Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Chu diem cac hien tuong tu nhien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.62 KB, 51 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM : CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Lớp: 3 - 4 tuổi. Thời gian : 3 tuần I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Phát triển các vận động cơ bản. Bò, trườn, chạy, nhảy. Biết phối hợp 2 vận động trong 1 giờ phat triển thể chất. - Biết phối hợp các vận động và các giác quan. - Phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò, trườn, chạy, nhảy. - Dùng các vận động cơ thể để mô phổng các hiện tượng tự nhiên: Mưa to, mưa nhỏ, sấm chớp, gió thổi… Biết các yếu tố thiên nhiện ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ có kiến thức cơ bản về môi trường, các mùa, đặc biệt là mùa xuân. - Ham thích khám khá tìm hiểu về hiện tượng thiện nhiên, đặc điểm của mùa hè. - Phát triển óc qua sát, khả năng phán đoán và nhận xét hiện tượng xung quanh. - Thể hiện hiểu biết của mình thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động tìm hiểu khám phá khoa học. 1. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết sử dụng các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên như: Nắng, mưa gió, bão… và những gì tạo ra hiện tượng đó. - Trẻ biết diễn tả và mạnh dạn trao đổi những gì trẻ quan sát thấy trong thiên nhiên hoặc nghe cô kể lại. - Đọc thơ, đồng dao, nghe cô kể chuỵên về các hiện tượng thiên nhiên, mùa hè. 4 . Phát triển tình cảm - xã hội. - Trẻ có ý thức yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường gần gũi quanh trẻ thông qua các hoạt động vừa sức phù hợp. - Yêu quý, trân trọng những người làm công tác vệ sinh môi trường. - Có ý thức bảo vệ nguồn nước , tiết kiệm nước . 5 . Phát triển thẩm mỹ: - Nhận ra vẻ đẹp của môI trường xung quanh trẻ, có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp. - Thể hiện được các hiện tượng thiên nhiên, môi trường, nước và mùa hè thông qua các bài vẽ , xé dán, nặn, hát múa, đọc thơ… - Thích tạo ra các sản phẩm đẹp, biết nâng niu và giữ gìn các sản phẩm nghệ thuật..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. MẠNG NỘI DUNG. NƯỚC CO TỪ ĐÂU. HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC MÙA. BÉ VỚI CÁC MÙA. CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> T T. 1. 2. 3. 4. 5. 6. Phần. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG Nội dung. - Dinh dưỡng sức khoẻ Phát + Biết bảo vệ sức khoẻ khi ra đường: Đội mũ nón, đeo khẩu triển trang, mặc trang phục phù hợp thời tiết, Giữ gìn môi trường sạch sẽ thể +Ăn uống hợp vệ sinh , chăm tắm gội chất + Thực hành pha chế các loại nước hoa quả -Phát triển vận động: - Bật qua suối nhỏ; Đi trong đường hẹp (lội suối ), đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - TCVĐ: Thả thuyền giấy, thổi bong bóng xà phòng, vật nào nổi, chìm + Phát triển các cơ tay qua các hoạt động : Đong, lường cát nước + LQVT: Ôn đếm trên đối tượng từ 1 - 4, ôn so sánh độ dài của hai đối tượng, nhận biết vị trí trong ngoài - Phân nhóm theo 1-2 dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng TN. Phát + Khám phá khoa học triển - Các hiện tượng thời tiết nắng, mưa. Nóng, lạnh nhận - Mặt trời, mặt trăng. Ngày và đêm thức - Các nguồn ánh sáng, không khí trong sinh hoạt hàng ngày - Các nguồn, ích lợi của nước với đời sống con người và cây cối, con vật - Các trạng thái của nước, đong lường pha chế các loại nước. - Các mùa trong năm - Nghe đọc những bài thơ, câu chuyện về luật và HTTN Phát *Chuyện:Hồ nước và mây. Nàng tiên mưa. Biển, sông và suối. Chú triển bé giọt nước tý xíu ngôn *Thơ: Mưa: Mưa. Mưa rơi. Nắng bốn mùa. Gió. Bình minh trong ngữ vườn. Cầu vồng. Che mưa cho bạn…. - Đóng kịch : Cóc kiện trời. - Làm quen với các từ về HTTN : Mưa rào, gió, sấm, mùa hè....) - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để kể lại những điều trẻ biết được về các hiện tượng tự nhiên. + Tạo hình: -Cảm nhận được vẽ đẹp phong phú đa dạng của các hiện Phát tượng tự nhiên ( mưa, gió, mùa hè, cầu vồng...) thông qua các hoạt triển động vẽ, tô màu, xé dán.... thẩm + Âm nhạc: - Múa hát các bài hát về HTTN mỷ - Cho tôi đi làm mưa với; Mây và gió , Nắng sớm. ; Đếm sao - Nghe hát; Mưa rơi, Thật đáng chê, Hè về .. Phát - ích lợi của nước đối với con người và môi trường triển - Biết quý trọng và giữ gìn, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước. tình - Có thái độ phê phán những hành vi gây ô nhiểm môi trường cảm xã - Trò chơi phòng khám, nội trợ, bán hàng giải khát hội - Xây nhà hàng giải khát...bãi tắm.. - Trò chơi DG, chèo thuyền. Chìm nổi. Lộn cầu vồng Tuyên - Phối hợp với phụ huynh sưu tầm tranh ảnh, đồ chơi để phục vụ Truyền thực hiện chủ đề.. Điều chỉnh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> KẾ HOẠCH TUẦN 1 CHỦ ĐIỂM CON: NƯỚC TỪ ĐÂU ĐẾN ( Thhời gian từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 4 năm 2014) NỘi dung Đón trẻ ThỂ dỤc sáng HoẠt động chung. Hoạt động ngoài trỜi. Hoạt động góc. Hoạt động chiều. ThỨ 2. ThỨ 3. ThỨ 4. ThỨ 5. ThỨ 6. + Cô đến sớm mỡ phòng quét dọn và cất đồ chơi đúng vị trí - Cô vui vẻ đón cháu và trò chuyện với phụ huynh đầu tuần + KĐ: Đi chẠy kẾt hỢp các kiỂu đi theo nhẠc bài hát, đuỔi bẮt. + TĐ: TẬp vỚi các động tác: Hụ hẤp1, tay2, chân2, bỤng3, bẬt1. + HT: Đi vẪy tay nhẸ nhàng MTXQ: Thể dục Tạo hình Vai trò của Bật qua suối Vẽ mưa nước đối với nhỏ con người và TC: Trời cây cối nắng trời mưa. Văn hỌc: Chuyện : Giọt nước tý xíu. Quan sát vật chìm nổi TCVĐ: Trời nắng trời mưa, thả thuyền giấy. Làm quen với việc tưới nước cho cây TVCĐ: Lộn cầu vồng, trời mưa. Quan sát hiện tượng bốc hơi nước TCVĐ: Lộn cầu vồng TrỜi mưa. Làm thí nghiệm pha nước chanh đường TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ, làm mưa. - Xây công viên nước - Bán hàng - Chơi với cát nước. - Xây bể chứa nước - Vẽ hạt mưa - Chăm sóc cây. - Gia đình - Xem tranh ản h về chủ điểm - Chơi với vật chìm nổi. - Xây dựng bể bơi - Hát múa về chủ điểm - Chơi với cát nước. Hoàn thành vỡ tạo hình. Đóng kịch: Chuyện Giọt nước tý xíu. Làm quen bài hát: Cho tôi đi làm mưa với. Kể chuyện sáng tạo. GDÂN Hát: Cho tôi đi làm mưa NH: Trời nắng trời mưa TC : Đoán tên bạn hát Chăm sóc cây, tưới nước cho cây TCVĐ: Trời nắng trời mưa, - Xây khuôn viên trong cong viên nước - Vẽ tô màu mây mưa - Chăm sóc cây Liên hoan văn nghệ cuối tuần.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thứ hai ngày 08 tháng 04 năm 2013 Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ - Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, vai trò của nước đối với đời sống con người HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH: KPKH: Vai trò của nước đối với con người và cây cối I. Kết quả mong đợi: - Trẻ nhận biết được một số đặc điểm và tính chất, trạng thái của nước - Biết được một số lợi ích, tác dụng của mình đối với đời sống con người - Phát triển vốn từ cho trẻ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, biết dùng tiết kiệm không lãng phí nước II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ một số hoạt động cần nước Cốc đựng nước ( nóng, đá, lạnh) Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú: + Các con có biết chúng ta sống đựơc là nhờ 1 phần từ đâu - Nước không? + Thế chúng ta dùng nước để làm gì? - Uống,nấu ăn.. + Nếu hàng ngày chúng ta không có nước để phục vụ cho sinh hoạt thì thế nào? - Không sống đựơc + Như vậy vai trò của nước như thế nào? - Quan trọng + Chúng ta phải làm gì để có đủ nước sạch phục vụ cho cuộc - Tiết kiệm và bảo vệ sống? - Có + Các con có muốn tìm hiểu về các đặc điểm của nước không? *HĐ2: Quan sát và đàm thoại - Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với” và về ngồi theo - Trẻ hát và đi về ngồi theo hình chữ u hình chữ u - Các con nhìn xem trên bàn cô có gì? - Các cốc nước - Ai có nhận xét gì về các cốc nước ( Màu sắc,hình dạng và - Trẻ nhận xét mùi vị) ? - Chúng ta đựng nước vào cốc có màu sắc,hình dáng khác nhau thì nước vẫn trong suốt,không màu,không mùi và không - Trẻ lắng nghe vị. - Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ: + Các con đoán xem trong cốc có gì? - Đá lạnh + Cô cho trẻ sờ tay vào cốc nước đá.Con thấy thế nào? - Lạnh + Các con có biết vì sao lại lạnh vậy không? - Cô đã bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh + Nước đá dùng để làm gì? - Uống cho mát - Nước đá dùng để uống cho mát vào mùa hè nhưng các con còn nhỏ không nên uống nhiều,uống nhiều sẽ bị viêm họng - Trẻ lắng nghe * GD: Khi dùng nước nóng các con không tự ý lấy mà phải nhờ người lớn giúp và phải cẩn thận không sẽ bị bỏng.Hơi nước còn có tác dụng chữa bệnh,khi bị ốm chúng ta có thể dùng những lá cây bưởi,sả...bỏ vào nấu và đem ra xong thì sẽ rất nhanh lành bệnh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * HĐ3: Cho trẻ chơi TC: Pha nước chanh + Cô còn có 1 cốc nước nữa các con hãy sờ vào cốc.Các con thấy cốc thế nào? + Các con nhìn xem điều gì xảy ra khi mở nắp cốc? + Nước nóng dùng để uống vào mùa nào? + Nước nóng còn dùng làm gì nữa? * HĐ4: TC: “Thi chọn đúng” - Cô nêu cách chơi cho trẻ hiểu: Chia lớp thành 3 đội đứng xếp hàng dọc trước vạch xuất phát.Nhiệm vụ của các con là phải nhảy qua những chiếc vòng này rồi chạy nhanh lên bàn và chọn những hoạt động cần nước để gắn lên bảng.Thời gian là 1 bài hát,đội nào có nhiều kết quả đúng là thắng cuộc. - Cô cho trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét kết quả của từng đội. * Kết thúc: Cho trẻ đi về góc tô màu mây mưa. - Chơi Tc - Nóng - Những hạt nước li ti - Mùa đông - Pha sữa,trà... - Trẻ lắng nge. - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ về góc tô màu. