Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu VĂN HOÁ "NHÀ DÀI" NGƯỜI STIÊNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.65 KB, 2 trang )

VĂN HOÁ "NHÀ DÀI" NGƯỜI STIÊNG

Đến một buôn của người Stiêng ở Bù Đăng, Sông Bé, những người may mắn cuối cùng sẽ được
chứng kiến những ngôi nhà dài, chứng tích văn hóa đặc thù của các dân tộc ít người Nam Tây
Nguyên, mà ngày nay đang "tuyệt chủng" dần trước làn sóng mới của sự đổi thay.

Chiều dài mỗi căn nhà dài khoảng chừng 20m, cao chừng 3-4m, ngang 4-5m, tất cả đều dựng
bằng cây rừng, tre, lồ ô. Mái tranh lợp phủ trùm xuống các vách nhà, cách mặt đất chừng một
mét, phải lom khom mới chui được vào cửa trước ở đầu hồi.

Đối với du khách đến thăm nhà dài, có lẽ ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là những bếp lửa (nak)
đơn sơ, xếp hàng dọc, làm bởi những viên đá đối diện với các giường giúp người ta hình dung
ngay số hộ gia đình (yau) tồn tại trong ngôi nhà (cứ đếm số bếp là biết có bao nhiêu gia đình).
Bếp cũng được coi là biểu tượng cuộc sống của mỗi gia đình, là nơi nấu nướng, là "ngọn đèn"
thắp sáng, là ngọn lửa để sưởi ấm cơ thể lúc giá lạnh, hay khi bệnh tật. Giống như cái bếp của
người Hoa, kho thóc của người Stiêng chính là thứ được chú trọng trước tiên khi cất nhà mới
hay cơi thêm nhà cũ. Chỗ ngủ là những sàn làm bằng tre nứa, cách mặt đất từ 30-40cm, đồng
thời cũng là chỗ sinh hoạt của mỗi gia đình. Người Stiêng đựng nước sinh hoạt trong những trái
bầu khô, nhỏ lớn khác nhau. Rượu thì đựng trong những ché xếp hàng dài, từ vài cái đến vài
chục cái, Hàng ché này nói lên sự giàu có của gia đình, dòng họ. Người Stiêng còn có nhiều
cách khác nhau để chứng tỏ địa vị của mình: Những bộ chiêng lớn nhỏ treo trên vách nhà đơn
sơ, những bộ đồ cúng, những chiếc sừng trâu giắt trên mái nhà (vật chứng của dòng họ hay gia
đình), và những cột cờ bằng tre dựng sau nhà (mỗi cột tre biểu tượng cho một lễ đâm trâu vốn
tốn kém mà gia đình đã từng tổ chức)...

Người Stiêng có tục lệ con trai lấy vợ phải về ở rể. Tuy chen chúc nhau trong một chiếc nhà
(thường từ ba đến năm hộ), nhưng cũng chẳng mấy khi có cảnh xào xáo, lục đục ở trong nhà.
Mọi người đều tuân thủ nghiêm ngặt những luật tục đã định. Sinh hoạt kinh tế của gia đình nào
thì gia đình đó tự quyết định. Nhưng nếu người bên gia đình này muốn mượn lương thực hay đồ
của gia đình khác thì nhất thiết không được lấy khi gia đình bên kia vắng nhà. Mỗi lần có thêm
gia đình riêng, người ta lại cơi mái dài thêm và lập chỗ ở mới, và cứ thế mà ngôi nhà dài dài lại


dài ra thêm mãi.

Một trường hợp đặc biệt là tổ chức nhà dài của một người đàn ông có của, có đến ba bà vợ.
Điều khá lý thú là trong ngôi nhà đó có một không khí rất chan hòa và "cơm lành, canh ngọt" giữa
ba "gia đình" với nhau. Các "gia đình" vẫn giữ trật tự sinh hoạt như trong một nhà dài bình
thường (bếp riêng, đồ dùng sinh hoạt, sản xuất riêng), nhưng duy chỉ có kho thóc là chung. Phân
công lao động khá rạch ròi: bà vợ thứ hai (cỡ tuổi "sồn sồn") phụ trách quản lý kho thóc, bà vợ
cả (đã lớn tuổi) phụ trách các nghi lễ gia đình, bà vợ thứ ba (chỉ trạc trên 20) là người nấu
nướng, coi sóc con cái; còn là thứ tư nữa thì... chưa biết sẽ được phân làm gì vì nghe đâu ông
chủ gia đình (trạc trên 50) mới đang chuẩn bị rước về. Con cái của cả ba gia đình đều được coi
là cùng một mẹ, được chăm sóc như nhau....

Giống như một viện bảo tàng cuộc sống đã qua của người Stiêng, những ngôi nhà dài là biểu
tượng cho một cuộc sống đơn sơ gắn liền với thiên nhiên và rừng núi. Và bên những chiếc bếp
lửa xếp thành hàng, là những tâm hồn mộc mạc, chân chất, những luật tục đặc trưng không biết
đã tồn tại từ bao nhiêu năm qua. Nhưng nhà dài cũng đang thay đổi. Nạn phá rừng đang đẩy
người Stiêng rời khỏi những truyền thống của họ. Trong nhà dài đã bắt đầu xuất hiện những
chiếc xe Cub và trên nóc của nó bắt đầu thấy những cần ăngten vô tuyến. Và người Stiêng cũng
bắt đầu sống trong những ngôi "nhà cụt", với một chiếc bếp lửa duy nhất


×