Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

phong cách lãnh đạo của nhà quản trị công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.14 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP:

ĐỀ SỐ 1

TIỂU LUẬN MƠN QUẢN TRỊ HỌC
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HẢI PHỊNG – tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM..2
1.1.

Giới thiệu sơ lược về Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam..................................2

1.2.



Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................2

1.3.

Ngành nghề kinh doanh................................................................................2

1.4.

Tầm nhìn sứ mệnh........................................................................................2

1.5.

Cơ cấu tổ chức..............................................................................................3

1.6.

Đánh giá nhân lực hiện tại của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam...................5

1.7.

Tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam..........................6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG..........................................................................................8
2.1. Tìm hiểu các phương pháp lãnh đạo trong quản trị học, áp dụng vào thực tiễn
phong cách lãnh đạo của nhà quản trị công ty Cổ phần Sữa Việt Nam...................8
2.1.1 Các phương pháp lãnh đạo trong quản trị học...........................................8
2.1.2. Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
............................................................................................................................. 9
2.2. Học thuyết phân cấp tháp nhu cầu của Abraham Maslow phản ánh nội dụng gì

? phân tích động cơ làm việc của nhân viên Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam.......11
2.2.1. Học thuyết phân cấp tháp nhu cầu của Abraham Maslow.......................11
2.2.2. Phân tích động cơ làm việc của nhân viên Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam...................................................................................................................13
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN........................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................18

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ giới tính Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2020………………5
Bảng 1.2. Tỷ lệ nhân sự theo đội tuổi của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm
2020…………………………………………………………………………………5
Bảng 1.3. Tỷ lệ nhân sự theo trình độ học vấn của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
năm 2020…………………………………………………………………………….6

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức và quản lý Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam…………….…3
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow……………………………………………………12

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Ý nghĩa

GĐ:

Giám đốc

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đơng

HĐQT:

Hội đồng quản trị

BCTC:

Báo cáo tài chính

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp


4


LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành
động riêng rẽ không thể nào đạt được . Đóng vai trị là nền tảng của quản trị là các
chức năng quản trị , nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị để đạt được những
mục tiêu của tổ chức . Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị , tất cả các
chức năng quản trị sẽ khơng hồn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được
yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết lãnh đạo con người để
đạt được kết quả như mong muốn . Đồng thời nhà quản trị có phong cách lãnh đạo
phù hợp sẽ thức đẩy được động cơ làm việc trong cơng ty giúp họ phấn đấu hồn
thành mục tiêu một cách nhanh nhất. Nhằm góp phần làm rõ vai trò và tầm quan
trọng của nhà lãnh đạo , áp dụng mơ hình tháp nhu cầu Maslow nhằm tạo động cơ
làm việc cho nhân viên em xin chọn để tài 2” Tìm hiểu các phương pháp lãnh đạo
trong quản trị học, áp dụng vào thực tiễn phong cách lãnh đạo của nhà quản trị công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam và Học thuyết phân cấp tháp nhu cầu của Abraham
Maslow phản ánh nội dụng gì ? phân tích động cơ làm việc của nhân viên Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam.” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM
1.1.

Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam


-

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

-

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint-Stock Company

-

Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa.

-

Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí
Minh

-

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020, tính đến ngày 31/3/2020,
Vinamilk có vốn điều lệ gần 17.417 tỷ đồng

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 20/08/1976, Cơng ty Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3

nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm có: Nhà máy sữa Trường Thọ, nhà máy sữa
Bột Dielac và nhà máy sữa Thống Nhất. Đến nay Vinamilk là 1 trong những cơng ty
thực phẩm uy tín năm 2020.

Sau 45 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã được nhà nước
phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ
đổi mới... Công ty hiện tại có 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà
máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có 203 mặt hàng sữa và các
sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa
đặc, kem, nước giải khát…
1.3.

Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của cơng ty này bao gồm chế biến, sản xuất và

mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu
nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
1.4.

Tầm nhìn sứ mệnh

2


Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người
Sứ mạng: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và
chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình u và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội
1.5.

Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ


phịng ban một cách khoa học và hợp lí, phân cấp cụ thể trách nhiệm và mỗi thành
viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp Vinmailk hoạt động một cách
hiệu quả, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo lên một Vinamilk
vững mạnh.

3


Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức và quản lý Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam
-

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam. Đại hội cổ đơng có quyền và nhiệm vụ thơng qua định hướng phát triển,
quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ
sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền,
nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
-

Hội đồng quản trị.

