Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Giao an HDNGLL 12 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.93 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 4/9/2012 Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC Hoạt động: THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA NĂM HỌC CUỐI CÙNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần: - Nắm vững kế hoạch học tập, rèn luyện của năm học cuối cấp ở trường THPT. - Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học, hợp lí phù hợp với đặc điểm của năm học cuối cấp; biết lựa chọn ngành nghề và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai. - Tích cực, chủ động và tự giác hơn trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay các trường dạy nghề. II. Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận các nội dung chính sau: - Nhiệm vụ cụ thể của người học sinh lớp 12? - Chỉ tiêu phấn đấu của lớp: tỉ lệ học sinh khá, giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT - Kế hoạch và biện pháp cụ thể. - Vai trò của mỗi cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch chung của trường, lớp. - Từng cá nhân tự xây dựng kế hoạch cụ thể cho bản thân. III. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan như: + Kế hoạch cụ thể trong năm học của nhà trường: thời gian bắt đầu, kết thúc năm học, thời gian thi học kì, thi tốt nghiệp. + Những công việc cụ thể phải làm trong năm học lớp 12: thi tốt nghiệp, lựa chọn ngành nghề, đăng kí dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay dạy nghề phù hợp với khả năng của bản thân. +Chỉ tiêu phấn đấu của trường. + Tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đại học, cao đẳng ở các năm học trước. + Những chế độ, chính sách ưu tiên. + Kinh nghiệm ôn tập, luỵên thi một số môn. - Hướng dẫn cán sự lớp, Ban chấp hành chi Đoàn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý. - Duyệt kế hoạch của ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn. - Dự thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ giáo viên chủ nhiệm. - Cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận, gợi ý nội dung thảo luận cho các bạn trong lớp chuẩn bị. - Cán sự lớp phân công các tổ chuẩn bị và triển khai từng nội dung công việc cụ thể. - Cử người điều khiển và mời đại biểu. - Xin ý kiến giáo viên chủ nhiệm về nội dung và kế hoạch phân công chuẩn bị thảo luận. - Phân công học sinh trang trí lớp. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. IV. Tổ chức hoạt động: Chương trình buổi thảo luận diễn ra như sau: Đại diện lớp tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển thảo luận. - Người điều khiển thảo luận nêu mục đích, yêu cầu và các vấn đề cần thảo luận. - Chia nhóm thảo luận. - Tiến hành thảo luận: các nhóm trình bày ý kiến và bổ sung cho đến khi kết thúc vấn đề cần thảo luận. - Nếu có chỗ nào chưa rõ hoặc chưa thống nhất thì mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Xen kẽ giữa các phần thảo luận có các tiết mục văn nghệ phù hợp với vấn đề thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngày soạn: 30/9/2012 Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ THÁNG 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động: TIỂU PHẨM VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động, học sinh cần: - Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới; có quan niệm đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Hiểu tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân và hạnh phúc gia đình. - Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những điều bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Biết phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu ngộ nhận. - Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ về tình bạn, tình yêu. II. Nội dung và hình thức hoạt động: Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những vấn đề và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung sau: - Tâm sự, hỏi ý kiến cha, mẹ và những người lớn tuổi về: + Quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu. + Các mối quan hệ trong tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu liên quan đến bản thân. + Những vướng mắc phải trong quan hệ với bạn khác giới, cùng giới. + Những thay đổi về tâm sinh