Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.91 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Thân phận người thầy
( Tia sáng )
Người thầy ngày xưa sống với nghề, được xã hội trọng vọng, có quyền hành và có tự do
trong việc tổ chức giảng dạy và đánh giá học sinh của mình. Cịn người thầy ngày nay
trong xã hội ta thì sao?
Chân dung người thầy hiện nay
Người thầy ngày nay nhất là đối với giáo viên phổ thông thực sự là một người “thợ dạy”
nghèo về vật chất, vất vả áp lực trong công việc, thiếu tự do và quyền hạn trong chun
mơn, và do đó, cũng chẳng phong phú gì về mặt tinh thần.
Trước hết là chuyện cơm áo gạo tiền. Theo kết quả đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà
Nguyễn Thị Bình, ngun Phó chủ tịch nước, làm chủ nhiệm cho thấy: “Thu nhập bình
quân từ lương và các phụ cấp theo lương trong khoảng từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng.
Tính theo năm cơng tác thì lương giáo viên sau 13 năm từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng, sau
25 năm từ 4,1 đến 4,7 triệu đồng/tháng. GV mới ra trường ở cả 3 cấp học nhận mức
lương trên dưới 2 triệu đồng/ tháng. Với số lượng GV như hiện nay, theo tính tốn của đề
tài, chỉ khoảng 50% GV các cấp có thâm niên dạy học từ 13 năm trở lên và được hưởng
mức lương bình quân, 50% cịn lại được hưởng dưới mức lương bình qn”1.
Lương của giáo viên như thế, trong khi vật giá đắt đỏ, các thầy cô cứ phải sống tằn tiện
qua ngày. Nếu hai vợ chồng cùng là giáo viên, nuôi hai đứa con ăn học, thì kể là đói. Có
thực mới vực được đạo, bụng mà cịn đói thì khó có thể nói chuyện lý tưởng “trồng
người”, tiêu cực dạy thêm học thêm, mua bán, trao đổi điểm chác cũng từ đây mà ra, làm
nền giáo dục đi xuống, làm hình ảnh người thầy nhếch nhác trong mắt học trò và xã hội.
là đủ thứ danh hiệu gắn liền với cá nhân với tập thể.
Về thời gian, trước đây tuy vẫn thiếu thốn, nhưng người giáo viên cịn thong dong về mặt
thời gian vì họ chỉ dạy một buổi, nay đa số trường dạy hai buổi một ngày, nên họ phải có
mặt ở trường từ sáng sớm đến chiều, về tới nhà lại còn phải lo chuyện gia đình, con cái,
rồi bao nhiêu chuyện không tên như soạn giáo án, làm sổ sách, vv. Ngày này qua ngày
khác làm họ mệt mỏi, những người có lý tưởng khi mới vào nghề vì vậy cũng phai nhạt
dần.
Chuyện thiếu thời gian, thu nhập ở trên đã là vấn đề, thì chuyện áp lực trong nghề nghiệp
là vấn đề trầm trọng, thường trực đối với người thầy hiện nay. Nhiều giáo viên nói với tơi
là họ bị căng thẳng thường trực vì ln chịu áp lực. Căng thẳng vì phải ln lo đối phó
với các đồn thanh tra, kiểm tra từ Bộ, từ sở, từ phòng và từ ban giám hiệu trường. Có
những đợt thanh tra, dự giờ có báo trước, nhưng cũng có nhiều lúc khơng báo trước. Để
đối phó với các đồn thanh tra, giáo viên nhiều lúc phải bố trí cho học sinh đóng kịch, tạo
ra các giờ học “chất lượng” giả tạo, không phản ánh đúng chất lượng thật, khơng tốt gì
cho học sinh và cho cả xã hội.
thi các kỳ kiểm tra trong năm đều do phòng và sở giáo dục ra. Nghĩa là giáo viên cứ dạy
theo những gì có sẵn, nhưng ai đó bên trên họ lại là người giữ quyền đánh giá học sinh
của họ.