4


Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Vinamilk, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đơng Ban kiểm sốt Hội đồng quản trị Tổng giám đốc GĐ công nghệ thông tin GĐ
đối ngoại GĐ phát triển ngành hàng GĐ điều hành và phát triển vùng nguyên liệu

GĐ điều hành sản xuất và phát triển phần mềm GĐ điều hành dự án GĐ điều hành
tài chính GĐ điều hành Marketing GĐ điều hành chuỗi cung ứng GĐ điều hành kinh
doanh GĐ điều hành hành chính nhân sự GĐ kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro GĐ
kiểm toán nội bộ 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội
đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành
viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng
số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Cơng ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của
Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội
đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
-

Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của Công ty Vinamilk bao gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm
sốt có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê và lập
BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đơng. Ban kiểm sốt hoạt động
độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
1.6.

Đánh giá nhân lực hiện tại của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk hiện có 10.580 nhân viên trên cả nước với đa dạng ngành nghề , độ

tuổi , trình độ chun mơn. Bên cạnh khối văn phịng thì hiện có đến hơn 60% người
lao động của công ty đang làm việc tại 12 trang trại và 13 nhà máy trên khắp cả
nước.

5


- Tỷ lệ cấp quản lý / Tổng số lao động: 7,1 %
- Tỷ lệ giới tính
Giới tính
Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%)
Nam
7723
73
Nữ
2857
27
Tổng
10580
100
Bảng 1.1. Tỷ lệ giới tính Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2020
-

Theo độ tuổi

Độ tuổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Dưới 30
3161
30.31
Từ 30 đến 40
4549

43
Từ 41 đến 50
2268
21
Từu 51 trở lên
602
5.69
Tổng
10580
100
Bảng 1.2. Tỷ lệ nhân sự theo đội tuổi của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam năm 2020
-

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Phổ thơng
4330
40,90
Cao đẳng
846
8
Đại học
4866
45.99
Trên đai học
538
5,11

Tổng
10580
100
Bảng 1.3. Tỷ lệ nhân sự theo trình độ học vấn của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
năm 2020
Qua các số liệu bảng trên ta thấy số lao động là nam giới chiếm hơn 73 %
trong tổng số lao động của Vinamilk . Hơn nữa số lao động dưới 40 tuổi chiếm hơn

6


70 % . Điều này cho ta thấy nguồn nhân lực của Vinamilk là nguồn nhân lực mạnh ,
lại đang ở độ tuổi tốt nhất cho việc cống hiến và làm việc .
Đây là nguồn lực có chất lượng khá cao , gần 60 % tổng số lao động có bằng
từ cao đẳng trở lên . Chiếm đa số là lực lượng lao động có bằng đại học với
45.99% , đây là một ưu thế về nguồn lực con người của cơng ty.
1.7.

Tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Sau 45 năm thành lập, Công ty có phần sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện đang đan dâu
ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam với hơn 43.3% thị phần trong nước và năng lực
sản xuất vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác . Nhà máy chế biến cũng như 212.000
điểm bán lẻ của Vinamilk được trải đều trên cả nước , nên sản phẩm sữa của công ty
được phân phối kịp thời đến người tiêu dùng . Vinamilk thu mua gần một nửa nguồn
cung ứng nguyên liệu sữa trong nước nên có lợi thế lớn trong việc kiểm soát giá sản
phẩm . Sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng đã giúp cho Vinamilk thống trị một
số phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85 %) và sữa chua (chiếm khoảng 95 %
thị phần) . Ngoài ra , Vinamilk còn được quản lý bởi một đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình
và giàu kinh nghiệm , dưới sự dẫn dắt của người thuyền trưởng là bà Mai Kiều

Liên .
Lũy kế cả năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.723 tỉ đồng, tăng 5,9% so
với cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu thuần hợp
nhất đạt 59.636 tỉ đồng, trong đó: Doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỉ đồng,
tăng trưởng 6,9% với thị phần được giữ vững so với năm 2019 nhờ chiến lược tiếp
thị phù hợp. Tính riêng MCM, doanh thu thuần đạt 2.823 tỉ đồng, tăng 10,3% so với
cùng kỳ 2019 và hoàn thành 97% kế hoạch năm. Doanh thu thuần nước ngồi đạt
8.794 tỉ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp đóng góp 5.561 tỉ đồng và các chi nhánh
nước ngồi đóng góp 3.233 tỉ đồng. Với mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so với
2019, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong
bối cảnh khó khăn chung, đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước
7


