Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.5 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 29/ 09/ 2013 Tuần: 07 Tiết: 14 Tên bài:. Bài 4.. SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH. (Tiết 1/2). I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: - Biết vai trò của biến trong lập trình. - Biết khái niệm biến. - Biết cách khai báo biến. 2 Kỹ năng: - Nhận biết được khi nào cần sử dụng biến trong chương trình. - Biết viết các câu lệnh để khai báo biến. 3 Thái độ: Hăng say, tích cực trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: 1 Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy tính xách tay. 2 Chuẩn bị của học sinh: Bài cũ, đồ dùng học tập. Xem trước mục 1, 2 của bài 4 trang 29 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Ổn định tình hình lớp: 1’ Kiểm tra sỉ số lớp. 2 Kiểm tra bài cũ: Không. 3 Giảng bài mới a. Giới thiệu bài: 5’ GV: Yêu cầu HS lên bảng viết chương trình in ra màn hình kết quả của biểu thức 9 + 6? HS: Lên bảng viết chương trình theo yêu cầu của GV. GV: Quay lại chương trình trên, bây giờ cô không muốn in ra màn hình kết quả của 9 + 6 mà cô muốn in ra màn hình kết quả của phép cộng 2 số bất kì mà 2 số đó được nhập vào từ bàn phím trong quá trình thực hiện chương trình thì phải làm như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời. GV: Để giải quyết được yêu cầu trên chúng ta có chương trình sau: Program Vi_du; Uses crt; Var x,y: Integer; Begin Clrscr; Write(‘nhap gia tri cho x = ‘); readln (x); Write(‘nhap gia tri cho y = ‘); readln(y); Writeln(‘Tong cua x va y là: ‘,x+y); Readln End. HS : quan sát chương trình trên màn hình. GV : Trong chương trình trên có sử dụng 2 đại lượng x, y được dùng để lưu giá trị của 2 số bất kì. Và x, y được gọi là biến. Vậy, biến là gì ? Biến có vai trò như thế nào trong việc lập trình ? Muốn sử dụng biến chúng ta cần phải làm gì ? Để trả lời cho các câu hỏi trên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 4 ‘‘Sử dụng biến trong chương trình’’ b. Tiến trình bài dạy: 38’.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tgian 15’. 18’. 5’. Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của biến trong việc lập trình: - Trình chiếu lại chương trình đã giới thiệu trong phần giới thiệu. - Trong chương trình trên thì x, y được gọi là 2 biến. Và thực chất nó là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cho biết biến là gì ? Và biến có những đặc điểm gì ? - Yêu cầu các nhóm cho biết kết quả thảo luận? - Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm và kết luận. Hoạt động 2: Giới thiệu cho HS cách khai báo biến. - Trình chiếu lại chương trình Vi_dụ. - Theo các em khi chúng ta sử dụng biến chúng ta có cần phải khai báo biến? - Khi khai báo biến chúng ta cần khai báo những gì? - Đúng vậy. Và khi khai báo tên của biến các em lưu ý: Tên biến phải tuân thủ theo các quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình? - Nhận xét và kết luận. - Trình chiếu ví dụ về cách khai báo biến trong Pascal; - Trong ví dụ trên, em hãy cho biết, đâu là từ khóa, đâu là tên biến và đâu là kiểu dữ liệu của biến? - Nhận xét và kết luận. - Từ ví dụ trên em hãy cho biết cú pháp để khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình - Nhận xét, kết luận và giải thích một số thành phần trong cú pháp.. Hoạt động 3: Củng cố. - Em hãy cho biết biến là. Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vai 1. Biến là một công cụ trò của biến trong việc lập trong lập trình: trình: - Biến (biến nhớ): là đại - Quan sát chương trình trên lượng được đặt tên, dùng để màn hình. lưu trữ dữ liệu. - Dữ liệu của biến lưu trữ - Tập trung nghe giảng. có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. - Biến giúp chương trình biết chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu ở vị trí nào trong bộ - Các nhóm thảo luận, tìm nhớ. hiểu SGK để tìm kết quả. - Giá trị của biến là dữ liệu do biến lưu trữ - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Lắng nghe và ghi chép Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khai báo biến. - Quan sát chương trình trên màn hình. - Phải khai báo biến trước khi sử dụng trong chương trình. - Khi khai báo biến phải khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến. - Tập trung nghe giảng và ghi chép. - Nhớ lại và nhắc lại quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình. - Tập trung quan sát trên màn hình. - Suy nghĩ và trả lời: + Var: từ khóa; + Biến x, y: thuộc kiểu số nguyên. + Biến m, n thuộc kiểu số thực. + Biến ch thuộc kiểu kí tự; + Biến ho_ten thuộc kiểu xâu kí tự. - Lắng nghe và ghi chép. - Cú pháp lệnh khai báo biến trong Pascal: Var <danh sách tên biến>:<kiểu dữ liệu>; - Lắng nghe và ghi chép.. Hoạt động 3: Củng cố. - Biến (biến nhớ): là đại. 2. Khai báo biến: - Việc khai báo biến gồm: + Khai báo tên biến; + Khai báo kiểu dữ liệu của biến Chú ý: Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. Ví dụ về cách khai báo biến: Var x, y: Integer; m, n: Real; ch: Char; ho_ten: String; Trong đó: + Var: từ khóa; + Biến x, y: thuộc kiểu số nguyên. + Biến m, n thuộc kiểu số thực. + Biến ch thuộc kiểu kí tự; + Biến ho_ten thuộc kiểu xâu kí tự. Cú pháp lệnh khai báo biến: Var <danh sách tên biến>:<kiểu dữ liệu>; Trong đó: - Var: Từ khóa. - Danh sách tên biến: tên các biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy (,). - Kiểu dữ liệu: kiểu dữ liệu của biến. - Khái niệm biến..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tgian. Hoạt động của giáo viên gì?. Hoạt động của học sinh lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ dữ liệu.Dữ liệu của biến lưu - Nhận xét và nhắc lại lần trữ có thể được thay đổi trong nữa. quá trình thực hiện chương trình. - Yêu cầu HS nhắc lại cú - Var <danh sách tên pháp của lệnh khai báo biến biến>:<kiểu dữ liệu>; trong Pascal? - Nhận xét và kết luận. Nội dung. - Cách khai báo biến.. 4 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết tiếp theo: 1’ - Ra bài tập về nhà: Xem lại cách khai báo biến. - Chuẩn bị cho tiết tiếp theo: Xem trước mục 3 và 4 trang 31, 32 SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>