Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.86 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHẤT LƯỢNG CAO
----------

Môn: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
Tiểu luận: Chức năng quản lí kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Hợp
Sinh viên thực hiện:
Võ Văn Danh

MSSV: 17142071

Trần Văn Giàu

MSSV: 17142085

Nguyễn Tiến Văn

MSSV: 17142196

Nguyễn Tấn Thành

MSSV: 17142158

TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2017


1


Mục lục
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………
Lời nói đầu…………………………………………………………………………
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài.
2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích của đề tài.

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1.2 Khái niệm kinh tế nhà nước.
1.3 Khái niệm kinh tế thị trường.
1.4 Vai trò, chức năng quản lí kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng
2.1.1. Các yếu tốt ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nhà nước.
2.1.2. Kinh tế thị trường tác động đến đời sống xã hội.
2.2. Đánh giá về thị thực trạng .
2.2.1. Đánh giá về tổng quan.
2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
2.2.3 Kế hoạch quản lí kinh tế thị trường của nhà nước.
2.3. Thuận lợi quản lí kinh tế nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay.
2.3.1.Chính sách mở rộng kinh tế đối ngoại.
2.3.2. Các mơ hình kinh tế đang được áp dụng vào hoạt động kinh tế.
2.3.3. Lợi ích của xã hội trong hoạt động kinh tế.
2.4. Khó khăn quản lí kinh tế nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay.

2.4.1 Hiệu quả về phương pháp quản lí kinh tế nhà nước.
2.4.2. Hạn chế các hoạt động kinh tế thị trường hiện nay.
2.4.3. Những thách mới trong nền kinh tế hội nhập.
2.5. Nguyên nhân và giải pháp.
2.5.1 Nguyên nhân.
2.5.2. Giải pháp.
2


PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Thành tựu quản lí kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
2. Mục tiêu phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế thị trường.
3. Chính sách phát triển kinh tế nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ngày

nay.

PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Trong thời đại hiện nay, đất nước ta qua những năm đổi mới đã có những phát
triển to lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhà nước ban hành
nhiều chính sách nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, đó là chính sách về việc làm,
giáo dục, y tế, dân số,…Nhờ đó cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, từ một
đất nước thiếu ăn, nghèo nàn, lạc hậu và bệnh tật, sống chủ yếu vào dựa nơng nghiệp
thì nay đã trở thành một quốc gia tương đối ổn định. Chất lượng dân trí con người
ngày càng được nâng cao, nhiều cơng trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng dần dần được mọc
lên nhờ vào quá trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Chính sách kinh tế-đối
ngoại giao lưu mềm dẻo của ta với các nước trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy
nền kinh tế từng bước phát triển góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với các
nước phát triển. Tuy nhiên bên cạnh nền kinh tế phát triển đó thì Việt Nam cũng đang
vấp phải nhiều vấn đề khó khăn như công tác quản lý chưa theo kịp với sô thị, giáo dục, y tế.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã tạo ra những tiền đề để
bước đầu chuyển sang xây dựng kinh tế tri thức.
Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh huy
động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khốn bước đầu hình thành, góp phần đa
dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng
góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự
nghiệp hiện đại hóa đất nước. Thị trường bất động sản có bước phát triển nhanh chóng.
Thị trường lao động được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị trường khoa học công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch cơng nghệ có
bước tiến đáng kể trong những năm gần đây.
Tóm lại thành tựu đạt được trong những năm qua từ khi công cuộc đổi mới đất
nước năm 1986:
Một là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân được cải thiện,
kinh tế có bước tăng trưởng nhanh, áp dụng khoa học kĩ thuật vào các hoạt động sản
xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất cao.
Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần kinh
tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo Luật Hợp tác xã
và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi cũng có bước phát triển quan trọng. Trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trị lớn
nhất, tạo ra việc làm thu hút lao động trong cả nước kể cả nông thôn.
Ba là nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa dần được hình
thành.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong Hiến
pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Với Luật Doanh nghiệp, quyền
tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992 quy định đã thực sự đi vào cuộc sống.
Bốn là cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại
hóa
Cơ cấu các vùng kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, nhiều vùng kinh tế khó khăn, chậm
phát triển đang từng bước vươn lên, nhiều khu đô thị mới được mọc lên, cơ cấu lao
động cũng chuyển biến theo hướng giảm lao động trong nông nghiệp và tang tỉ lệ lao
động trong công nghiệp và dịch vụ.

