Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.35 KB, 16 trang )

68
NHIỄM ĐỘC CHÌ VÔ CƠ NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng:
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và con đường xâm nhập của chì vào
cơ thể.
2. Mô tả được các tác hại của chì đối với cơ thể.
3. Nêu được tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhiễm độc chì vô cơ.
4. Trình bày được phương pháp điều trị và dự phòng nhiễm độc chì vô cơ.
5. Nhận biết được tầm quan trọ
ng của việc khám phát hiện và điều trị
nhiễm độc chì ngay ở giai đoạn đầu.

Chì là kim loại màu xanh xám, dễ dát mỏng và kéo dài thành sợi,
nhiệt độ chảy của chì bằng 237
0
C và nhiệt độ sôi của chì bằng 1525
0
C. chì
bị hoà tan nhanh bởi acid nitric; chì dễ tan trong các acid hữu cơ (như acid
acetic, thực phẩm có môi trường acid) và trong nước có chứa muối nitrat và
muốn. Chính vì những tính chất của chì mà chì được sử dụng rất nhiều
trong cuộc sống.
1. Dịch tễ học nhiễm độc chì
Nhiễm độc chì đã xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
các nước ngành khai thác mỏ chiếm ưu thế
. Nhiễm độc chì vô cơ thường
gặp ở các công nhân khai thác và chế biến quặng chì hoặc quặng có nhiễm
lẫn chì, sản xuất ác quy, chế tạo đầu đạn...
Tại Rumani, Lilis và cộng sự thấy các công nhân khai thác mỏ chì làm
việc sau 10 năm đã có các tổn thương ở thận, Vaskov quan sát 30 công


nhân thấy 21 người tổn thương chức năng thận sau 10 năm tiếp xúc với
quặng chì và tử vong. Tại Chicago (Mỹ) trong 3 năm có 9.853 trường h
ợp
nhiễm độc chì, trong đó 5% là trẻ em.
Tại Đức trong vòng 15 năm trong số những người đến khám bệnh tại
69
các cơ sở y tế có 11.581 người được chẩn đoán là nhiễm độc chì, trong số
đó có 22 người tử vong do nhiễm độc chì.
Tại Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ XX người ta thấy hàm lượng
chì trong máu của trẻ em ở mức cao đến báo động
Ở việt Nam, theo Dương Thu Hương tại Hải Phòng năm 1978 có 47%
công nhân tiếp xúc với hơi chì có hàm lượng chì trong máu cao quá mức
cho phép, năm 1982 tỷ lệ này là 10,2%, năm 1989 tỷ l
ệ này chiếm 9,1% và
đến năm 1991 tỷ lệ này còn 6,5%. Theo một tổng kết của Viện Y học lao
động Việt Nam năm 1992 tỷ lệ thâm nhiễm chì của ngành hóa chất là 12%,
ngành in là 8,7%.
Theo Hoàng Văn Bính, ở miền Nam của Việt Nam tỷ lệ thâm nhiễm
chì ở Ngành In là 52%, ở các cơ sở in nhỏ lẻ tỷ lệ này lên tới 83%. Tại Thái
Nguyên số bệnh nhân được giám định nhiễm độc chì nghề nghiệp năm
1998 là 62 bệnh nhân, n
ăm 1991 là 51 bệnh nhân, năm 2000 là 57 bệnh
nhân (Đỗ Hàm - 2002).
1.1. Các nghề nghiệp có tiếp xúc với chì
Chì được sử dụng trong rất nhiều ngành ở đây chỉ nêu lên những
nguồn tiếp xúc chính:
1. Ở các mỏ chì và kẽm.
2. Luyện chì và kẽm.
3. Công nghiệp xây dựng: sản xuất những ống dẫn nước, thải nước.
4. Sản xuất đạn.

5. Sản xuất bình điện (ắc quy).
6. Một số muố
i và oxyt chì được dùng làm chất màu để sản xuất sơn,
véc ni, men và chất dẻo.
1.2. Tiếp xúc không mang tính nghề nghiệp
- Nhiễm độc chì do nguồn nước:
Nước mềm có chứa hàm lượng calci thấp, không tạo thành một lớp
carbonat chì ở trong các đường ống bằng chì, do đó chì hoà tan vào nước.
lượng chì trong nước xâm nhập vào cơ thể thường kín đáo và dễ bị bỏ qua
vì nếu nhỏ và liên tục hàng ngày.
70
- Do trong nước giải khát:
Trong các nước giải khát đặc biệt là nước hoa quả chứa trong những
vại sành sứ gốm tráng men làm bằng hóa chất có chứa chì.
- Nhiễm độc chì ở trẻ em:
Thường gặp khi trẻ nuốt phải những vật dụng có chì như sơn khi sửa
chữa nhà cửa, trong đồ chơi trẻ em...
- Ô nhiễm môi trường:
Trước hết là ô nhiễm môi trường xung quanh những nhà máy sản xuất
hoặc s
ử dụng chì, ô nhiễm môi trường ở các trung tâm đô thị do khí thải
của ô tô có chì. Một chiếc ô tô dùng xăng có têtraêtyl chì phóng ra không
khí 2,5 kg chì mỗi năm. Lượng chì trong không khí sẽ lắng xuống làm ô
nhiễm đất (như dọc đường phố, bụi trong các phố) và lá cây. Cây cỏ mọc
trên những vùng đất bị ô nhiễm chì cũng chứa một lượng chì tương đối cao
chính vì vậy gia súc chăn thả trên những đồng cỏ ô nhiễm chì sẽ cho những
s
ản phẩm sữa chứa chì. (Vào thập niên cuối của thế kỷ XX người ta đã phát
hiện thấy một vài chế phẩm sữa cho trẻ em chứa tới 1 mỏ chì trong 1 lít
sữa).