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1. Tìm hiểu các phương pháp lãnh đạo trong quản trị học, áp dụng vào thực
tiễn phong cách lãnh đạo của nhà quản trị công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
2.1.1 Các phương pháp lãnh đạo trong quản trị học
2.1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ khơng những
chỉ tn thủ các mệnh lệnh mà cịn tự nguyện hăng hái làm việc.
2.1.1.2. Các phong cách lãnh đạo

8


Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cử xử đối với các
nhân viên dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định. Sau
đây là phân loại phong cách lãnh đạo theo mức độ tập trung quyền lực:
Phong cách độc đốn. Là phong cách trong đó người lãnh đạo sẽ trực tiếp ra

các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới quyền. Đặc điểm của
phong cách này là cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm
vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người
lãnh đạo, thông tin một chiều từ trên xuống là chủ yếu, rất ít ở dưới lên. Ưu điểm
phong cách độc đoán là cải quyết vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời. Tuy nhiên,
nhược điểm của phong cách này là khơng phát huy tính sáng tạo của nhân viên cấp
dưới, tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên, có thể dẫn tới sự chống đối của
cấp dưới. Đồng thời, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi khơng
có mặt người lãnh đạo, khơng khí trong tổ chức ít thân thiện.
Phong cách dân chủ. Là phong cách trong đó người lãnh đạo ra các quyết định
trên cơ sở bàn bạc trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới. Đặc điểm của phong
cách này là thu hút người lao động tham gia vào công tác quản trị; người lãnh đạo
chỉ giải quyết các vấn đề quan trọng, còn lại giao cho cấp dưới; thông tin 2 chiều: từ
trên xuống và từ dưới lên. Các thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ưu điểm
giúp nhà quản lý khai thác được những sáng kiến, kinh nghiệm của những người
dưới quyền, từ đó tạo ra thỏa mãn cho họ vì được thực hiện cơng việc do chính mình
đề ra. Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời
gian và tiền bạc để ra được một quyết định, và đơi khi cũng khó đi đến thống nhất ý
kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu khơng có người điều hành đủ chun mơn, hiểu
biết và sự quyết đoán..
Phong cách tự do. Là phong cách trong đó người lãnh đạo cho phép người dưới
quyền ra các quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết định.
Đặc điểm phong cách tự do là người lãnh đạo rất ít tham gia vào hoạt động của tập
thể, thường chỉ nêu ý tưởng rồi giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho cấp dưới; cấp
9


dưới được tự do ra quyết định, được hành động theo cách mà họ cho là tốt nhất;
thông tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các thành viên với nhau, từ lãnh đạo
xuống rất ít. Ưu điểm giúp phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này đó là dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho
người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là cơng việc. Ngồi ra, trong phong cách này
nhân viên ít tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên.
2.1.2. Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
2.2.2.1. Phong cách lãnh xuất sắc quyết đốn nhưng khơng độc đốn
Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ những tập đồn thực phẩm có máu mặt trên
thế giới cũng như sự trội dậy của các công ty trong nước, Vinamilk vẫn tạo được
những bước đột phá mạnh mẽ trong khoảng 3 năm vừa qua để tiếp tục giữ vị trí là
cơng ty thực phẩm số 1 Việt Nam. Trong khối các doanh nghiệp tư nhân vinamilk
ln tục có mặt trong top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất từ 2008 cho đến
nay. Một trong những câu chuyên làm nên thành công của Vinamilk trong suốt
chặng đường phát triển của mình là cơng ty đã may mắn có được những người lãnh
đạo có tâm, có tầm nhìn và có những kĩ năng lãnh đạo xuất sắc. Điển hình trong số
đó là bà Mai Kiều Liên – CEO của công ty từ 1992 – người được mệnh danh là kiến
trúc sư trưởng cho những thành quả của Vinamilk đã đạt được kể từ thời kì đổi mới
Những năm cuối thập niên 90, Vinamilk khá hấp dẫn với những doanh nghiệp có
vốn đầu từ nước ngồi. Lúc này, Vinamlik đứng trước thời khắc lựa chọn “bán
mình” hay “giữ mình”. Để đưa ra được quyết định các nhà quản trị công ty đã suy
nghĩ rất nhiều, nếu liên doanh thì đối tác nắm đến 70% cổ phần, cơng ty chỉ cịn
30% như vậy đồng nghĩa vưới việc cơng ty khơng cịn tiếng nói trong việc điều
hành. Đến cuối cùng hội đồng quản trị định từ chối liên doanh. Sở dĩ như vậy là vì
thà chịu khó là đối thủ, phải vất vả nhiều, nhưng tất cả mọi người đều vận động,
cạnh tranh vì mục đích thúc đẩy thị trường sữa Việt Nam được phát triển..Với những
phong cách lãnh đạo sáng tạo, ln tìm kiếm những sự đổi mới, cải tiến trong quản
lý cũng như kiên định và táo bạo, có đạo đức và quan trọng nhất là khiêm tốn.
10