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát vật chìm nổi TCVĐ: Trời nắng trời mưa, thả thuyền giấy Chơi tự do Tiến hành: - Cô dặn dò trẻ trước lúc hoạt động - Cho trẻ vận động theo bài "Em đi chơi thuyền" + Các con vừa vận động theo bài hát gì? (Em đi chơi thuyền) + Thuyền chạy ở đâu các con? ( Chạy ở trên sông suối…) + Tại sao thuyền lại chạy được ở trên nước? + Còn có những vật gì còn có thể nổi được trên nước nữa? (Trẻ kể..) + Các con có muốn cùng cô khám phá xem vật gì nổi vật gì chìm không? - Cô cho trẻ quan sát những vật đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó - Cô đưa từng vật cho trẻ xem và hỏi trẻ: + Đây là gì? ( Gỗ, đá..) + Các con đoán xem vật này nổi hay chìm? - Cho vào chậu và cùng trẻ quan sát hiện tượng Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ nguồn nước sạch,không hoang phí nước TCVĐ: "Nhảy qua suối nhỏ" - Cho trẻ chưoi tự do - Cô bao quát trẻ chơi an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước Góc kết hợp: Góc phân vai: Bán hàng Góc KPKH: Chơi với cát nước * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Pha nước chanh" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen bài hát: Cho tôi đi làm mưa với * Cách tiến hành: Cho trẻ chơi trò chơi: Pha nước chanh Trò chuyện về về trò chơi Nhạc sỹ đã viết nên một bài hát rất hay nói về nguồn nước rất có ích cho con người và mọi vật xung quanh đó là bài hát: Cho tôi đi làm mưa với Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả Cô hát lần 1 Cô hát lần 2 ( Minh hoạ) C ho trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần Cô có thể tập từng câu một nếu bài hát khó hát Các con vừa hát bài gì? (Cho tôi đi làm mưa với) Bài hát do ai sáng tác? Cho tổ, nhóm hát. Cho lớp hát lại lần nữa Giáo dục trẻ phải biết được tầm quan trọng của nguồn nước và biết bảo vệ choi nguồn nước sạch ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………...................................................................................................... ………………………………………………. …………………………………………………......................................... …………………………………………................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ************************************ Thứ ba ngày 8 tháng 04 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CHUNG Thể dục: Bật qua suối nhỏ TC: Trời nắng trời mưa I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được tập thể dục phát triển thể lực cho trẻ, phát triển khả năng quan sát - Trẻ biết biết dùng sức người nâng lên hạ xuống bật qua các suối nhỏ - Trẻ hứng thú vận động - Giáo dục trẻ: Luôn luôn tập thể dục và uống nước thật nhiều để rèn luyện sức khỏe II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, rộng rãi bằng phẳng. Quần áo cô và trẻ gọn gàng III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Gây hứng thú: - Cô cho trẻ chơi trò chơi Trời mưa - Trẻ chơi qua sông - Cô trò chuyện về trò chơi giới thiệu tên vận động - Trẻ lắng nghe a. Khởi động: - Cho cả lớp đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân theo hiệu lệnh của cô b. Trọng động: * BTPTC: Cho tôi đi làm mưa với - Trẻ tập BTPTC - Tay : Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang ( 2 - Tay : Hai tay đưa lên cao, ra lần 4 nhịp ) phía trước, sang ngang - Chân: Tay dang ngang đưa về phía trước chùng đầu gối - Chân: Tay dang ngang đưa ( 3 lần 4 nhịp ) về phía trước chùng đầu gối - Lườn: Hai tay dang ngang nghiêng sang trái, sang phải - Lườn: Hai tay dang ngang ( 2 lần 4 nhịp ) nghiêng sang trái, sang phải - Bật: Hai chân bật chụm tách chân ( 3 lần 4 nhịp ) - Bật: Hai chân bật chéo nhau + Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau. - Trẻ thực hiện * VĐCB: Bật qua suối nhỏ * * * * * - Cô giới thiệu bài tập * * * * * - Cô làm mẫu lần 1 - Trẻ lắng nghe - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Cô đứng tư thế - Trẻ chú ý chuẩn bị hai tay chống hông khi có hiệu lệnh bật cô chùng - Trẻ lắng nghe đầu gối dùng sức của thân người bật lên và hạ xuống tiếp đất bên kia suối bằng 2 chân và bật qua các suối nhỏ - Cô gọi 2 trẻ khó lên thực hiện mẫu cho cả lớp cùng xem - 2 trẻ lên làm mẫu - Cho cả lớp lần lượt thực hiện 2 - 3 lần, - Thi đua giữa các tổ - Lần lượt trẻ lên thực hiện - Cô sửa sai cho trẻ còn yếu - 2 tổ thục hiện vận động - Cô hỏi trẻ tên vận động và cách vận động - Bật tiến về phía trước - Giáo dục trẻ phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và uống thật nhiều nước để đảm bảo sức khỏe - Trẻ lắng nghe TCVĐ: Trời nắng trời mưa - cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi và chơi cùng trẻ 2 - 3 lần - Trẻ chơi 2 - 3 lần C. Hồi tĩnh:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Cho trẻ làm chim bay cò bay 1- 2 vòng.. - Trẻ làm động tác ngửi hoa đi nhẹ nhàng. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI Làm quen với việc tưới nước cho cây TVCĐ: Lộn cầu vồng, trời mưa Chơi tự do * Kết quả mong đợi - Trẻ biết công việc công việc tưới nước cho cây. - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ để chúng ta sử dụng hàng ngày * Chuẩn bị: - Các dụng cụ tưới nước cho cây. * Cách tiến hành: - Trẻ hát Cho tôi đi làm mưa với trẻ cùng hát đi ra sân - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát - Cô dẫn trẻ ra góc KPKH, cho trẻ quan sát, gọi tên các loại cây. - Trò chuyện cùng trẻ: + Cây lớn lờn là nhờ gì? ( Chăm sóc tưới nước ) + Muốn cây xanh tốt thì các con phải làm gì? Nhổ cỏ … + Hàng ngày chúng ta phải bắt sâu, nhổ cỏ cho cây rồi làm gì cho cây nữa? Tưới nước - Cho trẻ thực hành tưới nước cho cây. + TCVĐ: Lộn cầu vòng, trời mưa - Cô giới thiệu trẻ chơi, trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi 4- 5 lần. - Trẻ chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng bể chứa nước Góc kết hợp: Góc nghệ thuật: Vẽ hạt mưa Góc KPKH: Tưới nước cho cây * Kết quả mong đợi: - Trẻ biết dùng đồ chơi để xây được bể chứa nước - Trẻ biết cách cầm bút vẽ hạt mưa. - Giáo dục trẻ biết sắp xếp gọn gàng đồ chơi. * Chuẩn bị: - Đồ chơi, đồ dùng ở các góc * Cách tiến hành: + - Cô cho trẻ chơi trò chơi Trời mưa - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính để cùng nhận xét + Các con hãy về góc chính quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ để chúng ta sử dụng hàng ngày. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Kể chuyện sáng tạo 1. Kết quả mong đợi - Trẻ biết đặt tên cho câu chuyện mình kể - Trẻ biết sáng tạo về nội dug câu chuyện - Giáo dục biết bảo vệ nguồn nước giữ cho nguồn nước sạch không làm vấy bẩn vì nước rất có ích cho con người và mọi vật xung quanh. 2. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh cần thiết cho câu chuyện * Cách tiến hành: - Cô cho cho trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến điều gì? - Các hạt mưa rất có ích cho con người? - Các con có muốn nghe những câu chuyện thật hấp dẫn về nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng không? - Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe những câu chuyện về nguồn nước rất có ích cho con người và mọi vật xung quanh - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện từ bức tranh câu chuyện Giọt nước tí xíu - Cô kể chuyện với nhiều nội dung khác nhau từ bức tranh - Các con vừa nghe cô kể cái gì? - Cho trẻ đặt tên câu chuyện - Cô kể cho trẻ nghe 2 - 3 lần - Cụ cho trẻ tập kể chuyện theo ý nghĩ của trẻ - Cô cho trẻ kể theo sự hiểu biết của trẻ - Giáo dục trẻ khi biết bảo vệ nguồn nước giữ cho nguồn nước sạch không làm vấy bẩn vì nước rất có ích cho con người và mọi vật xung quanh. - Cho trẻ chơi tự do ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ........................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................... *********************************************.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thứ tư ngày 10 tháng 04 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Tạo hình: Vẽ mưa (ĐT) I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết sử dụng các nét vẽ xiên, thẳng để vẽ mưa mưa - Biết cầm bút và ngồi đúng tư thế - Giáo dục trẻ biết tránh mưa khỏi bị cảm cúm khi gặp mưa 2. Chuẩn bị : - Giấy A4, bút màu, bàn ghế - Tranh vẽ mây,mưa 3. Tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ1: ổn định: - Cô cùng trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với - Trẻ hát cùng cô bài hát : cho - Các con vừa hát bài hát gì? tôi đi làm mưa với - Bài hát nói về gì? - Cho tôi đi làm mưa với - Những hạt mưa rơi xuống tạo thành gì ? - Những hạt mưa rơi xuống - Khi trời mưa bầu trời như thế nào? thành nước - Những đám mây màu gì? - Trời u ám - Các con nhìn thấy bầu trời mưa không? - Khi trời mưa mây màu nâu.. - Bầu trời mưa có ông mặt trời không? - Không có * HĐ2: Quan sát và đàm thoại - Vậy các con có thích đi xem triễn lãm tranh không? - Vẽ mây, mưa - Cho trẻ xem cô có những bức tranh vẽ gì đây? - Màu nâu - Bức tranh vẽ gì đây? - Màu đen… - Đám mây có màu gì? - Hạt mưa - Khi trời mưa đám mây chuyển màu gì? - những nét xiên, nét cong tròn - Đây là những hạt gì đây? - Nét xiên , cong tròn - Hạt mưa rơi xuống như thế nào? - Những nét cong - Để vẽ mưa các con dùng những nét gì để vẽ ? vẽ mây - Trẻ đọc thơ vẽ như thế nào -Trẻ nhắc lại các kỹ năng cầm *HĐ3: Trẻ thực hiện bút và vẽ + Cho trẻ đọc thơ: Mưa về bàn ngồi - Cô cho trẻ đi nhẹ về bàn ngồi -Trẻ vẽ mưa - Cho trẻ nhắc lại kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi vẽ - Cho trẻ về bàn thực hiện - Trẻ vẽ cô bao quát và giúp những trẻ chưa sáng tạo -Trẻ treo sản phẩm và cùng * HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm quan sát và nhận xét - Vẽ xong cho trẻ treo sản phẩm lên giá để cả lớp cùng quan sát và nhận xét - Trẻ nhận xét tranh bạn - Các con xem thích bức tranh nào? - Vì sao thích tranh này? - Đây là tranh của bạn nào? - Cô nhận xét chung - Trẻ dọn đồ chơi + Giáo dục trẻ biết lợi ích của hạt mưa * Kết thúc: Cho trẻ dọn đồ chơi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát hiện tượng bốc hơi nước TCVĐ: Lộn cầu vồng, Trời mưa Chơi tự do *Cách tiến hành: - Dặn dò trẻ trước khi hoạt động - Cho trẻ chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa - Trò chuyện với trẻ về trò chơi - Thỏ đi tắm nắng phải có gì để tắm - Cho trẻ quan sát hiện tượng bốc hơi, cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát + Các con vừa được quan sát hiện tượng gì? + Khi gặp thời tiết nóng thì nước sẽ như thế nào? + Ai có nhận xét gì về sự bốc hơi nước? + Nước bốc hơi sẽ tạo thành gì? + Mây sẽ tạo mưa rơi xuống lại trở thành gì? + Nước lại như thế nào? - Cô cho trẻ làm thí nghiệm Giáo dục trẻ giữ gìn sức khoẻ, và cần bảo vệ nguồn nước sạch để cung cấp cho cơ thể TCVĐ: Lộn cầu vồng, Trời mưa - Cô nêu cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc phân vai: Gia đình Góc kết hợp: Góc sách: Xem tranh ảnh về chủ điểm Góc KPKH: Chơi với vật chìm nổi * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc phân vai - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ để chúng ta sử dụng hàng ngày.