ưu nhược điểm của từng nguồn:
1.1.3.1 Ưu điểm và hạn chế của vốn cổ phần:
Ưu điểm chủ yếu của vốn cổ phần là công ty không phải chịu sự kiểm sốt
chi phối bởi các đơn vị khác và có thể “mạnh tay” trong việc đưa ra các quyết định
đầu tư bởi không phải lo sợ phải trả vốn và lãi vay hàng tháng. Ngoài ra, việc dồi
dào vốn cổ phần cũng giúp cho các công ty không phải lo rơi vào khó khăn tức thì
khi khối kinh tế tồn cầu bị rơi vào khủng hoảng và dẫn tới chi phí đi vay q cao so
với lợi tức có được từ nguồn vay đó.
Nhược điểm của vốn cổ phần là chi phí sử dụng vốn cổ phần cao hơn chi phí
sử dụng nợ bởi cơng ty khơng được hưởng tấm chắn thuế nếu sử dụng vốn cổ phần.
Ngoài ra, việc sử dụng vốn cổ phần sẽ không hạn chế được chi phí ủy quyền tác

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 17 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document18 of 66.


-4-

nghiệp - tổng chi phí theo dõi ràng buộc và mất mát phụ trội của cổ đơng – vì khi cổ
đơng bị giới hạn hay mất quyền kiểm sốt đối với người quản lý thì người quản lý
có động cơ tham gia vào các hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại
đến quyền lợi của các cổ đơng. Ví dụ như người quản lý có thể dùng tài sản của
cơng ty vào việc riêng như thêm vào các khoản thưởng hậu hĩnh, phát hành cổ
phiếu, đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao nhưng rủi ro lớn nhằm mục
đích thâu tóm quyền lực, tăng thu nhập bởi mức lương và tiền thưởng thường gắn
liền với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc làm.
1.1.3.2 Ưu điểm và hạn chế của nợ:
Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sở hữu
đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp vì thế
giá trị của doanh nghiệp tăng lên. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng
khác cho chủ sở hữu phải bị đánh thuế. Ưu điểm thứ hai của nợ đó là nợ thơng
thường rẻ hơn vốn chủ sở hữu bởi vì lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp
hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của các nhà đầu tư. Do đó, khi tăng nợ tức là giảm
chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá trị
cơng ty. Vì tính chất này, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cịn được gọi là tỷ số địn bẩy
tài chính.
Ngồi ra, nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư.
Thực tế từ thị trường cho thấy, đối với các công ty dồi dào tiền mặt, và khơng có
khả năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào
những dự án “ồn ào” nhưng không hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra
tăng trưởng. Dĩ nhiên những dự án này không tạo ra giá trị cao cho công ty. Thuật
ngữ tài chính gọi việc này là overinvestment – đầu tư thái q. Nếu cơng ty khơng
có ban kiểm sốt giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu tư thái quá này này sẽ xảy ra
nhiều. Nhưng nếu công ty mượn nợ để tài trợ cho những khoản đầu tư, thì việc phải
trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái
quá này. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức cao quá so với chủ sở


HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 18 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document19 of 66.

-5-

hữu. Khi đó, cơng ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính khơng lành mạnh và dẫn đến
nguy cơ phá sản cao.
Nhược điểm chính của nợ là nợ tạo ra chi phí “hao mịn” doanh nghiệp và
phá sản. Những cơng ty có tỷ lệ cao thường sẽ “nhát tay” trong việc nắm bắt các cơ
hội đầu tư và có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương
lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, đào tạo, xây dựng thương hiệu.
Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị doanh
nghiệp. Mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công
ty sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư
“khơn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức. Tức là họ sẽ tập trung vào những dự án
có độ rủi ro cao, mặc dù có thể tạo ra giá trị thấp trong tương lai nhưng có thể đem
lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay, trái lại chủ nợ lại muốn cơng ty
đầu tư vào những dự án có ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai và vì thế
mâu thuẫn phát sinh.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn:
1.1.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
ROA được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA có tác động
dương hoặc âm đến địn bẩy tài chính bởi các ngun nhân sau:
- Tác động âm do theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích

tài trợ cho dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên
ngồi. Ngồi ra, các cơng ty có lời khơng thích huy động thêm vốn chủ sở hữu
nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các cơng ty có lời sẽ
có tỷ lệ nợ vay thấp. Các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát
triển và Chen (2004) ở các nước đang phát triển cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch
giữa địn bẩy tài chính và lợi nhuận.
- Tác động dương do theo lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty
đang hoạt động có lời nên vay mượn nhiều hơn, khi các yếu tố khác khơng đổi, vì
như vậy họ sẽ tận dụng được tấm chắn thuế nhiều hơn các công ty hoạt động khơng
hiệu quả.