Vinamilk đã luôn không ngừng sáng tạo, đột phá trong kinh doanh và cạnh tranh
sòng phẳng với các thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới đang có mặt tại thị

trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson hay Dutch Lady. Hiện tại dù bị cạnh
tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam nhưng Vinamilk vẫn dẫn đầu với thị phần sản
lượng đạt 50% của tất cả các sản phảm sữa và từ sữa.
2.1.2.2. Phong các tự do
Vị thế vững chắc của Vinamilk ngày hơm nay góp phần khơng nhỏ của bà Mai
Kiều Liên và ban quản trị công ty Vinmailk. Các nhà quản trị của Vinamilk là người
ra những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm (đầu những năm
1990), tiến hành tái cấu trúc Vinamilk (2003”, đưa Cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam (2006), quyết định đầu tư và ngừng đầu tư trong lĩnh vực
bia, cà phê (2005 – 2010). Và nay hôi đồng quản trị đặt mục tiêu sẽ đưa công ty lọt
vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.
Ban quản trị xử lý phần lớn cơng việc qua email, khuyến khích tư duy phân
biệt phản biện nhưng rất ghét họp hành. Nhân viên trong cơng ty , bất kì ai có bức
xúc gì thì cứ email, sẽ được trả lời ngay.
Yếu tố hàng đầu mang lại thành cơng cho Vinamilk đó chính là thúc đẩy nhân
sự làm việc hết mình. Thêm một yếu tố quan trọng nữa đó là sự sáng tạo. Tức là
khơng đi theo lối mịn khơng theo xu hướng đám đơng. Nhiều khi mình đi ngược lại
xu thế nhưng vẫn làm khi thấy chắc chắn là mình đúng và hiệu quả
2.1.3. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Lần đầu tiên, có 1 doanh nghiệp Việt Nam được lọt vào danh sách 200 doanh
nghiệp Châu Á xuất sắc của tạp chí Forbes bình chọn. Vinanmilk có được thành quả
như ngày hơm nay chính là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của nhà quản trị cơng ty.
Từ khi Vinamilk lên sàn chứng khốn thì đã trở thành một cơng ty đại chúng.
Mọi thông tin mọi người đều biết và rất quan tâm. Các cổ đông của công ty rất quan
tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy vinamilk cũng nhận được nhiều
11


đóng góp của các cổ đơng qua email, thư.. Họ đóng góp ý kiến rất nhiều, hỏi cũng
rất nhiều và trách nhiệm của Vinanmilk phải trả lời những câu hỏi đó. Những thắc

mắc cùng nhau thảo luận, những kế sách hay thì được cơng ty áp dụng, cịn những
điều họ hiểu khơng đúng thì phải được giải thích. Khi trở thành công ty đại chúng,
công ty được rất nhiều người tham gia quản lý nên việc quản trị công ty ngày càng
được cải thiện tốt.
Cơng ty khuyến kích nhân viên đóng góp ý kiến của mình vào hoạt động sản
xuất và kinh doanh của cơng ty. Khi có một quyế định gì đó ban quản trị sẽ tham
khảo , bàn bạc với nhân viên cấp dưới.
2.2. Học thuyết phân cấp tháp nhu cầu của Abraham Maslow phản ánh nội
dụng gì ? phân tích động cơ làm việc của nhân viên Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam.
2.2.1. Học thuyết phân cấp tháp nhu cầu của Abraham Maslow
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu
cầu được sắp xếp theo một trình tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Cụ thể
xếp thành 5 bậc:
-

Những nhu cầu cơ bản: ăn, uống, mặc, ở và những nhu cầu tồn tại khác.
Những nhu cầu về an tồn và an ninh: an tồn, khơng bị đe dọa về thân thể,
tài sản, công việc... Những nhu cầu xã hội: Tham gia câu lạc bộ, đảng phái,

