Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn liền với phát triển kinh tế biển đảo, với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.93 KB, 83 trang )

Tên đề tài: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn liền với phát triển kinh tế
biển đảo, Với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo”.

“Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển.
Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”
Chủ tịch Hồ Chí Minh

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận
Bước sang thế kỷ thứ 21, “thế kỷ của Biển và Đại dương” vấn đề khai
thác biển chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Xã hội càng
phát triển, dân số càng tăng thì yêu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên để đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội cũng ngày càng lớn. Trong khi đó, nguồn
dự trữ tài nguyên trên đất liền là có giới hạn, trong đó có nhiều loại khơng thể tái
tạo và đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
Do vậy, để giải quyết những vấn đề then chốt về lương thực, thực phẩm
cũng như về nguyên, nhiên liệu và năng lượng cho sự tồn tại và phát triển của
nhân loại, khơng có con đường nào là phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác có
hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên đất liền với tăng cường khai thác các tiềm
năng kinh tế của biển. Sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ trong
vài thập kỷ qua không những đã giúp nhân loại phát hiện được thêm nhiều loại
tài nguyên mới mà cịn cho phép chúng ta có thể khai thác, sử dụng được nhiều
loại tài nguyên thiên nhiên của biển và đại dương.
Ngày nay, với các kỹ thuật hiện đại, lồi người khơng chỉ khai thác các
nguồn lợi của khu vực gần bờ và ven biển mà còn vươn ra khai thác các nguồn
tài nguyên phong phú của thềm lục địa và các vùng biển khơi, kể các tài nguyên
dưới đáy biển sâu.


Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.260 km và vùng
biển rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam
có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển và là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phịng. Với vị trí địa lý kinh tế - chính trị
hết sức thuận lợi, vùng biển được coi là của ngõ quan trọng, là “mặt tiền” của
nước ta để đẩy mạnh giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế, đồng thời là địa bàn
rất thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển mạnh, làm động lực thúc đẩy các vùng

2


khác trong cả nước. Các tài nguyên ở biển và ven biển khá phong phú, đa dạng,
trong đó một số loại có tiềm năng to lớn như dầu khí, hải sản, điều kiện xây
dựng cảng, tài nguyên du lịch….là những nguồn lực phát triển quan trọng.
1.2. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
An ninh quốc phòng trên biển và ven biển là một bộ phận không thể tách
rời trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, là nhiệm vụ chung của tất cả
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và của mọi công dân Việt
Nam. Do vậy, phát triển kinh tế biển phải kết hợp chặt chẽ với củng cố an ninh
quốc phòng, tạo sức mạnh để ngăn chặn sự uy hiếp, lấn lướt của các nước lớn,
đồng thời tạo thế và lực cho việc giải quyết hịa bình các tranh chấp trên biển.
Các ngành kinh tế biển phải có trách nhiệm và ý thức đầy đủ về bảo vệ an
ninh quốc phòng. Lấy phát triển kinh tế làm nguồn lực cơ bản và làm cơ sở pháp
lý cho việc khẳng định, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các
vùng biển của tổ quốc. Gắn phát triển kinh tế biển với tăng cường, củng cố an
ninh ngay từ khâu quy hoạch và bố trí trên từng địa bàn cụ thể, ưu tiên các vị trí
chiến lược quan trọng để phát triển quốc phòng, đảm bảo yêu cầu sẵn sàng cơ
động trong mọi tình huống. Ngược lại, các lực lượng vũ trang cần kết hợp tốt
giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phịng với việc phục vụ có hiệu quả phát
triển kinh tế biển, lấy an ninh quốc phòng làm chỗ dựa vững chắc cho các ngành

