Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

SINH HOAT CM THONG QUA NCBH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHÀO MỪNG THẦY CÔ THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOAT CHUYÊN MÔN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỜI THẦY CÔ THẢO LUẬN HAI CÂU HỎI SAU: CÂU 1: SINH HOẠT CM CÓ KHÁC HỌP TỔ CM KHÔNG?. CÂU 2:HIỆN NAY CÓ CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT CM NÀO? 1.SINH HOẠT CM THEO CHUYÊN ĐỀ 2.SINH HOẠT CM THÔNG QUA DỰ GIỜ ,THAO GiẢNG 3.SINH HOẠT CM THEO CÁC VĂN BẢN QUI ĐỊNH CM … CÓ HÌNH THỨC SINH HOẠT CM NÀO KHÁC ? CÒN. SINH HOẠT CM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GIÁO DỤC NINH PHƯỚC TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC. ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. PHƯỚC HỮU NGÀY 10/4/2014 Biên soạn ĐÀNG NĂNG THI.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thầy Cô quan sát hình ảnh và phân biệt hai cách SHCM Sinh hoạt CM truyền thống. Sinh hoạt CM theo NCBH.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. I. Quan niệm đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo NCBH * Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)? - Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh). -Là hoạt động CM mà ở đó GV tập trung giải quyết các câu hỏi :Học sinh học bài này gặp khó khăn gì?Kết quả hs đạt được qua bài học có cải thiện không?Học sinh có tích cực xây dựng bài học không? ,nội dung bài học có phù hợp không? , cần đề xuất điều chỉnh như thế nào?.... -Là hình thức sinh hoạt CM không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng dạy học - Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS tham gia xây dựng nội dung bài học;HS thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. II. Các bước tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo NCBH.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. Bước 1. Xây dựng kế hoạch bài học. a. Xác định mục tiêu, chọn bài học nghiên cứu * Xác định mục tiêu Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học , đặc biệt cần chú ý xây dựng mục tiêu về thái độ của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu *Chọn bài học nghiên cứu: -Mỗi gv cùng bộ môn được chọn những bài phù hợp với yêu cầu về kiến thức , kĩ năng, thái độ mà mục tiêu đã vạch ra sau đó thống nhất lựa chọn bài học chung nhất để làm bài học nghiên cứu - GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học đã chọn, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học,cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn... -Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lý tình huống (nếu có)….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. b. Xây dựng giáo án( Thiết kế bài dạy minh họa): -Bài dạy minh họa không phải do một giáo viên thiết kế mà do một nhóm giáo viên cùng bộ môn thiết kế ,thảo luận , thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất -Việc thiết kế bài soạn không nhất thiết phụ thuộc máy móc vào quy trình bước dạy theo sgk hoặc sgv mà dựa vào mục tiêu bài học đã đề ra để thiết kế cho phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ - Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, nhóm soạn giáo án chọn GV dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm cùng các thành viên trong tổ tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. - GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa - Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của học sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của hs khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HS với tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp dạy học,cách tổ chức lớp học ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. SƠ ĐỒ LỚP DẠY MINH HỌA. Vị trí quan sát của GV dự. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Học sinh. Vị trí quan sát của GV dự. BẢNG.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Mời thầy cô xem một số hình ảnh Cách quan sát hành vi học của học sinh ở một. số nước Một số biểu hiện về thái độ thường gặp khi đang học trên lớp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cách quan sát hành vi học sinh của người Nhật.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Cách quan sát hành vi học sinh của người Hàn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Quan sát hành vi học sinh của người Mỹ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Quan sát hành vi học sinh của người Canada.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Quan sát hành vi học sinh của người Việt xưa.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Quan sát hành vi học sinh của Bác Hồ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Một số hình ảnh về thái độ của HS trong tiết học.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Sau khi đã dạy minh họa 3.1. Trước tiên GV dạy chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những cái tâm đắc, hoặc. những điều chưa hài lòng về tiết dạy. 3.2.Sau đó người dự Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra dựa trên cơ sở: - Lấy hành vi học tập của HS làm trung tâm thảo luận. -Dựa vào việc quan sát HS trong lớp học về cử chỉ,thái độ,khả năng tìm tòi kiến thức ,kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập ,vào thực tiễn …. - Các ý kiến chia sẽ cần đưa ra minh chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học,cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề của HS trên lớp , nhằm mục đích bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến. của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.  - Không nên phê phán đồng nghiệp. - Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh hoạ 3.3 Tổ trưởng là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhận định đạt được và chưa đạt được để rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày Thông qua tiết dạy minh họa ,thông qua thảo luận. tiết dạy của đồng nghiệp giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân , kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. III.Một số lưu ý khi tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH. Thứ nhất: Soạn giáo án và thực hiện giờ minh họa -Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án -Gv dạy minh họa là giáo viên tự nguyện hoặc nhóm thống nhất chọn - Tiết minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày. - Vị trí GV dự giờ đảm bảo quan sát được toàn bộ lớp học, đảm bảo ghi lại đầy đủ những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học,có thể sử dụng quay video, chụp ảnh.