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 19 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document20 of 66.

-6-

1.1.4.2 Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (Tangibility)
Tỷ lệ tài sản hữu hình được đo bằng tổng tài sản hữu hình trên tổng tài sản.
Tỷ lệ tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính bởi các
ngun nhân sau:
- Một cơng ty có tài sản hữu hình lớn thì khả năng vay nợ sẽ cao hơn bởi đó
là nguồn thế chấp có độ tin cậy cao đối với các định chế trung gian.
- Giá trị thanh lý của cơng ty sẽ cao hơn do đó làm giảm thiệt hại khi công ty
bị phá sản như thế tạo thêm độ tin cậy cho các đối tượng cho vay.
- Các cơng ty có tài sản cố định hữu hình lớn thường có vị trí, thu nhập cố

định hơn như thế dễ dàng cho các chủ nợ kiểm soát.
- Các cơng ty có tài sản cố định lớn thường có sự ràng buộc lớn hơn đối với
chính quyền sở tại (Lao động, môi trường…) nên khả năng rủi ro về thơng tin khơng
minh bạch là ít hơn.
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát triển và
Wiwattanakantang (1999) ở các nước đang phát triển cho rằng tài sản cố định hữu
hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính cịn nghiên cứu của Bevan và
Danbolt (2000 và 2002) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với nợ dài hạn và tỷ lệ nghịch đối với nợ ngắn hạn.
1.1.4.3 Thuế (Tax)
Thuế được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước
thuế và lãi vay (EBIT) của công ty, tức là mức thuế thực sự mà cơng ty phải nộp
cho nhà nước. Thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính do các cơng ty có
mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế và
ngược lại.
1.1.4.4 Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô công ty được đo lường bằng giá trị của tổng tài sản. Theo lý thuyết
đánh đổi thì quy mơ của cơng ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các
cơng ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngồi ra, các
cơng ty lớn có chi phí vấn đề người đại diện của nợ vay thấp, chi phí kiểm sốt

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 20 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document21 of 66.

-7-


thấp, ít chênh lệch thơng tin, dịng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín
dụng, và sử dụng nhiều nợ vay để có lợi nhiều từ tấm chắn thuế hơn so với các công
ty nhỏ. Các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát triển cho
thấy quy mô của công ty và địn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Trái lại, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mơ cơng
ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn bởi những
công ty lớn thường có khuynh hướng sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn để tài trợ cho
những dự án đầu tư lớn và dài hạn.
1.1.4.5 Các cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities)
Các cơ hội tăng trưởng được đo bằng tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và
có quan hệ âm với nợ vay bởi các cơng ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai
thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này được giải thích từ nguyên
nhân sau:
Theo thuyết chi phí vấn đề người đại diện thì khi cơng ty có ít các lợi thế
kinh doanh, ban quản trị thường mạo hiểm sử dụng nợ vay để đầu tư vào các dự án
có lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cao để rủi ro nếu xảy ra thì một phần chi phí do các
chủ nợ gánh chịu.
Bởi thế, nếu một công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường
dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay để khỏi phải phân chia 1 phần lợi nhuận
và để bảo mật thông tin hoạt động kinh doanh.
Các nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát triển cho
thấy cơ hội tăng trưởng của công ty và địn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với địn bẩy tài chính.
1.1.4.6 Các đặc điểm riêng của tài sản công ty (Uniqueness)
Đặc điểm riêng của tài sản có thể đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán trên
tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển trên tổng doanh
thu.
Các cơng ty có các sản phẩm vơ hình độc đáo thường có địn bẩy tài chính
thấp hơn các cơng ty nghiêng về sản phẩm hữu hình bởi vì các chủ nợ thường ưa


HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 21 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document22 of 66.