khai thác biển có điều kiện phát triển. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với
các hoạt động quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, đấu tranh ngoại giao,
pháp lý trên biển. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm kinh tế với các lực
lượng hải quân, biên phòng và cảnh sát biển để kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn
kịp thời các hành động xâm phạm chủ quyền và lấn chiếm của tàu thuyền nước
ngồi.
Chính vì xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài: “Bảo vệ chủ
quyền biển đảo gắn liền với phát triển kinh tế biển đảo, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa biển đảo” làm đề tài nghiên cứu.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trị của biển đảo, thực trạng phát triển kinh tế biển đảo,
các giá trị văn hóa biển đảo. Từ đó, tiến hành đề xuất một số giải pháp cơ bản
góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
của biển đảo.
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài:
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể
sau:
- Tìm hiểu vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của biển đảo Việt Nam.
- Nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế biển đảo, các giá trị văn hóa
của biển đảo Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa biển đảo.
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là vai trò của biển đảo, thực trạng phát
triển kinh tế biển đảo, các giá trị văn hóa biển đảo. Giải pháp cơ bản góp phần
bảo vệ chủ quyền biển đảo, với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của biển
đảo.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu bản thân đã vận dụng
các phương pháp sau để nghiên cứu:, phương pháp phân tích, phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp thống kê, so sánh, lôgic và cuối cùng là tổng hợp,
đánh giá.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và
là tài liệu tham khảo cho tất cả các bạn đọc quan tâm.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu

4


Phần II: Nội dung: Gồm 4 chương
Chương 1: Biển đảo là một bộ phận không thể tách rời với đất liền
Chương 2: Biển đảo là bộ phận hợp thành nên lãnh thổ Việt Nam
Chương 3: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển, đảo
Chương 4. Một số giải pháp góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển đảo.
Phần III. Tổng kết
Ngồi ra có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: BIỂN ĐẢO LÀ MỘT BỘ PHẬN KHƠNG THỂ
TÁCH RỜI VỚI ĐẤT LIỀN

1.1 Vai trị của Biển và Đại dương thế giới
1.1.1 Tiềm năng to lớn của Biển và Đại dương thế giới.
Biển và Đại dương thế giới có diện tích khoảng 360 triệu km2, chiếm
41% diện tích tự nhiên của trái đất. Biển và đại dương chứa một khối lượng
nước khổng lồ, khoảng 1,5 tỷ km3, bằng 97,3% toàn bộ lượng nước của hành
tinh. Mặc dù được hình thành sau trái đất gần 2,5 tỷ năm nhưng Biển và đại
dương luôn được coi là cái nôi của nhân loại.
Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, loài người đã biết khai thác, sử dụng
biển vào những mục đích khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình. Tuy nhiên
thực tế cho đến nay sự hiểu biết của con người về biển cịn q ít ỏi. Biển và đại
dương vẫn còn chứa đựng nhiều tiềm năng và nhiều điều bí ẩn mà với trình độ
phát triển hiện nay con người chưa thể biết hết. Mặc dù vậy, biển và đại dương
vẫn có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và trở thành
địa bàn luôn diễn ra những tranh chấp về lợi ích rất phức tạp của tất cả các quốc
gia trên thế giới.
Nhận thức được vai trò to lớn của biển, những năm gần đây, con người
càng quan tâm nhiều hơn đến biển và đại dương. Nhiều nước trên thế giới đã
đẩy mạnh điều tra, thăm dò và khai thác các tiềm năng của biển, kể cả tiềm năng
của vùng biển ven bờ và tiềm nằn tiềm ẩn ở đáy đại dương. Họ hy vọng rằng
trong tương lai không xa sẽ tìm được thêm những nguồn thực phẩm và các
nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới ở biển và đại dương, đồng thời có thể mở
rộng các diện tích sử dụng có ích ra biển để xây dựng các cơng trình kinh tế và
quốc phịng, đáp ứng u cầu phát triển của mình.
Theo thống kê hiện nay, trong lịng biển và đại dương thế giới có khoảng
180.000 lồi động vật, trong đó đã phát hiện hơn 400 lồi cá và hơn 100 loài hải