- Chì trong mỹ phẩm:
Hiện nay chì là một trong những thành phần phổ biến của các loại mỹ
phẩm như thuốc dưỡng da, thuốc sịt tóc, thuốc dạng Mascara (bôi mi mắt)
v.v...
Tóm lại: chì được sử dụng rộ
ng rãi trong công nghiệp, quân sự và
trong đời sống đã gây nhiễm bẩn môi trường không khí, đất, nước và thực
phẩm. Chì ở môi trường sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và có thể gây
nhiễm độc, nhất là đối với người tiếp xúc hàng ngày với chì trong quá trình
sản xuất.
2. Quá trình xâm nhập, hấp thu, phân bố và thải trừ của chì
2.1. Đường xâm nhập vào cơ thể
Cũng như các loại chất độc khác, chì có thể xâm nhậ
p vào cơ thể theo
cả 3 con đường:
- Đường hô hấp.
- Đường tiêu hóa.
71
- Đường da.
Dựa vào nghiên cứu của Zilhuis (1975), Nordberg (1976) và WHO
(1977) đã đưa ra sơ đồ về mối quan hệ giữa chì trong môi trường và xâm
nhập vào cơ thể

2.2. Quá trình hấp thu của chì
Tại phổi, chì được hấp thu gần như toàn bộ qua các màng phế nang để
vào máu. Chì và các hợp chất của chì được hấp thu tại phổi không phụ
thuộc vào khả năng hoà tan của chất đó. Chì được hấp thu qua đường hô
hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu, tới các cơ quan.
Chì được hấp thu ở đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp và khả
năng hấp thu lạ

i phụ thuộc vào tính hoà tan của các hợp chất chì. Ruột hấp
thu khoảng 10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân. Sự hấp thu
chì qua đường tiêu hóa đến gan được gan giữ lại và được khử độc. Nếu hấp
thu nhiều hoặc hấp thu liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém
hơn, do đó sẽ được hấp thu vào máu nhiều hơn.
Chì hấp thu qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị
tổn
thương. Tuy chì hấp thu qua da kém nhưng cần được chú ý vì trong trường
hợp này vai trò khử độc của gan bị hạn chế.
72
2.3. Quá trình phân bố chì trong cơ thể
Chì được hấp thu, vận chuyển đến các cơ quan, khoảng 95% chì trong
máu là nằm trong hồng cầu. Một phần của chì ở huyết tương dưới dạng
albumin chì hay triphosphat chì, được vận chuyển và phân bố ở các cơ quan
như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn v.v... (các mô mềm) và đặc biệt ở
xương (mô cứng), phần lớn tổng lượng chì của cơ thể được tích luỹ trong
xương dưới dạng không hoà tan.
Quá trình phân bố của chì có thể được thể hiện theo mô hình sau:

Hình 2: Sự phân bố chì trong cơ thể
2.4. Quá trình thải trừ của chì
Qua đường tiêu hóa chỉ một phần nhỏ chì được hấp thu vào cơ thể,
còn tới 90% thải loại theo phân. Chì còn được thải trừ qua da, theo tuyến
nước bọt niêm mạc miệng tạo thành đường viền Burton. Viền Burton chính
là PbS được tạo thành là do Pb thải trừ theo nước bọt kết hợp với H
2
S.
Ngoài ra Chì còn được thải loại qua tóc, sữa. Đặc biệt chì trong cơ thể được
thải loại theo nước tiểu, đó là con đường chính yếu nhất, có thể thải trừ
khoảng 75 - 80% lượng chì trong cơ thể.

Các con đường thải chì nhằm mục đích duy trì sự cân bằng lượng chì
tiếp thu.
Nếu có sự hấp thu quá độ và giảm sự thải loại thì sẽ xảy ra hiện tượng
tích luỹ chì.
73
3. Độc tính và cơ chế gây độc của chì
3.1. Độc tính
Chì và các hợp chất của chì đều độc, càng dễ hoà tan, độc tính càng
cao. Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15 mg/m
3
thì công
nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì thì có thể bị chết. Hàng
ngày một người hấp thu 1 mg chì, sau nhiều ngày xuất hiện nhiễm độc mạn
tính, liều 1mg này mới chỉ gấp 3 lần lượng chì vào cơ thể hàng ngày qua ăn
uống.
3.2. Cơ chế gây độc
Nói chung chì là một kim loại rất độc, chúng vừa gây độc theo cơ chế
tiếp xúc vừa gây độc theo cơ chế tác độ
ng men. Khả năng gây độc theo cơ
chế tiếp xúc của chì rất cao do chì ion bám vào đâu là gây độc cho tế bào
đó. Về tác động men thì rất rõ, Weil - E 1970 và Duhamel G. 1971 cho thấy
chì tác động lên nhiều chặng của quá trình tổng hợp hemoglobin.

Hemoglobin
Hình 3: Quá trình tác động của chì lên hệ thống tạo huyết

×