Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.99 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<b>MÔ TẢ SÁNG KIẾN</b>
<b>Mã số (do thường trực hội đồng ghi): ………</b>
<b>1. Tên sáng kiến: “Rèn ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu</b>
<b>quả cho học sinh lớp 9 qua chương điện học”</b>
<b>2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.</b>
<b>3. Mô tả bản chất của sáng kiến:</b>
<b>3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:</b>
Hiện nay phần lớn học sinh có ý thức sử dụng điện tiết kiệm trong nhà
trường, gia đình nhưng cịn khơng ít các em chưa biết sử dụng điện đúng cách
nên gây lãng phí như: trong các giờ học, mặc dù đủ ánh sáng nhưng các em vẫn
sử dụng đèn, trong các giờ ra chơi, tập thể dục, các giờ học ở phòng chức năng
hoặc các hoạt động tập thể ngồi trời … thì các em vẫn còn để các thiết bị điện
hoạt động, khi ra về các em quên không tắt các thiết bị điện.
Học sinh chưa biết cách sử dụng tiết kiệm điện đối với một số đồ dùng
điện, do đó nhà trường và gia đình phải tốn một khoản chi phí khơng nhỏ cho
tiền điện mỗi tháng.
Để giúp học sinh có ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả chúng
tôi đề ra một số giải pháp: “Rèn ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu
<b>quả cho học sinh lớp 9 qua chương điện học” . Nhằm hình thành kĩ năng </b>sử
dụng điện tiết kiệm và hiệu quả qua hành động cụ thể ở lớp học, gia đình.
<b>3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến:</b>
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm, an tồn và hiệu
quả. Hình thành hành vi và thói quen sử dụng tiết kiệm điện năng.
Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để thực hành sử dụng năng
lượng điện tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
<b>- Nội dung giải pháp: </b>
<i><b>Điểm mới: từ thực trạng học sinh chưa có ý thức trong việc sử dụng điện</b></i>
đúng cách gây lãng phí, nên để giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng
điện tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường và gia đình, giáo viên tích hợp kiến
thức về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả vào các bài học cụ thể trong chương
điện học của lớp 9.
Tổ chức cho học sinh thực hành tiết kiệm điện tại gia đình, để học sinh ý
thức được đây là một hành động nhỏ nhưng tiết kiệm lớn. Qua đó, học sinh vận
động được mọi người cùng thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
Trước hết giáo viên cần có ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như
tắt các thiết bị điện (quạt điện, bóng đèn, ti vi..) khi khơng có người sử dụng và
khi khơng cần thiết, đồng thời tuyên truyền, động viên mọi người trong nhà
trường và gia đình cùng thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng điện.
<b>2/ Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng</b>
<b>lượng điện tiết kiệm và hiệu quả qua chương điện học”.</b>
<i><b>Về kiến thức: giúp cho học sinh hiểu khái niệm về điện năng, vai trò của</b></i>
điện năng đối với con người, tình hình sử dụng năng lượng điện hiện nay, ý
nghĩa của việc sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả và các biện pháp
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
<i><b>Về kĩ năng: giúp các em hình thành các kĩ năng có thể liên kết kiến thức</b></i>
các môn học với nhau, các biện pháp thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả trong hoạt động của các thiết bị và trong đời sống hằng ngày. Có khả năng
tun truyền, giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các thành viên khác trong
gia đình và cộng đồng về ý thức sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả,
các kĩ năng thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng điện trong đời
sống.
<i><b>Về hành vi, thái độ: ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết</b></i>
kiệm và hiệu quả năng lượng điện. Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của
việc sử dụng điện khơng hợp lí. Thực hiện sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và
hiệu quả trong gia đình, nhà trường. Ham muốn tìm tịi khám phá nguồn năng
lượng mới, tìm kiếm các giải pháp kĩ thuật tiết kiệm năng lượng điện, các biện
pháp tuyên truyền, phổ biến sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.
<b>3/ Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng điện</b>
<b>trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng</b>
<b>lượng điện tiết kiệm và hiệu quả thông qua các giờ học ở lớp.</b>
Nội dung tích hợp chủ yếu trong chương điện học là giáo dục học sinh ý
thức sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, đồng thời qua học sinh tác động đến gia
đình và xã hội. Nội dung tích hợp vào từng bài ở chương I: Điện học cụ thể như
sau:
<i><b>Bài 3. Thực hành xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế</b></i>
<b>Bài 5. Đoạn mạch song song</b>
Qua bài học này, giáo dục học sinh biết cách sử dụng năng lượng có hiệu
quả, tiết kiệm.
<i><b>Bài 7,8,9. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, tiết diện dây dẫn,</b></i>
<i><b>vật liệu làm dây dẫn</b></i>
Giúp học sinh biết khi mắc mạch điện cần lựa chọn phương án mắc
dây điện như thế nào để đảm bảo an toàn nhất và đường đi ngắn nhất để có thể
tiết kiệm vật liệu và tiết kiệm điện năng. Giúp học sinh biết cần phải lựa chọn
dây dẫn có tiết diện phù hợp với mục đích sử dụng, để tăng hiệu quả sử dụng,
giảm kinh phí và hao phí điện năng, tránh gây ra chập cháy đường dây.
Giúp cho học sinh biết cách chọn đồ dùng điện có cơng suất hợp lí, qua
đó giáo dục học sinh ý thức hạn chế sử dụng điện năng trong giờ cao điểm, sử
dụng các thiết bị tiêu hao ít điện năng nhưng có hiệu quả cao. Hình thành thói
quen sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện.
