Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Giao an Mi thuat 5 nam 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.13 KB, 90 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Tuần 1. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 1 : Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ I. Mục tiêu: -Hiểu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân. -Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ -Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Thường thức mĩ thuật. Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. b. HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh đọc mục 1 trang 3 sách giáo khoa và thảo luận câu hỏi: -Nêu vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân? -Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ? Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận -Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh 1906 tại Hà Nội. -Năm 1931 ông tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương. -Những năm 1939-1944 là giai đọan sáng tác sung sức nhất của ông. -Năm 1954 ông đã hi sinh trên đường đi công tác. -Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị NT như: Thiếu nữ bên hoa huệ. Nghỉ chân bên đồi... -Năm 1996 ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp nghe Cả lớp theo dõi Học sinh thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời (một em đọc câu hỏi một em trả lời) Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. HĐ2: Xem tranh Giáo viên treo tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, tranh sơn dầu của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Giáo viên hỏi: -Tranh vẽ gì? -Hình ảnh chính của tranh được vẽ như thế nào? -Em có nhận xét gì về màu sắc của tranh? -Em thích màu nào nhất. vì sao? -Tranh vẽ bằng chất liệu gì? +Được vẽ bằng chất liệu sơn dầu mang vẻ đẹp tinh tế, giản dị, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam. -Nội dung tranh nói lên điều gì? +Ca ngợi vẻ đẹp giản dị nhưng tinh tế của người phụ nữ Việt Nam. Giáo viên tóm lại: Đây là bức tranh đẹp, đẹp về nội dung lẫn hình thức, có sức hấp dẫn lôi cuốn người xem. Hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. d. HĐ3: Nhận xét -Em vừa xem tranh gì? -Do họa sĩ nào vẽ, vẽ bằng chất liệu gì? -Em có thích bức tranh này không. Vì sao? (Giáo viên yêu cầu học sinh viết ra giấy trong vòng 5 phút) * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình. Giáo viên nhận xét chung và cho học sinh xem thêm một số tranh tiêu biểu của họa sĩ. 4. Dặn dò: Về nhà -Xem một số tác phẩm của họa sĩ và nêu cảm nhận của mình. -Quan sát màu sắc của thiên nhiên và mọi vật xung quanh.. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời. Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe. Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh viết cảm nhận ra giấy Học sinh giỏi đọc Cả lớp nghe và xem tranh của họa sĩ Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày soạn: Tuần 2. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 2 : Vẽ trang trí. MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ I. Mục tiêu: -Hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. -Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số đồ vật được trang trí -Bài trang trí hình vuông, đường diềm -Bảng để pha màu -Màu nước, màu bột -Một số họa tiết vẽ nét được phóng to để giáo viên vẽ màu minh họa cho học sinh quan sát. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Nêu sơ lược vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân? -Nêu cảm nhận về tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ? Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem 2 hình vuông và hỏi: -Bài trang trí nào đẹp hơn. Vì sao? Màu sắc làm cho mọi vật sinh động, đẹp hơn. Hôm nay các em học bài 2. Màu sắc trong trang trí. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem các bài trang trí và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tiếp cận với bài học: -Kể tên màu trong bài trang trí? -Các họa tiết giống nhau được vẽ màu như thế nào? -Màu nền và màu họa tiết giống hay khác nhau? -Độ đậm nhạt có giống nhau không? -Trong bài trang trí vẽ nhiều nhất là bao nhiêu màu? -Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp? Giáo viên kết luận : Màu sắc làm cho mọi vật sinh động hơn, có vai trò quan trọng trong trang trí. Khi trang trí không thể thiếu màu sắc.. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo 1 học sinh trả lời 1 học sinh trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp xem bài trang trí Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. HĐ2: Cách vẽ màu *Giáo viên hướng dẫn và minh họa cách vẽ màu cho học sinh theo dõi như sau: -Lấy bột màu hoặc màu nước pha trộn lại với nhau để tạo thành một số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau cho học sinh cả lớp quan sát. -Giáo viên lấy các màu đã pha vẽ vào hình vài họa tiết đã chuẩn bị học sinh xem. Giáo viên gọi 1-2 em đọc mục 2 cách vẽ màu, sách giáo khoa trang 7. * Giáo viên nhấn mạnh các điểm cần lưu ý: +Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ. +Biết cách sử dụng màu (cách pha trộn, phối hợp) +Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí (chỉ dùng khoảng 4 đến 5 màu) +Chọn màu, phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa. +Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. +Vẽ màu đều, theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của họa tiết. +Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành cá nhân +Vẽ màu vào đường diềm có sẵn +Học sinh trang trí một đường diềm theo ý thích -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh đặc biệt là những em còn lúng túng trong việc chọn màu để các em hoàn thành bài tập tại lớp. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Vẽ màu: Đều, đẹp, có sáng tạo -Họa tiết: Đều, nổi bật -Bài bạn nào đẹp nhất, vì sao?. Cả lớp quan sát Học sinh xem giáo viên pha màu Học sinh xem giáo viên vẽ màu Học sinh giỏi, khá đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm Cả lớp nghe. Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn: Tuần 3. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 3 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM I. Mục tiêu: -Hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh về nhà trường để vẽ tranh. -Biết cách vẽ tranh đề tài Trường em. -Học sinh vẽ được tranh đề tài Trường em. *Tích hợp giáo dục môi trường: Qua bài học giáo dục học sinh yêu mến và có ý thức giữ gìn bảo vệ ngôi trường của mình. Học sinh biết tham gia các hoạt động và làm sạch cảnh quan môi trường xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về nhà trường. -Bài vẽ của học sinh năm trước. -Hình hướng dẫn cách vẽ. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Trường em mang tên của anh hùng nào? -Quang cảnh trường em ra sao? -Em thích vẽ cảnh của trường mình không? Hôm nay em học bài 3. Vẽ tranh đề tài Trường em b. HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh, ảnh và hỏi: -Tranh, ảnh vẽ và chụp cảnh gì? -Em tả lại sân trường giờ ra chơi? -Trường em thường diễn ra hoạt động nào? -Với đề tài này em chọn nội dung nào để vẽ?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Cá nhân đưa tay Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên tóm lại: Đề tài trường em rất phong phú. Cả lớp nghe Em chọn nội dung nào đó nhớ lại hình ảnh, màu sắc rồi vẽ như:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Sân trường em giờ ra chơi. -Gìơ học trên lớp. -Chúng em quét dọn sân trường -Trước giờ vào lớp. -Các ngày lễ do nhà trường tổ chức… c. HĐ2: Cách vẽ tranh Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ Cả lớp quan sát và hỏi: -Nêu các bước vẽ tranh? Học sinh giỏi trả lời Giáo viên vẽ minh họa lên bảng theo từng bước để học Cả lớp theo dõi sinh theo dõi. -Vẽ hình ảnh chính, phụ sắp xếp sao cho cân đối Hình a. -Vẽ màu theo ý thích Hình b. Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước Giáo viên lưu ý: Để vẽ được tranh về đề tài này cần chú ý nhớ lại hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nôi dung ưa thích, phù hợp với khả năng, không nên chọn những nội dung quá khó. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành theo nhóm vẽ tranh đề tài Trường em, vẽ trên khổ giấy A4. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe. Cả lớp nghe Học sinh thực hành theo nhóm Cả lớp quan sát.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Nội dung: Đúng với yêu cầu của đề bài đặt ra -Hình vẽ: Sắp xếp hợp lý, sáng tạo. Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá trả lời -Màu sắc: Tươi sáng thể hiện rõ nội dung bài Học sinh khá, giỏi trả lời -Theo em bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung và kết hợp giáo dục môi Cả lớp nghe trường qua câu hỏi: -Em vừa học bài gì? Một học sinh trả lời -Em có yêu quý ngôi trường của mình không? Học sinh đưa tay -Vậy em làm gì để gìn giữ ngôi trường của mình ngày Học sinh giỏi, khá, trung càng đẹp hơn? bình trả lời +Tham gia làm vệ sinh quét dọn sân trường, lớp học +Vứt rác đúng nơi quy định +Chăm sóc cây xanh +Không bẻ nhành hay phá hoại cây trồng… 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát khối hộp và khối cầu. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngày soạn: Tuần 4. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 4 : Vẽ theo mẫu. KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU I. Mục tiêu: -Hiểu đặc điểm, hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. -Biết cách vẽ hình khối hộp và khối cầu. -Vẽ được khối hộp và khối cầu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu khối hộp và khối cầu -Hình vẽ minh họa -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem mẫu vẽ và hỏi: -Mẫu có mấy đồ vật? -Đó là đồ vật gì? Hôm nay em học vẽ theo mẫu. Vẽ khối hộp và khối cầu. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu và hỏi: -Khối hộp có mấy mặt? -Các mặt của khối hộp có giống nhau không? -Khối cầu có đặc điểm gì? -So sánh các độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu? -Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu? -Em có nhận xét gì về cách đặt mẫu 1 và 2? +Mẫu 1: Khối hộp đặt sau khối cầu và khối cầu che một phần khối hộp. +Mẫu 2: Khối hộp và khối cầu đặt ngang nhau và tách rời nhau. c. HĐ2: Cách vẽ. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo viên phân tích mẫu hướng dẫn vẽ theo từng bước Cả lớp theo dõi lên bảng -Xác định vẽ khung hình chung của hai vật mẫu -Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu Hình a. -Xác định tỉ lệ các mặt của khối hộp -Kẻ đường chéo ngang, dọc của khối cầu. Dựa vào các đường này ta vẽ nét cong của khối họp Hình b. -Nhìn mẫu chỉnh sửa lại hình -Vẽ đậm nhạt bằng ba mức độ: Đậm, đậm vừa, nhạt Hình c. Cả lớp quan sát Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, vẽ theo mẫu của giáo viên trưng bày. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành +Đối với học sinh khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu +Đối với học sinh trung bình: Giáo viên theo dõi nhắc nhở, giúp đỡ để các em hoàn thành bài tập đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.. Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Bố cục: Sắp xếp hình cân đối -Hình vẽ: Tương đối giống mẫu -Màu sắc: Thể hiện được các độ đậm nhạt trong bài -Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát con vật quen thuộc. -Mang theo đất nặn.. Học sinh giỏi, khá Học sinh khá, giỏi Học sinh trung bình, giỏi, khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ngày soạn: Tuần 5. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 5 : Tập nặn tạo dáng. NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động. -Biết cách nặn con vật. -Nặn được con vật quen thuộc theo cảm nhận riêng. *Tích hợp giáo dục môi trường: Học sinh yêu mến và có ý thức chăm sóc các con vật. Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống. Biết phê phán những hành động săn bắn động vật trái phép và giữ gìn môi trường xung quanh.. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về con vật quen thuộc -Bài nặn của học sinh -Đất nặn 2. Đối với học sinh -Đất nặn, bảng con -Vở tập vẽ, sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đất nặn, bảng con của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Đây là con vật gì? -Nó được làm bằng chất liệu gì? Từ đất nặn ta có thể nặn được nhiều hình đẹp. Hôm nay cô hướng dẫn em. Nặn con vật quen thuộc. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh các con vật đồng thời đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời: -Trong tranh, ảnh có con vật gì? -Nêu các bộ phận chính của con vật? -Hình dáng con vật khi đi, chạy, nhảy thay đổi như thế nào? -Em thích con vật nào nhất. Vì sao?. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời. Học sinh khá, giỏi, trung bình trả lời -Ngoài các con vật em vừa xem em còn biết con vật Học sinh khá trả lời nào nữa?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Em miêu tả hình dáng, màu sắc, đặc điểm con vật em định nặn? Giáo viên tóm lại: Các con vật đều đáng yêu, các em phải yêu quý, chăm sóc và bảo vệ chúng. Khi nuôi các con vật chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh chung. c. HĐ2: Cách nặn Giáo viên nặn minh họa theo từng bước cho học sinh theo dõi. Có hai cách nặn: *Cách 1: -Nặn từng bộ phận của con vật -Ghép dính các bộ phận vừa nặn lại với nhau tạo thành hình con vật. *Cách 2: -Từ một thỏi đất vuốt, kéo tạo thành hình con vật. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành nặn theo nhóm -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. Lưu ý: giữ vệ sinh chung đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Hình dáng con vật: Ngộ nghĩnh, sinh động, sáng tạo -Sắp xếp sản phẩm hài hòa, cân đối -Màu sắc: Phối hợp màu hợp lý, hình ảnh con vật nổi bật -Theo em bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung, kết hợp liên hệ giáo dục môi trường với tình huống sau: -Khi em phát hiện có người mang sát động vật chết vứt nơi công cộng, khi đó em cần làm gì? 4. Dặn dò: Về nhà -Tìm và quan sát một số họa tiết.. Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát. Học sinh thực hành theo nhóm Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngày soạn: Tuần 6. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 6 : Vẽ trang trí. VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: -Nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục. -Biết cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục. -Vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Hình một số họa tiết đối xứng qua trục được phóng to -Bài trang trí có họa tiết đối xứng qua trục -Hình vẽ minh họa các bước hướng dẫn vẽ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy, thước III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem một số họa tiết và hỏi: -Em thấy các họa tiết này như thế nào? Hôm nay các em học bài 6. Vẽ trang trí. Trang trí đối xứng qua trục. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem một số họa tiết đối xứng qua trục được phóng to và đặt câu hỏi gợi ý: -Họa tiết giống hình gì? -Họa tiết này nằm trong khung hình gì? -Em có nhận xét gì về các phần của họa tiết được chia qua các đường trục? +Giống nhau, bằng nhau Giáo viên kết luận: Các họa tiết này có cấu tạo đối xứng, các phần được chia qua các trục bằng nhau và giống nhau. Họa tiết có thể được vẽ đối xứng qua trục dọc, trục ngang hay nhiều trục. Họa tiết đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường được sử dụng để làm họa tiết. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trang trí. c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên chỉ từng bước vào hình vẽ minh họa cho học sinh theo dõi. -Vẽ hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật -Kẻ các trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của họa tiết -Vẽ phác hình họa tiết dựa vào các đường trục -Vẽ nét chi tiết rồi vẽ màu d. HĐ3: Thực hành Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập -Học sinh vẽ một họa tiết đối xứng có dạng hình vuông hoặc hình tròn… -Vẽ một họa tiết tự do đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Nhắc học sinh trung bình lựa chọn họa tiết đơn giản để hoàn thành bài ở trên lớp. +Học sinh khá giỏi chọn họa tiết đẹp và phong phú, sáng tạo hơn. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Hình vẽ: Cân đối, sắp xếp hợp lý, đúng với yêu cầu -Màu sắc: Tươi đẹp, có sáng tạo -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4.Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về an toàn giao thông.. Cả lớp quan sát. Cả lớp nghe. Học sinh thực hành vẽ các nhân. Cả lớp quan sát Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày soạn: Tuần 7. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 7 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: -Hiểu đề tài An toàn giao thông. -Biết cách vẽ tranh đề tài An toàn giao thông. -Vẽ được tranh đề tài An toàn giao thông. -Có ý thức chấp hành luật giao thông. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về an toàn giao thông -Hình hướng dẫn các bước vẽ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Khi gặp đèn đỏ chúng ta phải làm gì? -Nếu đèn đỏ em vẫn qua đường thì điều gì sẽ xảy ra? Hôm nay các em học bài 7 Vẽ tranh. Đề tài An toàn giao thông. b. HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh và hỏi: -Tranh vẽ gì? -Ảnh chụp hình gì? -Tranh và ảnh vẽ và chụp đề tài gì? -Bạn trong ảnh đi như vậy đúng hay sai. Vì sao? -Khi gặp đèn đỏ những người đi xe trong tranh làm gì? Giáo viên tóm lại: Là học sinh em phải thực hiện đúng luật giao thông đường bộ, như vậy mới đảm bảo sự an toàn cho mình và cho mọi người. -Gọi học sinh nêu cảnh mình định vẽ là gì? c. HĐ2: Cách vẽ. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Cả lớp nghe Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ và hỏi: -Nêu các bước vẽ tranh? +Bước 1: Sắp xếp các hình ảnh, vẽ hình ảnh chính trước +Bước 2: Vẽ thêm các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với hình ảnh chính. +Bước 3: Vẽ màu theo ý thích Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân trên khổ giấy A4 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành -Giáo viên gợi ý một số nội dung để học sinh thực hành như: +Giao thông đường bộ: Xe chạy trên đường phố, người đi bộ trên vỉa hè... +Giao thông đường thủy: Tàu cập cảng trao đổi hàng hóa... +Giao thông đường sắt: Tàu chạy, mọi người dừng lại... *Lưu ý học sinh: -Sắp xếp các hình ảnh sao cho phù hợp, tạo nên cảm giác hoạt động của bức tranh. -Không nên vẽ nhiều hình ảnh vụn vặt không rõ nội dung. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét -Nội dung: Đúng với đề tài -Hình vẽ: Sắp xếp hợp lý, sinh động -Màu sắc: Tươi sáng, thể hiện rõ nội dung -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.. Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời. Cả lớp xem tranh của học sinh năm trước Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân. (Học sinh khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn và vẽ màu phù hợp). Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày soạn: Tuần 8. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 8 : Vẽ theo mẫu. MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. -Biết cách vẽ vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. -Vẽ được hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu khác nhau. -Hình gợi ý cách vẽ -Bài vẽ của học sinh năm trước -Bảng phụ vẽ ba hình có cách sắp xếp bố cục khác nhau. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem mẫu và hỏi: -Đồ vật này có dạng hình gì? Hôm nay các em học Vẽ theo mẫu. Đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem mẫu sắp xếp ở ba vị trí khác nhau và hỏi: -Em có nhận xét gì về cách đặt mẫu? -Độ đậm nhạt của mẫu như thế nào theo sự chiếu của ánh sáng? -Vị trí của mẫu ra sao? -So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu? Giáo viên treo bảng phụ vẽ ba hình có cách sắp xếp bố cục khác nhau và hỏi: -Vẽ như hình nào đúng đẹp. Vì sao? c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên vẽ minh họa theo từng bước lên bảng -Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Cả lớp theo dõi.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> vật. Hình a. -Tìm tỉ lệ của các bộ phận -Vẽ phác hình dáng bằng nét thẳng -Nhìn mẫu vẽ chi tiết Hình b. -Chỉnh sửa hình -Vẽ đậm nhạt như em quan sát Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Giáo viên bày ba mẫu ở ba vị trí khác nhau yêu cầu học sinh vẽ cá nhân , tổ 1 vẽ theo mẫu 1, tổ 2 vẽ theo mẫu 2, tổ 3 vẽ theo mẫu 3 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Giáo viên thu bài của học sinh yêu cầu lớp xem và nhận xét -Hình vẽ: Sắp xếp cân đối, tương đối gần giống mẫu -Màu sắc : Thể hiện được độ đậm nhạt trong bài vẽ -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung.. Cả lớp xem bài của học sinh năm trước Cả lớp theo dõi Học sinh thực hành vẽ cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4. Dặn dò: Về nhà Cả lớp nghe -Tìm hiểu trước bài 9. -Sưu tầp ảnh chụp về điêu khắc cổ chuẩn bị cho giờ Cả lớp nghe học sau..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn: Tuần 9. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 9 : Thường thức mĩ thuật. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu: -Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. -Có cảm nhận vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc. -Đối với học sinh khá, giỏi lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, thấy được lý do tại sao thích. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, sách giáo khoa và bộ đồ dùng dạy học -Sưu tầm ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Ảnh đã sưu tầm về điêu khắc cổ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem một số hình và hỏi: -Nêu sự khác nhau giữa tranh vẽ và tượng và phù điêu? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này hơn. Hôm nay cô hướng dẫn em học bài 9. Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. b. HĐ1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ, yêu cầu học sinh tìm hiểu theo câu hỏi: -Em thường thấy tượng và phù điêu ở đâu? -Xuất sứ các tác phẩm điêu khắc cổ? -Nội dung đề tài? -Được làm bằng chất liệu gì? Giáo viên tóm lại: -Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật truyền thống có từ lâu đời, thường thấy ở đình, chùa... -Điêu khắc cổ thường thể hiện các chủ đề về tín. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe. Cả lớp theo dõi Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú sinh động. -Thường được làm bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng, đất nung... c. HĐ2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm với yêu cầu sau: *Nhóm 1, 2, 3 thảo luận về tượng: Tượng Phật A-DiĐà, Phật Bà Quan Âm, Vũ nữ Chăm. Câu hỏi: -Tượng làm bằng chất liệu gì? -Đặt ở đâu? -Nêu cảm xúc, suy nghĩ khi em xem tượng? *Nhóm 4, 5, 6 thảo luận về phù điêu: Chèo thuyền và Đá cầu. Câu hỏi: -Chèo thuyền và Đá cầu được đặt ở đâu? -Được làm bằng chất lệu gì? -Tả sơ lược và nêu cảm nhận về Chèo thuyền và đá cầu? Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời kết quả thảo luận của nhóm mình Giáo viên nhận xét và kết luận. d. HĐ4: Nhận xét đánh giá Giáo viên cũng cố lại bài học: -Em vừa học xong bài gì? -Em xem các tác phẩm điêu khắc cổ có đẹp không, đẹp ở điểm nào? Giáo viên nhận xét chung giờ học: -Khen thưởng cá nhân, nhóm tích cực trong học tập -Động viên cá nhân, nhóm khác cố gắng hơn trong những giờ học sau. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về các tác phẩm điêu khắc cổ.. Cả lớp nghe. Học sinh thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận (một em đọc câu hỏi, một em trả lời) Cả lớp nghe Cả lớp theo dõi Một học sinh trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp vỗ tay Học sinh lắng nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngày soạn: Tuần 10. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 10 : Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC I. Mục tiêu: -Hiểu cách trang trí đối xứng qua trục. -Vẽ được bài trang trí hình cơ bản bằng họa tiết đối xứng. -Học sinh khá, giỏi vẽ được bài trang trí cơ bản có họa tiết đối xứng cân đối, tô màu đều phù hợp. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số bài trang trí đối xứng qua trục: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác… -Hình vẽ minh họa -Một số họa tiết để học sinh tham khảo -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy, thước kẻ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài 9 -Nêu xuất sứ của tượng, phù điêu? -Nêu nội dung và chất liệu? Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Vẽ trang trí. Trang trí đối xứng qua trục. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí và hỏi: -Em có nhận xét gì về các phần của họa tiết? +Giống nhau, cân đối, màu vẽ giống nhau -Hình con chuồn chuồn được vẽ đối xứng qua một trục hay nhiều trục? +Một trục -Hình chữ nhật được vẽ trang trí đối xứng qua trục nào? +Trục dọc và ngang -Hình vuông được vẽ trang trí đối xứng qua mấy trục? +Bốn trục Giáo viên tóm lại: Trang trí đối xứng có thể theo một. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo 1 học sinh trả lời 1 học sinh trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> hai hoặc nhiều trục. Trang trí đối xứng tạo cho hình vẽ có vẻ đẹp cân đối. c. HĐ2: Cách trang trí đối xứng Giáo viên vẽ lên bảng để học sinh nhận ra các bước Cả lớp theo dõi trang trí đối xứng. -Vẽ hình định trang trí như: hình vuông, hình chữ nhật... -Kẻ các đường trục Hình a. -Vẽ các mảng chính, mảng phụ Hình b. -Vẽ họa tiết vào các hình mảng sao cho cân đối, đối xứng qua các trục. Hình c. -Vẽ màu theo ý thích +Các hình mảng đối xứng nhau vẽ màu giống nhau +Màu nền khác màu họa tiết Hình d. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước và yêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành cá nhân . Vẽ họa tiết đối xứng nhau qua trục -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Giúp đỡ những học sinh còn lúng túng cho các em. Cả lớp quan sát Học sinh khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> sử dụng một số họa tiết đã chuẩn bị. +Với học sinh khá, giỏi cần hướng các em chọn họa tiết có sự sáng tạo hơn. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp Cả lớp quan sát quan sát và nhận xét. -Hình vẽ: Cân đối, đúng theo yêu cầu của đề bài Học sinh trung bình, giỏi trả lời -Màu sắc: Tươi sáng, nổi bật làm rõ họa tiết Học sinh khá trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung. Cả lớp nghe 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- Cả lớp nghe 11..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày soạn: Tuần 11. Mĩ thuật. Ngày soạn:. Bài 11 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11 I. Mục tiêu: -Hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. -Vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. -Học sinh yêu quý và kính trọng thầy cô giáo. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số tranh, ảnh về ngày 20/11 -Hình vẽ minh họa -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên mời lớp trưởng bắt lớp hát bài Cô giáo em. Giáo viên hỏi: -Nêu nội dung bài hát? Để ghi nhớ công lao dạy bảo của thầy cô. Tiết học hôm nay các em học bài 11. Vẽ tranh. Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên hỏi: -Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 trường, lớp em thường tổ chức những hoạt động nào? -Không khí ngày 20-11 như thế nào? -Em làm gì để chào mừng ngày lễ 20-11? -Với đề tài này em chọn nội dung nào để vẽ? Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh và hỏi: -Tranh và ảnh vẽ và chụp cảnh gì? -Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? -Các bạn trong tranh đang làm gì? -Em có nhận xét gì về cách vẽ màu của bạn?. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Lớp trưởng bắt lớp hát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe. Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Giáo viên tóm lại: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là Cả lớp nghe ngày tôn vinh nghề dạy học, là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo, cô giáo. Với đề tài này có nhiều nội dung chọn để vẽ thành tranh như: -Lễ kỉ niệm 20-11 của trường. -Chúng em tặng hoa thầy cô giáo. -Tiết học tốt chào mừng 20-11. -Thăm thầy cô giáo cũ. -Trang trí lớp hoc. -Thăm thầy cô giáo cũ. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước Cả lớp quan sát vẽ. c. HĐ2: Cách vẽ Chọn nội dung rồi vẽ theo các bước sau: Cả lớp theo dõi -Vẽ hình ảnh chính ( rõ nội dung ) Hình a. -Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động Hình b. -Vẽ màu theo ý thích +Lưu ý thể hiện được không khí của ngày 20-11 Hình c.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành Vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam theo nhóm. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp xem và nhận xét. -Nội dung: Đúng với đề tài -Hình vẽ: Sắp xếp hợp lý, phù hợp với đề tài -Màu sắc: Tươi sáng thể hiện rõ ngày hội -Theo em bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao?. Cả lớp nghe Học sinh thực hành theo nhóm Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà Cả lớp nghe -Chuẩn bị mẫu có hai vật mẫu như cái chai, lọ hoa và quả..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Ngày soạn: Tuần 12. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 12 : Vẽ theo mẫu. MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu. -Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. -Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu vẽ -Hình gợi ý cách vẽ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Lọ hoa, quả III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi -Vừa rồi em học bài gì? Hôm nay cô hướng dẫn em học bài 12 Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai vật mẫu. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu các nhóm tự bày mẫu, thảo luận câu hỏi sau: -Mẫu vẽ có mấy đồ vật. Đó là đồ vật nào? -Vị trí của các đồ vật như thế nào (vật nào trước, vật nào sau) ? -Em tả lại hình dáng, màu sắc của từng vật như thế nào? -So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu? -Độ đậm nhạt chung và riêng của từng vật mẫu? Giáo viên yêu cầu các nhóm trả lời kết quả thảo luận. Qua mỗi câu trả lời của các nhóm giáo viên đưa ra kết luận chung. c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý cách vẽ và hỏi:,. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Một học sinh trả lời Cả lớp nghe Các nhóm bày mẫu Học sinh thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước để vẽ? Học sinh giỏi, khá trả lời Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa lên bảng theo từng bước. -Xác định khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu. Hình a. -Tìm tỉ lệ các bộ phận của chai và quả. Hình b. -Vẽ nét chi tiết, chỉnh sửa hình cho tương đối giống mẫu -Vẽ đậm nhạt bằng màu chì hoặc vẽ màu . Hình c Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm Học sinh thực hành vẽ cá trước nhân d. HĐ3: Thực hành -Giáo viên bày mẫu cho học sinh thực hành vẽ cá nhân -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành, lưu ý giúp đỡ những học sinh còn lúng túng như: +Xác định khung hình.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> +Vẽ các bộ phận +Vẽ đậm nhạt *Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Cân đối, sắp xếp hợp lý -Hình vẽ: Tương đối giống mẫu -Màu sắc: Thể hiện được độ đậm nhạt của mẫu -Theo em bài nào đúng đẹp. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Mang theo đất nặn.. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày soạn: Tuần 13. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 13 : Tập nặn tạo dáng. NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục tiêu: -Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. -Nặn được một, hai dáng người đơn giản. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh về các dáng người -Bài nặn của học sinh -Đất nặn, hình nặn một số dáng người. 2. Đối với học sinh -Đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đất nặn của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem một số hình nặn dáng người và hỏi: -Đây là hình gì? -Được làm bằng nguyên liệu gì? Từ đất ta có thể nặn được nhiều hình dáng người. Các em có thích nặn không? Hôm nay cô hướng dẫn các em Nặn dáng người. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh một số dáng người và hỏi: -Nêu các bộ phận của cơ thể người? -Em xem đầu, thân, tay, chân của người có dạng hình gì? +Đầu dạng hình tròn, thân, tay, chân dạng hình trụ. -Người trong hình đang làm gì? -Em có nhận xét gì về dáng người đang đi, đứng, chạy, nhảy? Giáo viên tóm lại: Tùy từng hoạt động của từng người mà tạo ra dáng người khác nhau. Tư thế người thay đổi theo từng tư thế hoạt động. c. HĐ2: Cách nặn. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe và đưa tay. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước để nặn? Giáo viên nặn mẫu cho học sinh theo dõi *Cách thứ nhất -Nặn các bộ phận chính như đầu thân tay chân trước. -Nặn các chi tiết như tai, mắt, mũi, tóc...sau -Ghép dính các bộ phận vừa nặn lại với nhau, chỉnh sửa tạo dáng theo tư thế người em chọn. *Cách thứ hai -Từ một thỏi đất ta vuốt, tạo thành dáng người theo ý thích -Nặn xong em có thể sắp xếp theo đề tài như: Kéo co, nhảy dây, đá bóng... Giáo viên cho học sinh xem bài nặn của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành nặn dáng người theo nhóm đôi -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. Khuyến khích các em nặn, tạo dáng người phong phú, sinh động. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét -Hình nặn: Sáng tạo, sinh động -Tỉ lệ của hình nặn: Cân đối, thuận mắt -Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất. Vì sao?. Một học sinh trả lời Cả lớp quan sát. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành theo nhóm đôi Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi, khá trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Mang ĐDHT đầy đủ Cả lớp nghe -Quan sát các đồ vật có trang trí đường diềm như áo váy, túi xách, chén bát….

