Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.51 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>(VietQ.vn) - Với mức tiêu thụ 5,1 tỉ gói mì ăn liền trong năm 2012, Việt Nam là nước </b>
<b>đứng thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản về tiêu thụ mì ăn liền. </b>
<b>Tuy nhiên, mì ăn liền lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người tiêu dùng.</b>
Với các ngun liệu chính: bột mì, dầu ăn cùng một số gia vị tạo hương vị, bột
ngọt, <b>mì ăn liền</b> chỉ là thực phẩm làm no dạ dày chứ khơng có giá trị nhiều về dinh
dưỡng do rất ít chất xơ, vitamine, khoáng chất... trong thành phần của mì. Ở nhiều
quốc gia “mì gói” thì cịn coi đây là đồ ăn vặt, ăn “chơi”, không được đưa vào các
bữa chính để tăng cường, bảo vệ sức khỏe cho con người. Mùa bão lũ, <b>mì ăn</b>
<b>liền</b> đã là đồ cứu đói phổ biến nhất.
<i>Mì ăn liền tiềm ẩn nhiều nguy hại</i>
Theo <b>tiêu chuẩn</b> Codex của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), <b>mì ăn liền</b> được
phép sử dụng các chất điều chỉnh axít, chất tăng cường hương vị, chất làm đơng
đặc, chất giữ ẩm, chất chống ơxy hóa, chất xử lý bột, hóa chất bảo quản… Tuy
nhiên, trong đó đáng nói nhất là muối natri, là nguyên nhân chính làm cho mì ăn liền
trở thành món ăn có hàm lượng natri cao. Và khi có hàm lượng Natri cao, <b>mì ăn</b>
<b>liền</b> có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, suy thận và một số vấn đề sức
khỏe khác. Cũng chính bởi vậy mà các nhà y khoa đã khuyến cáo thậm chí chống
chỉ định đối với những người <b>cao huyết áp</b> không được ăn nhiều thực phẩm giàu
natri.
Không chỉ natri mà chất sáp có trong mì cũng gây tổn hại cho người dùng. Nếu để ý
sẽ thấy sau khi đổ nước nóng vào bát mì, một lúc sau sáp sẽ nổi trên mặt nước.
Hoặc nếu để bát mì nguội lạnh, một lớp sáp như váng mỡ nổi lên trên. Đây chính là
chất propylene glycol, một <b>hóa chất </b>chống đơng cũng như giữ ẩm, được FAO cho
Ngoài ra, để cải thiện hương vị cho <b>mì ăn liền</b>, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các
hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy
hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này
cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu
trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến <b>ung thư</b>.
Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong q trình
này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài <b>chất có độc</b>. Giống
như tất cả các loại <b>thực phẩm</b> loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ
C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
Như vậy, mì ăn liền (mì tơm) là loại thức ăn nhanh, dùng để ăn tạm “chữa cháy” khi
thật cần thiết chứ không nên dùng thường xun. Và ngành cơng nghiệp mì ăn liền
cũng cần sản xuất ra sản phẩm khơng có chất béo trans.
Thực ra, đến nay vẫn chưa thể chứng minh rõ ràng việc <b>mì ăn liền</b> có được chế biến
bằng dầu ăn tái sử dụng nhiều lần hay không. Tuy nhiên đã có những nghi ngờ,
quan ngại từ phía khơng chỉ người sử dụng mà ngay cả các nhà quản lý, vì vậy việc
đưa ra lời <b>cảnh báo</b> cho người <b>tiêu dùng</b> về việc sử dụng mì ăn liền chế biến bằng
dầu ăn tái chế cũng không thừa.