6


sản khác có giá trị kinh tế. Ngồi ra cịn có khoảng 260 lồi chim ln sống gắn

bó với biển cả. Ước tính sức sản xuất nguyên khai của biển và đại dương khoảng
500 tỷ tấn sinh khối/ năm, trong đó riêng sản lượng cá biển ước chừng 600 triệu
tấn/năm. Hiện nay sản lượng khai thác hải sản của thế giới mới đạt hơn 100 triệu
tấn. Như vậy, biển vẫn còn một tiềm năng hải sản rất lớn mà con người chưa
khai thác đến.
Bên cạnh đó, diện tích rộng lớn của các vùng nước lợ ven biển và các
vùng nước nông gần bờ (gồm các eo vịnh, đầm phá…), cùng với điều kiện tự
nhiên môi trường thuận lợi và với những tiến bộ của khoa học – công nghệ, nhất
là công nghệ vi sinh….đã mở ra một triển vọng to lớn trong việc phát triển các
ngành nghề nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển.
Về tài nguyên khoáng sản, trong biển và đại dương chứa đựng gần như
tất cả các loại khoáng sản đã được phát hiện trên đất liền, trong đó nhiều loại đã
được khai thác như dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, sắt, cát, thiếc, silic…Đặc biệt
dầu khí và các kết cuội sắt – mangan, các mỏ sunfit đa kim khổng lồ dưới đáy
biển được coi là các khoáng sản quan trọng nhất ở biển. Cho đến nay, trữ lượng
dầu khí đã được thăm dị dưới đáy biển khoảng 25 – 30 tỷ tấn dầu và 14 – 15
ngàn tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 26% tổng trữ lượng dầu mỏ và 23% trữ lượng
khí thiên nhiên của toàn thế giới.
Theo đánh giá, dọc bờ biển và dưới đáy biển có nhiều mỏ quặng kim loại
tồn tại dưới dạng thể rắn và bùn nhão với trữ lượng rất lớn. Các mỏ cát dọc ven
bờ biển chứa nhiều kim loại quý như kim hồng thạch, đá kim cương, thạch anh,
inmenit, rutin, zicon và các loại đá làm vật liệu xây dựng khác…Đặc biệt từ lâu
người ta đã phát hiện dưới đáy đại dương có những mỏ kết cuội sắt – mangan
với trữ lượng cực lớn. Ước tính, tổng trữ lượng kết cuội sắt – mangan trên bề
mặt các đáy đại dương lên tới 3.000 tỷ tấn, trong đó chứa hơn 30 nguyên tố kim
loại quý gồm: 400 tỷ tấn mangan, 8,8 tỷ tấn đồng, 5,8 tỷ coban và 16,4 tỷ tấn
niken…Riêng ở Thái Bình Dương trữ lượng kết cuội sắt – mangan là hơn 1.700

7



tỷ tấn, trong đó chứa 207 tỷ tấn sắt, 43 tỷ tấn nhôm, 10 tỷ tấn titan, 1,3 tỷ tấn chì
và 800 triệu tấn vanadi…Hiện nay các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật,
Nga, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ…đang tích cực điều tra nghiên cứu các mỏ
khống sản ở biển và họ dự kiến sẽ tiến hành khai thác trong một vài thập kỷ tới.
Trong lòng biển còn chứa đựng một nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ,
đó là các nguồn năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng dòng chảy
và năng lượng nhiệt biển…Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng thế
giới, hàng năm biển và đại dương có thể cung cấp cho nhân loại hàng chục tỷ
MW điện năng, trong đó năng lượng thủy triều ước tính khoảng 1 tỷ MW, năng
lượng sóng khoảng 2 - 3 tỷ MW, năng lượng do chênh lệch nhiệt độ nước biển
ước khoảng 2 tỷ MW, năng lượng do chênh lệch độ mặn của nước biển khoảng
2,6 tỷ MW và năng lượng hải lưu khoảng 5 tỷ MW…Mặc dù các nguồn năng
lượng này hiện nay chưa được khai thác nhiều, nhưng chúng được coi là nguồn
dự trữ năng lượng tái tạo hết sức dồi dào mà loài người có thể khai thác sử dụng
để thỏa mãn nhu cầu lâu dài của các thế hệ mai sau.
1.1.2 Tình hình khai thác biển trên thế giới.
Với những tiềm năng to lớn đó, những năm gần đây các nước trên thế giới
đang hướng mạnh ra khai thác biển và đại dương. Nhờ biết khai thác tốt các
nguồn lợi của biển mà nhiều quốc gia có biển đã tạo được những bước phát triển
vượt bậc, xác lập và củng cố vững chắc vị thế kinh tế, chính trị của mình trên
trường quốc tế. Cùng với việc từng bước hiện đại hóa các ngành nghề khai thác
biển như khai thác khoáng sản biển, năng lượng biển, du lịch biển và ven biển…