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày soạn: Tuần 14. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài14 : Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: -Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. -Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật. -Vẽ được đường diềm vào đồ vật. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Hình một số đồ vật có trang trí đường diềm -Hình vẽ hai cái áo váy (một có trang trí đường diềm, một không có trang trí) -Bài trang trí của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem hai hình vẽ cái áo váy (một có trang trí đường diềm một không trang trí). Giáo viên hỏi: -Theo em áo váy nào đẹp. Vì sao? Hôm nay cô hướng dẫn các em. Trang trí đường diềm ở các đồ vật. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem hình một số đồ vật có trang trí đường diềm và hỏi: -Trong hình vẽ những đồ vật gì? -Các đồ vật này được trang trí bởi cái gì? -Họa tiết được trang trí ở đường diềm là gì? -Những họa tiết giống nhau được sắp xếp như thế nào? -Họa tiết khác nhau được sắp xếp như thế nào? -Ngoài ra đường diềm còn dùng để trang trí đồ vật nào nữa? -Khi được trang trí đường diềm hình dáng của các đồ vật như thế nào? Giáo viên tóm lại: Đường diềm dùng để trang trí làm. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học simh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> cho các đồ vật đẹp hơn như các em vừa quan sát. Có nhiều cách trang trí khác nhau như: đường diềm ở xung quanh đồ vật, đường diềm ở trên, dưới hay giữa đồ vật… c. HĐ2: Cách trang trí Giáo viên hướng dẫn, vẽ minh họa theo từng bước lên Cả lớp quan sát bảng. -Tìm vị trí và kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều. -Chia các khoảng cách đều nhau để vẽ họa tiết Hình a. -Vẽ các đường trục, hình mảng rồi vẽ họa tiết Hình b. -Vẽ màu theo ý thích, cách vẽ như em đã học ở các bài trước Hình c Lưu ý: Em có thể trang trí một hoặc hai, ba đường diềm ở đồ vật.. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân tự tạo dáng một đồ Cả lớp nghe vật và sử dụng đường diềm để trang trí. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình Học sinh thực hành vẽ cá thực hành. nhân +Học sinh khá, giỏi sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều rõ hình trang trí. +Với học sinh còn lúng túng, giáo viên cho học sinh sử dung một số họa tiết có sẵn. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp Cả lớp quan sát quan sát và nhận xét. -Hình vẽ: Sáng tạo, đẹp mắt Học sinh giỏi, trung bình trả lời -Họa tiết: Đều, đẹp Học sinh khá trả lời -Màu sắc: Hài hòa, có đậm nhạt làm họa tiết nổi bật. Học sinh giỏi, khá trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung. Cả lớp nghe 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về quân đội. Cả lớp nghe -Mang ĐDHT đầy đủ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Ngày soạn: Tuần 15. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 15 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI I. Mục tiêu: -Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày. -Biết cách vẽ tranh về đề tài Quân đội. -Vẽ được tranh về đề tài Quân đội. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về quân đội -Bài vẽ của học sinh năm trước -Hình vẽ minh họa 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Sưu tầm tranh, ảnh về quân đội III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Em nào hát bài Cháu yêu chú bộ đội? Giáo viên gọi một học sinh hát -Bài hát nói về ai? Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ tranh. Đề tài Quân đội. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh và hỏi: -Tranh, ảnh vẽ và chụp về đề tài gì? -Dựa vào đâu mà em biết? -Tranh vẽ về đề tài Quân đội có hình ảnh chính là gì? -Trang phục của quân đội thường là màu gì? -Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội là gì? -Các cô, chú bộ đội trong tranh, ảnh đang làm gì? -Theo em với đề tài này em chọn nội dung nào để vẽ?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cá nhân đưa tay Một học sinh hát Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học simh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Giáo viên tóm lại: Đề tài quân đội rất phong phú, em Cả lớp nghe và quan sát có thể vẽ về các hoạt động như: Chân dung cô, chú bộ.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> đội. Chúng em tặng hoa cô, chú bộ đội. Bộ đội giúp dân...( Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh năm trước). c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ minh họa và hỏi: Cả lớp quan sát -Em nêu các bước vẽ tranh? Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Bước 1: Vẽ hình ảnh chính trước Hình a. Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. Hình b. Bước 3: Vẽ màu theo cảm nhận của em. Hình c. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ tranh Đề tài Quân đội, vẽ cá Cả lớp nghe nhân trên khổ giấy A4. -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh trong quá trình Học sinh thực hành cá nhân thực hành +Với học sinh khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn và vẽ màu phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> +Giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành bài. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Nội dung: Đúng với đề tài -Hình vẽ: Sắp xếp hợp lý, có sáng tạo -Màu sắc: Hài hòa, tươi sáng -Theo em bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao?. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm bài vẽ. Mẫu có hai vật mẫu của học sinh Cả lớp nghe năm trước..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Ngày soạn: Tuần 16. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 16 : Vẽ theo mẫu. MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU I.Mục tiêu: -Hiểu được hình dáng, đặc điểm của mẫu. -Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. -Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu vẽ. -Hình hướng dẫn cách vẽ. -Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Sưu tầm bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem mẫu vẽ và hỏi: -Mẫu vẽ có mấy đồ vật. Đó là đồ vật gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ. Mẫu có hai đồ vật. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên giới thiệu mẫu và hỏi: -Nêu sự giống nhau giữa các đồ vật? ( Bình thủy, lọ hoa, chén). +Đều có miệng thân đáy -Nêu sự khác nhau giữa các đồ vật? +Khác nhau ở tỉ lệ các bộ phận và các chi tiết. Giáo viên bày ba mẫu có bố cục khác nhau và hỏi: -Mẫu đặt như vậy hợp lý chưa? -Theo em đặt như thế nào cho phù hợp? Giáo viên tóm lại: Ta phải đặt mẫu ở vị trí thuận tiện cho cả nhóm quan sát để vẽ (Giáo viên cho học sinh xem mẫu vẽ minh họa) c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách vẽ ở các bài. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe và quan sát. Học sinh giỏi, trung bình.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> trước các em đã học. trả lời Bước 1: -Ước lượng chiều cao, ngang vẽ khung hình chung - Vẽ khung hình riêng của từng vật. Hình a. Bước 2: -Tìm tỉ lệ của các bộ phận -Vẽ phác hình bằng nét thẳng -Vẽ chi tiết cho giống mẫu Hình b. Bước 3: -Nhìn mẫu hoàn chỉnh hình -Vẽ đậm nhạt bằng màu chì như em quan sát. Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân theo mẫu hướng dẫn của giáo viên. -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng trong quá trình thực hành để các em hoàn thành bài tập. *Học sinh khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân. Cả lớp quan sát đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp Học sinh trung bình trả lời quan sát nhận xét. Học sinh khá, giỏi trả lời -Bố cục: Sắp xếp cân đối Học sinh giỏi, trung bình -Hình vẽ: Tương đối gần giống mẫu, rõ đặc điểm trả lời -Màu sắc: Thể hiện được độ đậm nhạt của bài vẽ Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Giáo viên nhận xét chung. Cả lớp nghe 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo….

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ngày soạn: Tuần 17. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 17 : Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN I. Mục tiêu: -Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. -Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn. -Học sinh khá giỏi nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh Du kích tập bắn -Một số tranh khác 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa -Sưu tầm tranh của họa sĩ (nếu có) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ do ai vẽ? Hôm nay cô hướng dẫn các em xem tranh. Du kích tập bắn của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. b. HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh của họa sĩ, thảo luận nhóm và tìm hiểu một số vấn đề sau: -Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm nào, mất năm nào? -Ông mở lớp họa sĩ tại đâu? -Nêu tên một số tác phẩm nổi tiếng của ông? -Ông được nhà nước tặng giải thưởng văn học Hồ Chí Minh vào năm nào? Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận Giáo viên nhận xét chung -Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912 mất năm 1977 -Năm 1934 tốt nghiệp trường mĩ thuật Đông Dương tham gia cách mạng rất sớm 1945.. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Một học sinh trả lời Cả lớp nghe. Cả lớp nghe Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời kết quả thảo luận Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -Ông tham gia đào tạo mở các lớp họa sĩ tại Nam Trung Bộ -Cây chuối, Cổng thành Huế, Công nhân cơ khí...Tác phẩm nổi tiếng. -Năm 1996 nhà nước tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh. c. HĐ2: Xem tranh Du kích tập bắn Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và hỏi: -Hình ảnh chính của tranh là gì? -Hình ảnh phụ là gì? -Trong tranh có những màu nào? -Em thích màu nào nhất. Vì sao? -Em có nhận xét gì về cách vẽ màu của họa sĩ? -Những người trong tranh đang làm gì, tư thế của từng người ra sao? -Em xem tranh có đẹp không, đẹp ở điểm nào? -Em có thích bức tranh này không, vì sao? Giáo viên kết luận: Bức tranh diễn tả tổ du kích tập bắn, năm nhân vật được sắp xếp trọng tâm với những tư thế khác nhau, người bò, người trườn... dưới cái nắng chói chang của ngày hè. Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá -Giáo viên yêu cầu học sinh viết ra giấy cảm nhận của mình sau khi xem tranh Du kích tập bắn. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc cảm nhận của mình cho cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung tiết học. -Tuyên dương khen thưởng học sinh tích cực trong học tập. -Nhắc nhở học sinh chưa tích cực trong học tập. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát các đồ vật có dạng hình chữ nhật.. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe. Cá nhân viết ra giấy Học sinh trung bình, khá, giỏi đọc Cả lớp nghe Học sinh vỗ tay Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ngày soạn: Tuần 18. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 18 : Vẽ trang trí. TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: -Hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn. -Biết cách trang trí hình chữ nhật. -Trang trí được hình chữ nhật đơn giản. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. -Bài trang trí của học sinh năm trước. -Hình gợi ý cách vẽ. -Hình ảnh cái khay, tấm thảm, khăn trải bàn. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem cái khay và hỏi: -Đây là cái gì, nó có dạng hình gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em Trang trí hình chữ nhật. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem bài trang trí hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật. Giáo viên đặt câu hỏi: -Nêu sự giống nhau giữa ba dạng bài này? +Mảng chính ở giữa, vẽ to +Mảng phụ nhỏ hơn mảng chính và được sắp xếp ở xung quanh. +Họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua các trục. -Nêu điểm khác nhau ở ba dạng bài này? +Hình chữ nhật thường trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục +Hình vuông trang trí đối xứng qua 1, 2 hoặc 4 trục.. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời. Học sinh giỏi, khá trả lời.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> +Hình tròn trang trí đối xứng 1, 2, 3 hay nhiều trục. Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách trang trí hình chữ Cả lớp nghe nhật, mỗi cách trang trí mang vẻ đẹp riêng. c. HĐ2: Cách trang trí Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý cách vẽ và hỏi: Cả lớp quan sát -Nêu các bước trang trí hình chữ nhật? Học sinh giỏi trả lời Bước 1: -Kẻ các đường trục -Vẽ các hình mảng Hình a. Bước 2: -Tìm và vẽ họa tiết vào các hình mảng Hình b. Bước 3: -Vẽ màu theo ý thích vào hình chữ nhật Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành trang trí hình chữ nhật, vẽ cá nhân. +Đối với học sinh khá, giỏi chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình chữ nhật, tô màu đều, rõ hình. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành, hướng dẫn những em còn lúng túng, động viên các em hoàn thành bài tập. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe. Học sinh thực hành cá nhân. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp Cả lớp quan sát quan sát và nhận xét. -Họa tiết: Cân đối, đẹp mắt.