lý và lứa tuổi. - Bình đẳng giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu: + Nâng cao hiểu biết về sự bình đẳng giới, trách nhiệm của giới trong quan hệ tình bạn, tình yêu. + Học sinh nhận thức được bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản. + Cần quan tâm đến phái nữ vì phái nữ dễ bị mất bình đẳng. + Cần phải có sự hợp tác của nam và nữ trong các họat động tập thể. + Xóa bỏ mọi sự phân biết đối xử với các bạn nữ, giúp họ thực hiện quyền của mình, khuyến khích các bạn phát huy hết các khả năng của mình. + Loại bỏ mọi hình thức bạo lực đối với nữ. + Biết bảo vệ, bênh vực khi bạn nữ bị quấy nhiễu tình dục hoặc bị ép buộc phải làm những việc quá sức. - Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. + Coi thường, hạ thấp khả năng của người yêu hoặc bạn mình. + Tự cao, tự đại hoặc tự ti trong các mối quan hệ với bạn bè. + Đối xử với nhau bất bình đẳng. + Giả dối, lừa gạt nhau. + Làm mất lòng tin ở nhau. + Thiếu trách nhiệm với nhau. + Ích kỉ trong các mối quan hệ với người khác. + Sự gần gũi về thể xác đối với bạn khác giới. + Lợi dung tình bạn, tình yêu vào các mục đích xấu. - Trách nhiệm của người chưa thành niên trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. + Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, rèn luyện. + Biết quan tâm, chăm sóc đến nhau. + Biết chia sẻ, đồng cảm với nhau. + Khi gặp những tình huống xảy ra vượt quá khả năng giải quyết của bản thân, phải tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô hoặc những người lớn tuổi. III. Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung hoạt động để học sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm. - Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu như: + Trò chuyện giới tính, tình yêu và sức khoẻ, NXB Phụ Nữ, 1997 + Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Bộ giáo dục đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2001 - Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi và thống nhất với kế họach..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đưa ra những yêu cầu về mục tiêu họat động . - Nêu 4 nội dung chính để các tổ chuẩn bị.. - Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi. - Kiểm tra đôn đốc công việc của BTC. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kếhọach tổ chức. - Giao cho các tổ (4 tổ) chuẩn bị tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu. - Cán bộ lớp nêu câu hỏi thảo luận và các tình huống thảo luận về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu để cả lớp chuẩn bị. - Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phù hợp - Chuẩn bị phần thưởng (nếu có). IV. Tiến hành hoạt động: Phần 1:Trình bày tiểu phẩm. - Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm. - Các nhóm trình diễn phần tiểu phẩm của mình. - Sau mỗi tiểu phẩm, các học sinh trong lớp nhận xét, rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân. - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ có nội dung về tình bạn, tình yêu. Phần 2: Thảo luận những câu hỏi và tình huống về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu. - Người điều khiển thảo luận mời đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận. - Các nhóm thảo luận và cử người trả lời. - Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến. - Người điều khiển tổng kết, thống nhất các ý kiến, đi đến kết luận chính thức, nếu còn thắc mắc hoặc chưa thống nhất được thì mời giáo viên giải đáp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: 26/10/2012 Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11: THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO Hoạt động: THI SÁNG TÁC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động Sau hoạt động, HS cần: - Hiểu được giá trị của truyền thống hiếu học. - Khắc sâu tình cảm đối với thầy cô giáo. - Có những hành động thể hiện lòng biết ơn của các em đối với thầy cô giáo. - Có ý thức phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, quyết tâm nỗ lực trong học tập và rèn luyện, giành kết quả cao trong các kì thi THPT, CĐ&ĐH…để đền đáp công lao thầy, cô giáo II. Nội dung hoạt động 1. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam - Dân tộc ta rất coi trọng việc học tập, bởi muốn làm bất cứ điều gì cũng cần phải học. - Những người có học thức bao giờ cũng được xã hội quý trọng. - Thế hệ đi trước phải luôn chăm lo giáo dục cho các thế hệ sau, luôn luôn động viên và tạo điều kiện cho con cháu học tập. - Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn duy trì việc dạy – học và đời nào chúng ta cũng ccó những tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khó vươn lên để đạt kết quả ca trong học tập và rèn luyện. - Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca đúc kết nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy – học. - Đảng và nhà nước coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. 2. Ca ngợi công lao của thầy cô giáo - Truyền thụ tri thức, nâng cao vốn hiểu biết cho HS. - Chăm lo giáo dục, đạo đức, lối sống, thể chất…để HS trở thành những người phát triển toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội. - Góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS. 3. Những cảm xúc về mái trường: - Mái trường là ngôi nhà thứ hai của học sinh. Nơi đó có thầy cô giáo như những người cha người mẹ thứ hai; bạn bè thân thiết, quí mến nhau như anh em trong một gia đình, - Mái trường là nơi chứng kiến những bước trưởng thành của học sinh. - Là nơi để lại những kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò, tình bè bạn, những kỉ niệm buồn vui mãi mãi không quên của tuổi trẻ. - Mong muốn của học sinh về sự phát triển của nhà trường về mọi mặt. III. Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên - Định hướng nội dung kế hoạch hoạt động cho HS. - Giao cho BCS, BCH chi đoàn triển khai hoạt động sáng tác về thầy cô giáo, truyền thống hiếu học của dân tộc. - Hướng dẫn HS tìm tư liệu. - Nêu gương các học sinh có thành tích về học tập trong các năm học khác. - Duyệt kế hoạch hoạt động của HS, kiểm tra, nhắc nhở. 2. Học sinh - BCS, BCH chi đoàn thảo luận về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hoạt động, cách thực hiện hoạt động. - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi gồm: cán bộ lớp và BCH chi đoàn. - BTC gợi ý nội dung chủ đề sáng tác. - BTC gợi ý nội dung chủ đề sáng tác…đề xuất các hình thức, thể loại sáng tác: thơ, tranh vẽ, các bài hát, điệu múa, hồi kí, phóng sự… - BTC xây dựng thể lệ cuộc thi - Thành lập các đội dự thi, mỗi tổ thành một đội. - Chuẩn bị hình thức trang trí lớp - Mời giáo viên dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD…tham gia BGK cuộc thi. - Cử người điều khiển - Yêu cầu HS nộp bài cho tổ trưởng 3 ngày trứoc khi diễn ra cuộc thi. Tổ trưởng chọn 3 bài có chất lượng tốt nhất để trình bày. IV. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: ( 7 phút).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khởi động: hát tập thể về thầy cô, mái trường - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - Thông qua chương trình - BGK thông qua thể lệ cuộc thi 2. Hoạt động 2: (15 phút) Phần thi về truyền thống hiếu học của dân tộc VN (trò chơi ô chữ) 1. LÊ NIN 2. VIỆT NAM 3. NGÔ QUYỀN 4. CHU VĂN AN 5. YÊU 6. TÔN ĐỨC THẮNG 7. BẾN NHÀ RỒNG 8. NGUYỄN TRUNG TRỤC Từ hàng dọc: LÊ QUÝ ĐÔN Câu hỏi gợi ý: 1. Tác giả câu nói “học, học nữ, học mãi” 2. Quốc gia có dân số đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á 3. Vị anh hùng lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 4. Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam 5. Hoàn thành câu ca dao sau: “Muốn sang phải bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải…lấy thầy” 6. Tên của một vị chủ tịch nước quê ở tỉnh An Giang 7. Đây là nơi năm 1911, Bác Hồ đã xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước 8. Câu nói: “Hỏa hồng nhật tảo quanh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần” Nói về ai? 3. Hoạt động 3: (18 phút) - Phần thi ca ngợi công lao của thầy, cô giáo: mỗi tổ lên trình bày 3 tác phẩm dự thi của tổ mình… - BGK đánh giá tổng kết và phát thưởng V. Kết thúc hoạt động (5 phút) 1. Nhận xét của HS 2. Nhận xét của GV (nhận xét, dặn dò).