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hoàn thành vở tạo hình * Cách Tiến hành - Cho trẻ hát bài : Cho tôi đi làm mưa với trò chuyện về chủ đề - Các con vừa hát bài hát gì? Cho tôi đi làm mưa với - Khi trời mưa thì có gì? Có chị gió - Hạt mưa giúp ích gì cho chúng ta? Cho cây côi xanh - Vậy không có mưa cây cối có sống được không? Không - Không có mưa con người như thế nào? Không có nước sinh hoạt + Cô giới thiệu tên bài tập + Trong chủ điểm này chúng ta được học về các hiện tượng bốc hơi rồi trở thành nước và những hạt nước rơi xuống được ọi là mưa và hôm nay ở trong vỡ tạo hình chúng ta có ẽ những giọt mưa bây giờ cả lớp thực hiện bài tập cho cô vào vỡ - Cho trẻ đọc thơ :Mưa đi về bàn thực hiện - Cô bao quát sữa sai cho trẻ - Cô hướng dẫn cho những trẻ còn yếu hoàn thành bài tập + Kết thúc: Cô nhận xét và giáo dục bài thực hiện của trẻ - Cho trẻ dọn đồ dùng đúng nơi quy định + Cho trẻ chơi tự do các góc. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ............................................................................................................................................... ...********************************************* Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH LQVH: Truyện "Giọt nước tí xíu" I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và các nhân vật trong chuyện - Phát triển cho trẻ khả năng chú ý,tưởng tượng. Giúp trẻ biết cảm xúc qua câu chuyện một cách hồn nhiên - Giáo dục trẻ tình cảm đối với các hiện tượng tự nhiên. Biết bảo vệ nguồn nước,có ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: - Tranh minh hựa chuyện: “ Giọt nứơc tí xíu” III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ vận động bài "Cho tôi đi làm mưa với" - Trẻ vận động theo cô + Các con vừa hát bài hát gì? - " Cho tôi đi làm mưa với" + Trong bài hát có hiện tượng thiên nhiên gì? - Hiện tượng mưa + Làm mưa để làm gì các con? - Cho cây xanh lá,tốt tươi... + Các con có biết vì sao trời mưa không? - Trẻ trả lời *HĐ2: Cô kể chuyện - Cô nói: Để tìm hiểu xem vì sao trời có mưa các con hãy - Trẻ nghe cùng lắng nghe cô kể câu chuyện - Trẻ lắng nghe - Cô kể lần 1 diễn cảm - Trẻ chơi trò chơi - Cho trẻ chơi "Trời nắng trời mưa" về 3 tổ - Cô kể lần 2 qua tranh + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - "Giọt nước tí xíu + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Tí xíu,ông mặt trời - Giảng nội dung chuyện: Câu chuyện nói về giọt nước tý - Trẻ lắng nghe xíu đi rong chơi ra biển và gặp sức nóng của mặt trời tý xíu đã thành mây và mang mưa đến cho cây cối và đổ ra biến lại thành những giọt nước có ích * Đàm thoại trích dẫn: + Câu chuyện kể về ai các con? - Về Tí xíu + Tí xíu là ai? - Là giọt nước + Một buổi sang tí xíu đã làm gì? - Trẻ trả lời + Ai đó gọi tí xíu ? - Ông mặt trời + Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu? - Tí xíu có không? + Tí xíu đã nói gì với ông mặt trời? - Đi làm gì ạ? + Khi đó thành hơi nước tí xíu bay đi đâu? - Đi vào đất liền + Vì sao tí xíu thấy mỏi? - Trẻ trả lời + Khi thấy rét, tí xíu và các bạn đã làm gì? - Đã xích lại gần nhau + Vì sao Tí xíu và các bạn không bay lên được - Vì nặng và đã sà xuống + Tí Xíu và các bạn đã làm gì? - Đã sà xuống biển + Tí xíu và các bạn thay đổi như thế nào? - Tạo thành những giọt nước + Những giọt nước đó ào ào tuôn xứông, tạo nên hiện - Tạo nên mưa.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> tượng gì? + Mưa cho cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc,mưa làm cho khí hậu mát mẻ, có lợi cho sức khoẻ của con người - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ tình cảm đối với các hiện tượng tự nhiên. Biết bảo vệ nguồn nước,có ý thức bảo vệ môi trường - Trẻ gắn và kể chuyện theo - Cho trẻ về 3 tổ gắn tranh truyện và kể chuyện theo tranh tranh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Làm thí nghiệm pha nước chanh đường TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ, làm mưa Chơi tự do * Cách tiến hành: - Dặn dò trẻ trước khi vào hoạt động - Cho trẻ đứng xung quanh cô - Cô giới thiệu tên hoạt động - Cô có những chất gì đây? Cô cho trẻ gọi tên - Cho trẻ xem những vật đã chuẩn bị và gọi tên những thứ đó - Cho trẻ đoán xem hiện tượng gì sẽ xay ra? ( Nước sẽ có vị gì khi cho đường và muối vào) - Cô cho đường vào nước lấy đũa khuấy đều và điều gì sẽ xảy ra nhé? - Cho trẻ quan sát và nhận xét, nếm thử * Nước không có mùi, không vị. Nhưng khi ta trộn 1 chất khác vào nước sẽ thay đổi về màu sắc, mùi, vị.. - Giáo dục trẻ khi uống nước phải uống nước sạch đun sôi để đảm bảo cho sức khỏe - TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ, làm mưa - Cô nêu cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do: cô quan sát trẻ chơi HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi Góc kết hợp: Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ điểm Góc KPKH: Chơi với cát nước * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ để chúng ta sử dụng hàng ngày. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đóng kịch: theo câu chuyện "Giọt nước tý xíu" * Cách tiến hành: - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời nắng trời mưa" - Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô - Cô trò chuyện - Cô kể câu " Giọt nước tí xíu" - Cô giới thiệu về câu chuyện và các nhân vật trong chuyện - Các con vừa nghe câu chuyện gì ? - Các con có muốn trở thành những nhân vật đó không nào? - Cô dàn dựng và cho trẻ đóng kịch " Giọt nước tý xíu" - Cho trẻ kể về những lợi ích của nước đối với con người - Cô giảng lại nội dung câu chuyện và hướng trẻ vào câu chuyện để trẻ nhớ lại tính cách của nhân vật mà trẻ định đóng - Cô cho trẻ diễn nhiều lần thay đổi nhân vật cho trẻ thuần thục - Giáo dục trẻ tình cảm đối với các hiện tượng tự nhiên. Biết bảo vệ nguồn nước,có ý thức bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………….............................................…………………………………………........... ………… ********************************************* Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Âm nhạc Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với ( N&L: Hoàng Hà) Nghe hát: Trời nắng trời mưa TCÂN: Đoán tên bạn hát I. Kết quả mong đợi: -Trẻ nhớ tên bài hát , Tên nhạc sỹ trẻ hiểu được nội dung bài hát -Thể hiện bài hát đúng nhịp điệu,chơi trò chơi thành thạo - Giáo dục trẻ biết ích lợi của đối với đời sống con người và các con vật cây cối . 2.Chuẩn bị: - Đài, đĩa, tranh vẽ minh hoạ nội dung bài hát . 3.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ1: ổn định - Cho trẻ chơi trò chơi: Trời mưa -Trẻ chơi trò chơi: trời mưa - Khi trời mưa ta phải làm gì? - Chúng ta phải che dù - Có những tên gọi mưa gì ? - Mưa giông, mưa rào, mưa - Có bài hát nói đến mưa hôm nay cô cháu mình được ngâu.. làm quen các con lắng nghe ? - Trẻ lắng nghe *HĐ2: Dạy hát: - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát nhạc sỹ - Cô vừa hát bài hát gì? sáng tác của ai? - Cho tôi đi làm mưa với - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 minh hoạ bài hát - Của nhạc sỹ Hoàng Hà - Cô hát lần 3 :Giảng giải nội dung bài hát tôi muốn làm -Trẻ chú ý nghe cô hát hạt mưa để cho cây cối tốt tươi, hoa lá được đẹp hơn đi - Trẻ lắng nghe giúp ích cho đời. - Cho cả lớp hát cùng cô 3-4 lần - Cả lớp hát - Cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau thể hiện bài hát - Tổ nhóm cá nhân hát + Cho trẻ đọc thơ: Mưa - Cả lớp đọc thơ - Khi trời mưa thì có chị gì đến? - Chị gió đến - Tôi muốn cây như thế nào? - Được xanh lá - Hoa lá được thế nào? - Tốt tươi - Cho tôi đi làm gì? - Làm mưa - Làm hạt mưa để giúp gì? - Giúp cho đời - Mưa có lợi gì cho cây? - Mưa cho cây tốt tươi - Nếu không có mưa thì cây cối và con người như thế nào? - Cây cối xanh tốt - Cho cả lớp hát lại - Cây chết con người thiếu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Giaó dục trẻ biết mưa giúp ích cho cây cối con người con vật đều có nước nếu không có mưa thì không có nước để sống *HĐ3: Nghe hát “ Trời nắng trời mưa ” - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát - Cô hát lần 2 : Minh hoạ bài hát cho trẻ hưởng ứng - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát của dân ca nào? *HĐ4: TCÂN: Đoán tên bạn hát - Cô nêu tên trò chơi luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi - Cô bao quát và chơi cùng trẻ+ Kết thúc: Cho trẻ hát lại 1 lần nữa đi ra sân. nước - Cả lớp cùng hát lại - Nghe hát - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trời nắng trời mưa - Dân ca xá - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ hát đi ra sân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chăm sóc, tưới nước cho cây TCVĐ: Trời nắng trời mưa, tưới nước Chơi tự do * Cách tiến hành: - Trẻ hỏt "Cho tôi đi làm mưa với" trẻ cùng hát đi ra sân - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát - Cô dẫn trẻ ra gúc thiên nhiên, cho trẻ quan sát, gọi tên các loại cây. - Trò chuyện cùng trẻ: + Cây lớn lên là nhờ gì? ( Chăm sóc tưới nước ) + Muốn cây xanh tốt thì các con phải làm gì? Nhổ cỏ … + Hàng ngày chỳng ta phải bắt sóc, nhổ cỏ cho cây rồi làm gì cho cây nữa? Tưới nước - Cho trẻ thực hành nhổ cỏ, tưới nước cho cây. + TCVĐ: Trời mưa - Cô giới thiệu trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi 4- 5 lần. - Trẻ chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng khuôn viên cho công viên Góc kết hợp: Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu mây mưa Góc KPKH: Chăm sóc cây * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng, giữ đồ dùng sạch sẽ và biết bảo vệ nguồn nước sạch sẽ để chúng ta sử dụng hàng ngày. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Liên hoan văn nghệ cuối tuần Ôn tập trong chủ điểm nhánh * Các tiến hành: * Dạo chơi , vệ sinh vườn trường: Cho trẻ đọc thơ ”Mưa” và đi ra sân. Cô và trẻ dạo chơi quanh trường và gợi ý trẻ nhặt rác, nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác. - Trò chuyện cùng trẻ về nước, lợi ích của nước. Ôn tập trong chủ điểm - Cho trẻ kể về các lợi ich của nước. - Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu các bài thơ, bài hát trong chủ điểm - Cô cho cả lớp, nhóm, cá nhân biễu diễn - Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm nước + Chúng ta đang học chủ điểm gì? + Các con hãy kể cho cô và cả lớp nghe con biết nước có ích lợi gì cho chúng ta? + Thế chúng ta đã tìm hiểu được những đặc điểm gì của chúng? + Các con đã học được những bài hát, bài thơ,câu chuyện , bài đồng dao, ca dao của chủ điểm nước? + Cô cho trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện đã học - Cô hát cho trẻ nghe “ Mưa rơi ” - Giới thiệu cho trẻ chủ điểm mới.