Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NLXH Tinh yeu To quoc nhin tu Bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.49 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>pĐề bài: Từ hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận ), cùng với </b></i>
<i><b>hiểu biết về xã hội những ngày gần đây, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về những ngư dân </b></i>
<i><b>đang ngày đêm bám biển khai thác và bảo vệ chủ quyền đất nước.</b></i>


=> Gợi ý: ( Chỉ mang tính chất gợi mở )


- Hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
quấy phá, gây hấn ở ngư trường của Việt Nam là hành động đáng lên án.


- Trước những hành động này, những ngư dân vùng ven biển kiên quyết tiếp tục ra khơi bám biển,
tiến hành hoạt động khai thác thủy, hải sản, góp phần cùng các lực lượng chức năng của Việt Nam
kiên quyết đấu tranh, phản đối hành động của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Những khó khăn của ngư dân ven biển: vừa làm nhiệm vụ sản xuất vừa trực tiếp tham gia bảo vệ
<b>chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, bất chấp nguy cơ có thể bị tàu cá vỏ sắt, tàu kéo Trung Quốc đâm </b>
va, phun nước ngăn cản hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản.


- Tại các cảng cá - những ngư dân Việt Nam vẫn đang chuẩn bị cho những chuyến ra khơi mới. Đối với
họ, ra khơi khơng chỉ là vì miếng cơm manh áo cho cuộc sống hàng ngày mà còn khẳng định chủ
quyền lãnh thổ của đất nước.


- Họ cũng tâm nguyện - con cháu sau này vẫn nối tiếp truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa,
<b>giữ lấy chủ quyền thiêng liêng mà cha ông ta bao đời đổ máu xương dựng xây và gìn giữ.</b>


- Bà con ngư dân bám biển, vươn khơi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Với họ nghề
biển là nghề cha truyền con nối, Hoàng Sa - Trường Sa là quê hương của họ hàng trăm năm nay, họ lớn
lên ở biển, sống với biển, với Hoàng Sa - Trường Sa.


- Hình ảnh của những người ngư dân lao động trên biển đó thật tuyệt vời, thật đáng trân trọng. Hình
ảnh của họ chính là vóc dáng của dân tộc một thời hào hùng…


<i><b>Đề bài: Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ </b></i>


<i><b>mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về </b></i>
<i><b>tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.</b></i>


=> Gợi ý: ( Chỉ mang tính chất gợi mở )


- Bác Hồ đã từng viết: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống quý báu của ta…”
- Thật vậy, lật lại những trang sử vàng của dân tộc, tình yêu Tổ quốc tỏa ra nồng nàn, mạnh mẽ. Từ
thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung....


- Rồi đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tình u Tổ quốc lại sơi sục trong trái tim
những thế hệ trẻ. Nó dạt dào và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện
lên đường. Xa nhà, xa quê hương, tạm gác bút nghiên, họ sẵn sàng vào nơi chiến trường ác liệt để thực
hiện lí tưởng cao đẹp: Trong chiến tranh đau thương khốc liệt, ta tìm về cho dân tộc bầu trời hịa bình.
<i><b>- Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, </b></i>
tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân.
Đó là u nước! Đất nước được bình n, cuộc sống vẫn phát triển bình thường…nhờ có một phần
cơng sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh.


<b>- Mùa Hạ đến với những ngày dậy sóng biển Đơng. Tình yêu Tổ quốc lại được thử thách trước nguy </b>
cơ biển trời quê hương bị xâm phạm. Ấy là khi Trung Quốc kéo giàn khoan to như sân vận động đến
định chọc mũi khoan xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta.


+ Hành động này đã gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu tấm lòng con người Việt Nam , nhân dân ta
khắp ba miền đất nước đã xuống đường mít tinh, tuần hành để phản đối hành vi ngang ngược của
Trung Quốc với lãnh thổ nước ta.


+ Trên các trang mạng xã hội, đỏ rực một màu cờ Tổ quốc cùng với những dòng trạng thái thấm đượm
lòng tự tôn dân tộc, ý thức chủ quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, thế hệ tương lai của đất nước, tơi hiểu: Tình u Tổ </b></i>


quốc là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Yêu Tổ quốc là khi tôi cố gắng học tập tốt,
rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người
bình dị tơi gặp thường ngày, từ ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, từ lá cờ đỏ sao vàng mà
tơi biết mấy tự hào… Hay chỉ đơn giản từ việc nắm tay đặt chặt lên lồng ngực, hát vang bài Quốc ca
hào hùng thể hiện tình yêu dân tộc, khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước!