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ngày soạn: Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 12: THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HOẠT ĐỘNG: THI TÌM HIỂU LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động, học sinh cần: - Hiểu được những điều Luật cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là những điều Luật có liên quan đến thanh niên, học sinh. - Nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương. - Biết vận dụng những hiểu biết về Luật nghĩa vụ quân sự vào cuộc sống. - Tích cực chấp hành và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự. Tích cực rèn luỵên sức khoẻ, tự giác đăng kí nghĩa vụ quân sự sau khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông. II. Nội dung hoạt động: 1.Sự ra đời của Lụât nghĩa vụ quân sự: - Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30-12-1981 và có hiệu lực từ ngày 10-01-1982. - Ngày 21-12-1990 Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (lần thứ nhất). - Ngày 22-06-1994 Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 (lần thứ hai). - Ngày 14-06-2005 Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 1994 (lần thứ ba). - Luật nghĩa vụ quân sự có 11 chương, 71 điều. 2. Những qui định có liên quan đến thanh niên, học sinh: - Về qui định chung. - Về việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ. - Về việc nhập ngũ và xuất ngũ. - Về việc đăng kí nghĩa vụ quân sự. - Về việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và quân nhân chuyên nghiệp. - Về quyền lợi của quân nhân tại ngũ và xuất ngũ. - Về việc xử lí các vi phạm. III. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung và hình thức cuộc thi, đề ra hệ thống câu hỏi - Chuẩn bị đáp án các câu hỏi và biểu điểm. - Giao cho cán bộ lớp phổ biến câu hỏi và tổ chức cuộc thi. - Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu: Luật nghĩa vụ quân sự. - Kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị của học sinh. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn thống nhất nội dung và hình thức hoạt động. - Thành lập ban tổ chức cuộc thi. - Ban tổ chức xây dựng thể lệ cuộc thi. - Phổ biến câu hỏi và thông qua thể lệ cuộc thi. Yêu cầu các bạn đọc Luật nghĩa vụ quân sự và liên hệ với tình hình thực tế ở địa phương. - Chuẩn bị 4 đội thi, mỗi đội 3 người. - Phân công trang trí lớp, người điều khiển chương trình. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động: Tổ chức thi bằng hình thức hái hoa dân chủ. - Đại diện lớp tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu. - Người điều khiển mời ban giám khảo. Nêu yêu cầu cuộc thi. - Đại diện Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi. - Người điều khiển mời các đội thi lên hái hoa và trả lời các câu hỏi. - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi. V. Kết thúc hoạt động:. Ngày soạn:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày dạy:. CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 01: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC HOẠT ĐỘNG: THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ “GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC” (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động, học sinh cần: - Nhận thức được bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. - Có kĩ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề văn hoá xã hội của địa phương, đất nước. - Trân trọng nền văn hoá dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hoá dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của sự lai căng văn hoá nước ngoài. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1. Bản sắc văn hoá dân tộc: - Bản sắc là cái riêng của chủ thể, do chủ thể tạo nên bằng lối sống của chính mình. - Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, nghĩa tình, đạo lí; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tình tế trong ứng xử; tình giản dị trong lối sống. - Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện dân tộc mang tính độc đáo như: nghề truyền thống, các thể loại văn hoá nghệ thuật dân tộc, trang phục các dân tộc, văn hoá ẩm thực đặc sắc,…. 2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: - Văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Văn hoá Việt Nam là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. - Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. - Trong giai đoạn mới của đất nước, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta,văn hoá Việt Nam cần phải được tiếp tục phát huy nhằm góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 3. Nhiệm vụ của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: - Tích cực rèn luỵên bản thân theo những đức tính của người Việt Nam trong giai đoạn mới. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết của bản thân mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,trình độ thẩm mĩ và phát triển thể lực. - Tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Tham gia bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của đan tộc gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Xây dựung nội dung thảo luận. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn thiết kế hình thức hoạt động sao cho phù hợp với nội dung và gây hứng thú cho các học sinh trong lớp. 2. Học Sinh: - Cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn phổ biến yêu cầu cho cả lớp để các tổ chuẩn bị theo sự phân công. - Giao cho mỗi tổ cử 3-4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luận. - Chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ mang bản sắc quê hương, bản sắc dân tộc, nhất là dân ca các miền. - Cử người điều khiển chương trình. IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Đại diện cán bộ lớp tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển. - Thảo luận nhóm với chủ đề: bạn hiểu gì về bản sắc văn hoá dân tộc? - Các nhóm trình bày, học sinh trong lớp nhận xét. - Người điều khiển chương trình tổng kết, tóm tắt laịo những đặc điểm cơ bản của bản sắc văn hoá dân tộc. - Biểu diễn văn nghệ xen kẽ giữa các bài trình bày thảo luận. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 2 Ngày soạn: Ngày dạy:. THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG HOẠT ĐỘNG: TẠO ĐÀM “LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN TRONG THỜI ĐẠI MỚI” (2 tiết) I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu rõ lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay, không thể tách rơid với lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đố là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. - Biết vận dụng lí tưởng cách mạng vào học tập, rèn luyện và gắn với cuộc sống để xây dựng kế hoạch, hành động, quyết tâm phấn đấu thực hiện lí tưởng đó. - Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện lí tưởng cao đẹp của thanh niên. II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Có thể gợi ý học sinh trình bày quan điểm, ý kiến của mình về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay theo 4 nội dung: 1/ Ý thức về niềm tự hào dân tộc: Biết tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: bản sắc văn hóa , tinh thần yêu nước. . . 2/ Niềm tin và chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, hướng tới nhân cách hoàn thiện. 3/ Phấn đấu học tập vươn lên để góp sức mình xây dựng đất nước giàu đẹp. Tùy vào năng lực và sở trường tìm cho mình một nghề phù hợp để lập nghiệp. 4/ Phấn đấu hướng đến cái đẹp: chân- thiện-mĩ. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Để thực hiện nội dung này, chúng tôi chọn hai hình thức sau: 1/ Giáo viên: - Họp với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung và cách thức tọa đàm. - Đề cử người điều khiển - Giao cho các tổ chuẩn bị nội dung - Gợi ý về cách tổ chức tọa đàm cho Ban tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. - Hướng dẫn, góp ý các nội dung chuẩn bị của tổ. - Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh - Tìm cho học sinh những băng đĩa về hình, ảnh những người thanh niên tiêu biểu trong chiến tranh và hiện nay. 2/ Học sinh - Cán bộ lớp phổ biến cuộc tọa đàm và giao cho cán bộ chuẩn bị. - Các tổ cử người chuẩn bị ý kiến + Tự giác, chủ động tìm hiểu nội dung buổi tọa đàm. + Học hỏi để nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. + Có khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn lên lập nghiệp - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề. - Trang trí lớp theo yêu cầu với chủ đề. IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Các học sinh được phân công trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế (có thể sắp xếp bàn ghế lại tạo một tạo một khoảng trống hình vuông ở giữa, người dẫn chương trình đứng ở giữa lớp, cây hoa cũng được để giữa lớp) MC: Khởi động lớp bằng một bài hát tập thể, bài “Nối vòng tay lớn” (2 phút) MC: Tuyên bố lí do (2 phút) Mỗi chúng ta đều