-8-

thích các tài sản có tính thanh khoản cao hơn như hàng tồn kho và các thiết bị sản
xuất …để phịng ngừa rủi ro khơng thu hồi được vốn. Do vậy, đặc điểm riêng của
tài sản cơng ty tỷ lệ nghịch với địn bẩy tài chính.
1.1.4.7 Tính thanh khoản (Liquidity)
Tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng nợ
ngắn hạn và có tác động dương và âm đối với địn bẩy tài chính.
- Tác động dương do các cơng ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng
nhiều nợ vay vì cơng ty có thể trả các khoản nợ vay khi đến hạn.
- Tác động âm do các cơng ty có tính thanh khoản cao thường sử dụng tín
dụng thương mại nhiều hơn là đi vay.
1.2 Tái cấu trúc vốn:
1.2.1 Khái niệm: Tái cấu trúc vốn là việc thực hiện huy động, sắp xếp, tổ chức lại
các nguồn vốn sao cho đạt được một cấu trúc vốn tối ưu.
Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ trung, dài hạn
và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa
được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) với mức chi phí sử dụng vốn là thấp
nhất.
Như vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được cấu trúc vốn tối ưu
để được thỏa mãn giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần cao nhất. Trong thời đại ngày

nay, khi khủng hoảng toàn cầu có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam thì tái
cấu trúc vốn là một hành động kịp thời để các doanh nghiệp có đủ sức “đề kháng”
trước cơn bão khủng hoảng đang lây lan rất nhanh này.
1.2.2 Các nguyên nhân phải tái cấu trúc vốn.
1.2.2.1 Nguyên nhân từ bên ngồi.
- Mơi trường kinh doanh bên ngồi có tác động rất lớn đến cấu trúc vốn. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không thể không có các biện pháp “kháng
sinh” cần thiết. Một trong các biện pháp “kháng sinh” hữu hiệu là phải có một “cơ
thể khỏe mạnh” hay một cấu trúc vốn linh hoạt. Việt Nam đang có thay đổi rất
nhanh từ khi gia nhập WTO, việc gia nhập WTO đã làm kinh tế Việt Nam gắn chặt

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 22 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document23 of 66.

-9-

hơn với nền kinh tế toàn cầu. Và lúc đó, một doanh nghiệp có cấu trúc vốn khơng
hợp lý sẽ khó có cơ hội tồn tại và phát triển.
- Các chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn.
Hơn ai hết, các giám đốc tài chính phải nắm bắt nhanh và chính xác các chính sách
của chính phủ để đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhất. Ví dụ như các chính sách về
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
nhập khẩu hay chính sách về lãi suất…. tác động trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả
nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Nguyên nhân từ bên trong.

- Tái cấu trúc vốn để phù hợp với quy mô tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cần có một chính sách sử dụng địn bẩy tài chính nhằm
phát huy lợi thế vốn để nâng cao cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Muốn mở
rộng lĩnh vực đầu tư thì các doanh nghiệp phải cần vốn nhưng việc huy động vốn từ
nguồn nào là một bài tốn khó cho các doanh nghiệp thực hiện.
- Để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp trên bờ vực phá sản.
Nguy cơ phá sản làm cho các doanh nghiệp phải luôn sử dụng các cơng cụ tài chính
để hỗ trợ. Trong đó, tái cấu trúc vốn là một ưu tiên hàng đầu để nhằm ngăn chặn đà
suy thoái lây lan.
1.2.2.3 Nguyên nhân hỗn hợp.
Tái cấu trúc vốn xuất phát từ 2 luồng áp lực bên trong và bên ngoài. Sự thật,
các doanh nghiệp luôn gắn kết chặt chẽ với môi trường kinh doanh và đặc trưng
riêng của doanh nghiệp. Chính yêu cầu lợi ích của các cổ đơng bắt buộc các cơng ty
cổ phần phải đưa ra các chính sách hợp lý nhất cho sự tồn tại và phát triển. Để đạt
được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải có một cấu trúc vốn lành mạnh.
1.2.3. Rủi ro trong việc tái cấu trúc vốn:
1.2.3.1 Rủi ro khách quan.
Rủi ro khách quan trong việc tái cấu trúc vốn là việc trong quá trình thực
hiện tái cấu trúc vốn thì bị ảnh hưởng quá lớn từ các nguyên nhân bên ngoài làm cho
khả năng tái cấu trúc vốn không đạt được cấu trúc vốn tối ưu.

HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 23 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


tai lieu, document24 of 66.