8


(Ảnh 1: Tình hình khai thác biển trên thế giới)
Hiện nay, sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của thế giới đạt trên 100
triệu tấn, cung cấp khoảng 15% lượng prôtein và 5% lượng mỡ động vật trong

nhu cầu thực phẩm của nhân loại. Hàng năm thế giới còn khai thác hàng chục
triệu tấn rong biển để làm thực phẩm và chiết suất các chất cần thiết phục vụ cho
công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Nghề nuôi trồng hải sản trên biển và ven
biển ở hầu hết các quốc gia có biển cũng được phát triển nhanh chóng và tương
lai khơng xa sẽ đóng vai trị chủ đạo trong ngành hải sản của thế giới.
Đặc biệt, từ nhiều thập kỷ qua ngành khai thác dầu khí ở biển đã trở thành
một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế biển và ven biển. Đến nay đã có
hơn 100 nước tham gia thăm dị và khai thác dầu khí ngồi biển. Hàng năm sản
lượng dầu khí khai thác ngồi biển chiếm 25 – 30% sản lượng dầu mỏ và
khoảng 20% sản lượng khí thiên nhiên khai thác được trên tồn thế giới. Cơng
nghiệp khai thác các khống sản khác ( ngồi dầu khí) ở biển cũng phát triển
mạnh và ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ lâu nhiều
nước trên thế giới đã tiến hành khai thác các quặng kim loại ở biển và ven biển
như: than, imenit, vàng, thiếc, kim cương, phốt phát…Ngay từ đầu những năm
70, trên thế giới đã có gần 60 mỏ than ngầm dưới biển, chiếm 30% tổng sản
lượng than của cả nước. Dự báo trong tương lai không xa, việc khai thác các mỏ
kim loại dưới đáy biển sẽ chiếm vai trò rất quan trọng trong nền công nghiệp thế
giới.

9


Không gian biển cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn vào mục đích
giao thơng vận tải, góp phần to lớn vào việc phát triển thương mại và giao lưu
quốc tế. Sự hình thành các tuyến hàng hải thơng thương quốc tế lớn đã có tác
động mạnh mẽ đến cục diện địa lý kinh tế - chính trị của cả thế giới và xu thế
tồn cầu hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Các tuyến đường biển vịng
quanh trái đất, xun qua Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương…
đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các khu vực công nghiệp lớn của thế
giới( khu công nghiệp Đông Bắc Mỹ, KCN Nhật Bản, KCN Tây Bắc Âu và khu

cơng nghiệp trung tâm).
Ngồi giao thơng vận tải, khơng gian biển cịn được sử dụng ngày càng
nhiều hơn vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng và xây dựng các cơng trình trên
biển. Phần lớn các trung tâm du lịch nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều nằm ở
ven biển và trên các đảo.
Hiện nay, một số quốc gia đã và đang thiết lập những hịn đảo nhân tạo
ngồi biển để xây dựng trên đó các cơng trình lớn như sân bay, nhà máy luyện
kim, luyện nhơm, lọc hóa dầu, khử mặn nước biển và các cơng trình khác…phục
vụ kinh tế và quốc phịng.
Tóm lại, do các lợi ích đem lại từ biển ngày càng to lớn nên việc khai thác
biển và đại dương đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược trong chính sách
phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và
khơng có biển. Cũng chính vì vậy mà sự quan tâm về chủ quyền và quyền tài
phán trên biển giữa các quốc gia có biển cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.