Năm là nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy vai trị của Mặt
trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân đân trong quản lý, phát triển kinh
tế - xã hội.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế nhà nước - kinh tế thị trường hiện nay.
16


Mục tiêu cơ bản của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa ở nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của
kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển
nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ
Nghĩa. Mục tiêu này yêu cầu phải hoàn thành cơ bản vào năm 2020. Đại hội XI của
Đảng nhấn mạnh: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ
hình tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến lược trong 10
năm tới".
a) Những năm trước mắt cần đạt các mục tiêu.
Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, bảo đảm
cho nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển thuận lợi. Phát
huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần
kinh tế trong đó quan trọng là thành phần kinh tế tư nhân tạo điều kiện phát huy tính
năng động, sáng tạo trong kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một
số tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty đa sở hữu, áp dụng mơ hình quản trị hiện đại, có
năng lực cạnh tranh trên quốc tế.
Đổi mới cơ bản mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công.
Phát triển một cách đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất
trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Giải quyết tốt các mối quan hệ về phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đảm
bảo xã hội tiến bộ, cơng bằng văn minh cùng với đó là việc bảo vệ môi trường.
b)Mục tiêu tổng quát.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt
nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần huy động và phân bổ,
sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh
và bền vững vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
c)Mục tiêu cụ thể trong tương lai.
Phấn đấu hoàn thiện đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước cơng nghiệp. Bảo
đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa nhà nước và thị
trường, sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con
người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường,
tài nguyên thiên nhiên, xây dựng xã hội tiến bộ. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng giao lưu, gắn kết với các nước trong khu vực và trên thế giới, xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.Từng bước hoàn thiện đồng bộ và vận hành có hiệu
quả thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta.
3. Chính sách phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển nền kinh tế phát triển
theo chiều rộng sang chiều sâu. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong phát
17


triển kinh tế, nhất là phát triển mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập
trung vào phát triển các ngành nghề các sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi
trường, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Nghiên cứu và
triển khai áp dụng mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng xanh. Đây là mơ hình mà các quốc
gia phát triển đã và đang áp dụng.
Sử dụng tốt các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giải phóng
nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo động lực mới để nguồn nhân

lực phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế. Nhà nước cần có các quy
hoạch sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia một cách tối ưu
nhất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn. Tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, ổn
định ,cải thiện mơi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nhằm khuyến khích tất cả
các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh. Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy và
phương thức hoạt động của nhà nước. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi về
thuế, tín dụng, các nghĩa vụ tài chính về đất đai, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thơng thống, cơng khai,
minh bạch để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng
các địa phương, ngành dựng lên những rào cản (giấy phép con) trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, cơng
bằng về cơ hội cho mọi chủ thể trong nền kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng, đặt
doanh nghiệp nhà nước vào mơi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh
tế khác. Cơ chế, mơ hình và cách thức can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường hiện đại phải theo hướng tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, tức
là phải tạo ra một môi trường để các chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một
cách bình đẳng, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực vốn có hiệu quả,
hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào nền kinh tế. Đảm
bảo cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cơng bằng và bình đẳng,
có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực vốn.
Đổi mới và hồn thiện hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm
bảo công bằng xã hội. Việc đổi mới hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ mơi trường và
chính sách xã hội phải được tiến hành đồng thời và kết hợp theo hướng mỗi chính sách
kinh tế phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững, cơng bằng xã hội và mỗi chính sách
phát triển bền vững, chính sách xã hội phải dựa trên những cơ sở tiền đề vật chất của
quá trình tăng trưởng kinh tế và đặc biệt nó phải tạo được động lực cho tăng trưởng
kinh tế, thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững. Tránh tình trạng chính sách tăng
trưởng kinh tế bằng mọi giá, xung đột với mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, hệ
thống chính sách kinh tế phải đổi mới theo hướng tạo mọi điều kiện huy động các

nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu
nhập cho người lao động. Đổi mới chính sách xã hội theo hướng đảm bảo công bằng
xã hội, tạo điều kiện tốt hơn để người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, các nguồn
lực, khuyến khích làm việc tăng thu nhập. Chính sách kinh tế và chính sách xã hội
phải thực sự là kênh để điều tiết thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp,
18


vùng, miền và giữa các bộ phận dân cư. Chính sách môi trường phải thực sự làm tăng
trưởng kinh tế và thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững về môi trường.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực được hiểu là sức lực lao
động của con người, theo cái nhìn của ngành kinh tế thì nguồn nhân lực cịn được hiểu
là thể lực và trí tuệ của lực lượng lao động mỗi quốc gia, từ đó sản xuất ra của cải vật
chất và giá trị tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai. Cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội thì chất lượng nguồn nhân lực không ngừng được tăng lên. Để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền
vững cần tập trung vào các biện pháp: đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo, đổi mới nội
dung giáo dục - đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, phát hiện bồi dưỡng
người tài, tạo điều kiện người lao động giao lưu, học hỏi kinh ngiệm. Ngoài ra nâng
cấp trang thiết bị dạy học, học nghề, tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay
nghề, bồi dưỡng kỹ năng với những tiêu chí chất lượng phù hợp, đào tạo người lao
động có khả năng thích ứng tốt với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

19


20




×