Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Mot so do dung hoc sinh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.82 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC (2 TUẦN) TỪ NGÀY: 05/ 05 ĐẾN 16/ 05/ 2014.. SƠ ĐỒ MẠNG. Tuần 1: Trường lớp, bạn bè, cô giáo. Từ ngày: 05/ 05 đến 09/ 05/ 2014.. CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC (2 TUẦN) Ngày thực hiện: 05/ 05/ 2014 Ngày kết thúc: 16/ 05/ 2014. Tuần 2: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. Từ ngày 12/ 05 đến 16/ 05/ 2014..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN: 1. Phát triển thể chất: - Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm muỗng xúc cơm, lấy, cất đồ dùng…). - Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh. - Biết tránh những vật gây nguy hiểm, nơi không an toàn. - Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động: thể dục sáng, biết phối hợp tay chân vào các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời. - Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ: biết mặc ấm khi trời lạnh, nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định. 2. Phát triển nhận thức: - Biết được trường lớp, bạn bè, cô giáo và một số đồ dùng của học sinh lớp 1. - Biết được tình cảm của cô đối với học sinh. Biết yêu quý, kính trọng cô giáo và những người lớn trong trường. - Trẻ biết ghép thành từng cặp. - Trẻ biết dấu =, +, -, >, < 3. Phát triển ngôn ngữ: - Phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp qua trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ, câu đố… - Nhận dạng được các chữ cái và phát âm đúng chữ cái. - Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, bài hát, đồng dao. - Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu. - Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Thích tìm hiểu và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. - Hát đúng, thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát theo chủ đề. - Trẻ biết tạo ra những sản phẩm đẹp thông qua hoạt động tạo hình, biết giữ gìn cái đẹp. - Thích nghe nhạc, chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Biết quan tâm, hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ bạn, cô. - Lễ phép với cô giáo, các cô chú trong trường. - Thực hiện 1 số quy định nơi công cộng, trong trường, lớp. - Có ý thức về những điều nên làm như khóa nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Biết giữ vệ sinh môi trường: nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi, không hái hoa bẻ cành nơi công cộng.. CHỦ ĐỀ NHÁNH: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. 1. Phát triển thể chất. - Trẻ biết cần ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các giác quan qua bài tập thể dục, qua trò chơi. - Trẻ có kỹ năng thực hiện bài tập tổng hợp: Bật, đi, ném, chạy biết phối hợp nhịp nhàng. - Trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết được một số đồ dùng cần thiết của học sinh lớp 1. - Trẻ biết dấu =, +, -, >, < 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết một số chữ cái trong các từ thông qua tiết học làm quen chữ cái. - Trẻ biết lắng nghe, kể lại chuyện thông qua tiết phát triển ngôn ngữ. - Trẻ tự tin trong giao tiếp, vốn từ phát triển. 4. Phát triển tình cảm- xã hội: - Trẻ yêu quý trường lớp, vâng lời lễ phép với cô giáo và các cô chú trong trường. - Trẻ biết hợp tác với các bạn trong mọi hoạt động. - Trẻ cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp. 5. Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của trường lớp. - Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng, vật liệu tạo ra một số sản phẩm đẹp thông qua tiết học tạo hình. - Trẻ thể hiện những xúc cảm phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn tạo ra. TUẦN 35. Một số đồ dùng của học sinh lớp 1 TỪ 12/ 05 ĐẾN 16/ 05/ 2014.. - Thứ 2: 12/ 05/ 2014 + KPKH: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. + GDAN: Hát và vận động: “ Tạm biệt búp bê”(loại 2) Nghe hát: Đi học Trò chơi: Nghe hát tìm đồ dùng - Thứ 3: 13/ 05/ 2014 + PTNN: Nói chuyện về một số đồ dùng học tập. + TH: Cắt dán đồ dùng học tập (đề tài) - Thứ 4: 14/ 05/ 2014 + LQVT: Làm quen dấu =, +, -, >, < - Thứ 5: 15/ 05/ 2014 + TDGH: * Bài tập tổng hợp: Bật, đi, ném, chạy. * TC: Bắt bóng - Thứ 6: 16/ 05/ 2014 + LQCV: V, R (tiết 2).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐIỂM DANH - Cô cho trẻ hát 1 bài rồi ngồi theo tổ - Tổ trưởng điểm danh, báo cáo bạn vắng. - Cô ghi vào sổ theo dõi, nhắc nhở trẻ đi học đều. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN 1. Bé để cặp gọn gàng. 2. Bé biết chào hỏi lễ phép. 3. Bé vâng lời cô . GIÁO DỤC LỄ GIÁO- BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi. - Nhắc nhở trẻ đi học đều, chú ý trong giờ học, hăng hái phát biểu ý kiến. - Dạy trẻ đi đứng nhẹ nhàng, không chạy nhảy. - Rèn cho trẻ thói quen trong vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ăn xong. - Biết giữ vệ sinh thân thể, đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định. - Trẻ yêu thương bạn bè, kính trọng cô. - Nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi quy định để môi trường sạch đẹp. ĐÓN - TRẢ TRẺ - Cô đến lớp sớm, mở cửa cho thông thoáng. - Cô đón- trả trẻ thân mật, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, ba mẹ. - Cô nắm tình hình sức khỏe của trẻ. - Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ. - Nếu phụ huynh có gửi thuốc cần ghi rõ họ tên trẻ, liều uống. - Cô cho trẻ chơi tự do, cô cùng trò chuyện với trẻ - Tìm hiểu chủ đề. - Ôn bài. - Chơi tự do. _______________________________________________ THỂ DỤC SÁNG. Thở 2, Tay vai 2, Bụng lườn 4, Chân 4, Bật 4 Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. 1. Yêu cầu: - Trẻ mạnh dạn, linh hoạt, tự tin khi thực hiện động tác. - Qua động tác trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể. - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục. 2. Chuẩn bị: - Sân tập rộng. - Các động tác. 3. Tiến hành: * Khởi động: - Cô tập hợp trẻ thành 3 hàng dọc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chuyển đội hình 3 hàng dọc thành vòng tròn. - Luân phiên đi, chạy các kiểu chân: + Đi bằng mũi chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- đi bằng mép chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường. Sau đó về 3 hàng theo tổ. - Chuyển đội hình hàng ngang- dãn hàng rồi tập bài thể dục buổi sáng. * Trọng động: - Thở 2: Thổi bóng bay. + TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi. + TH: Khi cô nói bóng đâu thì tất cả trẻ nói bóng đây, chụm đưa tay lên miệng làm mô phỏng thổi bóng.. - Tay vai 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao.(4l x 8) + TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên trái một bước đồng thời 2 tay đưa về phía trước, lòng bàn tay xấp. + Nhịp 2: Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay. + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự như trên.. - Bụng lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về trước. (4l x 8) + TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên trái một bước đồng thời các ngón tay đan vào nhau để sau lưng. + Nhịp 2: Cúi người về trước đồng thời đưa tay lên cao. + Nhịp 3: Về như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 đổi chân và thực hiện như trên.. - Chân 4: Bước khụyu 1 chân về phía trước, chân sau thẳng. (4l x 8) + TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái về trước đồng thời 2 tay chống hông. + Nhịp 2: Khuỵu gối ở chân trái, chân phải thẳng đồng thời 2 tay dang ngang lòng bàn tay xấp . + Nhịp 3: Về như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8 đổi chân và thực hiện như trên..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Bật 4: Bật luôn phiên chân trước chân sau. (4l x 8) + TTCB: Đứng tự nhiên, tay chống hông. + Nhịp 1: Chùn chân khụy gối, đưa chân trái về trước, chân phải về sau. + Nhịp 2: Chùn chân khụy gối, đưa chân phải về trước, chân trái về sau + Nhịp 3, 4, 5, 6, 7, 8: Thực hiện tương tự.. - Hồi tỉnh: Cho trẻ đi thường, hít thở nhẹ nhàng. Kết thúc. _________________________________________________ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. 1 Yêu cầu: - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng học tập. - Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô. - Qua hoạt động trẻ được giao tiếp cùng bạn làm cho ngôn ngữ trẻ phát triển mạch lạc hơn. - Trẻ tham gia vào các hoạt động của cô làm cho trẻ phát triển tư duy và thể lực. - Giáo dục trẻ yêu quý đồ dùng học tập, biết để gọn gàng, yêu quý trường lớp, lễ phép với cô giáo, thích thú đi học. 2. Chuẩn bị: - Bút viết, sách, vở, cặp sách,... - Địa điểm: sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ. - Đồ chơi các nhóm tự do. 3. Tiến hành: ⃰⃰ Hoạt động 1: Cô giới thiệu nội dung hoạt động. - Cô tập trung trẻ lại chuẩn bị đầu tóc, quần áo gọn gàng. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi. - Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? - Hôm nay cô sẽ dẫn các con đi dạo chơi để hít thở không khí trong lành nha. + Vậy khi đi ra sân các con phải đi như thế nào? - Cô dẫn trẻ ra ngoài sân tập trung lại. ⃰⃰ Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động. - Cho trẻ hát bài: “Em yêu trường em” và đàm thoại: + Các con vừa hát bài gì?. + Trong bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, biết vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo, yêu quý thân thiện với bạn bè, thích đi học. * Thứ 2: Quan sát lọ mực, bút viết. - Dắt trẻ đi dạo đọc bài thơ: “Quyển vở của em”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cô cho trẻ quan sát lọ mực. + Con thấy cô có gì đây? + Con thấy lọ mực như thế nào? + Lọ mực được làm bằng gì? + Mực ở trong có màu gì? + Lọ mực dùng để làm gì? + Khi sử dụng mực mình phải làm sao? - Cô cho trẻ quan sát bút viết. - Cô đàm thoại với trẻ về tên, đặc điểm của bút viết. - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, thích thú đi học, vâng lời lễ phép thầy cô giáo. * Thứ 3: Quan sát cặp sách bạn trai và bạn gái. - Dắt trẻ đi dạo đọc bài thơ: “Của chung” - Cô cho trẻ quan sát cặp sách của bạn trai. + Con xem cô có gì đây? + Các con thấy cặp sách này như thế nào? + Cặp sách có đặc điểm gì? hình dáng ra sao? + Con thấy đây cặp sách dùng cho bạn nào? + Cặp sách dùng để làm gì? + Khi mình sử dụng cặp sách thì phải biết thế nào? - Cô cho trẻ quan sát cặp sách của bạn gái. - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm, công dụng của cặp sách bạn gái. - Giáo dục trẻ giữ gìn cặp sách cẩn thận, để gọn gàng, thích thú đi học, biết vâng lời thầy cô giáo. * Thứ 4: Quan sát sách, vở. - Dắt trẻ đi dạo đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” - Cô cho trẻ quan sát sách, vở. + Cô có gì đây? + Con thấy sách có đặc điểm gì? + Đây là sách gì? + Dạy cho mình biết về gì? + Sách giúp ích gì cho chúng ta? + Khi mình đọc sách phải biết như thế nào? - Cô cho trẻ quan sát vở. - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm, công dụng của vở. - Giáo dục trẻ giữ gìn sách, vở cẩn thận, biết mở sách, vở nhẹ nhàng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường. * Thứ 5: Quan sát hộp phấn, bảng con. - Dắt trẻ đi dạo hát bài “Quyển vở của em” - Cô cho trẻ quan sát hộp phấn. + Cô có gì đây? + Con thấy phấn có đặc điểm gì? + Phấn dùng để làm gì? + Khi dùng phấn mình phải biết thế nào? - Cô cho trẻ quan sát bảng con..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm, công dụng của bảng con. - Giáo dục trẻ sử dụng phấn, bảng cẩn thận, sau khi sử dụng xong biết rửa tay, lau chùi bảng sạch sẽ. * Thứ 6: Quan sát thước kẻ, bút chì - Dắt trẻ đi dạo đọc bài thơ “Của chung” - Cô cho trẻ quan sát thước kẻ. + Cô có gì đây? + Con thấy thước kẻ có đặc điểm gì? + Thước kẻ dùng để làm gì? + Thước kẻ được làm bằng gì? + Khi sử dụng thước kẻ mình phải thế nào? - Cô cho trẻ quan sát bút chì. - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm, công dụng của bút chì. - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, biết cất gọn gàng. - Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi nha. * Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Luật chơi: Mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm nắm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn hai trẻ tương đương nhau. Một trẻ làm “mèo”, một trẻ làm “chuột”, đứng ở giữa vòng tròn dựa lưng vào nhau. Khi nào cô có hiệu lệnh bắt đầu thì chuột chạy và mèo đuổi chuột, chuột chui vào lỗ nào thì mèo chui vào lỗ ấy. Mèo bắt được chuột là thắng cuộc, nếu không bắt được chuột là bị thua. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ chơi. -Cho trẻ chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên. - Cho trẻ chơi tự do. - Cô quan sát trẻ chơi. - Báo giờ chơi- hết giờ. - Tập trung trẻ- nhận xét giờ hoạt động. Kết thúc. _______________________________________________ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. YÊU CẦU CHUNG. - Trẻ hiểu nội dung chơi, thể hiện được các vai chơi trong các góc chơi. - Trẻ biết đoàn kết hoà nhã với bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn. - Thông qua hoạt động trẻ được giao tiếp cùng bạn trong khi chơi giúp ngôn ngữ trẻ phát triển mạch lạc. - Rèn cho trẻ tính cẩn thận, sáng tạo, năng khiếu thẩm mỹ. - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và thu dọn gọn sau khi chơi - Giáo dục trẻ chơi ngoan, biết giúp đỡ và rủ bạn cùng chơi..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Yêu cầu: @ Góc phân vai: Cửa hàng căn tin. - Trẻ thể hiện được vai chơi giữa người bán và người mua. - Trẻ biết dùng ngôn ngữ mạch lạc khi giao tiếp. - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, có thái độ tốt khi chơi. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, chơi xong phải cùng nhau thu dọn đồ chơi. @ Góc xây dựng: Xây dựng trường tiểu học. - Trẻ biết dùng những nguyên vật liệu đơn giản để xây dựng trường tiểu học. - Rèn luyện đôi tay khéo léo, khả năng sáng tạo, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. - Biết yêu cái đẹp, giữ gìn cái đẹp, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình xây dựng, biết chia sẻ nhường nhịn đồ chơi cho nhau, và cùng nhau thu dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi. @ Góc học tâp : Chơi kidsmart, tạo nhóm tương ứng với số lượng, sao chép chữ. - Trẻ biết tạo nhóm tương ướng với số lượng. - Rèn cho trẻ phát triển tư duy. - Giáo dục trẻ chơi ngoan. @ Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu đồ dùng học tập, cô giáo, trường lớp tiểu học. - Trẻ nhận biết được đặc điểm của đồ dùng học tập, trường tiểu học. - Rèn cho trẻ đôi tay khéo léo, năng khiếu thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ chơi trật tự không xả rác giữ gìn vệ sinh môi trường và biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra và biết cất đồ dùng ngăn nắp. @ Góc thiên nhiên: Trồng, chăm sóc cây hoa, cây xanh trong trường. - Trẻ biết cách chăm sóc góc thiên nhiên. - Khơi dậy sự sáng tạo ở trẻ. - Giáo dục trẻ chơi ngoan, giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra. 2. Chuẩn bị: - Góc phân vai: Một số đồ ăn, bánh.. - Góc xây dựng: Cổng, khối gạch, cây xanh, hoa… - Góc học tập: Máy tính, hình các loại đồ dùng, thẻ số.. - Góc nghệ thuật: Đất nặn, bảng con, giấy vẽ, giấy màu, bút màu, bút chì.. - Góc thiên nhiên: Bồn hoa, cây hoa, cây xanh, đất trồng. 3. Tiến hành: ⃰ Hoạt động 1: Ổn định - Cho trẻ hát bài: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì?. + Trong bái hát nói về gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, lễ phép cô giáo, thích thú đi học. ⃰⃰ Hoạt động 2: Cô giới thiệu giờ hoạt động. - Nay cô chuẩn bị rất nhiều đồ chơi ở các góc chơi các con nhìn xem góc nào hôm nay có nhiều đồ chơi mới? - Góc xây dựng hôm nay cô sẽ cho các con xây dựng trường tiểu học - Để xây dựng được trường tiểu học con phải như thế nào? - Ngoài góc xây dựng, cô còn có các góc chơi khác như: Góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cô giới thiệu các góc chơi. + Góc PV: Cửa hàng căn tin. + Góc XD: Xây dựng trường tiểu học. + Góc HT: Chơi kidsmart, tạo nhóm tướng ứng với số lượng, sao chép chữ. + Góc NT: Vẽ, nặn, xé, dán, tô màu đồ dùng học tập, cô giáo, trường lớp tiểu học. + Góc TN: Trồng, chăm sóc cây hoa, cây xanh trong trường. - Giáo dục trẻ khi chơi phải đoàn kết, giúp đỡ bạn. - Cho trẻ về góc chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ chơi ở các góc. - Giúp đỡ, hướng dẫn nhóm chơi còn lúng túng. - Báo sắp hết giờ chơi- hết giờ. - Cô nhận xét góc chơi. - Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng. - Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng. + Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng bắt đầu lộn nửa vòng quay lưng vào nhau. + Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ “Lộn cầu vồng” vừa vung tay sang hai bên theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang một bên. Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu. Kết thúc.. TRÒ CHƠI CHUYỂN TIẾT * Trò chơi 1: Mắt nhắm- mắt mở Cô và trẻ vừa nói, vừa làm động tác: Cô nói: + “ Mắt nhắm”. Trẻ hai tay giơ lên và chụm lại. + “Mắt mở”. Trẻ hai tay giơ lên và mở to ra. + “Mắt chớp chớp”. Trẻ hai tay giơ lên và chụm vào, xòe ra. * Trò chơi 2: Bóng tròn to. + Luật chơi: Cháu làm các động tác theo lời bài hát + Cách chơi: Cháu cùng cô nắm tay vòng tròn, cả lớp cùng hát bài “ Bóng tròn to” và làm động tác theo lời bài hát. * Trò chơi 3: Chỉ- trỏ. Cô và trẻ vừa nói vừa làm động tác: + “Chỉ”. Giơ thẳng tay và chỉ một ngón tay ra phía trước. + “Trỏ”. Gập tay lại đưa cùi chỏ ra trước. + “Chảo”. Giơ thẳng tay ra trước, xòe bàn tay khum lại như cái chảo. * Trò chơi 4: Ngón tay nhúc nhích. Cô nói và trẻ làm theo: + “Một (2, 3, 4, 5) ngón tay nhúc nhích, đồng thời từng ngón tay nhúc nhích. Nhúc nhích, nhúc nhích…”. Trẻ vẫy các ngón tay..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> _________________________________________________ THỨ 2: 12/ 05/ 2014 KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. Khám phá về một số đồ dùng học tập. 1. Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng học tập. - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển tư duy. - Trẻ tham gia hứng thú trả lời câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, thích thú đi học, yêu mến thầy cô, bạn bè. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số đồ dùng học tập. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Bài ca đi học”. - ĐT: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yêu mến trường lớp, thích thú đi học,vâng lời lễ phép với thầy cô giáo, yêu mến bạn bè. - Cô mở cho trẻ xem hình ảnh cuốn vở. + Các con thấy đây là tranh gì? + Con thấy cuốn vở có đặc điểm gì? + Bên trong vở như thế nào? Có màu gì? + Vở dùng để làm gì? + Khi sử dụng vở mình phải biết như thế nào? - Cô cho trẻ xem lần lượt một số hình ảnh khác về đồ dùng học tập. - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số hình ảnh về đồ dùng học tập. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, thích đi học, yêu quý trường lớp, yêu mến thầy cô, bạn bè. + Các con vừa tìm hiểu về những hình ảnh nào về một số đồ dùng học tập? * Chơi trò chơi: Ai mà tài thế. - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo 3 nhóm thi nhau tạo đồ dùng của học sinh lớp 1 + Nhóm 1 ; vẽ đồ dùng trẻ thích + Nhóm 2: nặn những đồ dùng trẻ thích + Nhóm 3- 4 : xé dán đồ dùng học tập. - Trẻ về nhóm thực hiện cô theo dõi động viên trẻ hoàn thành nhanh,đẹp sản phẩm của nhóm. - Nhóm nào xong trước cô cho trẻ trưng bày trước. - Cho các bạn cùng đi xem và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn đã làm cô nhận xét tuyên dương nhóm có nhiều sản phẩm đẹp. - Tổ chức cho trẻ chơi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Cô và trẻ nhận xét. - Cho trẻ hát bài “Bài ca đi học” Kết thúc. *********************************************** THỨ 2: 12/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Hát và vận động: “Tạm biệt búp bê”(Loại 2). Nghe hát: Đi học TCVĐ: Nghe hát tìm đồ dùng học tập. 1. Yêu cầu: - Trẻ hát thuộc, đúng giai điệu bài hát. - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến bạn bè, biết vâng lời thầy cô giáo. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh về một số đồ dùng học tập. - Nhạc, dụng cụ âm nhạc. 3. Tiến hành: ⃰ Hoạt động 1: Hát và vận động. - Cho trẻ hát bài: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yếu quý trường lớp học của mình, yếu mến vâng lời thầy cô giáo, thích đi học. - Cô cho trẻ xem tranh hình ảnh về đồ dùng học tập. + Các con nhớ lại hình ảnh búp bê, chú gấu, thỏ trắng có trong bài hát nào? + Bài hát do ai sáng tác? - Đây là bài hát nói về một bạn chuẩn bị vào lớp 1, nhưng bạn rất nhớ trường mầm non của mình. - Cô mở nhạc cho trẻ hát và vận động “Tạm biệt búp bê” - Di chuyển đội hình vòng tròn. - Di chuyển đội hình 2 vòng tròn: + Vòng tròn nam, vòng tròn nữ. - Cô cho trẻ di chuyển đội hình 2 hàng. - Cô mời một số trẻ lên biểu diễn. + Các con vừa hát và vận động bài hát gì? + Do ai sáng tác? + Bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp của mình, luôn nhớ về trường cũ mình đã học, lễ phép với thầy cô, thân thiện với bạn bè. * Hoạt động 2: Nghe hát - Cô giới thiệu bài nghe hát: “Đi học” - Cô hát cho trẻ nghe bài: “Đi học”.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cô nói nội dung bài hát: Nói về một bạn thích đi học, bạn ngày nào cũng rất chăm chỉ, siêng năng đi học. - Cô hát lần nữa cho trẻ vận động cùng cô. * Chơi trò chơi: Nghe hát tìm đồ dùng học tập. + Cách chơi: Cô mời một trẻ lên bảng bịt mắt lại, cô cầm một đồ dùng học tập dấu ở một bạn bất kì. Bạn trên bảng mở mắt ra sẽ đi đi vòng quanh sau các bạn, vừa đi vừa nghe các bạn hát một bài hát bất kì, khi các bạn hát to lên thì ở đó sẽ có đồ vật, trẻ sẽ tìm và đoán đồ dùng đó tên gì. Nếu không tìm được trẻ sẽ hát một bài hát. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô nhận xét trẻ chơi. - Cho trẻ hát và vận động lại bài hát: “Tạm biệt búp bê”. Kết thúc. ____________________________________________________ Thứ 2: 12/ 05/ 2014 TRÒ CHƠI MỚI: Tìm bạn 1. Yêu cầu: - Trẻ chơi được trò chơi: “Tìm bạn”. - Rèn ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc. - Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, óc thông minh. - Giáo dục trẻ chơi ngoan. 2. Chuẩn bị: - Bài hát. - Nhạc, luật chơi, cách chơi. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Bài ca đi học”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì? + Bài hát có trong chủ đề nào? - Cô giới thiệu trò chơi: + Luật chơi: Không xô đẩy nhau khi chơi. + Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài bất kì. Khi hát hết bài hoặc khi đang hát nghe cô ra hiệu lệnh: “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát, đến khi cô nói: “Đổi bạn” thì trẻ phải tìm cách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. - Cô quan sát trẻ chơi. - Cô nhận xét. Tuyên dương trẻ. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… __________________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> THỨ 3: 13/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Nói chuyện về một số đồ dùng học tập. 1. Yêu cầu. - Trẻ biết tên ,công dụng của một số đồ dùng học tập và biết cách sử dụng. - Trẻ biết trao đổi ngôn ngữ qua lại khi cùng cô tham gia kể chuyện về những đồ vật mà trẻ biết bằng ngôn ngữ của trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận, sắp xếp đồ dùng ngay ngắn vào cặp. - Trẻ chú ý tham gia học tốt và hiểu được công dụng của các loại đồ dùng 2. Chuẩn bị + Tranh trường tiểu học, bút chì. + Bút màu, thước, vở, sách,… 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Ổn định. - Cô cho trẻ hát bài: “Em yêu trường em” - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yêu trường của mình, yêu mến thầy cô và bạn bè. - Cô dẫn trẻ cùng đi đến cửa hàng văn phòng phẩm. - Cô cùng trẻ đàm thoại về những gì bài bán ở cửa hàng. - Cô đàm thoại với trẻ về tên gọi và công dụng của từng loại đồ dùng . - Cô và trẻ cùng mua một số loại đồ dùng và trở về trường. * Hoạt động 2: Cô kể mẫu. - Đây là quyển vở, nó có hình chữ nhật, ngoài cùng là trang bìa có in hình ảnh của quyển vở, bên trong có rất nhiều trang giấy trắng tinh, chứa từng dòng kẻ ngăn thành từng ô rất thẳng. Quyển vở này rất có ích, nó giúp rất nhiều bạn nhỏ viết chữ. Vì vậy các bạn nhỏ ơi, khi mình sử dụng nhớ giữ gìn sạch đẹp, đừng bôi bẩn vào vở, bạn vở sẽ rất buồn . - Cô cho trẻ lên chọn đồ dùng mình thích để kể. - Cô mời trẻ tham gia kể về đồ dùng học tập mà mình mua được. - Cô theo dõi quá trình trẻ kể động viên gợi ý trẻ kể to, rõ. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Cùng thi tài” - Cô tổ chức cho trẻ chơi: “vẽ trường tiểu học và đồ dùng học tập” - Cô nhận xét trẻ chơi. - Cô nhận xét chung- tuyên dương. Kết thúc. ___________________________________________ THỨ 3: 13/ 05/ 2014.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: TẠO HÌNH Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1 Cắt dán đồ dùng học tập (đề tài) 1. Yêu cầu: - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng đồ dùng học tập. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình cơ bản để tạo ra sản phẩm đẹp. - Rèn cho trẻ đôi tay khéo léo, năng khiếu thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập, yêu quý lễ phép thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè, biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn, không tranh dành làm hư sản phẩm của bạn. Khi ra ngoài bàn phải đi nhẹ nhàng không xô đẩy bạn. 2. Chuẩn bị: - Tranh, hình ảnh một số đồ dùng học tập. - Sách tạo hình, kéo, giấy màu. 3. Tiến hành: ⃰ Hoạt động 1: Ổn định - Hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. - ĐT: + Con vừa hát bài gì?. + Nội dung bài hát nói gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp của mình, luôn nhớ trường lớp cũ mình học, yêu mến lễ phép với thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè. ⃰ Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh. - Cô dẫn trẻ đi xem hội triển lãm về một số hình ảnh về đồ dùng học tập. - Cô đàm thoại với trẻ về những gì trẻ thấy. - Trẻ trả lời tự do theo gì trẻ thấy được. - Cô cho trẻ quan sát một số tranh đồ dùng học tập mà cô đã cắt dán. + Các con xem cô có tranh gì? + Cô sử dụng vật liệu gì? + Để cắt dán được tranh cô sử dụng các kĩ năng tạo hình cơ bản để tạo sản phẩm đẹp. + Các con có thích cắt dán ra những tranh như thế này để được triển lãm không? - Cô gợi ý cắt dán một số đồ dùng học tập. + Mình sẽ dùng gì để cắt? + Giáo dục trẻ phải cận thận, biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn, không tranh dành làm hư sản phẩm của bạn. Khi đi ra ngoài bàn phải đi nhẹ nhàng không xô đẩy bạn, ngồi vào bàn phải thẳng lưng và ngay ngắn. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Quyển vở của em” ra bàn thực hiện. - Cô bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ còn lúng túng. Khuyến khích trẻ sáng tạo. - Cô báo giờ làm- hết giờ. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ nhận xét sản phẩm. Cô nhận xét. - Động viên những trẻ chưa hoàn thành xong lần sau cố gắng hơn, ở hoạt động sau sẽ làm tiếp. - Cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” dẫn trẻ về. Kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> _________________________________________________ Thứ 3: 13/ 05/ 2014 THAO TÁC VỆ SINH Súc miệng đánh răng. 1.Yêu cầu: - Trẻ biết cách súc miệng, đánh răng. - Trẻ làm đúng thao tác. - Giáo dục trẻ biết súc miệng, đánh răng sau khi ăn, sáng ngủ dậy, tối trước khi đi ngủ. 2. Chuẩn bị: - Ca, nước, bàn chải, kem đánh răng. 3.Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Vui đến trường”. - ĐT: + Các con vừa hát bài gì? + Nội dung bài hát nói về gì? - Cô giới thiệu thao tác. - Cô làm mẫu + giải thích: + + Cầm ly nước rồi hớp một ngụm nước, ngậm miệng lại giữ cho nước ở trong miệng. Sau đó súc cho kêu ục ục rồi nhổ nước ra (làm 2, 3 lần). + Đánh răng: Súc miệng, dùng bàn chải có kem đánh răng, thấm nước rồi chải răng. Khi chải lần lượt chải mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai. Đối với mặt trong, mặt ngoài chải từ trên xuống và từ dưới lên. Đối với mặt nhai chải tới chải lui nhiều lần. - Cho trẻ xung phong lên làm. - Lần lượt cho trẻ lên làm đến hết lớp. - Cô quan sát, sửa sai cho trẻ. - Cô hỏi lại tên đề tài. - Giáo dục trẻ biết súc miệng, đánh răng sau khi ăn, sáng ngủ dậy, tối trước khi đi ngủ. Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ________________________________________________ THỨ 4: 14/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: LQVT Làm quen dấu =, +, -, >, < 1. Yêu cầu - Trẻ biết được các dấu =, +, -, >, < - Trẻ thực hiện được các yêu cầu của cô trên đồ dùng rời. - Qua hoạt động cho trẻ phát triển và nói đúng thuật ngữ toán học. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến lễ phép với thầy cô, thân thiện vơi bạn bè và thích học toán..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng rời của cô và trẻ. - ….. 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Ổn định. - Cho trẻ hát bài: “ Em yêu trường em” - Đàm thoại: + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến lễ phép với thầy cô, thân thiện vơi bạn bè. * Ôn ghép thành từng cặp: - Cô cho trẻ đi xung quanh lớp tìm đồ dùng học tập ghép thành từng cặp. - Cô và trẻ cùng nhận xét xem bạn ghép đúng chưa. * Làm quen dấu =, +, -, >, < - Cô cho trẻ thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10 - Cho trẻ khác lên thực hiện thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm trong phạm vi 10 - Cô mời vài trẻ lên thực hiện theo yêu cầu của cô. - Cho trẻ nhận biết đặt đúng các dấu =, +, -, >, < trong phạm vi 10 - Cô nêu yêu cầu các số đính số lên bảng và cho trẻ lên thực hiện các dấu mà trẻ biết. - Cô cho trẻ thực hành trên đồ dùng rời cô nêu yêu cầu trẻ thực hiện. - Cô cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng và cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, xếp 2 nhóm đối tượng và đặt dấu tương ứng. - Cho trẻ đi xung quanh lớp tìm các dấu, nói tên dấu. - Cho trẻ xếp các dấu =,+, -, >, < bằng sỏi, vỏ sò. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô và trẻ cùng nhận xét nhóm chơi. - Nhận xét chung, tuyên dương. Kết thúc. __________________________________________________ THỨ 4: 14/ 05/ 2014 TẠO HÌNH NGOÀI TIẾT HỌC Chủ đề nhánh: Một số đồ dùng của học sinh lớp 1. 