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. Thứ hai:. Hình thành cách dự giờ, cách suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới. - Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh kịp thời việc dạy , việc học của HS. - Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. - Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. - Không đánh giá xếp loại giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. III. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH Thứ ba: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học. - Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS. - Tăng cường, vận dụng những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC. IV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạt CM theo NCBH. Sinh hoạt CM truyền thống. Sinh hoạt CM theo NCBH. 1. Mục đích - Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. - Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm. - Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.. 1. Mục đích - Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định. - Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm. -Tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn dạy trên lớp.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Sinh hoạt CM truyền thống. Sinh hoạt CM theo NCBH. 2. Thiết kế bài dạy minh hoạ - Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định. - Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS không. - Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.. 2. Thiết kế bài dạy minh hoạ - Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế.không nhất thiết theo mẫu qui định -Nội dung bài học được thiết kế linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS - Không nhất thiết theo khuôn mẫu qui định - Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> IV. Sự khác nhau giữa sinh hoạt CM truyền thống với sinh hoạt CM theo NCBH. Sinh hoạt CM truyền thống 3. Gv dạy minh hoạ •Một người dạy minh hoạ đã chỉ định từ trước * Vị trí người dự giờ - Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS.. Sinh hoạt CM theo NCBH 3.Gv dạy minh hoạ * Một người được chọn trong nhóm hoặc tổ hoặc tự gv đăng kí * Vị trí người dự giờ - Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Sinh hoạt CM truyền thống 4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ - Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV. -Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện. --Có xếp loại tiết dạy. Sinh hoạt CM theo NCBH 4. Thảo luận giờ dạy minh hoạ - Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua tiết dạy minh họa. -Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục - Không xếp loại tiết dạy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> V. ĐỂ THỰC HIỆN TỐT SHCM THÔNG QUA NCBH CẦN CÓ CÁC YÊU CẦU GÌ? -ĐỐI VỚI GVBM? -ĐỐI VỚI TỔ TRƯỞNG CM? -ĐỐI VỚI BGH?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> MỘT SỐ YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN SINH HOẠT CM THEO NCBH 1. Đối với giáo viên bộ môn. - Đăng ký và đề xuất các bài học cần nghiên cứu cho tổ trưởng bộ môn -Tích cực tham gia ý kiến và thảo luận BÀI HỌC MINH HỌA trên tinh thần trao đổi kinh nghiệm ,thân thiện,cởi mở từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng thực tiễn dạy trên lớp Tập làm quen cách quan sát hs trong quá trình dự giờ về cử chỉ, thái độ ,các kĩ năng đọc , phân tích , giải bài tập... để tham gia thảo luận đúng trọng tâm yêu cầu bài học nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2. Đối với Tổ trưởng chuyên môn  - Chọn lọc các bài học cần nghiên cứu từ các bài học đề xuất của giáo viên -Lên lịch cụ thể thực hiện sinh hoạt CM theo NCBH ở mỗi HK Kết hợp với các bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho tổ ,nhóm sinh hoạt CM theo NCBH.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 3. Đối với BGH - Cần có kế hoạch mỗi năm có 2 buổi sinh. hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và 2 buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ( thay vì thực hiện 4 chuyên đề như hiện nay) - Xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn - Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...phục vụ cho việc dạy bài học nghiên cứu.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> TÓM TẮC: Cách tổ chức sinh hoạt CM thông qua NCBH ở tổ  B1: Xác định mục tiêu của bài học cần nghiên cứu trong kế. hoạch của tháng hoặc hk là gì? Toàn bộ gv trong tổ lựa chọn nội dung bài học trong chương trình mình dạy đề xuất bài học tham gia nghiên cứu  B2: Thống nhất lựa chọn trong các bài được đề xuất chọn ra bài học chung nhất đảm bảo mục tiêu đã vạch ra  B3: Phân công nhóm soạn GA(có thể là giáo viên dạy cùng khối)  B4: Nhóm soạn GA thống nhất nội dung soạn đề cử giáo viên minh họa và đề nghị xếp lịch tiến hành dạy minh họa trên lớp  B5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận  *Chú ý : - Không thống nhất cách dạy theo khuôn mẫu loại bài học - Mỗi giáo viên tự rút ra những kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn dạy trên lớp. - Đặc biệt không xếp loại tiết dạy minh họa của GV.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Câu hỏi thảo luận: 1.Điểm khác nhau cơ bản của sinh hoạt CM thông qua NCBH và sinh hoạt chuyên đề CM? 2. Giáo viên dự giờ ghi chép những gì trong tiết dạy minh họa bài học đã nghiên cứu? 3.Khi tổ chức thảo luận góp ý cho tiết minh họa có đánh giá tiết dạy của giáo viên không? Cần thảo luận nội dung nào là phù hợp với đặc trưng sinh hoạt CM thông qua NCBH 4.Trong năm học 2014-2015 áp dụng đổi mới sinh hoạt CM thông qua NCBH như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×