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Học sinh trung bình, khá -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa, có đậm nhạt làm họa trả lời tiết nổi bật. Học sinh giỏi, khá trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, Giáo viên nhận xét chung. giỏi trả lời 4. Dặn dò: Về nhà Cả lớp nghe -Sưu tầm tranh, ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. -Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ngày soạn: Tuần 19. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 19 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN I. Mục tiêu: -Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. -Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. -Vẽ được tranh về Ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân. *Tích hợp giáo dục môi trường: Thông qua bài học, học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Ảnh hoa mai, ảnh gói bánh chưng bánh tét, ảnh đua thuyền. -Tranh về đề tài này. Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem ảnh hoa mai, gói bánh chưng bánh tét, đua thuyền và hỏi: -Những hình ảnh trên gợi cho em nghĩ đến điều gì? Hôm nay các em học bài 19 vẽ tranh. Đề tài ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và hỏi: -Tranh nào nói về ngày Tết và mùa xuân? -Tranh nào nói về lễ hội. Vì sao em biết? -Không khí của ngày Tết, mùa xuân và lễ hội như thế nào? -Nêu một số hoạt động trong ngày Tết, lễ và mùa xuân mà em biết? -Địa phương em có lễ hội nào? Giáo viên tóm lại: Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân là những ngày vui trong năm thường để lại ấn tượng sâu sắc đối với mọi người. Đối với chúng ta khi đi chơi Tết hoặc tham gia lễ hội phải giữ gìn vệ sinh chung. Có nhiều nội dung lựa chọn để vẽ thành tranh như:. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá, giỏi Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> (Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh năm Học sinh quan sát trước). -Trong ngày Tết cổ truyền có nhiều hoạt động như: Sum họp gia đình. Chúc Tết ông bà, cha mẹ. Các hoạt động vui chơi giải trí. Trang trí dọn dẹp nhà cửa. Nấu bánh tét… -Lễ hội như: Đua thuyền. Hội đèn lồng. Hội múa lân… -Đón xuân. Chợ hoa ngày Tết... c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên gọi một học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh. Bước 1: Vẽ hình ảnh chính của ngày Tết, mùa xuân và Một học sinh trả lời lễ hội Hình a. Bước 2: Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động. Hình b. Bước 3: Vẽ màu theo cảm nhận của em Hình c. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân. Vẽ tranh. Đề tài Cả lớp nghe Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. -Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh trong quá Học sinh thực hành cá nhân trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp với đề tài, thể hiện được.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> hoạt động của con người. +Lưu ý đến những học sinh còn lúng túng nhiều hơn. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Nội dung: Đúng đề tài -Hình vẽ: Sinh động, có sáng tạo, sắp xếp hợp lý. -Màu sắc: Tươi sáng, thể hiện được không khí của ngày Tết, lễ... -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Vẽ thêm nhiều tranh đẹp cho mọi người xem.. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi, trung bình trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Ngày soạn: Tuần 20. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 20 : Vẽ theo mẫu. MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. -Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. -Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu vẽ như lọ hoa và quả… -Ba hình vẽ có cách sắp xếp bố cục khác nhau -Hình gợi ý cách vẽ -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A4 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem mẫu và hỏi: -Mẫu vẽ có mấy đồ vật. Đó là đồ vật nào? Hôm nay các em học Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh xem mẫu và hỏi: -Vị trí của mẫu đặt như thế nào? -Hình dáng, màu sắc của từng vật mẫu? -So sánh tỉ lệ của các vật mẫu? -Phần nào sáng nhất, phần nào tối nhất? Qua mỗi câu trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu. c. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ Giáo viên cho học sinh xem ba hình vẽ có cách sắp xếp bố cục khác nhau và hỏi: -Hình nào vẽ chưa đúng đẹp. Vì sao? -Hình nào vẽ đúng đẹp. Vì sao?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp nghe Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa theo từng bước Cả lớp quan sát lên bảng. -Vẽ khung hình chung cho cả ba vật mẫu -Vẽ khung hình riêng cho từng vật Hình a. -Vẽ đường trục, tìm tỉ lệ của các bộ phận từng vật mẫu -Vẽ phác hình dáng chung của từng vật Hình b. -Vẽ nét chi tiết, chỉnh sửa hình cho giống mẫu -Vẽ đậm nhạt bằng màu chì Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước *Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ theo mẫu. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân trên khổ giấy A4 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. +Lưu ý đối với học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Sắp xếp cân đối -Hình vẽ: Tương đối giống mẫu, đúng tỉ lệ của mẫu. -Màu sắc: Thể hiện được độ đậm nhạt của bài vẽ. -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình nêu các bước để vẽ Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá,.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát mọi vật xung quanh. -Mang theo đất nặn. -Sưu tầm bài nặn của các bạn năm trước.. giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Ngày soạn: Tuần 21. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 21 : Tập nặn tạo dáng. ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu: -Biết cách nặn các hình có khối. -Nặn được hình người hoặc đồ vật, con vật…và tạo dáng theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: Thông qua bài học giáo viên giáo dục học sinh biết tham gia làm vệ sinh môi trường, thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Con vật, đồ vật, tượng người được làm từ các vật liệu như: Giấy, đất nặn, vỏ hộp... 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy. -Đất nặn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Vừa rồi em học bài gì? Hôm nay em học bài 21. Tập nặn tạo dáng. Đề tài tự chọn. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem con vật, dáng người và hỏi: -Đây là hình gì? -Được làm bằng nguyên liệu gì? -Dáng người đang làm gì? -Hình dáng của con vật này như thế nào? -Em xem chúng có đẹp không? -Em có thích tự tay mình tạo ra những vật đáng yêu này không? Giáo viên giới thiệu những hình ảnh minh họa trong SGK, ở bộ ĐDDH để học sinh thấy được sự phong phú và ý nghĩa của các hình nặn. Giáo viên tóm lại: Từ xa xưa các nghệ nhân đã tạo ra. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Một học sinh trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học đưa tay Cả lớp quan sát Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> nhiều tượng từ gỗ, đá...Ngày nay tiếp nối đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp phục vụ cho sinh hoạt, cho du khách với nhiều loại hình khác nhau. c. HĐ2: Cách nặn Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại hai cách nặn em đã học. Giáo viên hướng dẫn học sinh. -Tìm chọn hình con vật, đồ vật, dáng người theo ý thích. -Nặn như cách đã hướng dẫn ở những bài học trước. -Có thể nặn thêm các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo đề tài đã chọn. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành nặn theo nhóm. Tự chọn đề tài để nặn ví dụ về con vật, về cây cối, về con người… -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Đối với học sinh khá, giỏi hình nặn cân đối giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động. *Lưu ý học sinh giữ gìn vệ sinh chung, không để đất nặn làm bẩn vệ sinh lớp học. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát nhận xét. -Hình nặn: Sáng tạo, sắp xếp có nội dung. -Tạo dáng: Sinh động. Học sinh giỏi. khá, trung bình trả lời Cả lớp theo dõi. Học sinh thực hành theo nhóm Cả lớp nghe Cả lớp quan sát. Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh gỏi, trung bình trả lời -Màu sắc: Hài hòa, đẹp mắt Học sinh khá trả lời -Theo em sản phẩm của nhóm nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung, tùy từng sản phẩm của các Cả lớp nghe em mà giáo viên lồng ghép giáo dục môi trường. Giáo viên hỏi: -Ở Hội An chúng ta có làng gốm tên gì? Em thích tác Học sinh khá, giỏi trả lời phẩm nào của làng gốm? 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách, Cả lớp nghe báo và các kiểu chữ khác..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ngày soạn: Tuần 22. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 22 : Vẽ trang trí. TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. Mục tiêu: -Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. -Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. -Đối với học sinh khá, giỏi kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều rõ chữ. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. -Kiểu chữ nét đều. -Một vài dòng chữ kẻ đúng, đẹp và chưa đẹp. -Bài vẽ dòng chữ học giỏi của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Sưu tầm dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách, báo và các dòng chữ kiểu khác. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra học sinh việc chuẩn bị cho tiết học của mình -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các kiểu chữ và hỏi: -Nêu điểm giống và khác nhau của các kiểu chữ? +Dòng chữ đầu tiên có các nét chữ không đều nhau +Dòng thứ nhì có các nét chữ không đều nhau và có chân +Dòng thứ ba các chữ có các nét đều nhau +Giống nhau là cùng một dòng chữ học giỏi nhưng có cách vẽ khác nhau -Vậy theo em chữ nào là chữ in hoa nét thanh nét đậm?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời. Học sinh khá trả lời.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> +Dòng một và hai. Có hai kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm, đó là kiểu chữ không chân và có chân. -Thế nào là chữ in hoa nét thanh nét đậm? +Là kiểu chữ mà trong một con chữ có nét to, nét nhỏ (nét thanh, nét đậm). -Dựa vào đâu mà em biết vị trí của nét thanh, nét đậm trong một con chữ? +Dựa vào cách đưa nét bút khi vẽ. Những nét đưa lên, ngang là nét thanh, nét đưa xuống là nét đậm. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và cho biết các dòng chữ sưu tầm của nhóm mình là dòng chữ gì? Giáo viên tóm lại: Chữ nét thanh nét đậm tạo cho hình dáng chữ có vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng và mềm mại. c. HĐ2: Tìm hiểu cách kẻ chữ Giáo viên dùng phấn vẽ minh họa lên bảng cho học sinh theo dõi. -Nét đưa lên, ngang là nét thanh tay đưa nhẹ nhàng -Nét đưa xuống là nét đậm ấn mạnh tay hơn Giáo viên cho học sinh xem dòng chữ HỌC GIỎI và phân tích. -Xác định vị trí của nét thanh, nét đậm -Trong một dòng chữ các nét có độ đậm như nhau, độ nhạt như nhau. ( Giáo viên chỉ vào dòng chữ ) *Giáo viên cho học sinh xem các dòng chữ đã chuẩn bị (dòng chữ đẹp và dòng chữ chưa đẹp) để học sinh nêu nhận xét. d. HĐ3: Thực hành Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. -Kẻ nét và tập vẽ màu vào các con chữ A, B, N, M. -Tập kẻ các chữ A, B, N, M theo kiểu chữ nét thanh nét đậm và vẽ màu. -Học sinh thực hành cá nhân. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. Gợi ý giúp các em tìm vị trí các nét chữ và các thao tác khó trong quá trình kẻ chữ. +Học sinh khá, giỏi kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ. +Quan tâm nhiều ở những em còn lúng túng trong khi thực hành đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét.. Học sinh giỏi, trung bình trả lời Học sinh khá, giỏi trả lời. Học sinh thảo luận nhóm đôi Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát. Cả lớp quan sát. Cả lớp quan sát và nêu nhận xét Cả lớp nghe. Học sinh thực hành cá nhân. Cả lớp quan sát.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> -Hình dáng chữ: Vẽ đúng yêu cầu của bài tập. -Màu sắc: Tươi đẹp -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung chỉ ra những điểm mà học Cả lớp nghe sinh cần lưu ý. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát cảnh vật xung quanh. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Ngày soạn: Tuần 23. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 23 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu: -Hiểu sự phong phú của đề tài tự chọn. -Biết cách tìm chọn chủ đề. -Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh về các đề tài khác nhau. -Hình vẽ minh họa trong bộ ĐDDH. -Bảng phụ có ghi sẵn một số đề tài chọn để vẽ tranh. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy, giấy A4. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem bảng phụ có ghi một số đề tài vẽ tranh và hỏi: -Em thích vẽ đề tài nào nhất? Hôm nay các em học bài 23. Vẽ tranh. Đề tài tự chọn. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem một số tranh về các đề tài khác nhau và hỏi: -Các tranh này vẽ về đề tài gì? -Trong tranh vẽ những hình ảnh gì? -Các hình vẽ được sắp xếp như thế nào? -Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? -Em có nhận xét gì về cách vẽ màu trong tranh? -Em xem các tranh này có đẹp không. Đẹp ở điểm nào? -Ngoài ra em còn biết tranh vẽ về đề tài nào nữa? Giáo viên tóm lại: Có nhiều đề tài để em lựa chọn vẽ thành tranh như: -Vui chơi trong ngày hè. -An toàn giao thông.. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> -Cảnh đẹp quê hương. -Mẹ và cô giáo... Giáo viên hỏi: Theo em chọn đề tài nào để vẽ? c. HĐ2: Cách vẽ tranh Bước 1: Vẽ hình ảnh chính làm rõ nội dung Bước 2: Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động Bước 3: Vẽ màu theo cảm nhận của em Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ minh họa theo từng bước trong bộ ĐDDH. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành. Vẽ tranh theo đề tài tự chọn, vẽ cá nhân trên khổ giấy A4. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Đối với học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Nội dung: Sáng tạo, đúng với yêu cầu của bài tập -Hình vẽ: Sinh động, sắp xếp hợp lý -Màu sắc: Tươi sáng, đẹp mắt -Theo em bài bạn nào đẹp nhất. Vì sao?. Học sinh trung bình trả lời Cả lớp theo dõi. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân.. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát cái ấm tích và cái bát. Cả lớp nghe -Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Ngày soạn:. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Tuần 24. Bài 24 : Vẽ theo mẫu. MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I. Mục tiêu: -Hiểu hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. -Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu. -Vẽ được hai vật mẫu. -Đối với học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu -Hình gợi ý cách vẽ -Bài vẽ của học sinh 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A4 -Mẫu vẽ theo nhóm (nếu có). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Vừa rồi lớp ta học bài gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cùng học sinh trưng bày mẫu. Giáo viên đặt câu hỏi: -Mẫu vẽ có mấy đồ vật? -Vị trí của các vật mẫu như thế nào? -Hình dáng, màu sắc của từng vật ra sao? -Em so sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu với nhau?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Một học sinh trả lời Cả lớp nghe. Học sinh trưng bày mẫu vẽ. Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời. -Em xem phần nào của mẫu được chiếu sáng nhất, Học sinh khá, giỏi trả lời đậm nhất? Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo viên tóm tắt và Cả lớp nghe hệ thống lại ý chính đưa ra kết luận chung để học sinh.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> nắm bài hơn. c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý để học sinh nhận ra cách vẽ. Giáo viên hỏi: -Nêu các bước để vẽ theo mẫu. Mẫu có hai hoặc ba vật mẫu? Giáo viên vẽ minh họa theo từng bước lên bảng để học sinh theo dõi. -Vẽ khung hình chung cho cả ba vật mẫu, vẽ khung hình riêng cho từng vật mẫu. Hình a. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp quan sát. -Tìm tỉ lệ của các bộ phận của từng vật mẫu. -Vẽ phác hình bằng các nét thẳng tạo thành hình dáng chung của mẫu. Hình b. -Quan sát mẫu, chỉnh sửa lại hình cho tương đối gần giống mẫu -Vẽ đậm nhạt bằng màu chì như em đã học ở các bài trước. Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm Cả lớp quan sát trước d. HĐ3: Thực hành -Học sinh vẽ theo mẫu do giáo viên hướng dẫn, thực Cả lớp nghe hành vẽ cá nhân. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> gần với mẫu. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Sắp xếp cân đối, hợp lý. Học sinh thực hành vẽ cá nhân Cả lớp quan sát. Học sinh trung bình, giỏi trả lời -Hình vẽ: Tương đối giống mẫu Học sinh giỏi, khá trả lời -Đậm nhạt; Thể hiện được các độ đậm nhạt trong bài Học sinh giỏi, trung bình vẽ trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh trung bình, khá, giỏi trả lời Giáo viên nhận xét chung. Cả lớp nghe 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh câu chuyện, bài hát về Bác Hồ. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Ngày soạn: Tuần 25. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 25 : Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC I. Mục tiêu: -Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc. -Biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ. -Học sinh khá, giỏi nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số tranh về Bác Hồ của họa sĩ. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa. -Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Em nào biết hát bài Ai yêu nhi đồng thì đưa tay? -Giáo viên gọi một học sinh hát. -Bài hát nói về ai? Hôm nay cô hướng dẫn các em xem tranh. Bác Hồ đi công tác của họa sĩ Nguyễn Thụ. b. HĐ1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ -Giáo viên gọi một học sinh đọc mục 1 SKG trang 77. Học sinh còn lại theo dõi đọc thầm. Giáo viên đặt câu hỏi: -Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh năm nào, ở đâu? +Năm 1930, ở xã Đắc Sở, Hoài Đức Hà Tây -Năm 1985 đến 1992 ông làm gì? +Là hiệu trưởng trường Đại học Mĩ thuật ở Hà Nội -Những tác phẩm nổi tiếng của ông? +Dân quân, Làng ven núi, Bác Hồ đi công tác, Bác Hồ bên cửa sổ, Bác Hồ thăm lớp vở lòng... -Ông thành công nhất khi vẽ tranh với chất liệu gì? +Là tranh lụa -Đề tài yêu thích của ông là gì? +Phong cảnh và sinh hoạt của nhân dân miền núi. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cá nhân đưa tay Một học sinh hát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Học sinh giỏi đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> phía Bắc. -Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng văn họcnghệ thuật năm nào? +Năm 2001 -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại sơ lược vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ. c. HĐ2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và giới thiệu: -Đây là tranh Bác Hồ đi công tác. Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ Giáo viên hỏi: -Vậy thế nào là tranh lụa? +Tranh lụa là tranh được vẽ trên nền vải lụa -Hình ảnh chính trong tranh là gì? -Dáng vẻ của từng người như thế nào? +Bác Hồ dáng ung dung, thư thái trên yên ngựa, tay cầm dây cương +Anh cảnh vệ người ngã về phía trước -Hình dáng của hai con ngựa như thế nào? -Màu sắc của tranh rực rỡ hay trầm ấm? -Cách vẽ mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, uyển chuyển? -Ngoài hình ảnh Bác Hồ, anh cảnh vệ, con ngựa, tranh còn vẽ gì nữa? -Nêu nội dung của bức tranh? +Bác Hồ đi công tác là bức tranh đẹp vẽ về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, tranh vẽ cảnh Bác Hồ cùng anh cảnh vệ trên đường đi công tác. -Em có thích bức tranh này không. Vì sao? Giáo viên kết luận: Đây là bức tranh đẹp và nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Thụ. Đẹp về hình vẽ lẫn nội dung *Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận và phân công các bạn chọn bài thơ, hay bài hát nào nói về Bác Hồ đọc cho cả lớp nghe. d. HĐ4: Nhận xét đánh giá Giáo viên hỏi: -Em vừa xem tác phẩm gì. Do họa sĩ nào vẽ? -Nêu vài nét sơ lược về họa sĩ Nguyễn Thụ? -Nêu nội dung của tranh? Giáo viên nhận xét chung -Khen thưởng những học sinh tham gia tích cực trong học tập 4. Dăn dò: Sưu tầm dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm. Ngày soạn: Mĩ thuật Tuần 26. Bài 26 : Vẽ trang trí. Học sinh giỏi trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh giỏi có thể trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời. Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời. Học sinh giỏi, khá, trả lời Cả lớp nghe Các nhóm thảo luận và thể hiện cho cả lớp nghe Cả lớp nghe Một học sinh trả lời Một học sinh trả lời Hai học sinh trả lời Cả lớp nghe Học sinh vỗ tay Ngày dạy:.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu được cách sắp xếp dòng chữ thế nào là hợp lí. -Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. -Học sinh khá, giỏi kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC học theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền, rõ chữ. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp. -Hình hướng dẫn các bước kẻ dòng chữ nét thanh nét đậm. -Một số khẩu hiệu có dòng chữ nét thanh nét đậm. -Bài của học sinh năm trước. 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Bài kẻ chữ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ở bài 22 các em đã tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Hôm nay các em học bài 26. Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên giới thiệu một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đã chuẩn bị và hỏi: -Kiểu chữ kẻ đúng hay sai. Vì sao? -Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy như thế nào? -Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng như thế nào? +Không bằng nhau -Em xem dòng chữ nào đúng và đẹp. Vì sao? +Dòng thứ ba. Vì vẽ cân đối với trang giấy -Vì sao dòng một và dòng hai chưa đẹp? +Dòng một chữ kẻ nhỏ so với phần giấy +Dòng hai chữ kẻ to quá so với phần giấy. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> -Cách vẽ màu chữ và màu nền như thế nào? +Chữ màu sáng thì nền màu đậm và ngược lại +Chữ thường vẽ một màu Giáo viên tóm lại: Chữ nét thanh nét đậm là kiểu chữ có vẻ đẹp mềm mại, hình dáng chữ nhẹ nhàng thanh thoát. (giáo viên cho học sinh xem một số khẩu hiệu có dòng chữ nét thanh nét đậm) c. HĐ2: Cách kẻ dòng chữ Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình hướng dẫn cách kẻ dòng chữ và yêu cầu học sinh nêu cách kẻ dòng chữ. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách kẻ dòng chữ: (vừa hướng dẫn vừa chỉ vào hình minh họa) -Chọn nội dung dòng chữ như: Việt Nam, Mĩ thuật, Chăm học... -Xác định chiều cao, dài của dòng chữ cho phù hợp với khổ giấy, kẻ hai đường thẳng song song. -Tìm khuôn khổ chữ và khoản cách giữa các con chữ và các tiếng. -Phác hình chữ và kẻ nét thanh nét đậm -Dùng thước để kẻ các nét thẳng, compa để vẽ nét cong. -Hoàn chỉnh dòng chữ -Vẽ màu theo ý thích: Vẽ màu chữ giống nhau, màu nền khác màu chữ, chọn màu đậm kết hợp màu nhạt cho bài đẹp hơn. Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân kẻ dòng chữ CHĂM HỌC. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi kẻ được dòng chữ theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, có nền, rõ chữ. +Lưu ý giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành bài tập. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Cân đối -Kiểu chữ: Đúng kiểu chữ nét thanh nét đậm -Màu sắc: Tươi sáng, có đậm nhạt -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Học sinh trung bình trả lời Cả lớp nghe và quan sát. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp quan sát. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh giỏi, khá, trung.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.. bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ngày soạn: Tuần 27. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 27 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. -Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. *Tích hợp giáo dục môi trường: Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về môi trường -Hình gợi ý cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A4 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem tranh Trồng cây của học sinh và hỏi: -Tranh vẽ gì? -Trồng cây để làm gì? Hôm nay các em học bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên giới thiệu với học sinh về tranh, ảnh vệ sinh môi trường và hỏi: -Tranh vẽ về đề tài gì? -Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? -Các bạn trong tranh đang làm gì? -Ảnh chụp cảnh gì? Giáo viên: Môi trường trong sạch rất cần cho cuộc sống con người. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. -Là học sinh em làm gì để góp phần vào việc bảo vệ. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Học sinh giỏi, khá, trung.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> môi trường? -Với đề tài này em chọn nội dung nào để vẽ? Giáo viên tóm lại: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của con người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường như thu gom rác, làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắn động vật quý hiếm... c. HĐ2: Cách vẽ tranh -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước vẽ tranh.. bình trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Cả lớp nghe. Học sinh giỏi nêu các bước vẽ tranh Giáo viên cho học sinh xem hình hướng dẫn cách vẽ ở Cả lớp quan sát bộ ĐDDH. -Vẽ hình ảnh chính trước (rõ nội dung) -Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động -Vẽ màu theo ý thích Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh Học sinh xem bài vẽ của năm trước. học sinh năm trước d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành theo nhóm, thảo luận rồi vẽ trên Cả lớp nghe khổ giấy A4. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình Học sinh thực hành theo thực hành. nhóm +Học sinh khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp Cả lớp quan sát quan sát và nhận xét. Học sinh khá trả lời -Nội dung: Đúng đề tài Học sinh giỏi trả lời -Hình vẽ: Sinh động, rõ nội dung Học sinh khá trả lời -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa, có đậm nhạt Học sinh trung bình, giỏi -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? trả lời Cả lớp nghe Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà Cả lớp nghe -Quan sát lọ hoa và quả..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ngày soạn: Tuần 28. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 28 : Vẽ theo mẫu. MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (VẼ MÀU) I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu. -Học sinh biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật. -Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Chuẩn bị hai bài vẽ mẫu khác nhau -Hình gợi ý cách vẽ -Ảnh chụp một số lọ và hoa -Tranh tĩnh vật của họa sĩ 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem hai bài vẽ (một vẽ màu một vẽ chì) và hỏi: -Hai bài vẽ này khác nhau ở điểm nào? -Bài nào em đã học? Hôm nay các em học vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu). b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cùng học sinh bày mẫu. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về: -Vị trí của mẫu như thế nào? -Sắp xếp như vậy hợp lý chưa. Vì sao? -Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa và quả? -Màu sắc của chúng như thế nào? c. HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ Giáo viên hướng dẫn học sinh và vẽ minh họa theo từng bước lên bảng cho học sinh theo dõi. -Xác định khung hình chung của lọ, hoa và quả.. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Học sinh cùng bày mẫu với giáo viên Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Cả lớp quan sát Học sinh xác định khung.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> +Là khung hình chữ nhật đứng -Vẽ khung hình riêng của từng vật Hình a. hình chung. -Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa và quả -Vẽ phác hình từng vật bằng nét thẳng Hình b. -Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm -Xác định các mảng màu đậm nhạt vẽ theo cảm nhận riêng. Hình c. Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp một số lọ và hoa để học sinh thấy được vẻ đẹp của lọ hoa trong cuộc sống. d. HĐ3: Thực hành Giáo viên cho học sinh xem một số tranh tĩnh vật màu của họa sĩ. -Học sinh thực hành cá nhân vẽ theo mẫu giáo viên hướng dẫn. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành +Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu. Cả lớp quan sát. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> sắc phù hợp đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. Cả lớp quan sát -Bố cục: Sắp xếp hợp lý, cân đối -Hình vẽ : Tương đối giống mẫu Học sinh trung bình trả lời -Màu sắc: Thể hiện được độ đậm nhạt của mẫu Học sinh khá trả lời -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi, trung Giáo viên nhận xét chung. bình trả lời 4. Dặn dò: Về nhà Cả lớp nghe -Chuẩn bị đất nặn. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Ngày soạn: Tuần 29. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 29 : Tập nặn tạo dáng. ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu được nội dung và các hoạt động của một số ngày lễ hội. -Biết cách nặn dáng người đơn giản. -Nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội. *Tích hợp giáo dục môi trường: Học sinh yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán, có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh, ảnh về ngày hội -Đất nặn -Hình nặn sẵn 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Đất nặn, bảng con III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Các em thích nặn không? Bài học hôm nay cô hướng dẫn các em Tập nặn tạo dáng. Đề tài Ngày hội. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh về ngày hội và hỏi: -Tranh và ảnh vẽ và chụp về đề tài gì? -Không khí của ngày hội được vẽ và chụp như thế nào trong tranh và ảnh? -Quê em có những ngày hội nào?. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cá nhân đưa tay Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời. Học sinh trung bình, giỏi trả lời -Ngoài ra em còn biết lễ hội ở vùng nào nữa? Học sinh khá trả lời -Với đề tài này em chọn lễ hội nào để nặn? Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Giáo viên tóm lại: Quê hương chúng ta có nhiều lễ Cả lớp nghe và quan sát hội như ở Hội An có lễ hội đua thuyền, hội bài chòi,.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> hội làng, hội hoa đăng...ở Phú Thọ có hội Đền Hùng, ở Bắc Ninh có hội Lim...Trong những dịp lễ thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những đặc sắc riêng. (Giáo viên cho xem ảnh minh họa) -Khi đi chơi ở nơi tổ chức lễ hội, bản thân làm gì để giữ gìn vệ sinh môi trường? c. HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách nặn Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách nặn em đã học. Giáo viên nặn mẫu cho học sinh quan sát -Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại với nhau tạo thành hình nặn -Hoặc nặn hình từ một thỏi đất -Nặn thêm các hình ảnh khác -Tạo dáng rồi sắp xếp theo đề tài. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành thảo luận rồi nặn theo nhóm theo đề tài ngày hội. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi hình nặn cân đối, thể hiện được hình dáng hoạt động tham gia lễ hội. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Nội dung: Đúng đề tài -Hình nặn: Sinh động, đẹp mắt -Màu sắc: Kết hợp hài hòa, đẹp mắt -Theo em bài nhóm nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm một số đầu báo, báo tường.. Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Hai học sinh nhắc lại cách nặn Cả lớp quan sát. Cả lớp nghe Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình, khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Ngày soạn: Tuần 30. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 30 : Vẽ trang trí. TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường. -Học sinh biết cách trang trí đầu báo tường. -Trang trí được đầu báo của lớp đơn giản. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Sưu tầm một số đầu tờ báo (Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hoa học trò, Nhi động...) -Một số đầu báo tường của các lớp -Bài trang trí của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem tờ báo tường và hỏi: -Đây là tờ báo gì? -Lớp em đã tham gia làm báo tường lần nào chưa? -Phần trên của tờ báo gọi là gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ trang trí. Trang trí đầu báo tường. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem một số tờ báo (Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hoa học trò, Nhi đồng...) và một số đầu báo tường hỏi: -Thế nào là tờ báo tường? +Là tờ báo dán trên tường cho mọi người xem, thường ra vào các dịp lễ, các đợt thi đua... -Tờ báo gồm có những phần nào? +Đầu báo và thân báo -Đầu tờ báo gồm có những nội dung gì?. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cá nhân trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> +Tên tờ báo, chủ đề tờ báo, tên đơn vị, hình vẽ trang trí -Em kể tên các đầu tờ báo này là gì? -Tên tờ báo được sắp xếp ở vị trí nào? +Là phần chính, to rõ, nổi bật chữ in hoa hay chữ thường. -Chủ đề, tên đơn vị được sắp xếp như thế nào? +Cỡ chữ nhỏ hơn tên tờ báo, sắp xếp ở vị trí phù hợp (giáo viên chỉ vào hình minh họa) -Để tờ báo sinh động em cần làm gì? +Trang trí cho đẹp mắt: cờ hoa, biểu trưng.. -Theo em, em chọn tên, chủ đề, đơn vị tờ báo là gì? c. HĐ2: Cách trang trí Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa cho học sinh theo dõi. -Vẽ phác các mảng chữ, hình minh họa, có mảng lớn nhỏ sao cho phù hợp. Hình a. Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Cả lớp quan sát. -Kẻ chữ và vẽ hình trang trí Hình b. -Vẽ màu theo ý thích +Màu chữ đậm thì màu nền nhạt và ngược lại Hình c Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thảo luận rồi thực hành trang trí đầu tờ báo tường theo nhóm trên khổ giấy A3 -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. +Học sinh khá giỏi trang trí được đầu báo tường đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên truyền. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục : Cân đối -Chữ: Tên tờ báo rõ ràng nổi bật -Hình vẽ minh họa: Đẹp mắt, hợp lý. Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành theo nhóm. Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> -Màu sắc: Tươi sáng có đậm nhạt xen kẽ -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em, của các bạn Cả lớp nghe lớp trước..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Ngày soạn: Tuần 31. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 31 : Vẽ tranh. ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu về nội dung đề tài. -Học sinh biết cách chọn hoạt động. -Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Tranh về đề tài Ước mơ của em và tranh vẽ về đề tài khác -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A4. Sưu tầm tranh vẽ về đề tài này của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số Lớp trưởng báo cáo 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh Tổ trưởng báo cáo -Giáo viên nhận xét Cả lớp nghe 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ. Em ước mơ gì kể cho cô và các bạn nghe với? Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ tranh. Đề tài Ước Cả lớp nghe mơ của em. b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên cho học sinh xem tranh đã chuẩn bị và hỏi: Cả lớp quán sát -Tranh nào vẽ về đề tài Ước mơ của em? Học sinh giỏi trả lời Giáo viên: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong Cả lớp nghe muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng. Ví dụ: muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương, trở thành kĩ sư, bác sĩ... -Ước mơ của em là gì? Học sinh khá, giỏi, trung bình trả lời -Vì sao tranh này không phải vẽ về ước mơ của em? Học sinh giỏi trả lời -Với đề tài này em sẽ chọn nội dung gì để vẽ? Học sinh giỏi, trung bình trả lời Giáo viên tóm lại: Có nhiều ước mơ để em chọn vẽ Cả lớp nghe thành tranh như: -Trái đất không còn chiến tranh, môi trường sống.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> trong lành. -Sống trên cung trăng -Ước mơ thăm đáy đại dương -Trở thành nhà du hành vũ trụ -Được học tập trong một ngôi trường đẹp -Quê em đổi mới... c. HĐ2: Cách vẽ tranh Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh họa theo từng bước Cả lớp quan sát lên bảng. -Vẽ hình ảnh chính trước Hình a. -Vẽ thêm hình ảnh phụ Hình b. -Vẽ màu theo ý thích Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm Cả lớp quan sát trước. d. HĐ3: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> -Học sinh thực hành vẽ một bức tranh về đề tài Ước mơ của em. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành, lưu ý những em còn lúng túng trong khi vẽ, giúp đỡ để các em hoàn thành bài tập +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Nội dung: Đúng với đề tài -Hình vẽ: Sáng tạo, sinh động, sắp xếp hợp lý -Màu sắc: Tươi sáng có đậm nhạt xen kẽ -Theo em bài bạn nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát lọ hoa và quả. -Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài sau.. Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, trung bình, giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Ngày soạn: Tuần 32. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 32 : Vẽ theo mẫu. VẼ TĨNH VẬT (VẼ MÀU) I. Mục tiêu: -Biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu. -Vẽ được hình và màu theo mẫu. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Mẫu vẽ: lọ, hoa, quả -Tranh tĩnh vật lọ và hoa của họa sĩ, tranh về đề tài khác của học sinh -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Giấy A4 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh tĩnh vật và tranh vẽ về đề tài khác và hỏi: -Tranh một vẽ về đề tài gì? -Tranh hai vẽ gì? -Vậy tranh nào là tranh tĩnh vật? Tranh thứ ba là tranh tĩnh vật lọ và hoa. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay. Vẽ tĩnh vật (vẽ màu). b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên cho học sinh xem một số tranh tĩnh vật của họa sĩ và hỏi: -Em có nhận xét gì về các bức tranh này? -Thế nào là tranh tĩnh vật? +Là tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh như: ấm, lọ hoa, quả, chai, bát... Giáo viên cùng học sinh trưng bày mẫu, giáo viên gợi ý học sinh nhận xét mẫu qua câu hỏi: -Vị trí của các vật mẫu như thế nào? -Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật? -Hình dáng của lọ, hoa và quả như thế nào?. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh cùng giáo viên trưng bày mẫu Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> -Em có nhận xét gì về màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu? (Tùy từng vị trí mà học sinh có câu trả lời khác nhau) -Ngoài ra em còn biết lọ, hoa và quả nào nữa? c. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước hướng dẫn cách vẽ. Giáo viên hướng dẫn kết hợp vẽ minh họa lên bảng. -Vẽ khung hình chung, khung hình riêng của từng vật mẫu. +Học sinh nêu cách vẽ khung hình chung và riêng. Hình a. Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Hai học sinh trả lời Cả lớp quan sát. -Tìm tỉ lệ của từng bộ phận và vẽ hình lọ hoa và quả Hình b. -Nhìn mẫu chỉnh sửa hình rỗi vẽ màu theo mẫu. Hình c. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm Cả lớp quan sát trước. d. HĐ3: Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> -Học sinh thực hành vẽ cá nhân, vẽ theo mẫu giáo viên hướng dẫn -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Cân đối -Hình vẽ: Rõ đặc điểm -Màu sắc: Có đậm nhạt -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, Cả lớp nghe tạp chí....