10


CHƯƠNG II: BIỂN ĐẢO LÀ BỘ PHẬN HỢP THÀNH NÊN
LÃNH THỔ VIỆT NAM
2.1. Vị trí địa lý biển, đảo Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có 1 vị trí
chiến lược thuận lợi về biển, đảo không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với
bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, cứ 1km bờ biển tương ứng
100 km2 đất liền, gấp 6 lần thế giới (Thế giới 1km bờ biển tương ứng 600 km2).
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có
diện tích biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp 4 lần diện tích đất liền, chiếm 28%
diện tích Biển Đơng (cả Biển Đơng gần 3,5 triệu km2).
Vùng biển nước ta có trên 3.000 hịn đảo lớn nhỏ (trong đó hai quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa) được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đất nước,

tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền, có vị trí đặc biệt quan trọng như
một tuyến phịng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đơng đất nước.
Ngồi ra, một số đảo ven bờ có vị trí đặc biệt quan trọng đã được sử dụng
làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở, từ đó xác định
vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Trong 63 tỉnh thành cả nước thì 28 tỉnh, thành có biển.

(Ảnh 2: Vị trí của biển đảo Việt Nam)

11


Nước ta giáp với biển Đơng ở hai phía Đơng và Nam. Vùng biển Việt
Nam là một phần biển Đông. Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên
Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là
600km2 đất liền/1km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l
triệu km2/330.000km2).Trong đó có 2 quần đảo Hồng Sa, Trường Sa và 2.577
đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm sốt và làm chủ
vùng biển. Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận
lợi, phát triển ngành biển.
Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và
hạnh phúc của nhân dân.

(Ảnh 3: Cờ quyết thắng của Hải quân nhân dân Việt Nam)
Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng khơng

huyết mạch thơng thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.

12


Biển Đơng đóng vai trị là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất
thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên
thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu
vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Biển và vùng biển là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước để thơng
ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. So với các vùng khác
trong nội địa, vùng ven biển gồm hầu hết các đơ thị lớn có kết cấu hạ tầng khá
tốt, có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư phát triển
mạnh, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có thể
trở thành mũi nhọn để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao
thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện; là môi trường hết sức thuận
lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, tiếp thu cơng nghệ
tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài, từ đó lan toả ra các
vùng khác trong nội địa. Có thể nói vùng ven biển nước ta là vùng có nhiều lợi
thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh.

(Ảnh 4 : Hải quân Việt Nam tuần tra trên chủ quyền biển đảo
của Tổ Quốc)

13


Biển Đơng là biển lớn, có vị trí chiến lược quan trọng, diện tích khoảng
3,5 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Cam - pu chia, Thái Lan, Ma- lai- xi-a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.

Là tuyến đường hàng hải huyết mạch, giao thơng nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới;
hàng ngày có khoảng 300 tàu vận tải loại lớn qua lại, chiếm 1/4 lưu lượng tàu
hoạt động trên biển của thế giới, chuyên chở ½ sản lượng dầu thơ và các sản
phẩm tồn cầu; có nguồn tài ngun thủy sản, dầu khí và khoáng sản rất lớn.
Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, mở ra một
không gian sinh tồn mới, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phịng - an ninh, bảo vệ mơi trường của mỗi nước. Việt
Nam cũng nằm trong xu thế chung đó vì nước ta là quốc gia có vùng biển và các
đảo, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đơng.

(Ảnh 5: Quần đảo Hồng Sa, Trường Sa)

14


Quần đảo Hoàng Sa: Gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hơ và bãi cạn, nằm
trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km 2, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng
120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích tồn
bộ hần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
Quần đảo Trường sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn,
vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 - 180.000 km2, cách Cam Ranh
(Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203
hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích tồn bộ
phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.
2.1. Vai trò của biển đảo Việt Nam
Nước Việt Nam nằm trên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc
loại quan trọng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như của thế
giới. Từ bao đời nay vùng biển và các hải đảo đã gắn bó chặt chẽ mọi hoạt động
sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam.
Vùng biển nước ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và

an ninh quốc phòng nên từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát
triển kinh tế biển. Đặc biệt, ngày 5/6/1993, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 03
NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt,
trong đó khẳng định: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh
phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi
ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở
thành một nước mạnh về kinh tế biển”.
Tiếp theo đó, Chỉ thị 20 CT/W ngày 22/9/1997 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH một lần nữa khẳng định:
“Vùng biển, hải đảo và ven biển nước ta là địa bàn chiến lược cực kỳ quan
trọng về kinh tế, an ninh quốc phịng và mơi trường sống, có nhiều lợi thế phát
triển và là cửa ngõ lớn của nước ta để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu