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Tuần tiếp chúng ta sẽ làm quen một chủ điểm nhánh mới: “ Các hiện tượng thiên nhiên” - Cô giới thiệu một số đặc điểm chủ điểm mới - Cho trẻ cùng cô dán mảng tường mở vào chủ điểm ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………............................................... ......................................................................................................... ………………………….... **************************************. Đón. KẾ HOẠCH TUẦN: TUẦN 2 CHỦ ĐỀ NHÁNH: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 4 năm 2013 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 - Cô đến sớm quét dọn phòng học sạch thoáng. trẻ. - Cô vui vẻ nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Thứ 6. - Trò chuyện về ngày nghỉ, hướng trẻ vào các hoạt động vui chơi TDS. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ KĐ: Cho trẻ đi chạy vòng tròn và thực hiện các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô TĐ: Cho trẻ tập bài thể dục theo lời bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”. Hoạt. HT: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh 2-3 vòng KPKH: Thể dục: LQTPVH: LQVT:. động. Tìm hiểu về. chung hiện tượng ngày và đêm. Vận động: Đi. Thơ : Bé yêu. Ôn đếm trên. trong đường. trăng. đối tượng đến. NGHĨ DỖ. 4 Tạo hình:. TỔ HÙNG. hẹp ( lội suối) TC: Nắng và. Vẽ tia nắng. mưa. mặt trời Quan sát thời. Trò chuyện về Làm quen bài. Hướng dẫn sử. Hoạt. tiết trong ngày các hiện. hát trời nắng. dụng quạt tạo. động. TC: Trời nắng tượng thiên. trời mưa. ra gió nhân tạo. ngoài. trời mưa, thổi. nhiên. TC: Nắng và. TC: Mưa to,. trời. nơ. TC: Lộn cầu. mưa, thổi nơ. mưa nhỏ, quạt. VƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> vồng, trời. mát. - Xây công. mưa - Chế biến. - Xây khu. - Mẹ con. viên nước. món ăn. nghỉ mát. - Vẽ mưa. - Bán hàng. - Vẽ bầu trời. - Bác sĩ. - Chơi với. Hoạt. - Tưới nước. - Xem tranh. - Đong, đo. cát,sỏi. động. cho cây. truyện. nước. góc Hoạt. Làm quen trò. Kể chuyện. Chơi ở các. Đóng kịch:. động. chơi mới:. theo tranh. góc theo ý. Nàng tiên mưa. chiều. Nắng và mưa. thích Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013 Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ - Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng tự nhiên trong ngày, hàng ngày… Giáo dục trẻ biết ăn mặc hợp thời tiết HOẠT ĐỘNG CHỦ DÍCH: KPKH: Tìm hiểu về gió I. Kết quả mong đợi: - Trẻ phân biệt được gió tự nhiên, gió nhân tạo - Trẻ biết tạo ra gió khi trời nóng bực ( dùng quạt) biết tốc độ nhanh, chậm khi tạo ra gió bằng quạt máYours truly, - Trẻ biết được vật nặng, nhẹ bay được khi gặp gió. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Giaó dục trẻ biết được lợi ích và tác hại của các hiện tượng trong thiên nhiên và lợi ích của gió II. Chuẩn bị: - Đồ chơi ống thổi, quạt III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Cho trẻ chơi TC “ gió thổi” Cô dùng quạt để quạt cho trẻ ( Quạt hết vòng trẻ ngồi) trò - Chơi Tc chuyện cùng trẻ + Các con thấy thế nào? - Mát, lạnh + Các con được mát là nhờ gì? - Có quạt + Khi cô quạt tạo ra gì? - Gió + Chúng mình có nắm bắt được gió không? - không - Cô quạt cho trẻ bắt gió + Gió có mùi gì không? - Trẻ thực hiện + Có ai nhìn thấy gió không? - Trẻ trả lời + Nhìn thấy gió như thế nào? - Cây nghiêng ngả… * Lấy túi đồ vật để trong lòng bàn tay yêu cầu trẻ dùng sức để thổi Hỏi trẻ: + Những vật gì bay được? - Dây nơ, lông gà + Tại sao vật đó bay được? - Trả lời theo hiểu biết + những vật gì không bay được? - Viên sỏi… + Gió có ở đâu? - Khắp nơi - Cô cho trẻ biết, do không khí chuyển động quanh trái đất.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> tạo ra gió, gió có ở khắp mọi nơi * Cho trẻ thực hành - Gió là một hiện tượng tự nhiên mà ta không trông thấy bằng mắt thường. Khi có vật đứng trước nó mới biết là gió - Cho trẻ quạt nơ và nhận xét Nơ bay nhè nhẹ gọi là “ Phất phơ” Cho trẻ phát âm - Cho trẻ thực hành với quạt bàn - Cho trẻ biết dùng sức để thổi, quạt để tạo ra gió gọi là gió nhân tạo - Giaó dục trẻ biết được lợi ích và tác hại của các hiện tượng trong thiên nhiên và lợi ích của gió * Chơi Tc “ gió tự nhiên gió nhân tạo” - nhóm 1 : chơi chong chóng Nhóm 2: Chơi dùng quạt, quạt vật nặng, nhẹ Nhóm 3: Quan sát tranh dùng bút đánh dấu vào các hìnhg có hiện tượng gió * Kết thúc: Cho trẻ hát “ cho tôi đi làm mưa với”. -Trẻ lắng nghe - Phất phơ - Trẻ thực hành quạt. - Hứng thú chơi Tc. - Hát bài hát cùng cô. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát thời tiết trong ngày TCVĐ: Trời nắng trời mưa, thổi nơ Chơi tự do * Tiến hành: - Cô dặn dò trẻ trẻ trước lúc ra sân - Cô cho trẻ chơi trò chơi - Giờ quan sát hôm nay cô cùng các con quan sát thời tiết trong ngày như thế nào nhé? - Các con hãy nhìn lên bầu trời và nói cho cô biết bầu trời hôm nay như thế nào? - Bầu trời có trong xanh không? - Hôm nay trời nắng hay mưa? - Trên bầu trời có gì nào? - khi trời nắng con thấy thế nào? - Thời tiết có nóng không? - Thời tiết ấm áp thế này ở nhà bố mẹ chở con đến trường bằng phương tiện gì? - Khi ngồi trên xe chúng ta phải làm gì? - Cô giáo dục trẻ: Khi thời tiết nắng nóng ở nhà ra đường ngồi trên xe các con nhớ đội mũ bảo hiểm đeo khẩu trang chống bụi bẩn và cái nắng gay gắt để bảo vệ sức khỏe TCVĐ: Bánh xe quay, Dung dăng dung dẻ - Cô giới thiệu trò chơi cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ tự chơi 3 - 4 lần - Cho trẻ chơi tự do, cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước Góc kết hợp: Góc phân vai: Bán hàng Góc KPKH: Tưới nước cho cây * Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng: xây dựng công viên nước - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen trò chơi mới: Nắng và mưa :. *Tiến hành: - Cô giới thiệu tên trò chơi: Nắng và mưa cho trẻ quan sát các dãy ghế cô đặt sẵn - Hướng dẫn trẻ cách chơi: Trẻ ngồi xổm sau ghế và nhìn qua cửa sổ ( khe ở giữa lưng ghế). Khi nghe hiệu lệnh của cô: Trời nắng ấm áp các con ơi chúng ta ra đi dạo nào!, trẻ chạy ra chơi trên sân. Khi nghe cô nói: Mưa rồi, các con hanh về nha thôi!, trẻ chạy nhanh về chổ của mình và ngồi xuống sau ghế. - Luật chơi: Nếu bạn nào về không về chổ của mình chậm sẽ bị phạt nhảy lò cò - 2 cô chơi cho trẻ xem 2 lần: vừa chơi vừa phân tích - Cho trẻ chơi thử một lần - Cho từng đôi trẻ chơi - Trẻ chơi: cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi tốt - Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Giáo dục trẻ: Biết tránh những hiện tượng nắng, mưa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình không sẽ bị ốm - Cho trẻ chơi tự do - Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ và nhắc nhở trẻ chơi gọn gàng ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………...................................................................................................... ………………………………………………. …………………………………………………......................................... …………………………………………............................... ************************************ Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Thể dục: Đi trong đường hẹp ( Lội suối ) TC: Nắng và mưa I. Kết quả mong đợi - Trẻ biết đi trong đường hẹp không được chạm vào vạch - Rèn được kỹ năng khóe léo khi đi trong đường hẹp và lội suối - Giáo dục trẻ biết được rèn luyện thể dục là bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi II. Chuẩn bị - Sân bãi sạch sẽ bằng phẳng - Đồ dùng phương tiện: 2 đường hẹp, 2 vạch ngang làm suối nhỏ, xắc xô. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Khởi động - Trẻ vận động vòng tròn - Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân lên dốc, * * * * * xuống dốc, đi, chạy sau đó chuyển thành đội hình * * * * * 3 hàng ngang… * * * * * b. Trọng động: Tập BTPTC kết hợp bài hát " Cho tôi đi làm mưa với" - Tay 3: Hai cánh tay dang ngang, - Tay 3: Hai cánh tay dang ngang, gập trước ngực gập trước ngực, đưa lên cao hạ ,đưa lên cao hạ xuống xuống - Bụng 1: Đứng cúi gập về phía trước hai tay - Bụng 1: Đứng cúi gập về phía chạm mũi chân trước hai tay chạm mũi chân - Chân 1: Hai tay dang ngang đưa về phía trước - Chân 1: Hai tay dang ngang đưa chùng đầu gối về phía trước chùng đầu gối - Bật 1: Bật tách - chụm chân - Bật 1: Bật tách - chụm chân * VĐCB: “Đi trong đường hẹp ( lội suối ) - Cho trẻ đứng 2 hàng đối diện nhau cô giới thiệu * * * * * * bài tập * * * * * *.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 (Giải thích động tác ) - Cô đứng trước vạch xuất phát và khi có hiệu lệnh xuất phát và cô bước đi vào đường hẹp sao cho không chạm vào vạch hai bên đường và mắt nhìn thẳng về phía trước đi đến đoạn đường có một con suối nhỏ cô lội nhẹ nhàng qua con suối và cô đi về cuối hàng - Cô làm mẫu lần 3 (Miêu tả động tác khó) - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện - Lớp thực hiện (2 - 3 lần) - Cô bao quát hướng dẫn và sửa sai cho trẻ - Giáo dục trẻ biết rèn luện thể dục để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi * TCVĐ: Nắng và mưa - Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ 2 tô chơi thi đua nhau c. Hồi tĩnh - Cho trẻ hát bài ” đi nhẹ nhàng hít thở sâu. - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ quan sát - Hai trẻ khá lên thực hiện - Trẻ thực hiện 2 - 3 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ vận động theo bài hát đi nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên TCVĐ: Lộn cầu vòng, trời mưa Chơi tự do * Tiến hành: - Dặn dò trẻ trước khi hoạt động - Cho trẻ đọc bài thơ “ cầu vồng” - Trò chuyện với trẻ về bài thơ về các hiện tượng tự nhiên - Cho trẻ quan sát tranh” Trời mưa” và trò chuyện về các hiện tượng của thiên nhiên + Bức tranh vẽ gì? + Thời tiết ở đây như thế nào? + Ai có nhận xét gì về bầu trời khi mưa? + Mưa có từ đâu? + Mưa để làm gì? + Mưa được gọi là gì? - Tương tự tranh lũ lụt, sấm sét, trời nắng… Giáo dục trẻ giữ gìn sức khoả khi thời tiết thay đổi - TCVĐ: Lộn cầu vòng, tời mưa - Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc phân vai: Chếbiến món ăn Góc kết hợp: Góc nghệ thuật: Vẽ bầu trời Góc sách: Xem tranh truyện.