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Ngày soạn: Tuần 33. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 33 : Vẽ trang trí. TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI I. Mục tiêu: -Học sinh hiểu vai trò và ý nghĩa của lều trại thiếu nhi. -Học sinh biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Ảnh chụp cổng trại và lều trại -Hình các bước trang trí cổng trại, lều trại -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy -Sưu tầm tranh, ảnh về trại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp về hội trại và hỏi: -Ảnh chụp gì? -Em có thích vẽ trang trí về cổng trại hoặc lều trại không? Hôm nay cô hướng dẫn các em Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi. b. HĐ1: Quan sát nhận xét Giáo viên hỏi: -Trường em thường tổ chức hội trại vào dịp nào? -Trại gồm có những phần chính nào? +Cổng trại và lều trại -Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm có những vật liệu gì? Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi: -Tranh vẽ gì? -Em xem cổng trại, lều trại trong tranh vẽ như thế nào? -Màu sắc đẹp mắt không?. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Cá nhân đưa tay Cả lớp nghe. Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh trung bình trả lời Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> -Em thích cổng trại, lều trại nào. Vì sao? Giáo viên tóm lại: Hội trại thường tổ chức vào các dịp lễ, Tết, kì nghỉ hè. Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích. c. HĐ2: Cách trang trí trại Giáo viên cho học sinh xem hình các bước trang trí cổng trại và lều trại, yêu cầu học sinh nêu các bước trang trí. *Cổng trại: -Chọn và vẽ hình dáng cổng (minh họa hình 2 và 4 trong SGK/102, 103) -Vẽ các hình trang trí cho cổng thêm đẹp (tên đơn vị, khẩu hiệu, cờ, biểu tượng...) -Vẽ màu theo ý thích *Lều trại: -Vẽ lều trại cân đối với trang giấy -Vẽ hình trang trí lều trại và vẽ màu theo ý thích (xem hình minh họa trong SGK hình 3 và 5 trang 102, 103) d. HĐ3: Thực hành -Trang trí một cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi theo ý thích, thực hành theo nhóm. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trong quá trình thực hành. Lưu ý: Không nên chọn quá nhiều hình ảnh trang trí, nên chọn hài hòa đơn giản. +Học sinh khá giỏi trang trí được cổng trại hoặc lều trại phù hợp với nội dung hoạt động. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Bố cục: Cân đối -Hình vẽ: Đẹp mắt, có sáng tạo -Màu sắc: Tươi sáng, hài hòa -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao?. Học sinh trung bình trả lời Cả lớp nghe. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Cả lớp theo dõi. Cả lớp nghe Học sinh thực hành theo nhóm. Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá, giỏi, trung bình trả lời Cả lớp nghe. Giáo viên nhận xét chung 4. Dặn dò: Về nhà -Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về một đề tài mà Cả lớp nghe em yêu thích. -Sưu tầm tranh vẽ của các bạn học sinh năm trước. Ngày soạn: Tuần 34. Mĩ thuật Bài 34 : Vẽ tranh. Ngày dạy:.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. Mục tiêu: -Hiểu nội dung đề tài. -Biết cách tìm, chọn nội dung đề tài. -Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài tự chọn. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Một số tranh về các đề tài khác nhau của họa sĩ và các bạn học sinh -Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, sách giáo khoa, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Em thích vẽ gì? Hôm nay các em học bài 34: Vẽ tranh. Đề tài tự chọn b. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh của họa sĩ và các bạn học sinh, giáo viên đặt câu hỏi: -Tranh của họa sĩ vẽ về đề tài gì? -Tranh của các bạn thiếu nhi vẽ về đề tài gì? -Nêu hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh? -Trong tranh có những màu nào, em thích màu nào nhất. Vì sao? -Ngoài ra em còn biết tranh vẽ về đề tài nào nữa? Giáo viên tóm lại: Vẽ tranh đề tài tự chọn là vẽ về những đề tài em yêu thích. Có thể chọn một trong những nội dung sau đây để vẽ: -Học tập -Vui chơi, lễ hội -Nhà trường -Chân dung ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô... -Phong cảnh -Ước mơ của em -Ngày hội quê em. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> -Vệ sinh môi trường… c. HĐ2: Cách vẽ tranh -Với bài này em chọn đề tài nào để vẽ?. Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước vẽ tranh Học sinh giỏi, khá trả lời Giáo viên vẽ minh họa lên bảng đề tài phong cảnh cho Cả lớp quan sát học sinh quan sát. -Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ vẽ sau Hình a. -Vẽ màu theo cảm nhận của em +Có màu đậm xen kẽ màu nhạt, màu nóng xen kẽ màu lạnh Hình b. Cả lớp quan sát. Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trứơc. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ tranh Đề tài tự chọn, vẽ cá nhân. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Hình vẽ: Sắp xếp hợp lý, rõ nội dung của đề tài -Màu sắc: Có đậm nhạt, tươi sáng, đẹp mắt. Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân. Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.. Cả lớp nghe.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Ngày soạn: Tuần 35. Mĩ thuật. Ngày dạy:. Bài 35 : Tổng kết năm học. TRƯNG BÀY CÁC BÀI VẼ, BÀI NẶN ĐẸP I. Mục tiêu: -Đây là năm học cuối cùng của bậc Tiểu học, giáo viên và học sinh cần thấy được kết quả, dạy- học mĩ thuật trong năm và trong bậc học. -Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy -học mĩ thuật. -Giáo viên rút kinh nghiệm cho dạy học ở những năm tiếp theo. -Học sinh thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS. -Phụ huynh biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình. II. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên -Giấy cờrôki, kéo, hồ... -Qùa để thưởng cho cá nhân, tổ có nhiều bài vẽ, nặn đẹp. 2. Đối với học sinh -Chọn các bài vẽ, bài nặn đẹp trong năm -Kéo, hồ dán... III. Hình thức tổ chức Hoạt động của giáo viên 1. Ổn định tổ chức: -Giáo viên kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài vẽ, bài nặn đẹp của học sinh để trưng bày sản phẩm cuối năm. -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Đầu năm học đến giờ các em đã tạo ra rất nhiều sản phẩm đẹp. Hôm nay chúng ta cùng nhau trưng bày kết quả học tập của mình cho mọi người cùng thưởng thức. b. Hình thức tổ chức HĐ1: Dán bài vẽ vào giấy cờrôki, bày bài nặn vào khay *Dán bài vẽ vào giấy cờrôki -Trình bày đẹp: có dây treo, có tên tranh, tên học sinh, tên lớp -Học sinh làm việc theo tổ, lựa chọn bài theo phân môn rồi dán vào phần giấy theo quy định *Bày bài nặn vào khay -Bày các bài tập nặn vào khay có tên sản phẩm, tên học sinh.. Hoạt động của học sinh Lớp trưởng báo cáo Tổ trưởng báo cáo Cả lớp nghe Cả lớp nghe. Học sinh lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh, trưng bày sản phẩm cùng các em. HĐ2: Đánh giá Sau khi trưng bày sản phẩm xong, giáo viên tổ chức cho học sinh xem và gợi ý học sinh nhận xét đánh giá sản phẩm như sau: a. Nêu cảm nhận của em về các bài vẽ, bài nặn được trưng bày? (Học sinh viết suy nghĩ của mình vào vở tập vẽ trong vòng 2 phút). -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe. b. Trong các phân môn: Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Thường thức mĩ thuật, Tập nặn tạo dáng, em thích nhất phân môn nào. Vì sao? c. Theo em sản phẩm của tổ nào trình bày đẹp nhất. Vì sao? d. Bạn nào có nhiều bài vẽ, bài nặn đẹp nhất? Giáo viên kết luận: -Khen ngợi những cá nhân có nhiều sản phẩm đẹp -Khen ngợi tổ có sản phẩm đẹp, trưng bày khoa học hợp lý. Giáo viên phát thưởng cho cá nhân, tổ có nhiều sản phẩm đẹp.. Học sinh làm việc theo tổ. Cả lớp viết suy nghĩ vào vở tập vẽ Học sinh giỏi, khá, trung bình đọc Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh trung bình trả lời Cả lớp vỗ tay Cả lớp vỗ tay Cá nhân, đại diện tổ nhận quà.

<span class='text_page_counter'>(91)</span>

×