15


tư nước ngoài”, đồng thời chỉ thị cho các ngành và các địa phương có biển sớm
xây dựng và triển khai các chương trình, dự án cụ thể nhằm đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế biển.
Như vậy, vùng biển và các hải đảo là một bộ phận lãnh thổ thống nhất của
đất nước Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vai trị đó thể hiện ở các mặt sau:
2.2.1. Vai trị trong thương mại quốc tế
Biển Đơng (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế, chính
trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược
phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đơng mà cịn của một số
cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và
hàng không huyết mạch của thế giới thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật

Bản và với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á…Biển Đông được coi là con
đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế. Trong tổng số 10 tuyến
đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới hiện nay có tới 5 tuyến đi qua
Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng. Đó là:
- Tuyến đường biển từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào
Xuyê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, đến bờ Đông Bắc Mỹ và vùng Caribe.
- Tuyến đường biển từ Đông Á đến Austria, Newzilan…Đây được coi là
tuyến đường biển nhộn nhịp thế giới.
- Tuyến đường biển Bắc Thái Bình Dương: từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á
và Đông Nam Á.
- Tuyến đường biển từ Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc
Mỹ và vùng Caribe.
- Tuyến đường biển từ Trung Đông đến Đông Á, Austria và Newzilan.
Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông,
cửa lạch đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích

16


phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và
Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long
Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Q, Cát Bà, Hồng Sa, Trường
Sa...
Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phố gồm: 124 huyện, thị xã với 612 xã,
phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở
ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là
một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai
trị ngày càng quan trọng trong cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... có nền kinh tế hầu như phụ thuộc

sống còn vào con đường Biển Đơng. Hàng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu
mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng con
đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào
Biển Đơng.
Việt Nam có lợi thế là vùng biển nằm ngay trên một số tuyến hàng hải
chính của quốc tế qua Biển Đơng, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malacca, là
một trong những tuyến có lượng tàu bè qua lại nhiều nhất thế giới. Bờ biển
Việt Nam lại rất gần các tuyến hàng hải đó nên rất thuận lợi trong việc phát triển
giao thương quốc tế.
Hiện nay, hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần giao
lưu nội địa của nước ta được vận chuyển bằng đường biển trên Biển Đông.
Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong
khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần
hiện nay. Khi đó Biển Đơng nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có
vai trị to lớn trong thương mại thế giới; vùng biển Việt Nam sẽ trở thành chiếc

17


cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng hải bao gồm: hệ thống hậu cần dịch
vụ ở cảng, dịch vụ thủy.thủ và cung ứng tàu biển, hệ thống thông tin duyên hải,
hệ thống ra đa kiểm soát và cảnh giới biển, hệ thống đèn biển, phao tiêu, trục vớt
cứu hộ…đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng.
2.2.2. Vai trò làm cửa mở của cả nước và khu vực
Biển Đơng là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất
trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung
Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể

tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới.
Khu vực Biển Đơng có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó
eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Với Mỹ là tuyến hoạt động
chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên
chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50%
dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập
khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chun chở qua Biển Đơng. Đặc biệt
đáng chú ý là vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng
không huyết mạch thơng thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa
châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu
vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la,
nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
2.2.3. Vai trị cung cấp tài nguyên cho phát triển
“Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc
tế. Tiềm năng tài nguyên biển nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển đất nước...”, điều đó ta thấy rằng: Biển nước ta có nguồn tài

18


nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài ngun đó thì
làm cho nước ta ngày càng giàu và mạnh lên từ biển. Đây là một vấn đề có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cơng cuộc phát triển đất nước, trong đó nổi bật
là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3 - 4 tỷ tấn dầu quy đổi), ngồi ra cịn nhiều
loại khống sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có
tổng trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị năng
lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện.