-

tình bạn, tình đồng nghiệp, giao tiếp, được xã hội chấp nhận…
Những nhu cầu tự trọng: Thích danh tiếng, tặng danh hiệu, được tôn trọng,
tôn trọng người khác…

12


Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow

Maslow cũng chia các nhu cầu nói trên thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu
cầu cấp cao: tác động bên trong con người, gồm nhu cầu xã hội, tự trọng và tự thể
hiện, được thoả mãn chủ yếu từ bên trong. Nhu cầu bậc thấp: tác động bên ngoài con
người, gồm nhu cầu an toàn và nhu cầu cơ bản. Như vậy, chúng ta có thể thấy sự
khác biệt giữa nhu cầu cấp cao và nhu cầu cấp thấp là các nhu cầu cấp thấp được
thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài, trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn
chủ yếu là từ nội tại của con người. Tuy nhiên cũng có cách giải thích khác là con
người và con vật giống nhau ở nhu cầu an toàn và nhu cầu cơ bản nên các nhu cầu
này được xếp vào cấp thấp, khác nhau ở các nhu cầu xã hội, tự trọng và tự thể hiện
nên các nhu cầu này được xếp vào cấp cao.
Thơng thường nhân viên có tất cả các nhu cầu nói trên. Tuy nhiên, tại một thời
điểm nhất định, một cấp độ nhu cầu nào đó được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, muốn
động viên nhân viên, đòi hỏi nhà quản trị cần phải hiểu họ đang ưu tiên nhu cầu nào,
từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của họ.

13


2.2.2. Phân tích động cơ làm việc của nhân viên Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam.
Những mong muốn của người lao động có thể là gợi ý cho các nhà quản lý
Vinmailk có biện pháp “Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được
đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công
việc với thực tế mà người lao động đạt được.” thỏa mãn các nhu cầu của họ, thông
qua đó khuyến khích người lao động làm việc tích cực, hiệu quả, nhiệt tình, giữ chân
người giỏi, người có nhiều cải tiến, sáng tạo…
Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp nói chung và Vinamilk nói
riêng đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối
quan hệ. Việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động
lực và tinh thần lao động tốt và là yếu tố rất quan trọng để khuyến khích người lao

động. Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự
so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà
người lao động đạt được. Khuyến khích người lao động là yếu tố căn bản nhất để
người lao động gắn bó với cơng việc và làm việc tốt hơn. Do vậy, khuyến khích
người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng trong quản
lý nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk.
Theo năm cấp bậc nhu cầu của Maslow, Vinamilk ó thể đáp ứng được nhu cầu
của người lao động trên từng cấp bậc như sau:
Thứ nhất, nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản, công ty sữa Vinmailk đáp ứng
nhu cầu này thông qua việc đảm bảo thu nhập xứng đáng để người lao động khơng
những có thể tự ni sống bản thân, mà cịn có điều kiện để chăm lo đời sống vật
chất của các thành viên trong gia đình. Có thể thấy, thu nhập của người lao động
ngày càng cải thiện. Ngồi thu nhập từ lương, người lao động cịn có thêm thu nhập
từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty nếu công ty làm ăn có
lãi. Bên cạnh cơng ty Vinamilk bảo đảm tốt các khoản phúc lợi khác như tiền
thưởng, các chuyến tham quan, nghỉ mát... cho nhân viên trong công ty..
14


Thứ hai, con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi
các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong
muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống và làm việc trong mơi trường khơng
có những rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu an tồn, nhà quản lý của
Vinamilk có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn, bảo đảm cơng việc
được duy trì ổn định và được đối xử cơng bằng. Cơng ty đóng BHXH, BHYT,
BHTN đầy đủ cho nhân viên, nội dung này được quy định rõ trong hợp đồng lao
động. Môi trường làm việc của nhân viên ln đảm bảo an tồn lao động.
Thứ ba, để bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội, Công ty sữa Vinamilk đã tạo
người lao động làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các
bộ phận, giữa bên trong và bên ngồi, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến

phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công ty sẽ tham khảo ý kiến nhân
sự các phòng ban để đưa ra quyết định cuối cùng việc này giúp nhân viên có quyền
phát biểu suy nghĩ và tin tưởng nhiều hơn vào sự lãnh đạo của ban quản trị
Vinamilk. Điều này tạo động lực to lớn cho nhân viên bởi vì nếu họ có thể đóng góp
điều gì đó, họ sẽ cảm thấy rất hãnh diện về những đóng góp của mình và quyết tâm
nhiều hơn để thực hiện quyết định đó. Bên cạnh đó, cũng để đáp ứng nhu cầu phát
triển quan hệ xã hội, Vinamilk có các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu nhân các
dịp ngày lễ hoặc các kỳ nghỉ dài ngày...
Thứ tư, để thỏa mãn nhu cầu được tơn trọng, Cơng ty Vinamilk có chính sách
khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có cơng lao đóng góp cho cơng ty,
có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền
lợi và uy tín cho cơng ty điều này giúp nhân viên trong Vinamilk sẵn sàng làm việc
hăng say hơn, hiệu quả hơn. Bởi vì cơng ty sữa Vinamilk biết rằng bên cạnh việc
được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, người lao
động cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người.
Thứ năm, đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Vinamilk cần cung cấp các cơ hội
phát triển những thế mạnh cá nhân. Nhân viên nào cũng ước muốn có những bước
tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý của Vinamilk đã thiết lập hướng thăng tiến
15


rõ ràng cho tất cả nhân viên. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động
tham gia các khóa đào tạo trong và ngồi nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát
triển. Công ty nhằm gia tăng về chất lượng.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Đối với doanh nghiệp, để có sự phát triển bền vững thì năng lực lãnh đạo của
nhà quản trị là rất quan trọng. Đó là năng lực tổ chức, năng lực sư phạm của các nhà
16



quản trị. Vận dụng chúng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng điều kiện của
doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ năng lực của từng thành viên dưới quyền, để
bố trí, sử dụng phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp,
đồng thời tạo điều kiên cho mỗi thành viên phát triển đúng hướng. Năng lực lãnh
đạo tốt giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường đăc
biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam
hiện nay. Qua phân tích ở chương 2 ta có thể thấy có 3 phong cách lãnh đạo chính
được chia theo mức độ tập trung quyền lực đó là phong cách lãnh đạo độc đoán,
phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách sẽ có
những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, các
phong cách lãnh đạo rất đa dạng, phong phú phù hợp với sự phát triển của doanh
nghiệp qua từng thời kỳ. Nhờ sự lãnh đạo tài tình của nhà quản trị đã giúp cho công
ty Vinamilk tiếp tục dẫn đầu phân khúc sữa tươi cả về doanh số và sản lượng trong
năm 2020.
Cũng trong chương 2 em đã tiến hành phân tích tháp nhu cầu của Maslow, theo
đó tháp nhu cầu Maslow chia làm 5 cấp độ khác nhau Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở
đáy của kim tự tháp. Đây là những nhu cầu về sinh lý – những đòi hỏi về thể chất
cho sự sống cịn của con người. Nếu những u cầu này khơng được đáp ứng, cơ thể
con người khơng thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, khơng khí, nước, ngủ,… nằm
trong danh mục này. Các nhu cầu sinh lý học được cho là quan trọng nhất, vì vậy
chúng phải được đáp ứng trước tiên. Khi nhu cầu về thể chất của một người được
thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm
an tồn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an
tồn trong gia đình. Sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con
người tập trung sự chú ý vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo tháp nhu cầu Maslow,
con người muốn được hoà nhập trong một cộng đồng nào đó, muốn có một gia đình
hạnh phúc, những người bạn bè gần gữi, thân thiết. Giống như mong muốn nhận
được sự yêu thương, con người cũng cần có nhu cầu nhận được sự tơn trọng. Điều

này có thể được thực hiện thơng qua cảm giác tự trọng, sự tôn trọng của người khác,
17


sức mạnh, năng lực, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do. Sau khi tất cả các nhu
cầu trước đó đã được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người bắt đầu tập trung vào
việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này
là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng
đầu và khơng ngừng hồn thiện những gì mình đang sở hữu”, Hiểu được tầm quan
trọng của tháp nhu cầu Maslow trong việc tạo động cơ làm việc cho nhân viên .
Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam đã có nhũng chính sách tạo động lực kịp thời, cổ vũ
tinh thần nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp phù hợp với sự phát
triên của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên 2019- Vinamilk
18


2. Trương Quang Dũng (2017), Giáo trình quản trị học, NXB. Đại học Kinh tế Tài
chính
3. Nhân dân điện tử (2020), Vinamilk thuộc top công ty kinh doanh hiệu quả nhất
Việt Nam, xem 30/7/2020, />4. Vinamilk (2015), Giới thiệu về công ty, xem 21/7/2021,
/>
19



×