Người thầy cịn chịu áp lực vì bệnh thành tích, hệ quả của cách quản lý giáo dục kiểu “thi
các thành tích thi đua khen thưởng này. Sự hơn thua trong các cuộc đua được đánh giá
thông qua các thành tích điểm số bên ngồi. Vì phải đua, nhà trường khốn cho giáo viên
làm sao đó để cuối kỳ, cuối năm, phải đạt bao nhiêu học sinh khá, giỏi, xuất sắc nhằm có
được những con số đẹp trong các báo cáo. Ngồi chuyện này, hệ thống cịn tổ chức vô số
các cuộc đua khác, một người bạn giáo viên tiểu học viết thư cho tôi kể: “bọn mình dạy
tiểu học đến trường ngày 2 buổi cho đến hết tuần. Tối về lại bao nhiêu việc không tên
khác như làm báo cáo, soạn bài, làm các chuyên đề để lên lớp và ôn luyện cho các cuộc
thi: Thi quản lí giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp, thi khảo sát chất lượng quản lí và giáo
viên, hội thi hát dân ca, thi đàn piano, thi luật an toàn giao thơng….Tháng 1 này (2013)
chúng mình đếm có đến 6 cuộc thi quan trọng. Nghe thầy Hiệu trưởng công bố chúng
mình hồn vía lên mây xanh cả, cảm thấy áp lực vơ cùng”.
Người thầy bị giao phó đủ thứ nhưng lại chẳng có quyền hành gì trong cơng việc. Các đề
thi các kỳ kiểm tra trong năm đều do phòng và sở giáo dục ra. Nghĩa là giáo viên cứ dạy
theo những gì có sẵn, nhưng ai đó bên trên họ lại là người giữ quyền đánh giá học sinh
của họ. Khơng có quyền gì, nhưng họ lại là người phải chịu trách nhiệm nếu như học sinh
mình khơng đỗ đạt cao. Kiểu tổ chức thi cử đánh giá này thể hiện sự không tin tưởng và
tôn trọng người thầy, đặt cả thầy và trò vào thế bị động, buộc họ phải đối phó một cách
căng thẳng và tiêu cực. Với cách làm này, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu tại sao giáo viên
sẵn sàng dạy “văn mẫu” cho học sinh, vì chỉ làm như vậy mới có thể đối phó với các đề
thi áp đặt từ trên xuống.
Người Thầy trong xã hội Phần Lan
Tơi xin lấy mơ hình giáo dục Phần Lan, một nền giáo dục đang thu hút cả thế giới vì sự
thành cơng kỳ diệu của nó trong những thập niên gần đây, để làm mốc quy chiếu nhằm từ
đó biết chúng ta đang ở đâu trên thế giới này.
Cũng như Việt Nam, người Phần Lan xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa
của sự tăng trưởng và cạnh tranh quốc tế. Tại xứ Bắc Âu này, người thầy được cả xã hội
tin tưởng và quý mến. Do đó, cửa vào ngành sư phạm là rất hẹp, giới trẻ xem nghề giáo là
một nghề lý tưởng, ai cũng muốn trở thành “kỹ sư tâm hồn”, nên ngành sư phạm tha hồ
chọn người tài. Cô Paula, một giáo viên trong ngôi trường mà chúng tôi đã chọn quan sát
ở Phần Lan kể về con đường trở thành giáo viên tiểu học của cơ: “khóa thi vào khoa sư
phạm của tơi năm đó chỉ có 1/5 ứng sinh trúng vào vòng hai, trong số này, sau nhiều
vòng phỏng vấn, người ta chỉ chọn ra một người mà thơi” 2. Và để trở thành giáo viên
chính thức của trường này, chị đã phải vượt qua 36 hồ sơ khác cùng nộp đơn dự tuyển.
Con đường trở thành giáo viên ở bất kỳ cấp học nào tại xứ này cũng thực sự gian truân
Giáo viên Phần Lan không hề phải chịu bất kỳ áp lực gì, chẳng ai thanh tra rình rập họ.
