Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De HSG van 7 Cao Duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.29 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THCS CAO DƯƠNG</b>
<b>ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7</b>


<b>Năm học 2013-2014</b>
<b>Môn thi: Ngữ văn</b>
<i>Thời gian làm bài :120 phút</i>
<i>( Không kể thời gian giao đề).</i>
Câu 1(4 điểm).


Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ
sau:


“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
Ngữ văn 7 tập 1.
Câu 2.(6 điểm).


Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Tờ giấy trắng


Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em
học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ơng giơ lên cho các em thấy một tờ
giấy trắng, trên đó có một chấm trịn đen ở một góc nhỏ, và hỏi:


- Các em có thấy đây là gì khơng?
Tức thì cả hội trường vang lên:
- Đó là một dấu chấm.


Ngài hiệu trưởng hỏi lại:


- Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư?


Và ngài kết luận:


- Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất
cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là
một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là
những vết bẩn có trên nó.


<b>Câu 3. (10 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đáp án, biểu điểm văn 7.</b>



<b>Câu 1(4 điểm).</b>


- Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, viết
năm 1947. (0,5 điểm).


- Nghệ thuật : Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ tiếng
suối- tiếng hát xa”; nhân hóa, điệp ngữ “lồng”.(1 điểm).


- Nội dung: Hai câu thơ đã gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn
thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc.(2 điểm)


+ Câu 1: Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy
tiếng suối so sánh với tiếng hát êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho
cảnh khuya nơi núi rừng trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. (1 điểm).
+ Câu 2: Hai vế tiểu đối gợi lên vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên.
Trăng được nhân hóa rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại lồng
vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình huyền ảo. Chữ lồng được lặp lại
hai lần, ánh trăng tỏa khắp núi rừng, rát vàng xuống rừng cây, lồng và trùm
lên cổ thụ. Cảnh từng có tầng cao, tầng thấp, có mảng sáng mảng mờ thật


hấp dẫn. (1 điểm).


- Hai câu thơ của Bác đầy âm thanh nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có
họa, rất thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên cây rừng trăng ngàn
những tình cảm tha thiết, nồng hậu.(0, 5 điểm)


<b>Câu 2: (6,0 điểm)</b>
Yêu cầu:


1, Kĩ năng: (1 điểm)


- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.


2, Nội dung: (5 điểm)


Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được
các ý sau:


- Đây là câu chuyện hấp dẫn thú vị về cách giáo dục của thầy hiệu
trưởng đối với học sinh. Thầy đã dùng một hình ảnh cụ thể, đơn giản,
gần gũi là tờ giấy trắng và chấm tròn đen để tác động đến học sinh.(1
điểm).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Bàn về ý nghĩa giáo dục: Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, con người ai
cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì vậy đừng quá chú trọng vào lỗi lầm nhỏ của họ
mà không thấy những ưu điểm, tích cực có trong con người họ.


( hs phân tích và lấy dẫn chứng).(1,5 điểm)



- Liên hệ hiện tại: Trong lớp học ln có những bạn mắc lỗi. Vậy hãy biết
tha thứ cho người bạn đó khi họ làm sai một lỗi nhỏ để bạn ấy có cơ hội
làm lại và trở thành người tốt hơn. ( hs phân tích và lấy dẫn chứng). )(1,5
điểm).


<b>Câu 3: (10 điểm).</b>


* Yêu cầu về hình thức: (1 điểm).
Đúng thể loại văn biểu cảm.


Bố cục rõ ràng mạch lạc, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: (9 điểm).


<b> a. Mở bài: (1 điểm). </b>


Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan : Bà là một trong số nữ sĩ tài
danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. Thơ của bà trang trọng du dương, rất
điêu luyện. Bà hay nói đến hồng hôn và li biệt. Thơ của bà thấm một nỗi
buồn man mác, cơ đơn.


+ Giới thiệu hồn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được Bà viết khi trên
đường vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “ Cung trung giáo tập”.


<b>b. Thân bài: (7 điểm)</b>
- Hai câu đề:


+ Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là “Đèo Ngang” với “bóng xế
tà”: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ
khách một nỗi buồn man mác.



+ Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã
nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ “chen” 
Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự
vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều.


 Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian,
thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn.


<i><b>- Bốn câu thực, luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi
chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da
<i>diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà  niềm hoài cổ. (học sinh phải liên</i>
hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này).


 Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá
mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường
nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét
<i>hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã</i>
chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch
của cảm xúc: từ buồn man mác  Trĩu nặng  Da diết, khắc khoải. Tác giả
đẫ chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết:


<i><b>- Hai câu kết: thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ</b></i>


- Thủ pháp đối lâp: khơng gian rộng lớn > < con ngưịi nhỏ bé  nỗi cô
đơn gần như tuyệt đối của tác giả: cách dùng từ đặc sắc “mảnh tình”  nỗi
buồn như kết đọng thành hình khối trong tiếng thở dài “ta với ta”  Khao
khát đuợc chứng giám và trang trải nỗi lòng của tác giả.



<b>c.Kết bài(1 điểm).</b>


Qua đèo ngang là bài thơ nôm thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc.
Vần thơ, niêm luật, bố cục và phép đối chặt chẽ chứng tỏ một bút pháp
nghệ thuật độc đáo, điêu luyện. Hình tượng thơ mang tính ước lệ tượng
trưng nhưng biểu cảm.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×