- 10 -


Việc tính tốn một cấu trúc vốn tối ưu theo lộ trình phát triển của doanh
nghiệp được các nhà làm tài chính thực hiện thường là 6 tháng hay 1 năm. Tuy
nhiên, thời điểm để đạt được cấu trúc vốn tối ưu luôn gặp phải các rào cản nhất định
bởi các nguyên nhân từ bên ngoài như việc thay đổi lãi suất cơ bản quá lớn từ ngân
hàng nhà nước làm cho việc huy động vốn bằng nợ vay rất khó khăn hay việc thay
đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đột xuất của
chính phủ làm cho việc tái cấu trúc vốn không phát huy được hiệu quả nhất.
1.2.3.2 Rủi ro chủ quan.
Rủi ro chủ quan lại bắt nguồn từ các nguyên nhân bên trong của doanh
nghiệp khi việc tái cấu trúc vốn không được sự đồng nhất của ban quản trị và nhà
hoạch định tái cấu trúc vốn thường là giám đốc tài chính hoặc ban quản trị và cổ
đơng dẫn tới trình trạng doanh nghiệp dễ rơi vào khó khăn trong kênh huy động vốn.
Rủi ro chủ quan cũng do nguyên nhân là trình độ yếu kém của nhà hoạch định tái
cấu trúc vốn khi đánh giá khơng chính xác lượng vốn cần tài trợ, thời gian cần huy
động vốn, khả năng sử dụng nguồn vốn, khả năng sử dụng địn bẩy tài chính …….
1.2.4. Mục đích của việc tái cấu trúc vốn
1.2.4.1 Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
Chi phí sử dụng vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng các
nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và
doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới.
Chi phí sử dụng vốn cũng có thể được xem như tỷ số sinh lời mà các nhà đầu tư trên
thị trường yêu cầu khi đầu tư vào chứng khốn của cơng ty. Như vậy, chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và nó có quan hệ trực
tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án đầu tư mới, đến những tài sản hiện hữu và
cấu trúc vốn của cơng ty. Nói chung, khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro của doanh
nghiệp lớn hơn thì họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời lớn hơn tương ứng và chi phí sử
dụng vốn của doanh nghiệp cũng vì vậy mà sẽ cao hơn.
Chi phí sử dụng vốn có một ảnh hưởng rất quan trọng đến giá trị của doanh
nghiệp. Hai doanh nghiệp có cùng thu nhập từ đầu tư, doanh nghiệp nào có chi phí


HVCH: Hoàng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 24 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


- 11 -

tai lieu, document25 of 66.

sử dụng vốn thấp hơn sẽ được đánh giá cao hơn vì phần thu nhập cịn lại để chia cho
cổ đơng là lớn hơn. Bởi thế, việc sử dụng tái cấu trúc vốn để tiết kiệm chi phí sử
dụng vốn là việc làm cần thiết cho các công ty muốn tồn tại trên thị trường. Một
cơng ty có chi phí sử dụng vốn thấp thì lợi nhuận sẽ tăng và như vậy thu nhập trên
mỗi cổ phiếu của các cổ đông cũng tăng tương ứng.
So sánh chi phí sử dụng vốn bình qn của ngành đối với chi phí vốn đặc thù
riêng, ban quản trị sẽ có những nhận định tốt hơn về vị thế công ty trên thị trường.
Đồ thị 1.1. Quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn và tỷ lệ nợ.
Chi phí sử dụng vốn

X

Tỷ lệ nợ

Từ một quan điểm thực tế rằng: việc sử dụng vốn vay có lợi thế vì việc trả lãi
được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay càng
nhiều, chi phí lãi vay càng lớn thì xác suất các doanh nghiệp sẽ khơng có khả năng
thanh tốn chi phí trả tiền vay càng cao. Thơng qua hình vẽ ta thấy, chi phí của
doanh nghiệp lúc đầu giảm dần khi tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn tăng. Tuy nhiên sau

một điểm nhất định (được đánh dấu X trên hình vẽ) chi phí sử dụng vốn tăng lên khi
tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn tăng. Điều này cho thấy là việc tăng sử dụng tài trợ vốn
vay thuận lợi cho đến một điểm mà tại điểm này xác suất vỡ nợ trở nên đủ lớn đủ để
bù trừ lợi thế thuế của việc sử dụng vốn vay. Đi quá điểm đó sẽ làm gia tăng thêm
chi phí sử dụng vốn toàn bộ của doanh nghiệp.
Bởi thế, cấu trúc vốn tối ưu tùy thuộc vào đặc tính của mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có lưu lượng tiền tệ ổn định hơn sẽ có khả năng thanh tốn các

HVCH: Hồng Anh Tuấn – K16
luan van, khoa luan 25 of 66.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


×