Biết sử dụng các thiết bị điện hợp lý như đèn thắp sáng. Thông qua bài
học, giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của việc tiết kiệm điện năng, biết cách sử
dụng tiết kiệm năng lượng điện, có ý thức sử dụng tiết kiệm điện và biết vận
động các thành viên trong gia đình, làng xóm cùng sử dụng tiết kiệm năng lượng
điện.
<i><b>Bài 16. Định luật Jun –Lenxơ</b></i>
Giáo dục học sinh: Tắt hệ thống điện khi không cần thiết để giảm hao phí,
tránh gây sự cố về điện.
<i><b>Bài 19. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện </b></i>
Giáo dục học sinh để sử dụng điện năng an toàn, tiết kiệm, mỗi người,
mỗi gia đình phải có ý thức chung. Dó đó, để tiết kiệm điện năng có hiệu quả,
em cần thuyết phục các thành viên trong gia đình cùng thực hiện.
<b>4/ Hình thành các thói quen, ý thức sử dụng năng lượng điện tiết</b>
<b>kiệm và hiệu quả</b>
Giáo viên cần hình thành cho học sinh có thói quen, ý thức sử dụng năng
lượng điện tiết kiệm và hiệu quả, qua những việc làm cụ thể sau:
+ Không bật điện sáng khi không học trong lớp (trong giờ chào cờ, giờ
thể dục...).
+ Khơng bật đèn khi có đủ ánh sáng trời (nhất là các phịng học ở tầng cao
khơng bị che khuất ánh sáng tự nhiên).
+ Tắt các thiết bị dùng điện khi tan học, cũng như khi ra khỏi nhà nhằm
tiết kiệm điện và tránh hoả hoạn.
+ Sử dụng quạt điện phù hợp với nhiệt độ của môi trường. Nên cho quạt
chạy ở tốc độ thích hợp quạt càng chạy nhanh càng tốn điện.
+ Máy tính: nên tắt máy tính nếu khơng có ý định dùng trong vòng 15
phút. Chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để: Vừa bảo
+ Tủ lạnh: hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện.
+ Ti vi: khơng nên để màn hình ở chế độ sáng quá để đỡ tốn điện, không
nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy.
<b>5/ Tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật và thực hành</b>
<b>sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh khối 9.</b>
<i><b>+ Tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật:</b></i> để khuyến khích
học sinh chế tạo những thiết bị tiết kiệm điện, ham muốn tìm tịi khám
phá nguồn năng lượng mới, tìm kiếm các giải pháp kĩ thuật tiết kiệm năng lượng
điện. Qua đó giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm điện.
<i><b>+ Thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình:</b></i>
Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành sử dụng điện tiết kiệm
và hiệu quả tại gia đình.
Hình thức: Thực hành tại gia đình.
Đối tượng: 64 học sinh (lớp 9/4: 34 học sinh; lớp 9/6: 30 học sinh)
Nội dung:
- Học sinh thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình.
- Vận động các thành viên trong gia đình cùng sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng điện.
Giáo viên kiểm tra kết quả thực hành thông qua: báo cáo kết quả hàng
tháng của học sinh (phiếu thu tiền điện trong tháng 10 và tháng 11)
Tháng 10: số hộ vượt quá 100kwh là: 19/64
Tháng 11: số hộ vượt quá 100kwh là: 10/64
Từ số liệu trên cho thấy học sinh vận dụng được các kiến thức đã học, nên
có ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và vận động được các thành viên
trong gia đình cùng thực hiện.
<b>3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: </b>
Các giải pháp trên có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 7 và học sinh
khối 8, để thực hành tiết kiệm chống lãng phí điện năng, thông qua học sinh
tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
Để thực hiện các giải pháp trên cho học sinh khối 7 và khối 8, chúng tôi
đề xuất BGH, tổ chuyên môn mở chuyên đề trong phạm vi tổ, trường trao đổi
kinh nghiệm với các giáo viên bộ môn đưa giải pháp mới vào bài học ở khối 7
và 8, để giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả.
<b>3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp</b>
<b>dụng giải pháp: </b>
Qua thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình của 64 học
sinh ở hai lớp 9/4 và 9/6, kết quả tiền điện trong hóa đơn thu tiền điện hàng
tháng giảm rõ rệt, từ đó cho thấy khi áp dụng giải pháp mới, học sinh có ý thức
sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đồng thời vận động được các thành viên
trong gia đình cùng thực hiện, do đó giảm chi tiêu cho gia đình.
Học sinh có ý thức thực hành tiết kiệm điện trong nhà trường: chỉ sử dụng
đèn, quạt khi cần thiết, biết nhắc nhở nhau tắt đèn quạt khi ra về, hoặc khi học ở
các phòng chức năng. Do đó chi phí tiền điện ở trường cũng giảm đáng kể.
Trong các giờ học thực hành học sinh có ý thức tiết kiệm điện cụ thể: học
sinh biết lựa chọn các thiết bị phù hợp để lắp đặt mạch điện hạn chế tối đa việc
hao phí điện năng.
Học sinh có ý thức vận động mọi người cùng sử dụng năng lượng điện tiết
kiệm và hiệu quả.
<b>3.5. Những thông tin cần bảo mật: khơng có</b>
<b>3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: </b>
- BGH coi việc tiết kiệm điện năng là một tiêu chí đánh giá xếp loại đạo
đức, rèn luyện đối với học sinh.
- Tổ chức giáo dục thường xuyên các em HS về ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
<b>3.7. Tài liệu kèm theo : khơng có</b>