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Nắng và mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc phân vai: Chế biến món ăn - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc sách - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các nhà nội trợ chế biến được những món ăn gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Biết lợi ích của nước rất cần thiết cho con người - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Kể chuyện theo tranh. * Cách tiến hành: - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời nắng trời mưa" - Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì ? - Các con có muốn nghe những câu chuyện kể về những hiện tượng thiên nhiên xảy ra xung quanh chúng ta không nào? - Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về hiện tượng mưa - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện từ bức tranh nàng tiên mưa - Cô kể chuyện với nhiều nội dung khác nhau - Các con vừa nghe cô kể gì nào? - Mưa có ích lợi gì cho chúng ta?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Các con thấy không những cơn mưa rất có ích mang lại sức sống cho cây cối, nước uống cho các loài động vật..... - Cụ cho trẻ tập kể chuyện theo ý nghĩ của trẻ qua bức tranh - Cô cho trẻ kể 2 - 3 lần - Giáo dục trẻ: Các con phải biết luôn luôn bảo vệ nguồn nước sạch cho con người và khi sử dụng nguồn nước phải đun sôi để uống. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ... *********************************************. Thứ tư ngày 17 tháng 04 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH LQTPVH: Thơ: Bé yêu trăng ( Sáng tác của: Lệ Bình) I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết về một số hiện tượng thiên nhiên như trăng, sao - Trẻ biết và nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Trẻ đọc thuộc bài thơ - Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng thiên nhiên những gì là có ích và những gì là có hại II. Chuẩn bị: - Tranh chữ to, tranh mặt trăng III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa " - Trẻ choi trò chơi - Các con vừa được chơi trò chơi gì? - Trời mưa - Các con có biết khi mưa là hiện tượng gì không? - Hiện tượng thiên nhiên * HĐ2: Đọc thơ: Bé yêu trăng - Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về hiện tượng thiên nhiên cũng rất hay đấy đó là bài thơ: Bé yêu - Trẻ lắng nghe trăng sáng tác của cô Lệ Bình - Cô đọc lần 1: - Trẻ chú ý lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Hỏi trẻ: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Do ai sáng tác? - Cô viết tên bài thơ cho trẻ phát âm - Cô đọc lần 2: Sử dụng tranh chữ to - Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của bé dành cho trăng và những ánh sáng của trăng đã làm cho bé vui và hạnh phúc * HĐ3: Trích dẫn đàm thoại + Bài thơ nói về điều gì? + Bé yêu trăng như thế nào? + Trăng sáng soi cho ai? + Em ước muốn ông trăng ra sao? + Để cho bé làm gì? * HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ: - Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần - Cho trẻ đọc theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho cả lớp đọc lại một lần nữa 1 lần - Giáo dục trẻ biết về các hiện tượng thiên nhiên những gì là có ích và những gì là có hại *Kết thúc: - Cho trẻ hát bài” Trời nắng trời mưa” và góc vẽ trăng. - Bé yêu trăng - Lệ Bình - Trẻ phát âm - Trẻ lắng nghe cô đọc. - Bé yêu trăng - Bằng giọng hát - Cho chị Hằng chơi cùng bé, cho chú cuội - Sáng mãi đừng lặn - Hát dưới trăng, hát cùng trăng - Trẻ lắng nghe - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ cùng cô - Cả lớp đọc - Trẻ lắng nghe - Hát và về góc vẽ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Làm quen bài hát: Trời nắng trời mưa ( N & L: Đặng Nhất Mai) TCVĐ: Nắng và mưa, thổi nơ Chơi tự do * Cách tiến hành: Cho trẻ chơi trò chơi: Trời mưa Trò chuyện về về trò chơi Nhạc sỹ đã viết nên một bài hát rất hay nói về các hiện tượng thiên nhiên rất có ích cho con người và mọi vật xung quanh đó là bài hát: Trời nắng trời mưa Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả Cô hát cho trẻ nghe một lần Cho trẻ hát theo cùng cô 2 - 3 lần Cô có thể tập từng câu một nếu bài hát khó hát Các con vừa hát bài gì? (Trời nắng trời mưa) Bài hát do ai sáng tác? ( Đặng Nhất Mai) Cho cả lớp vừa hát vừa vận động Cho lớp hát lại lần nữa Giáo dục trẻ phải biết được cáchiện tượng tuự nhiên xung quanh mình những gì có ích và những gì có hại TCVĐ: Nắng và mưa, thổi nơ Cô nêu cách chơi và luật chơi và cho trẻ chơi Chơi tự do.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Cô quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng khu nghỉ mát Góc kết hợp: Góc phân vai: Bác sỹ Góc KPKH: Đong - đo nước * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng: xây dựng khu nghi mát - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi xây dựng khu nghĩ mát có bể bơi, cây cối hàng rào, cổng ra vào và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chơi ở các góc theo ý thích. * Cách tiến hành: - Cho trẻ hát bài “ Trời nắng trời mưa” (trẻ hát) - Trò chuyện về chủ đề (trẻ lắng nghe) Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa " - Trò chuyện vê trò chơi - Các con vừa chơi trò chơi gì? - Trò chơi nhắc đến hiện tượng gì?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Các hiện tượng thiên nhiên luôn xảy ra xung quanh chúng ta như nắng, mưa, sấm chớp và các hiện tượng trăng sao - Cô trò chuyện và giới thiệu các góc chơi của lớp - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? - Cô cho trẻ về góc chơi. ( trẻ chơi) cô bao quát trẻ - Nhận xét sau giờ chơi theo ý thích của trẻ khuyến khích động viên nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng - Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc bảo vệ bản thân khi thời tiết mưa lạnh hay nắng nóng và biết uống nước đun sôi để nguội ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………............................................... .........................................................................................................……………………… ************************************ Thứ năm ngày 18 tháng 04 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LQVT: Ôn đếm trên đối tượng trong phạm vi 4 ( tiết 1) I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết và nhận biết, đếm số lượng theo thứ tự - Đếm đúng tên đồ vật, không bỏ sót, không lặp lại - Trẻ thêm bớt số lượng và đếm từ 1 - 4 - So sánh số lượng 2 nhóm bằng cách xếp tương ứng 1 : 1 - Giáo dục trẻ II. Chuẩn bị: - Các nhóm đồ vật có số lượng khác nhau trong phạm vi 4 - Bút sáp, vở LQVT của trẻ. Rổ đựng 4 quả, 4 bông hoa III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú - Cô cho trẻ chơi: Nắng và mưa. - Trẻ chơi trò chơi. - Các con vừa được chơi trò chơi gì?. - Nắng và mưa. - Đó là hiện tượng gì?. - Hiện tượng tự nhiên.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> * HĐ2: Ôn kiến thức cũ - Cho trẻ đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 4. - Trẻ đếm. - Cho trẻ đọc thơ " Bé yêu trăng " Về chỗ ngồi.. - Đọc thơ về bàn. - Có một bạn gửi cho các con một món quà bây giờ chúng ta xem bạn nhỏ đó tặng gì nào? + Nhìn xem trong rổ có gì?. - Có hoa, quả. + Hãy xếp tất cả số hoa lên bàn bảng từ trái sang phải, - Trẻ xếp lên bàn, vừa xếp vừa xếp vừa đếm.. vừa đếm 1,2,3,4. + Có mấy bông hoa. -4. + Hãy cho mỗi bông hoa một quả .. - Xếp tương ứng 1:1. + Có mấy qủa. -4. - Cho trẻ cất dần số hoa và so sánh sau mỗi lần cất. -4. - Cho trẻ cất số quả, thêm và nhận xét sau mỗi lần cất. - Thực hiện theo yêu cầu của. - Cho trẻ chơi trò chơi nắng và mưa về chổ của mình. cô. * HĐ3: Hướng dẫn trẻ thực hành vở LQVT. - Trẻ chơi trò chơi. - Côc hú ý quan sát và rèn cho những trẻ yếu - Động viên, khuyến khích trẻ làm. - Thực iện làm vở LQVT. * Nhận xét giờ học. Khen ngợi, khuyến khích trẻ. - Chú ý lắng nghe. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Tạo hình: Vẽ tia nắng mặt trời (ĐT) I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết sử dụng các nét vẽ xiên, thẳng để vẽ các tia nắng mặt trời - Biết cầm bút và ngồi đúng tư thế - Giáo dục trẻ biết khi đi ra ngoài gặp trời nắng phải đội mũ đeo khẩu trang và không được chơi dưới ánh nắng mặt trời 2. Chuẩn bị : - Giấy A4, bút màu, bàn ghế - Tranh vẽ mây,mưa 3. Tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> *HĐ1: ổn định: - Cô cùng trẻ chơi: Nắng và mưa" - Trò chơi nói đến hiện tượng gì - Trời nắng thì có gì? - Các con có biết ông mặt như thế nào không? * HĐ2: Quan sát và đàm thoại - Vậy các con có thích đi xem triễn lãm tranh không? - Cho trẻ xem cô có những bức tranh vẽ gì đây? - Bức tranh vẽ gì đây? - Ông mặt trời như thế nào? - Bức tranh vẽ ông mặt trời vào buổi nào? - Khi ông mặt trời chiếu sáng chúng ta thấy có gì nào? - Các con có nhận xét như thế nào về tia nắng mặt trời? - Tương tự cô cho trẻ quan sát một số bức tranh vẽ ông mặt trời vào các buổi - Câu hỏi đàm thoại tương tự *HĐ3: Trẻ thực hiện + Cho trẻ đọc thơ: Bé yêu trăng - Cô cho trẻ đi nhẹ về bàn ngồi - Cho trẻ nhắc lại kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi vẽ - Cho trẻ về bàn thực hiện và nhắc nhở về hình ảnh của ông mặt trời - Trẻ vẽ cô bao quát và giúp những trẻ chưa sáng tạo * HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Vẽ xong cho trẻ treo sản phẩm lên giá để cả lớp cùng quan sát và nhận xét. - Chơi trò chơi - Hiện tượng tự nhiên - Ông mặt trời - Có các tia nắng - Cảnh ban ngày trời nắng - Ông mặt trời. - Đỏ chói, có các tia nắng sáng - Trẻ nhận xét tia nắng sáng và đó là những nét xiên - Trẻ đọc thơ -Trẻ nhắc lại các kỹ năng cầm bút và vẽ -Trẻ vẽ tia nắng mặt trời -Trẻ treo sản phẩm và cùng quan sát và nhận xét - Trẻ nhận xét tranh bạn - Trẻ trả lời. - Các con xem thích bức tranh nào? - Vì sao thích tranh này? - Đây là tranh của bạn nào? - Cô nhận xét chung + Giáo dục trẻ biết lợi ích của hạt mưa * Kết thúc: Cho trẻ hát trời nắng trời mưa xếp vở cất đồ - Trẻ dọn đồ chơi dùng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hướng dẫn sử dụng quạt tạo ra gió nhân tạo TC: Mưa to, mưa nhỏ, quạt mát Chơi tự do * Cách tiến hành: - Trẻ hát " Cho tôi đi làm mưa với" đi ra sân - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát - Bài hát nói về mưa và ai? - Chị gió là hiện tượng gì? - Ngoài gió thiên nhiên còn có loại gió gì nữa? - Cô dẫn trẻ ra sân đến bên chiếc quạt và hỏi trẻ - Cô có cái gì đây? - Chiếc quạt để làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Khi nóng các con muốn quạt cho mát các con phải làm gì? - Cô hướng dẫn trẻ sử dụng quạt - Giaó dục trẻ biết bảo vệ nguồn gió nhân tạo vì nó cũng rất có ích cho con người + TCVĐ: Mưa to mưa nhỏ, quạt mát - Cô giới thiệu trò chơi, trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc nghệ thuật vẽ ông mặt trời Góc kết hợp: Góc phân vai: Mẹ con Góc KPKH: Chơi với cát sỏi * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi- Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc nghệ thuật - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết sắp xếp gọn gàng biết về các hiện tượng tự nhiên xung quanh con người cái gì là có ích cái gì la có hại HOẠT ĐỘNG CHIỀU Trò chuyện về ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/03 ÂL) - Cô cho trẻ hát " Trời nắng trời mưa" - Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày giỗ tổ Hùng Vương người đã khai thiên lập địa lập ra nước Việt Nam - Cô kể cho trẻ nghe về ngày giỗ tổ mà cô biết ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... . Thứ sáu ngày 19 tháng 04 năm 2013 Nghĩ giỗ tổ Hùng Vương. Nội dung. KẾ HOẠCH TUẦN: TUẦN 3 CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC MÙA TRONG NĂM Thời gian từ ngày 22/04 đến ngày 26/4 năm 2013 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 - Cô đến sớm quét dọn phòng học sạch thoáng. Đón trẻ. - Cô vui vẻ nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Thứ 6.