Hiệu trưởng thỉnh thoảng có thể góp ý, nhưng khơng có quyền nói với họ là họ phải làm
thế này thế khác. Giáo viên chẳng cần phải thi đua với ai, so bì với ai, chẳng có các cuộc
thi giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp này cấp kia. Hệ thống giáo dục Phần Lan hồn
tồn vắng bóng hình thức thi đua khen thưởng như ở ta.
Người thầy trong xã hội Phần Lan là một chuyên gia giáo dục, ai cũng phải có bằng thạc
định mục tiêu chương trình giảng dạy, họ tự do trong việc tổ chức giảng dạy, lựa chọn
phương pháp sư phạm và đánh giá học sinh. Về đời sống vật chất, lương bổng cho phép
họ sống đàng hoàng để toàn tâm toàn ý dấn thân cho nghề nghiệp. Theo báo cáo của Hội
đồng châu Âu, lương trung bình trước thuế của giáo viên phổ thông Phần Lan trong năm
học 2011 - 2012 là 2 598 euro/ tháng3, tương đương với 72.479.364 vnđ, trong khi tôi
thấy vật giá giữa Việt Nam và Phần Lan không chênh lệch nhau là mấy.
Giáo viên Phần Lan không hề phải chịu bất kỳ áp lực gì, chẳng ai thanh tra rình rập họ.
Hiệu trưởng thỉnh thoảng có thể góp ý, nhưng khơng có quyền nói với họ là họ phải làm
thế này thế khác. Giáo viên chẳng cần phải thi đua với ai, so bì với ai, chẳng có các cuộc
thi giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp này cấp kia. Hệ thống giáo dục Phần Lan hồn
tồn vắng bóng hình thức thi đua khen thưởng như ở ta.
Người Phần Lan quan niệm đơn giản về triết lý giáo dục, đó là nhiệm vụ của nhà trường
là làm cho trẻ em hạnh phúc, bởi một đứa trẻ hạnh phúc thì cũng là đứa trẻ phát triển tồn
diện, có đầy đủ khả năng để lãnh hội bất kỳ thứ gì. Mọi hình thức cạnh tranh, kiểm tra,
kiểm soát chỉ gây ra căng thẳng cho cả thầy và trị, khi bị căng thẳng sẽ khơng thể có mơi
trường thoải mái thực sự để có thể sáng tạo. Hơn nữa phương cách này chẳng giúp cải
thiện chất lượng giảng dạy, nó chỉ tạo ra sự giả dối mà thôi. Một cán bộ quản lý giáo dục
cấp địa phương nói với chúng tơi trong đợt chúng tơi khảo sát ngôi trường nằm trong
vùng ông quản lý: “Ngày nay chúng tơi khơng có bất kì loại thanh tra nào cả. Về mơn
Lịch sử thì tơi nhớ cách đây 20 hay 40 năm gì đó người ta có thanh tra, nhưng giờ thì
hồn tồn khơng. Tơi nghĩ, thanh tra cũng khơng mang lại gì. Vì nếu như bạn biết có
thanh tra, thì bạn sẽ làm tốt hơn để đối phó, và như vậy là khơng thật, và cũng khơng thật
đối với học sinh nữa. Là giáo viên thì bạn phải dạy tốt mỗi ngày, khơng phải để đối phó
với thanh tra nhưng mà dạy tốt cho học sinh”.
Có lẽ vì người thầy trong xã hội Việt Nam như vậy mà người trẻ ngày nay quay lưng lại
với nghề giáo, trường sư phạm thiếu vắng đầu vào có chất lượng. Phản ánh về thực trạng
này, Bà Trần Thị Tâm Đan- nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong Hội thảo “Khoa học sư phạm trong chiến
lược đào tạo giáo viên - yếu tố căn bản của đổi mới giáo dục Việt Nam” ngày 28-12-2011
đã mô tả: “Giáo viên cũ chuyển ngành, thế hệ trẻ thì quay lưng lại với nghề giáo. Một xã
hội mà người thầy không ai muốn làm thì sẽ đi đến đâu?”. Một câu hỏi nhức nhối đáng