1. Yêu cầu: - Trẻ làm được một số sản phẩm theo chủ đề: “Một số đồ dùng của học sinh lớp 1”. - Trẻ biết trao đổi cách thực hiện với bạn bè trong nhóm, biết nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. - Qua hoạt động rèn trẻ tính kiên nhẫn tạo sản phẩm, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển các cơ tay của trẻ. - Giáo trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và bạn làm ra. 2. Chuẩn bị: - Mẫu của cô ở các góc..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Nguyên vật liệu tạo hình: Giấy vẽ, bút màu, bút chì, đất sét, bảng con, khăn lau tay, hồ dán, lá cây. - NDTH: TTHCM, BVMT. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “ Em yêu trường em” - ĐT: + Con vừa hát bài gì?. + Bài hát nói về gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, thích thú đi học, lễ phép với thầy cô giáo, thương mến bạn. - Cô cho trẻ xem một số vật mẫu trên mô hình mà cô đã làm. + Đây là cái gì? + Được làm từ vật liệu gì? - Cô giới thiệu các góc chơi: Góc vẽ: Vẽ trường tiểu học. Góc nặn: Nặn đồ dùng học tập. Góc xé dán: Xé dán đồ dùng học tập Góc cắt dán: Cắt dán thước kẻ, cuốn vở, bút viết. Góc TN: Chơi với sỏi, đá. - Cho trẻ đọc thơ: “ Của chung” về góc chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ thực hiện. - Giúp đỡ nhóm chơi còn lúng túng. - Báo giờ chơi- hết giờ. - Cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô nhận xét. - Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ____________________________________________________ THỨ 5: 15/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: TDGH VĐCB: Bật, đi, ném, chạy. TC: Bắt bóng. 1. Yêu cầu: - Thông qua hoạt động cô giúp trẻ thực hiện được bài tập: Bật, đi, ném, chạy. - Trẻ biết cách chạy chậm là chạy vừa phải, không chạy nhanh quá. Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy. Rèn cho trẻ sức bền..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Trẻ thích vận động, tham gia tích cực vào trò chơi để cơ thể thêm khoẻ mạnh, dẻo dai. - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối. - Giáo dục trẻ tính trật tự, kỷ luật. Siêng năng tập thể dục để cơ thể được phát triển một cách toàn diện. 2. Chuẩn bị: - Vạch mức. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Tạm biệt búp bê”. - Tập trung trẻ xếp 3 hàng dọc. * Khởi động: - Chuyển đội hình 3 hàng dọc thành vòng tròn. - Luân phiên đi, chạy các kiểu chân: + Đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng mép chân- đi thường- đi bằng gót bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường. Sau đó về 3 hàng theo tổ. - Chuyển đội hình hàng ngang, dãn hàng. * Trọng động: Tập BTPTC - Thở 2: Thổi bóng bay. - Tay vai 2: Hai tay đưa ra trước, lên cao.(4l x 8) - Bụng lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về trước. (4l x 8) - Chân 4: Bước khuỵu một chân về phía trước, chân sau thẳng. (6l x 8) - Bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau. (6l x 8) - Hồi tỉnh: Cho trẻ đi thường, hít thở nhẹ nhàng. * VĐCB: Bật, đi, ném, chạy. - Cô giới thiệu bài tập, cho trẻ nhắc lại tên đề tài. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: + Bật tách, khép chân vào các vòng tròn, đi thường, nhặt túi cát ném trúng đích và sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng. Khi bạn đầu tiên ném thì bạn kế tiếp chuẩn bị bật. - Cô tổ chức cho trẻ thực hiện. - Cô quan sát, chú ý sửa sai hướng dẫn trẻ thực hiện. - Cô nhận xét trẻ thực hiện, tuyên dương trẻ. ⃰ TCVĐ: Bắt bóng. - Luật chơi: Trẻ bắt bóng do cô ném và ném trả lại cho cô - Cách chơi: Cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa vòng tròn. Cô tung bóng cho từng trẻ bắt, sau đó trẻ ném lại cho cô. Cô ném cho các bạn khác cho đến hết lượt (ném bằng hai tay từ dưới lên, khi bắt bóng không ôm vào ngực, chỉ được bắt bóng bằng hai tay). - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô theo dõi, bao quát trẻ chơi. - Nhận xét kết quả. - Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ, hít thở sâu. Kết thúc..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ________________________________________________ THỨ 5: 15/ 05/ 2014 TẬP LÀM NỘI TRỢ: Làm nước nho. 1. Yêu cầu: - Hình thành cho trẻ một số thao tác nội trợ đơn giản biết cách làm nước nho. - Trẻ biết được chất dinh dưỡng có trong nước nho. - Giáo dục trẻ làm đúng thao tác. 2. Chuẩn bị: - Nước nho, đường, đá, muỗng, cốc. - NDTT: TTHCM, BVMT 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - ĐT: + Con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói về gì? - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con làm nước nho. - Cô đã chuẩn bị nước nho và đá. - Cô làm mẫu và giải thích: + Cô lấy một ít nước nho vừa đủ bỏ vào cốc, bỏ đường, sau đó đập thêm đá bỏ vào và có thể dùng được. - Cho trẻ làm động tác mô phỏng. - Cho trẻ nói chất dinh dưỡng có trong nước nho. - Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất, siêng tập thể dục để cơ thể phát triển. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ________________________________________________ THỨ 6: 16/ 05/ 2014 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: LQCC V, R (T2) 1. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng được chữ V, R. - Phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp. - Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cách mở vở, cách cầm bút. - Trẻ khéo léo, linh hoạt khi tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ thích học chữ cái, giữ gìn sách, đồ dùng học tập cẩn thận, ngồi học ngay ngắn. 2. Chuẩn bị: - Sách, bút chì. - Bút màu..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Bàn ghế đúng quy định. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì?. + Nội dung bài hát nói về gì?. - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến, lễ phép với thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè - Cho trẻ chơi trò chơi: Tổ nào nhanh. - Cách chơi: Chơi theo hình thức 2 đội, mỗi đội 5 bạn, đội 1 chọn cái bút mang chữ cái V, đội 2 chọn cái thước mang chữ cái R, phía trước mỗi đội là những vật cản, phải bật nhảy qua những vật cản đến chọn cho cô những đồ dùng mang chữ cái mà cô yêu cầu, rồi chạy về bỏ vào rổ, rồi đứng cuối hàng, bạn tiếp theo cũng tương tự. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô nhận xét kết quả của mỗi đội chơi. - Cô hỏi trẻ chữ cái trên đồ dùng học tập. - Cô cho trẻ tập trung lại. - Cô hướng dẫn trẻ thực hành bài tập trong sách. - Cô chỉ trẻ yêu cầu trong bài tập. - Giáo dục trẻ đi nhẹ nhàng, không xô đẩy bạn, ngồi làm bài tay phải cầm bút, ngồi ngay ngắn và không nói chuyện. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Quyển vở của em” đi lại bàn thực hiện. - Cô hướng dẫn, bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. - Cô báo sắp hết giờ làm- hết giờ. - Cô cho trẻ cùng nhận xét bài làm của bạn. - Cô nhận xét, tuyên dương. - Cô động viên những trẻ chưa hoàn thành xong lần sau cố gắng hơn. - Cho trẻ chơi trò chơi: Xếp chữ cái bằng sỏi, vỏ sò. - Cho trẻ hát bài: “Em yêu trường em”. - Cô nhận xét lớp. Cho lớp nghỉ. _________________________________________________ LAO ĐỘNG VỆ SINH 1. Yêu cầu: - Trẻ biết lao động làm sạch môi trường xung quanh là niềm vui. - Trẻ biết phụ cô dọn dẹp vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Giáo dục trẻ lao động vệ sinh sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. 2. Chuẩn bị: - Khăn lau, nước, chậu. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát bài: “Bài ca đi học”. - Đàm thoại: + Các con vừa đọc hát bài gì? + Bài hát nói về gì? - Cô giới thiệu buổi lao động vệ sinh lớp..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Cô hướng dẫn trẻ cách làm vệ sinh. - Cô phân công trẻ thực hiện. - Cô quan sát trẻ làm và cùng làm với trẻ. - Cô nhận xét buổi lao động vệ sinh lớp. - Giáo dục trẻ biết phụ giúp cô và biết giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Kết thúc. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN- SINH HOẠT CUỐI NGÀY 1. Yêu cầu: - Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Trẻ mạnh dạn nhận xét mình- bạn, biết tự nhận lỗi. - Giáo dục trẻ đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. 2. Chuẩn bị: - Cờ, sổ bé ngoan, phiếu bé ngoan, sổ theo dõi. 3. Tiến hành: - Ổn định: Hát: “Em yêu trường em”. - Đàm thoại: + Con vừa hát bài gì?. + Trong bài hát nói về điều gì? - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, yêu mến thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè. NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY - Cô giới thiệu giờ cắm cờ. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Cho trẻ nhận xét theo tổ. - Cho tổ bạn nhận xét từng tổ, cô nhận xét. - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn cắm cờ lên cắm cờ tổ. *********************************************** NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan. - Tổ, cá nhân đọc. - Trẻ tự nhận xét theo tổ. - Tổ bạn nhận xét từng tổ- cô nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Mời trẻ ngoan lên cắm cờ. - Nhắc nhở trẻ cầm cờ bằng hai tay, biết cám ơn. - Tuyên dương trẻ ngoan. - Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn. - Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ. - Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn được cắm cờ lên cắm cờ tổ. - Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại xem mình đã cắm được bao nhiêu cờ trong tuần. - Cho trẻ đếm cờ đã được cắm. - Cô nêu tên bạn được phiếu bé ngoan, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng hơn. - Cô phát sổ bé ngoan cho trẻ. - Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ dán phiếu. - Giáo dục trẻ lật nhẹ nhàng, dán ít keo, giữ gìn sổ sạch đẹp. - Cho trẻ biết chủ đề tuần sau. - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan tuần sau. Kết thúc. Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ký duyệt Thứ. ngày. tháng. Giáo viên năm. Vũ Thị Vui.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×