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Trò chuyện về ngày nghỉ, hướng trẻ vào các hoạt động vui chơi TDS. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ trẻ KĐ: Cho trẻ đi chạy vòng tròn và thực hiện các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô TĐ: Cho trẻ tập bài thể dục theo lời bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”. HT: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh 2 - 3 vòng Hoạt KPKH : Thể dục: Tạo hình: LQTPVH: động Tìm hiểu về Đi thay đổi Vẽ theo ý Thơ “ Nắng chung các mùa tốc độ theo thích bốn mùa” hiệu lệnh TC: Trời nắng LQVT: Nhận trời mưa biết vị trí trong ngoài Quan sát thời Hoạt tiết trong ngày động TCVĐ: Trời ngoài nắng trời mưa, trời đong nước Chơi tự do. Hoạt động góc. - Xây công viên xanh - Bán hàng - Xem tranh ảnh về các mùa. Hoạt động chiều. - Làm quen trò chơi mới: Gió thổi. Trò chuyện về các mùa trong năm TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ, gió thổi Chơi tự do - Xây khu nghỉ mát - Chế biến món ăn - Vẽ bầu trời. Làm quen bài hát: Mùa hè đến TCVĐ: Trời mưa, đong nước Chơi tự do - Bác sỹ - Xây dụng khu du lịch - Đong, đo nước. Kể chuyện sáng tạo. Chơi các góc theo ý thích. Trò chuyện về trang phục các mùa TCVĐ: Trời mưa, gió thổi Chơi tự do. Âm nhạc: Dạy hát: Mùa hè đến NH: Mùa xuân TCÂN: Đoán tên bạn hát. HĐCĐ: Giải câu đố về các mùa TCVĐ: Trời nắng trời mưa, thổi nơ Chơi tự do - Xây dựng - Xây dựng khuôn viên nhà tắm cho khu nghi - Siêu thị mát - Nhổ cỏ cho - Tô màu trang cây phục các mùa - Chơi với cát, sỏi Hoàn thành vở Đóng chủ toán điểm: Các hiện tượng Mở chủ điểm: Quê hương đất nước Bác Hồ. Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013 Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ - Trò chuyện về các mùa trong năm, trang phục, thời tiết của các mùa HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết được các mùa trong năm,biết một số hoạt động của các mùa. - Ăn mặc phù hợp với từng mùa - Phát triển ngôn ngữ,tư duy,sáng tạo - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với từng mùa II. Chuẩn bị: - Tranh về các mùa trong năm.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> III. Tiến hành: Hoạt động của cô *HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ hát bài: “ Nắng sớm” và ngồi gần cô cùng trò chuyện: + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? + Hãy cho cô biết bây giờ đang là mùa gì? + Các con có biết một năm có mấy mùa không? + Đó là những mùa nào? + Bây giờ cô cùng các con về tham quan phong tranh để biết về các mùa nhé * HĐ2: Quan sát và đàm thoại - Cô đưa từng tranh các mùa cho trẻ quan sát + Bức tranh này vẽ về mùa gì? + Bạn nào có nhận xét gì về mùa xuân? + Mùa xuân thì cây cối như thế nào? + Mùa xuân có ngày hội gì? + Thời tiết mùa xuân như thế nào? - Tương tự tranh mùa hạ + Bạn nào có nhận xét về bức tranh của cô? + Thời tiết của mùa hạ thế nào? + Mùa hạ báo hiệu cho chúng ta điều gì? + Các con thường nghe thấy tiếng con gì kêu vào mùa này? + Các con hãy nhìn xem trong tranh các bác nông dân đang làm gì? + Vào mùa này thì chúng ta ăn mặc thế nào? - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết của các mùa và bây giờ là mùa hè nên các con ăn mặc thoáng mát * Hỏi tương tự cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về mùa đông, mùa thu * HĐ3: T/C: Tranh gì biến mất * So sánh giống và khác nhau của 2 bức tranh + T/C : Ai chọn nhanh - Cô nêu cách chơi và luật chơi * HĐ4: Kết thúc: - Cho trẻ về góc tô màu trang phục mùa hè. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Mùa hạ - Bốn mùa - Mùa xuân, mùa hạ, mùa đông, mùa thu. - Mùa xuân - Trẻ nhận xét - Đâm chồi, nảy lộc - Tết - Đẹp - Mùa hạ - Nắng nóng - Nắng - Ve sầu - Thu hoạch mùa - Mát mẻ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi - Trẻ chơi - Trẻ về góc tô màu tranh. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát thời tiết trong ngày TCVĐ: Trời nắng trời mưa, đong nước Chơi tự do * Cách tiến hành: - Dặn dò trẻ trước khi ra sân - Cho trẻ chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ” - Cô cùng trẻ dạo chơi xung quanh sân trường - Cho trẻ đứng gần cô.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Hỏi trẻ: + Các con có biết bây giờ đã bước sang mùa gì rồi không? + Nhìn xem thời tiết hôm nay như thế nào? + Bầu trời như thế nào? + Bầu trời trong xanh vậy trời có nắng không? + Vì sao bầu trời lại u ám? + Thời tiết mùa hè như thế nào? + Chúng mình phải ăn mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết? - Mặc dù đã là mùa hè nhưng vẫn có nhưng cơn mưa rào để cho lúa mùa của các bác nông dân được bội thu đấy - Cho trẻ biết về thời tiết trong ngày - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh và ăn mặc phù hợp vớí thời tiết mặc dù là bước sang mùa hè rồi nhưng vẫn có mưa lạnh nên các con phải giữ ấm cho mình - TCVĐ: Trời nắng trời mưa, đong nước - Cho trẻ chơi tự do: cô quan sát trẻ chơi an toàn Hoạt động góc Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh Góc kết hợp: Góc phân vai: Bán hàng Góc sách: Xem tranh ảnh về các mùa * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời nắng trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng. Mùa hè đến trời rất nóng nực các con có muốn có nơi nghĩ ngơi mát mẽ không, hôm nay ở góc xây dựng các bác công nhân sẽ xây dụng công viên để các con được chơi đùa vào mùa hè - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc sách - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc bản thân mặc ấm vào mùa đông, mặc mát về mùa hè và khi thời tiết thay đổi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Làm quen trò chơi mới: Gió thổi *Tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Cô cho trẻ hát bài hát: Cho tôi đi làm mưa với - Trò chuyện với trẻ về bài hát - Cô giới thiệu tên trò chơi: Gió thổi - Hướng dẫn trẻ cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi nghe cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói: "Gió thổi mạnh", trẻ chạy nhanh, ôm lấy nhau thành vòng tròn. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và kèm theo lời nói: "Gió thổi nhẹ", trẻ chạy chơi quanh phòng. - Luật chơi: Nếu bạn nào làm chậm không đúng theo hiệu lệnh của cô sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp - 2 cô chơi cho trẻ xem 2 lần: vừa chơi vừa phân tích - Cho trẻ chơi thử một lần - Cho từng đôi trẻ chơi - Trẻ chơi: cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi tốt - Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Giáo dục trẻ: Trẻ biết thời tiết về các mùa và phải biết mặc quần áo phù hợp với các mùa - Cho trẻ chơi tự do - Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ và nhắc nhở trẻ chơi gọn gàng ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………...................................................................................................... ………………………………………………. …………………………………………………......................................... …………………………………………............................... ************************************ Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH Thể dục: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Trò chơi: Trời mưa.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết lắng nghe và thực hiện đi nhanh, đi chậm theo hiệu lệnh - Rèn luyện phản xạ tự nhiên cho trẻ - Phát triển tai nghe và phản xạ cho trẻ - Giaó dục trẻ luôn luôn vận động thể dục để đảm bảo sức khỏe II.Chuẩn bị: - Sân tập rộng rãi, thoáng sạch III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú: - Cô trò chuyện cùng trẻ về bầi trời trong ngày - Trẻ đi vòng tròn sau chuyển về đội *HĐ2: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn nhanh hình 3 hàng ngang chậm theo hiệu lệnh của cô kết hợp lời bài hát " Cho tôi đi làm mưa với" sau đó chuyển về đội - Trẻ tập các động tác thể dục cùng hình 3 hàng ngang. cô * HĐ3: Trọng động : a, BTPTC: kết hợp bài hát "Hòa bình cho bé" - Tay: 2 tay thi nhau đưa lên cao - Tay: 2 tay thi nhau đưa lên cao - Chân: 2 tay chống hông, chùn gối - Chân: 2 tay chống hông, chùn gối - Bụng: đưa tay lên cao, cúi gập người xuống - Bụng: đưa tay lên cao, cúi gập người xuống Lườn: 2 tay dang ngang, 1 tay chống hông - Lườn: 2 tay dang ngang, 1 tay nghiêng người chống hông nghiêng người - Bật: Bật tại chỗ - Bật: Bật tại chỗ Cho trẻ tập mỗi động tác 2 lần x 4 nhịp b, VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Cho trẻ điểm số chuyển thành 2 hàng đối diện - Cô giới thiệu tên hoạt động - Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1. - Trẻ quan sát - Cô làm mẫu lần 2: kết hợp phân tích - Đi chậm, đi nhanh theo thời tiết, mưa rơi, mưa rào .Khi mưa rơi lộp bộp lộp bộp” cô vỗ tay theo tiếng mưa, trẻ đi chậm. Mưa rào” ào, ào” trẻ đi - Trẻ chú ý quan sát nhanh - 2 trẻ thực hiện - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện trước - Trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện: Cô bao quát trẻ, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt bài tập vận động. Cô chú ý sửa sai cho trẻ trong quá ttrình trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ: Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng - Trẻ chơi việc tập thể dục thường xuyên - Trẻ làm chim bay, cò bay 1- 2 * TC: Trời mưa vòng quanh sân Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và cho trẻ chơi. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1- 2 vòng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chuyện về các mùa trong năm TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ, gió thổi.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Chơi tự do *Cách tiến hành: - Dặn dò trẻ trước lúc ra sân - Cho trẻ đọc thơ “Nắng bốn mùa” + Một năm có bao nhiêu mùa?(Có 4 mùa) + Đố các con đó là mùa gì?( Xuân, hạ, thu, đông) + Thế thời tiết mùa đông như thế nào?( Trời lạnh) + Chúng ta phải ăn mặc thế nào?(Mặc ấm, quàng khăn ,đi giày) + Nếu mùa đông chúng ta mặc không đủ ấm thì sẽ thế nào? + Thế bây giờ đang là mùa gì? (Mùa hè) + Thời tiết mùa hè như thế nào?(Trời nắng nóng...) + Hoa gì báo hiệu mùa hè đến? + Vậy mùa hè đi học đi làm phải như thế nào?(ăn mặc mát mẻ,đội mũ nón...) - Tiếp tục trò chuyện cùng trẻ về mùa thu và mùa xuân - Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp với từng mùa. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ * TCVĐ: nhảy qua suối nhỏ, gió thổi - Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do: cô quan sát trẻ chơi an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng khu nghĩ mát Góc kết hợp: Góc phân vai: Chế biến các món ăn Góc nghệ thuật: Vẽ bầu trời * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Gió thổi " - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng. Mùa hè đến trời rất nóng nực các con có muốn có nơi nghĩ ngơi mát mẽ không, hôm nay ở góc xây dựng các bác công nhân sẽ xây dựng khu nghĩ mát để các con được nghĩ ngơi vào mùa hè - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc nghệ thuật - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc bản thân mặc ấm vào mùa đông, mặc mát về mùa hè và khi thời tiết thay đổi chơi trong bóng mát - Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Kể chuyện sáng tạo. * Cách tiến hành: - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Nắng và mưa" - Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì ? - Các con có muốn nghe những câu chuyện kể về những hiện tượng nắng mưa xảy ra xung quanh chúng ta và xảy ra vào mùa nào hiện tại? - Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện về các mùa - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sáng tạo về bức tranh mùa xuân - Cô kể chuyện với nhiều nội dung khác nhau - Các con vừa nghe cô kể gì nào? - Mùa xuân như thế nào? - Cây cối ra sao? - Vậy thời điểm này là mùa nào các con? - Cho trẻ đặt tên cho câu chuyện - Cụ cho trẻ tập kể chuyện theo ý nghĩ của trẻ qua bức tranh - Cô cho trẻ kể 2 - 3 lần - Giáo dục trẻ: Biết yêu thiên nhiên bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi của các mùa. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ... *********************************************.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CHUNG Tạo hình: Vẽ theo ý thích I. Kết quả mong đợi - Luyện kỹ năng đã học để vẽ theo ý thích tự chọn - Trẻ thể hiện được những ấn tưởng tượng của mình về sáng tạo những hiện tượng xung quanh - Trẻ biết sáng tạo khi vẽ sản phẩm, biết yêu quý bức tranh đã vẽ II. Chuẩn bị: - Tranh cho trẻ quan sát - Bút giấy đủ cho trẻ thực hiện III. Cách tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động trẻ * HĐ1: ổn định: Cô cho trẻ hát bài: "cháu vẽ ông mặt trời" - Cả lớp hát bài cháu vẽ ông mặt - Cô và trẻ đàm thoại : Cô vừa cho các con hát bài hát trời nói về điều gì? - Ông mặt trời - Các con thấy ông mặt trời trong bài hát như thế - Hình tròn, màu đỏ, có những tia nào? nắng - ông mặt trời ở đâu - ở trên trời - ông mặt trời giúp ích gì cho chúng ta? - Chiếu ánh sáng - Ngoài ông mặt trời con có gì ở trên trời nữa? *HĐ2: Quan sát và đàm thoại - Có trăng, sao, mây, mưa…. + Hôm nay mỡ hội triễn lãm tranh các con thích đi xem không? - Trẻ đi xem tranh - Cho trẻ đi xem các bức tranh cô đặt câu hỏi trẻ - Đàm thoại về về màu sắc, bố cục, kỹ năng vẻ. - Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi - Trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” Đi về chỗ - Cô cho trẻ nêu lên ý tưởng của mình định vẽ bức - Trẻ hát đi về chổ tranh gì ? - Tư thế ngồi vẽ như thế nào? - Trẻ nêu ý thích của mình vẽ gì - Cách vẽ như thế nào? - Cầm bút bằng tay nào? - Trẻ trả lời * HĐ3: Trẻ thực hiện + Trẻ vẽ: Cô đến bên từng trẻ để gợi ý cho trẻ vẻ thêm các chi tiết,quan tâm trẻ còn lúng túng. Cô hỏi - Trẻ thực hiện trẻ: Cháu đang vẻ gì? - Trẻ trả lời - Cách vẻ như thế nào?... - Chọn màu gì để tô nào? * HĐ4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Trưng bày sản phẩm: + Trưng bày sản phẩm + Cô động viên trẻ, cho trẻ chọn bức tranh mà mình thích. Nêu lên được ý thích của mình. - Trẻ chọn và nhận xét sản phẩm + Cô kuyến khích , động viên những trẻ vẻ đẹp, vẻ của bạn … sáng tạo. Nhắc nhỡ những trẻ vẻ chưa được. + Giáo dục trẻ biết vẽ những bức tranh đẹp và yêu quý bức tranh mình đã vẽ để tặng những người thân…. + Kết thúc: cho trẻ dọn đồ dùng và đọc thơ “Trăng ơi - Trẻ đọc thơ và dọn đồ dùng từ đâu đến”.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI Làm quen, bài hát: Mùa hè đến TCVĐ: Trời mưa, đong nước Chơi tự do * Cách tiến hành : + Cho trẻ đọc bài thơ “Ông mặt trời” + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về gì? + Ông mặt trời ở đâu? + Ông mặt trời giúp ích gì cho chúng ta nào? Toả ánh sáng mang ánh nắng nóng vào mùa hè + Có nhạc sỹ cũng sáng tác bài hát về mùa hè có ánh nắng mặt trời các con hãy lắng nghe +Cô hát cho trẻ nghe lần 1: + Cô hát lần 2: Giới thiệu tên bài hát nhạc sỹ +Dạy trẻ hát theo cô cả bài + Cho cả lớp hát, tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát. + Các con vừa làm quen bài hát gì? - Bài hát của nhạc sỹ nào? Trẻ trả lời - Mùa hè đến như thế nào? - Chim hót vui lượn như thế nào? - Chúng em làm gì để đón chào mùa hè? * TCVĐ: Trời mưa, đong nước - Cô nêu tên T/C và cách chơi cho trẻ chơi 3-4 lần cô bao quát trẻ chơi - Chơi tự do TCVĐ: Trời mưa, đong nước Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc phân vai: Bác sỹ Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây dựng khu du lịch Góc KPKH: Đong, đo nước * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Trời nắng trời mưa" - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc phân vai: Mùa hè đến trời nắng nóng rất dễ ốm nên hôm nay những bac sỹ sẽ làm công tác chăm sóc trẻ khỏe mạnh vào mùa hè - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc xây dựng, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính phân vai để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem bác sỹ đã khám được những bệnh gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc bản thân mặc ấm vào mùa đông, mặc mát về mùa hè và khi thời tiết thay đổi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Chơi ở các góc theo ý thích. * Cách tiến hành: - Cho trẻ hát bài “ Gió thổi” (trẻ chơi) - Trò chuyện về trò chơi - Cho trẻ hát bài: Mùa hè đến - Bài hát nói đến mùa gì? - Một năm của chúng ta có bốn mùa, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông các mùa đều có những thời tiết khác nhau - Cô trò chuyện cùng trẻ về các mùa và thời tiết, trang phục phù hợp của các bé mặc cho mùa nào? - Cô trò chuyện và giới thiệu các góc chơi của lớp - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? - Cô cho trẻ về góc chơi. ( trẻ chơi) cô bao quát trẻ - Nhận xét sau giờ chơi theo ý thích của trẻ khuyến khích động viên - Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi khi chuyển giao giữa các mùa - Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy địnhĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………............................................... .........................................................................................................……………………… ************************************.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Thứ năm ngày 25 tháng 04 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH LQTPVH: Thơ: Nắng bốn mùa I. Kết quả mong đợi: - Trẻ biết về một năm có bốn mùa và thời tiết của các mùa - Trẻ biết và nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Trẻ đọc thuộc bài thơ - Giáo dục trẻ biết về các mùa trong năm và những thay đổi của thời tiết để ăn mặc cho phù hợp với thời tiết II. Chuẩn bị: - Tranh thơ chữ to III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú: - Cho trẻ chơi trò chơi "Nắng và mưa" - Trẻ choi trò chơi - Các con vừa được chơi trò chơi gì? - Nắng và mưa - Các con có biết trờ nắng vào mùa nào, trời mưa vào - Nắng mùa hè, mưa mùa đông mùa nào không? * HĐ2: Đọc thơ: Nắng bốn mùa - Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về những tia - Trẻ lắng nghe nắng cũng rất hay đấy đó là bài thơ: Nắng bốn mùa cô sẽ đọc cho chúng ta cùng nghe - Cô đọc lần 1: - Trẻ chú ý lắng nghe Hỏi trẻ: + Cô vừa đọc bài thơ gì? - Nắng bốn mùa + Do ai sáng tác? - Mai Đức Anh - Cô viết tên bài thơ cho trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Cô đọc lần 2: Sử dụng tranh chữ to - Trẻ lắng nghe cô đọc - Giảng nội dung: Bài thơ nói ánh nắng của bốn mùa trong năm sự dịu dàng của mùa xuân, sự hung hăng - Trẻ lắng nghe của mùa hè vàng hoe như mùa thu và sự buồn tủi của mùa đông vì ko có nắng * HĐ3: Trích dẫn đàm thoại + Bài thơ nói về điều gì? - Nắng bốn mùa + Bài thơ cho các con biết những mùa nào? - Mùa xuân, hạ, thu, đông + ánh nắng của mùa xuân, mùa thu, mùa hè như thế - Trẻ trả lời nào? + Mùa gì cất tiếng khóc? Vì sao? - Mùa đông, không có nắng * HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ: - Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần - Trẻ đọc cùng cô - Cho trẻ đọc theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá - Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhân đọc thơ đọc thơ cùng cô - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho cả lớp đọc lại một lần nữa 1 lần - Cả lớp đọc - Giáo dục trẻ biết về các mùa trong năm và sự thay - Trẻ lắng nghe đổi của thời tiết để ăn mặc cho