(Anh 6: Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên của thế giới)

Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là
nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khống sản). Biển
Đơng được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các
khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba,
Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông Châu
Giang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí cịn lại chưa khai thác là khu vực
thềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục
địa Tư Chính. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được
kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu
thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đơng
khoảng 213 tỷ thùng.

19


Vùng biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không
huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu
Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao
thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây
dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái
Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện,
Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây,
Đà Nẵng, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mơ
vừa như Hịn Chơng, Phú Quốc… Ngồi sự hình thành mạng lưới cảng biển, các
tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa
(đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển nước ta có khả
năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh
chóng và thuận lợi.

Trong số các nguồn tài nguyên biển, trước tiên phải kể đến dầu khí, một
nguồn tài ngun mũi nhọn, có ưu thế nổi trội của vùng biển Việt Nam. Trên
vùng biển rộng hơn l triệu km2 của Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong
vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngồi khơi miền Nam Việt Nam
có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy Biển Đơng. Có thể khai thác từ 30 40.000 thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu
khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu.
Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn,
song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nền
kinh tế đi vào công nghiệp hố, hiện đại hố. Bên cạnh dầu, Việt Nam cịn có
khí đốt với trữ lượng khoảng 3.000 tỉ m 3/năm. Ngồi dầu và khí, dưới đáy biển
nước ta cịn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi – ri - con, thạch anh,
nhôm, sắt, măng - gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước
biển bình qn 3.500gr/m2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng

20


sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh
và các loại vật liệu xây dựng khác.

(Anh 7: di sản thiên nhiên thế giới vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng)
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Ngồi cá biển là nguồn lợi chính cịn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh
tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển…Riêng cá biển đã phát hiện hơn
2.000 lồi khác nhau, trong đó trên 100 lồi có giá trị kinh tế cao với tổng trữ
lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5- 1,8 triệu
tấn/năm. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân
bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gị nổi ngồi khơi.
Dọc ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm,

cua, rong câu… Riêng diện tích ni tơm nước lợ có tới 300.000ha. Ngồi ra
cịn hơn 500.000ha các eo vịnh nơng và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát
triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát
triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và
hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm.
Việt Nam với bờ biển dài hơn 3.260km, nằm trong số 10 nước trên thế
giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (khơng kể

21


một số đảo). Tính bình qn cứ 100 km 2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao
gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba
hướng Đông, Nam và Tây Nam, rất thuận lợi cho việc đi ra mọi nẻo đường đại
dương.
Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng,
trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu, quy mô tương đối lớn (kể cả
cảng trung chuyển quốc tế) như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La - Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng,
Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải...
Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên
ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mơ
vừa ở Hịn Chơng, Phú Quốc hoặc cảng sơng Cần Thơ. Khả năng phát triển cảng
và vận tải biển là yếu tố trội cơ bản, là nguồn lực rất quan trọng để phát triển
kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Tài nguyên du lịch biển
cũng là một ưu thế đặc biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển
mạnh. Dọc bờ biển Việt Nam có hàng trăm bãi tắm, trong đó có những bãi tắm
có chiều dài lên đến 15- 18km và nhiều bãi tắm có chiều dài 1-2km đủ điều kiện
thuận lợi khai thác phát triển du lịch biển.

Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu
vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng
biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có
6.000 lồi động vật đáy, 2.400 lồi cá (trong đó có 130 lồi cá có giá trị kinh tế),
653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 lồi thực vật phù du, 225 lồi
tơm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả
năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần
đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại
giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.

