Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.11 KB, 5 trang )

Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi







Thông thường trước khi đi phỏng vấn, bạn thường chỉ luyện tập cách trả lời
các câu hỏi của nhà tuyển dụng chứ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt câu
hỏi cho nhà tuyển dụng. Thực ra đó là một sai lầm lớn vì đôi khi những câu
hỏi từ phía bạn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Vậy khi được yêu cầu hỏi, bạn nên đưa ra những câu hỏi như thế nào?
VietnamLearning giới thiệu với bạn một số gợi ý sau:
1. Ở vị trí này công ty sẽ tạo cho tôi có những cơ hội thẳng tiến nào?
Điều này chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có một cái nhìn sâu sắc cho
tương lai nghề nghiệp và bạn không chỉ tìm kiếm một công việc vì lương mà
còn tìm sự đảm bảo chắc chắn cho sự nghiệp của mình.
2. Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi vẫn được đào tạo thêm
chuyên môn chứ?
Điều này cho thấy bạn sẵn lòng học thêm những kỹ năng mới và chấp nhận
những thách thức hoặc những khó khăn để học hỏi. Đào tạo chuyên môn là
việc rất quan trọng đối với nền kinh tế thay đổi như hiện nay và đây có thể là
chìa khoá để duy trì công việc của bạn trong công ty.
3. Văn hoá công ty mình là gì?
Văn hoá công ty là những cái vô hình mà với kinh nghiệm nghề nghiệp và
chuyên môn bạn cũng không thể tác động được vào nó. Hỏi người phỏng
vấn câu hỏi này mục đích là để giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường
làm việc nếu được tuyển dụng.
4. Ai sẽ đánh giá kết quả làm việc của tôi?
Câu hỏi này giúp bạn nhận rõ cơ cấu tổ chức của công ty, những người mà


sau này bạn sẽ làm việc cùng họ.
5. Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì?
Mỗi công việc thường ứng với những trách nhiệm cụ thể. Đó cũng chính là
nhiệm vụ phải làm của bạn. Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy được công việc
chính của bạn khi được tuyển vào vị trí đó.
6. Tôi có thể liên lạc với anh (chị) nếu tôi có những thắc mắc chứ?
Hỏi câu hỏi này để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến kết quả của cuộc
phỏng vấn và để giúp bạn có thể dễ dàng liên lạc với công ty khi cần thiết.

“Ghi điểm” bằng cách cảm ơn sau buổi phỏng vấn





Sau khi tham dự một buổi phỏng vấn xin việc, phần lớn các ứng viên đều
thở phào nhẹ nhõm và vứt hết mọi thứ trong đầu đi để “xả hơi” với suy nghĩ
“mọi chuyện đã qua” và “ ngồi chờ kết quả nào” thì tại sao bạn không “ghi
điểm” với nhà tuyển dụng bằng cách thực hiện một vài bước nho nhỏ sau
đây:
1. Chỉ sau khi phỏng vấn khoảng vài giờ (không nên đợi đến ngày hôm sau),
hãy gọi điện cho người phỏng vấn chính và trực tiếp nói lời cảm ơn ông/bà
đó vì đã dành thời gian cho bạn.
2. Tận dụng cuộc điện thoại cảm ơn đó để nói thêm thông tin mà bạn có thể
đã quên chưa đề cập đến trong buổi phỏng vấn. Ví dụ: bạn chưa đề cập đến
các kỹ năng sử dụng các sản phẩm công nghệ trong làm việc như máy fax,
máy tính, máy in, hay kỹ năng tra cứu nhanh và hiệu quả.
3. Gửi một lá thư cảm ơn đến vào ngày hôm sau buổi phỏng vấn. Bạn có thể
viết thư tay, thư điện tử hoặc gửi fax, chỉ cần đảm bảo rằng chúng đến đúng
thời điểm. Trong thư bạn nên đề cập ngắn gọn đến mong muốn và đam mê

của bạn cho vị trí công việc họ đang tuyển dụng đó một lần nữa.
4. Nếu có một nhóm người phỏng vấn bạn thì bạn chỉ cần gửi một lá thư duy
nhất cho từng người trong nhóm để nói lời cảm ơn và thể hiện mong muốn
được nhận vào làm. Lưu ý tuyệt đối không nên dùng những dạng thư viết
sẵn.
5. Nếu bạn có người hỗ trợ nổi tiếng trong danh sách người giới thiệu trong
CV của bạn thì hãy đề nghị họ giúp đỡ bằng cách viết thư hoặc gọi điện tới
nhà tuyển dụng đó và giới thiệu qua về bạn.

Bằng những bước đi này, bạn sẽ thể hiện được sự nhiệt tình và tính chuyên
nghiệp của bản thân trong công việc. Từ đó bạn đã tự cho mình một chỗ
đứng cách biệt so với các ứng viên khác. Hãy để thông tin về bạn luôn hiện
hữu trong trí nhớ nhà tuyển dụng và bạn sẽ trở thành ứng viên được chọn
cho vị trí đó.



×