phù hợp *Kết thúc: - Cho trẻ hát bài” Trời nắng trời mưa” và góc vẽ - Hát và về góc vẽ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> ông mặt trời HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LQVT: Nhận biết vị trớ trong - ngoài I. Kết quả mong đợi: - Cô hướng dẫn trẻ nhận biết vị trớ trong ngoài của đồ vật - Rèn sự chú ý ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Khả năng diễn tả mạch lạc chính xác các phía của bản thân. - Giỏo dục trẻ vào trong nhà khi thời tiết nắng núng II.Chuẩn bị: - Xắc xụ, rổ, III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1.Gây hứng thú: Cho trẻ chơi trũ chơi: Tập tầm vong - Trẻ chơi trò chơi HĐ2. Ôn tập nhận biết phía trên phía dưới phía trước phía sau - Cô cho trẻ chơi trũ chơi: " Trời mưa" - Trời mưa Trời mưa các con phải làm gỡ? Che ụ ở đâu gọi là phía gỡ? - Che ô ở phía trên đầu - Cụ cho trẻ ụn lại cỏc phớa - Trẻ ôn lại 2. Nhận biết vị trớ trong ngoài - Hôm nay chị gió đang muốn vào lớp chúng mỡnh để cùng học đấy - Cỏc con thấy trong lớp mỡnh cú ai? - Có các bạn - Ngoài lớp mỡnh cú ai? - Có các tranh ảnh ở hành lang Cụ cho 3-4 trẻ trả lời. Cả lớp trả lời. - Bây giờ bạn búp bê đang cần một chiếc hộp - Cụ bỏ bạn búp bê vào và hỏi trẻ bạn búp bê đang ở đâu? - Cho trẻ phỏt õm bờn trong - Trong hộp - Tương tự cho búp bê ở ngoài và đàm thoại cùng trẻ - Trẻ phát âm 3. Luyện tập Cỏc con học rất là giỏi rồi cụ sẽ cho chỳng mỡnh chơi 1 trũ chơi nhé - Trẻ lắng nghe * Trò chơi : “Thi ai nhanh nhất”. Trò chơi này chúng mình phải chú ý, ai giỏi và thông minh nhất mới chơi được - Trẻ chơi trò chơi Cụ lắc xắc xụ mạnh thỡ cỏc con chạy vào trong lớp, khi cụ lắc xắc xụ nhẹ cỏc con ra ngoài lớp Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ . Các con vừa chơi trò chơi gì ? * Trũ chơi: Nhanh tay - Cô cho mỗi bạn một một rổ và một chiếc quạt và cho trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô - Trẻ chơi 3. Kết thúc : Cô nhận xét giờ học: Hôm nay bạn búp bê rất vui khi được tham gia học cùng học với lớp mỡnh bạn bỳp bờ muốn mời cỏc bạn đi thăm lớp bên cạnh và quan sát xem bên trong lớp - Trẻ lắng nghe bạn có gỡ? Và bờn ngoài lớp bạn cú gỡ? Cỏc con đi cùng đi tham quan lớp bạn.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> cô nào và bạn búp bê nào HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trò chuyện về trang phục các mùa TCVĐ: Trời mưa, gió thổi Chơi tự do * Cách tiến hành: - Cô đọc các câu đố về các mùa cho trẻ giải đáp - Cho trẻ chơi Tc “ Thi ai chọn đúng” Chia trẻ thành 2 đội cho trẻ chọn tranh cách ăn mặc, cảnh các mùa - Cô kiểm tra kết quả - Trò chuyện với trẻ về cách ăn mặc của từng mùa + Một năm có mấy mùa? + Đó là những mùa nào? + Trang phục của các mùa đó như thế nào? - Cô hỏi trẻ về trang phục các mùa - Giáo dục trẻ ăn mặc đúng mùa, giữ gìn sức khoẻ từng mùa - TCVĐ: Trời mưa, gió thổi - Cho trẻ chơi tự do . Cô quan sát trẻ chơi an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng khu du lịch Góc kết hợp: Góc nghệ thuật: Tô màu trang phục các mùa Góc KPKH: Chơi với cát sỏi * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Gió thổi " - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng. Mùa hè đến trời rất nóng nực các con có muốn có nơi nghĩ ngơi mát mẽ không, hôm nay ở góc xây dựng các bác công nhân sẽ xây dựng khuôn viên cho khu nghĩ mát để các con được nghĩ ngơi vào mùa hè - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc nghệ thuật, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc bản thân mặc ấm vào mùa đông, mặc mát về mùa hè và khi thời tiết thay đổi chơi trong bóng mát - Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hoàn thành vở toán * Cách Tiến hành - Cho trẻ hát bài : Cho tôi đi làm mưa với trò chuyện về chủ đề - Các con vừa hát bài hát gì? Cho tôi đi làm mưa với - Khi trời mưa thì có gì? Có chị gió - Hạt mưa giúp ích gì cho chúng ta? Cho cây côi xanh - Vậy không có mưa cây cối có sống được không? Không - Không có mưa con người như thế nào? Không có nước sinh hoạt + Cô giới thiệu tên bài tập + Các con đã được học làm quen với toán đếm đến 4 hôm nay cô sẽ cho các con hoàn thành trong vở toán - Cho trẻ đọc thơ: Nắng bốn mùa - Cô bao quát sữa sai cho trẻ - Cô hướng dẫn cho những trẻ còn yếu hoàn thành bài tập + Kết thúc: Cô nhận xét và giáo dục trẻ luôn chăm chỉ chú ý học tập để bước vào kỳ nghĩ hè bổ ích - Cho trẻ dọn đồ dùng đúng nơi quy định + Cho trẻ chơi tự do các góc. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...*********************************************.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2013 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Âm nhạc Dạy hát: Mùa hè đến (N&L: Nguyễn Thị Nhung) Nghe hát: Mùa xuân ( N&L: Hoàng Văn Yến) TCÂN: Đoán tên bạn hát I. Kết quả mong đợi: -Trẻ nhớ tên bài hát , Tên nhạc sỹ trẻ hiểu được nội dung bài hát -Thể hiện bài hát đúng nhịp điệu,chơi trò chơi thành thạo - Giáo dục trẻ biết về các mùa trong năm, và ăn mặc phù hợp thời tiết các mùa 2.Chuẩn bị: - Bài hát, mũ chóp... 3.Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *HĐ1: ổn định - Cho trẻ chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa -Trẻ chơi trò chơi: trời mưa - Trời nắng vào mùa nào? - Mựa hố - Vào mùa hè thời tiết như thế nao ? - Nắng nóng - Có bài hát nói đến hôm một mùa mà có nhũng ánh nắng - Trẻ lắng nghe gay gắt rất hay hôm nay cô cháu mình cùng làm quen bài hát: Mùa hè đến *HĐ2: Dạy hát: - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát nhạc sỹ - Cô vừa hát bài hát gì? sáng tác của ai? - Mùa hè đến, Nguyễn Thị Nhung - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 minh hoạ bài hát -Trẻ chú ý nghe cô hát - Cô hát lần 3: Bài hát nói đến mua hè đến thi chim hót - Trẻ lắng nghe vui, bướm lượn trong nắng và em bé rất vui hát ca để đón mùa hè sang - Cho cả lớp hát cùng cô 3 - 4 lần - Cả lớp hát - Cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau thể hiện bài hát - Tổ nhóm cá nhân hát + Cho trẻ đọc thơ: Nắng bốn mùa - Cả lớp đọc thơ - Mùa hè đến thì như thế nào? - Chim hót vui - Con bướm nó vui mừng và bay lượn ở đâu? - Bướm vờn hoa và bay trong nắng - Mùa hè đến thì như thế nào? - Vui - Em đã làm gì để đón mùa hè? - Em hát ca - Cho cả lớp hát lại - Cả lớp cùng hát lại * Giáo dục trẻ biết về thời tiết các mùa và mặc quần áo cho phù hợp với thời tiết các mùa *HĐ3: Nghe hát “ Mùa xuân” - Cô giới thiệu bài hát, tên tác giả - Nghe hát - Cô hát lần 1 giới thiệu tên bài hát - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Cô hát lần 2 : Minh hoạ bài hát cho trẻ hưởng ứng - Cô vừa hát bài hát gì? - Mùa xuân *HĐ4: TCÂN: Đoán tên bạn hát - Cô nêu tên trò chơi luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi - Trẻ chơi trò chơi - Cô bao quát và chơi cùng trẻ.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Kết thúc: Cho trẻ hát lại 1 lần nữa đi ra sân. - Trẻ hát đi ra sân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Giải câu đố về các mùa TC: Trời nắng trời mưa, thổi nơ Chơi tự do * Cách tiến hành: - Dặn dò trẻ trước lúc ra sân - Cho trẻ đọc bài thơ “ Nắng bốn mùa” Trò chuyện với trẻ về bài thơ, về các mùa trong năm Hỏi trẻ: + Vừa đọc bài thơ gì? + bài thơ nói về các mùa nào? + Thời tiết các màu đó như thế nào? * Cô giới thiệu tên hoạt động - Cô làm người dẫn chưng trình, lần lượt cho trẻ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi - Cô đọc thăm cho trẻ trả lời - Nhận xét,tuyên dương trẻ - Giáo dục trẻ biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết các mùa - Cho trẻ chơi: Trời nắng trời mưa, thổi nơ - Cho trẻ chơi tự do trên sân trường: cô quan sát trẻ chơi an toàn HOẠT ĐỘNG GÓC Góc chơi chính: Góc xây dựng: Xây dựng nhà tắm Góc kết hợp: Góc phân vai: Siêu thị Góc KPKH: Nhổ cỏ cho cây * Cách tiến hành: + Thỏa thuận chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi " Gió thổi " - Trò chuyện vê trò chơi - Cô giới thiệu góc chơi chính: Góc xây dựng. Mùa hè đến trời rất nóng nực các con có muốn có nơi để tắm mát không nòa? Hôm nay ở góc xây dựng các bác công nhân sẽ xây dựng nhà tắm để các con được nghĩ ngơi tắm mát vào mùa hè nóng nực - Cô giới thiệu qua các góc kết hợp: Góc phân vai, góc KPKH - Cho trẻ chọn góc chơi và thoả thuận vai chơi - Dặn dò trẻ trong khi chơi và sau khi chơi xong phải làm gì? + Quá trình chơi: - Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ - Hướng dẫn những trẻ còn lúng túng + Nhận xét: - Cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ về góc chính xây dựng để cùng nhận xét + Các con hãy về góc xây dựng quan sát xem các kỹ sư xây được những gì nào? + Cho trẻ tự giới thiệu góc chơi và các bạn nhận xét + Cô nhận xét bổ sung - Giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc bản thân mặc ấm vào mùa đông, mặc mát về mùa hè và khi thời tiết thay đổi chơi trong bóng mát.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Liên hoan văn nghệ cuối tuần Đóng mở chủ điểm * Các tiến hành: * Dạo chơi , vệ sinh vườn trường: Cho trẻ đọc thơ ” Nắng bốn mùa” và đi ra sân. Cô và trẻ dạo chơi quanh trường và gợi ý trẻ nhặt rác, nhặt lá vàng bỏ vào thùng rác. - Trò chuyện cùng trẻ về thời tiết các mùa. Ôn tập trong chủ điểm - Cho trẻ kể về các hiện tượng tự nhiên và các mùa trong năm - Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu các bài thơ, bài hát trong chủ điểm - Cô cho cả lớp, nhóm, cá nhân biễu diễn - Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm nước + Chúng ta đang học chủ điểm gì? + Các con hãy kể cho cô và cả lớp nghe con biết nước có ích lợi gì cho chúng ta? + Thế chúng ta đã tìm hiểu được những đặc điểm gì của chúng? + Các con đã học được những bài hát, bài thơ,câu chuyện , bài đồng dao, ca dao của chủ điểm các hiện tượng tự nhiên? + Cô cho trẻ hát, đọc thơ, kể chuyện đã học - Cô hát cho trẻ nghe “ Mưa rơi ” - Giới thiệu cho trẻ chủ điểm mới - Tuần tiếp chúng ta làm quen một chủ điểm nhánh mới: “ Quê hương đất bước Bác Hồ” - Cô giới thiệu một số đặc điểm chủ điểm mới - Cho trẻ cùng cô dán mảng tường mở vào chủ điểm ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………............................................... ......................................................................................................... ………………………….... **************************************.

<span class='text_page_counter'>(52)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×