<i><b> Đề bài:</b></i>


<i><b> Ngày 1/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD981 trên hải phận </b></i>
<i><b>của Việt Nam. Đó là "</b><b>sự kiện 1/5"</b><b> gây phẫn nộ sâu sắc hàng triệu tấm lòng con dân đất Việt.</b></i>
<i><b>Trước hành động đó, rất nhiều trường học trên khắp cả nước đã đồng loạt xếp bản đồ Việt Nam </b></i>
<i><b>trên sân trường, trong giờ chào cờ, lễ bế giảng, giờ học ngoại khóa,... Nhiều học sinh khơng quản </b></i>
<i><b>ngại cái nắng gay gắt, đứng giữa sân trường, đặt tay lên trái tim và hát vang bài Quốc ca…Không </b></i>
<i><b>ai bảo ai, tất cả đều một lòng hướng về biển đảo Tổ quốc.</b></i>


<i><b>Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 01 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về những sự kiện </b></i>
<i><b>trên</b></i>


<i>=> Gợi ý: (Chỉ mang tính chất gợi mở)</i>


- Ngày 1/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD981 trên hải phận của
Việt Nam. Đó là hành động đáng lên án, gây bất bình, và phẫn nộ sâu sắc.


- Trong những ngày qua, rất nhiều trường học trên khắp cả nước đã đồng loạt xếp bản đồ Việt Nam
trên sân trường, trong giờ chào cờ, lễ bế giảng, giờ học ngoại khóa,... Nhiều học sinh khơng quản ngại
cái nắng gay gắt, đứng bên nhau giữa sân trường, tay nắm chặt tay, cùng xếp thành hình cờ Tổ Quốc,
hình chữ S thân thương, cùng hát vang bài Quốc ca… Những hành động nhỏ này đã chạm tới hàng
triệu trái tim con người Việt Nam, đã cho mỗi chúng ta những bài học quý giá về tình u và lịng tự
hào về đất nước nhỏ bé của mình.



- Đó là cách u nước, cách “tỏ tình” với đất nước mình rất-trẻ,rất-học-trị như chính tâm hồn của các
bạn vậy! Không ồn ào, sôi nổi, không khoa trương, cao giọng, mà rất giản dị,trong sáng, vơ tư. Nhưng
tình u đất nước vọng lên từ những hành động đó lại dạt dào, mãnh liệt và thiêng liêng vơ cùng!
- Bài học từ hành động đó, nó đắt giá hơn tất cả những bài diễn văn cầu kỳ mà những tên anh hùng
bàn phím nào đó kỳ cạch viết ra. Nó sống động hơn mọi lời kêu gọi, mọi bài hát. Bởi lẽ nó là suy nghĩ,
<i>là sự quyết tâm và nhiệt huyết tuổi trẻ mà các bạn đã dồn vào trong hành động bé nhỏ đó của mình, để</i>
<i>rồi lan truyền tình u, sự tự hào và sục sơi đó tới từng nhịp đập trong trái tim mỗi con người Việt </i>
<i>Nam.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Đề bài: Vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam qua hai nhân vật: ông Hai</b></i>
<i><b>trong "</b><b>Làng"</b><b> (Kim Lân) và Phương Định trong "</b><b>Những ngôi sao xa xôi"</b><b> (Lê Minh Khuê).</b></i>
=> Gợi ý:


- Học sinh có thể phân tích sóng đơi hay lần lượt từng nhân vật ; có thể phân tích cách thể hiện tình yêu
quê hương, đất nước của hai nhân vật trước hoặc sau khi đánh giá vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước
của con người Việt Nam.


<i><b>1. Những biểu hiện tình yêu quê hương, đất nước của hai nhân vật:</b></i>
<i>a) Ơng Hai trong "Làng" (Kim Lân) :</i>


- Tình yêu quê hương, đất nước trong người nông dân này đó chính là sự hịa quyện giữa tình u làng
và lòng yêu nước sâu sắc theo cách riêng của mình:


+ u làng, ở nơi tản cư, ơng lão ln nhớ về làng Chợ Dầu.


+ Khi nghe tin làng theo Tây, ơng lão đau xót vơ cùng và qua diễn biến nội tâm - thực chất là tâm trạng
và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam - từ tình
u làng ơng đã đi đến một tình cảm lớn lao hơn đó là tình u cuộc kháng chiến chống Pháp, yêu Cụ
Hồ - một biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc.



+ Tâm trạng, thái độ vui mừng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.


=> Ơng Hai tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


<i>b) Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" (Lê Minh Khuê):</i>


- Phương Định vốn là một nữ sinh Hà Nội. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “nước còn giặc còn
đi đánh giặc”, “Chiến trường giục giã bước hành quân”, cô tự nguyện xa gia đình, xa mái trường, tình
nguyện vào cái nơi mà sự mất còn chỉ diễn ra trong gang tấc.


- Phương Định trở thành cô thanh niên xung phong, "khát khao làm nên những sự tích anh hùng".
- Cơ và những thế hệ của mình đã có mặt trên mọi tuyến đường của Tổ quốc để phá bom, nối liền mạch
máu giao thông để bộ đội ta tiếp lương tải đạn ra chiến trường.


- Vì lí tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phương Định và biết bao nam nữ thanh niên
xung phong khác đã đến nơi gian khổ ác liệt nhất vào những năm tháng tuổi xuân của cuộc đời.
=> Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.


<i><b>2. Vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam :</b></i>


- Cả hai tác phẩm đi vào miêu tả và ngợi ca vẻ đẹp tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt
Nam.


</div>

<!--links-->

×