22


Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành cơng
nghiệp khơng khói, hiện đang đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế của đất
nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã
tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát
trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một
quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được
UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích
Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội
An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng
du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du
lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu
khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu,
lướt ván, nhảy sóng…
2.2.4. Vai trị về an ninh – quốc phịng
Vùng biển nước ta khơng những có vị trí quan trọng về kinh tế mà cịn có
vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự đối với các nước trong khu vực và trong
chiến lược của các nước lớn, nó là biên giới phía Đơng, là đường tiếp cận, bàn

đạp tiến công, uy hiếp, phong tỏa và phá hoại nhiều mặt của các thế lực xâm
lược.
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố
trí thành tuyến phịng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng trong
14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu
từ hướng biển. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh
chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288);
chiến thắng trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm Xồi Mút năm 1785 và những chiến cơng vang dội của quân và dân ta trên chiến
trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

23


Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử
dân tộc.
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX
đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và
phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an
ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước
trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam),
Philippin, Malaixia, Inđơnêxia, Brunây (phía Đơng, Đông Nam và Nam). Nơi
đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các
quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân
của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo,
thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền tồn vẹn
lãnh thổ và an ninh đất nước.
Trong lịch sử quân sự Việt Nam, thủy qn và các trận thủy chiến có vị trí
vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, khi xây dựng kinh đô, đồn lũy và bày binh bố

trận, chúng ta thường mượn dịng sơng, bãi biển để thực hiện kế hoạch quân sự
hết sức thần kỳ, độc đáo, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ và không thể nào chống
đỡ.
Khi xây dựng kinh thành, kinh đô từ Cổ Loa (Hà Nội), đến Hoa Lư (Ninh
Bình), và Thăng Long (Hà Nội), hoặc Phú Xuân (Huế), các kiến trúc sư Việt
Nam luôn luôn xây dựng thành cao hào sâu để ngăn cản sức tiến cơng của qn
địch. Hào sâu đó có thể là sơng đào và cũng có thể là những con sơng tự nhiên.
Thành Cổ Loa được xây dựng ba lớp đều có hào nước sâu thơng với sơng Hồng
để thủy qn tiến, thối, di chuyển thuận lợi. Kinh đơ Hoa Lư được xây dựng ở
một vùng hiểm yếu, có nhiều dãy núi và hang động đá vơi xen kẽ nhau. Sơng
Hồng Long là một phần không thể thiếu của kinh đô Hoa Lư. Thủy quân có thể
đi lại, di chuyển nhanh chóng bằng đường thủy, cho thuyền luồn qua những

24


hang ngầm để thoắt ẩn, thoắt hiện tấn công quân địch. Kinh đô Thăng Long và
kinh đô Huế cũng được xây dựng theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ và linh hoạt
giữa thành cao với hào sâu để thủy quân có thể vận động, tiến thối nhanh chóng
ra sơng Hồng hoặc sông Hương để tiến ra biển.
Nhiều trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử đấu tranh chống ngoại
xâm của dân tộc được diễn ra trên sông biển. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt lập
phịng tuyến sơng Như Nguyệt (sông Cầu) ngăn chặn cuộc tấn công xâm lược
của quân Tống vào đất Thăng Long.
Đến TK XIII, giặc Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta (1258, 1285,
1288). Những trận thủy chiến oanh liệt ở cửa Hàm Tử, bến Chương Dương, bến
Bạch Đằng giành thắng lợi đã phá tan những đạo qn lớn của tướng Toa Đơ và
Ơ Mã Nhi.
Ngày nay, biển Đơng cùng các đảo vẫn cịn diễn ra các tranh chấp phức

tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc khó
lường, đang là thách thức đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của nước ta
trên biển và từ hướng biển.
Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta chủ yếu dựa vào đất liền để
sinh sống và phát triển, khi nói đến lãnh thổ chủ yếu chỉ nghĩ đến lãnh thổ đất
liền, vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển. Trước kia, con
người sử dụng biển chẳng qua là nó có lợi cho việc phát triển nghề cá, nghề làm
muối và nó có lợi cho việc vận chuyển. Về mặt quân sự chủ yếu là để đưa quân
tiến vào đất liền mà thôi. Ngày nay, do sự phát triển cải cách và mở cửa con
người nhận thức về biển ngày càng sâu sắc và tồn diện hơn.
Biển có vị trí quan trọng như vậy, song hiện nay còn nhiều cấp, nhiều
ngành, địa phương và các lực lượng hoạt động trên biển chưa nhận thức đầy đủ
về vị trí, vai trị chiến lược của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp

25


×