biết thanh niên là nguồn lực rất quan trọng, là nền tảng để phát triển một quốc gia. Khi đất nước con chiến tranh đã có biết bao thanh niên hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc đem lại độc lập-tự do cho đồng bào, dân tộc. Nay trong thời bình, thì mỗi thanh niên chúng ta cần phải làm gì để xây dựng đất nước này giàu đẹp hơn? (MC: Có thể dừng lại hỏi ý kiến 12 bạn về vấn đề này sau đó MC nói tiếp). Mỗi thanh niên chúng ta cần phải ra sức học tập, đem tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo để xây dựng và phát triển đất nước. Làm thế nào để chúng ta thực hiện được điều này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới”. Đó cũng là lí do của buổi tọa đàm hôm nay. MC: Giới thiệu đại biểu: gồm GVCN và toàn thể học sinh lớp (…..) (1 phút) MC: Thông qua hình thức buổi tọa đàm gồm hai hoạt động chính: - Hoạt động 1: Các tổ viên cử đại diện lên hái hoa dâng chủ (các câu hỏi đã chuẩn bị do GVCN cung cấp tuần trước) - Hoạt động 2: Trò chơi giải ô chữ- phát biểu cảm nghĩ (cảm nghĩ về một nhân vật tìm được khi đã giải ô chữ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Hoạt động 1:: Hái hoa dân chủ (25 phút) MC: Mời đại diện tổ 1 lên hái hoa. - Đại diện tổ 1 lên hái hoa để bốc câu hỏi: VD tổ 1 bốc được câu: MC: đọc câu hỏi 1/ Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước? - Tổ viên suy nghĩ và trả lời câu hỏi:  Vai trò của thanh niên hôm nay là phải tích cực học tập, phấn đấu trở thành, những người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Không ngại khó, ngại khổ, vượt qua đói nghèo, lạc hậu, vươn đến một tương lai tươi sáng. Biết giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc, biết tu dưỡng đạo đức và luôn hướng đến cái đẹp. Không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước và toàn cầu, để xây dựng và phát triển Tổ quốc. MC: Cảm ơn ý kiến của thành viên tổ 1 MC: Mời ý kiến bổ sung từ các tổ bạn (ý kiến của 3 tổ còn lại 2,3,4) MC: Cảm ơn, ý kiến bổ sung từ các tổ (nếu có), nhận xét đánh giá các câu trả lời của thanh viên tổ 1. MC: Tiếp tục mời đại diện tổ 2 lên hái hoa để bốc câu hỏi mình. - Đại diện tổ 2 lên hái hoa. VD tổ 2 bốc được câu : MC: Đọc câu hỏi: 2/ Bản thân là một thanh niên, vậy bạn có những ước mơ, những hoài bão gì cho tương lai ? - Tổ viên suy nghĩ trả lời: Đây là câu hỏi mà mọi tổ viên đều có cách trả lời khác nhau, vì phần lớn mỗi thành viên trong đều có những hoài bão khác nhau trong tương lai của mình. VD: có bạn mơ ước làm giáo viên, cũng có bạn bác sĩ, kỹ sư, . . .nghề nào cũng có ích, cũng cống hiến sức mình cho xã hội. MC: Có thể mời các ý từ các tổ bạn (3-4 ý kiến ) MC: Nhận xét, đánh giá lại vấn đề MC: Để thay đổi bầu không khí, mời một tiết mục văn nghệ từ bạn lớp phó văn nghệ với bài hát “Mùa hè xanh” MC: Cảm ơn tiết mục của bạn MC: Trở lại chương trình mời đại diện tổ 3 lên hái hoa - Đại diện tổ 3 lên hái hoa để bốc câu hỏi, VD tổ 3 bốc được câu: MC: Đọc câu hỏi: 3/ Bạn hiểu thế nào về chiến dịch mùa hè xanh? Bạn có muốn tham gia chiến dịch này không ? - Tổ viên suy nghĩ trả lời:  Chiến dịch mùa hè xanh là mùa hè tình nguyện của các thanh niên, bằng trái tim đầy nhiệt huyết của mình các thanh niên đã thắp lên ngọn lửa tình nguyện, chính ngọn lửa ấy đã giúp các thanh niên vượt khó, vượt khổ đến những nơi xa xôi còn khó khăn, nghèo nàn để giúp đỡ nhân dân và làm các công tác xã hội có ích như: trồng cây xanh, đắp đường, dạy học, dựng nhà cho nhân dân, . . .Đây là tinh thần đáng được tuyên dương và khuyến khích ngày càng nhiều thanh niên tình nguyện hơn nữa vì đây là phong trào có ích và có ý nghĩa sâu sắc. Bản thân tôi cũng rất muốn tham gia vào phong trào này, vì qua đây người thanh niên được thể hiện mình, đem sức mình giúp ích cho cộng đồng, xã hội. MC: Cảm ơn ý kiến từ tổ 3 MC: Mời các ý kiến bổ sung cho tổ 3 MC: Mới ý kiến từ các tổ (1,2,4) MC: Cảm ơn các ý kiến từ các tổ bạn (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá. MC: Bông hoa cuối cùng còn lại sẽ dành cho tổ 4, mời thành viên tổ 4 - Đại diện tổ 4 lên hái MC: Đọc câu hỏi: 4/ Bạn có nhận xét gì về lối sống sa đọa của một số thanh niên ngày nay ? Làm thề nào để khắc phục hiện trạng này ? - Tổ viên suy nghĩ trả lời  Hiện nay có một số thanh niên sống rất buông thả, chỉ biết ăn chơi, tập tụ phe cánh, dẫn đến hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. . . Đầy là hiện tượng tiêu cực ở thanh niên, học không chỉ không giúp ít gì cho gia đình, xã hội mà còn trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà mỗi thanh niên chúng ta cần phải tránh lối sống sa đọa này, nó là con đường đưa chúng ta đến bờ vực chứ không dẫn chúng ta đến bến bờ của hạnh phúc, tương lai. Để khắc phục hiện trạng này thì mỗi thanh niên phải ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình và làm thế nào để thực hiện được nó. Có ý thức được mình, giữ mình phấn đấu ra sức học tập để tránh xa được lối sống sa đọa. Bên cạnh đó gia đình- nhà trường và xã hội cần phải quan tâm đến họ. MC: Cảm ơn ý kiến từ tổ bạn MC: Mời các ý kiến bổ sung từ các tổ khác. MC: Cảm ơn các ý kiến (nếu có) MC: Nhận xét, đánh giá chung. Kết thúc hoạt động 1 và chuyển sang hoạt động 2 2. Hoạt động 2: Trò chơi giải ô chữ - Phát biểu cảm nghĩ (10 phút).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> MC: Chúng tôi sẽ đưa ra ô chữ gồm 12 chữ cái, kèm theo ba dữ kiện về ô chữ này. Khi tôi đọc lần lượt 3 dữ kiện ai đoán được ô chữ, sẽ có 1 phần quà, tuy nhiên giải được ô chữ các bạn sẽ tìm được tên một nhân vật và bạn phải phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật này.. MC: Kẻ ô chữ gồm 12 chữ cái trên bảng Đ. Ặ. N. G. T. H. Ù. Y. T. R. Â. M. MC: Đọc lần lượt từng dữ kiện (mỗi dữ kiện cho thời gian 1 phút để các bạn suy nghĩ ) 1/ Đây là một nữ bác sĩ đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ trong cuộc khánh chiến chống Mỹ. 2/ Một bệnh xá được xây dựng gần đây mang tên nữ thanh niên này. 3/ Nữ thanh niên này để lại một cuốn nhật ký rất nổi tiếng, tên cuốn nhật ký cũng là tên của nữ thanh niên này. - Sau khi MC đưa ra lần lượt các dữ kiện cho các bạn đoán và trả lời nếu từ dữ kiện đầu tiên các bạn đoán được, thì MC cũng đọc 2 dữ kiện còn lại, MC có thể nói thêm một số thông tin về nữ anh hùng này. Thành viên nào đoán được ô chữ đầu tiên thì MC mời bạn đó phát biểu cảm nghĩ của mình về người anh hùng Đặng Thùy Trâm. Sau khi phát biểu xong, MC gửi tặng bạn một món quà (quà do BTC chuẩn bị sẵn) MC: Ghi đáp án vào các ô chữ MC: Nhận xét, đánh giá Mỗi chúng ta ai cũng biết Đặng Thùy Trâm là một nữ thanh niên yêu nước rất tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã gạt đi tuổi xuân, gạt đi mọi hạnh phúc riêng tư, theo tiếng gọi non sông, Thùy Trâm đã rời gia đình êm ấm khăn gói ra chiến trường để khám và chữ bệnh cho các chiến sĩ và cũng như mọi thanh niên yêu nước khác Trâm đã hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc, người nữ bác sĩ này đã hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong chiến tranh đã có biết bao thanh niên ngã xuống vì độc lập, tự do, để hôm nay cho chúng ta hòa bình, cơm no, áo ấm. Chính vì vậy, thanh niên chúng ta cần phải ra sức phấn đấu, học tập để tiếp bước các thanh niên đi trước bảo vệ và xây dựng đất nước giàu và đẹp hơn. - Để kết thúc chương trình MC mời tất cả các bạn hát tập thể bài “Đoàn ca”. V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5 phút) MC: Mời nhận xét của GVCN - Cái được: về khâu tổ chức, cách thể hiện của các em, tinh thần học hỏi, hăng say trong hoạt động. . .Qua hoạt động này các em đã ý thức được gì về vai trò và trách nhiệm của mình. Khi các em đang là học sinh cuối cấp thì các em đã có dự định gì cho tương lai chưa ? - Chưa được: Các em có chuẩn bị tốt các mặt chưa, có chuẩn bị câu hỏi trước không, tinh thần tham gia buổi hoạt động . . . - Rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chủ để tuần tới - Dặn dò và phân công nhiệm vụ để thực hiện chủ đề tuần tới (GV phân công cụ thể theo tổ, định hướng nội dung chủ đề cho các em cần chuẩn bị gì để buổi sinh hoạt sau được tốt hơn).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 3 THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP Ngày soạn: Ngày dạy: HOẠT ĐỘNG: THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP (2 tiết) I. Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần - Hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, biết đánh giá bản thân để lựa chọn nghề phù hợp. - Tích cực tham gia hoạt động với những câu hỏi, câu trả lời cụ thể liên quan tới vấn đề lựa chọn nghề. II. Nội dung và hình thức 1. Nội dung - Thế nào là sự lựa chọn nghề đúng đắn. Có ba câu hỏi được đặt ra trong việc lựa chọn nghề nghiệp là: + Nhu cầu lao động của nghề đó như thế nào? + Bản thân người chọn nghề có đủ điều kiện để làm nghề đó hay không? + Nếu còn khó khăn thì phải làm gì và nên phấn đấu như thế nào để khắc phục những khó khăn đó. - Những yêu cầu của sự lựa chọn nghề: Khi chọn nghề, nên xem xét bản thân có đầy đủ năng lực,phẩm chất đạo đức để theo đuổi nghề mình chọn hay không. - Vai trò của gia đình và bạn bè trong công việc lựa chọn nghề nghiệp của mình. + Phối hợp với nhà trường tổ chức giáo dục Đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về sự lựa chọn nghề của thanh niên hiện nay. + Tổ chức các hoạt động giúp thanh niên tìm hiểu các nghề nhằm định hướng cho tương lai. + Tạo điều kiện và môi trường để các em trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, lao động tình nguyện,… - Giới thiệu một số nghề trong xã hội : nghề y, nghề giáo viên, nghề xây dựng, nghề thủ công,… - Những khó khăn vướng mắc trong công việc lựa chọn nghề nghiệp 2. Hình thức - Thảo luận - Thi văn nghệ III. Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên : - Chuẩn bị tư liệu về một số ngành nghề - Cung cấp 1 số câu hỏi giúp học sinh thao luận + Nêu các nghề nghiệp mà bạn yêu thích + Việc lựa chọn của bạn có ảnh hưởng bởi gia đình và bạn bè hay do bạn lựa chọn ? + Theo bạn khi muốn lựa chọn một nghề thì cần những yếu tố nào ? + Nếu cha mẹ ép bạn phải theo một nghề mà bạn yêu không yêu thích thì bạn sẽ xử sự ra sao? + Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn suy nghĩ như thế nào về sự phù hợp giữa năng lực bản thân với nghề mà mình chọn ? Cho ví dụ. 2. Học sinh : - Cán bộ lớp và ban chấp hgành chi đoàn hoàn chỉnh chương trình buổi thảo luận (sau khi GV góp ý) - Phổ biến nội dung thảo luận để cả lớp chuẩn bị ý kiến tham gia trao đổi - Cử 02 người điều khiển chương trình - Chuẩn bị các tiết mục xen kẽ trong cuộc thi IV. Tổ chức hoạt động MC. Thông qua nội dung họat động gồm 2 vòng : -Vòng 1: Đoán ý đồng đội. -Voøng 2: Thi huøng bieän. -Giữa mỗi vòng có văn nghệ, cuối cùng tổng kết phát thưởng và ý kiến GVCN. MC.Vòng 1: Mỗi nhóm lần lượt cử 2 đại diện: 1 người bốc thăm câu hỏi sau đó suy nghĩ trong 10 giây rồi dùng từ ngữ gợi ý để người cùng chơi gọi đúng từ khóa. Lưu ý:Người gợi ý không được dùng từ lái, tiếng nước ngòai, không tách từ đặc biệt là không dùng từ trùng với từ gốc. Thăm 1: Bác Sĩ, Giáo viên, Kiến Trúc Sư, Nhạc Sĩ, Thợ Uốn tóc Thăm 2: Tài Xế ,Thợ May, Phi Công, Ca Sĩ, Thợ đóng giầy..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Thăm 3: Họa Sĩ, Nha Sĩ, Thợ Điện, Tiếp Viên Hàng Không, Thợ Hồ. phần thi cho khán giả ( có thưởng ). MC. Neâu caâu hoûi 1. Ai là người xây Vạn Lý Trường Thành ?.(Thợ Hồ ). 2. Một lão nhà giàu đi đòi nợ nhưng không gặp chủ nhà mà gặp một em bé, lão hỏi: “ Này Bé, cha mẹ em ñaâu? Em beù noùi: “cha con ñi chaët caây soáng, coøn meï con ñi troàng caây cheát roài”. Vaäy cha meï em beù laøm ngheà gì ?.(Noâng daân ). MC. Vòng 2: Thi hùng biện . điểm tối đa vòng này là 50 điểm (mời BGKhảo). Mỗi đội bốc thăm 1 câu hỏi và thảo luận trong 2 phút sau đó nhóm cử đại diện trình bày trước lớp khoûang 3 phuùt. Thăm 1. Nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là nghề đó có nhiều tiền. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?. Thăm 2. Bạn đã lựa chọn ngành nghề cho tương lai của mình chưa? Vì sao bạn chọn nghề đó?. Thăm 3. Bạn có thay đổi ý định của mình không khi mội người trong lớp bạn đều nộp hồ sơ thi đại học trong khi chỉ có mình bạn dự kiến thi cao đẳng?. - Sau mỗi phần trình bày mời BGK nhận xét, cho điểm. MC. Văn nghệ, thư ký tổng hợp điểm. MC. Công bố kết quả 2 vòng thi, trao giải thưởng.. HĐ2: Thảo luận MC1: Mời các bạn lắng nghe "Thông tin việc làm cần thiết về việc làm hiện nay" (Sử dụng máy chiếu) MC2 : Bây giờ mời các nhóm theo dõi câu hỏi và thảo luận (Chuẩn bị 10') - Các nhóm thảo luận trình bày tự do - Ban giám khảo chấm điểm (theo nhóm) MC2 : Kết luận (dựa vào nội dung giáo viên cung cấp) MC1: Sau đây mời các nhóm tham gua chương trình văn nghệ (hát về ngành 10') V. Kết thúc họat động MC.Phỏng vấn một số bạn trong lớp: - Baïn thaáy buoåi hoïat doäng chuùng ta hoâm nay nhö theá naøo? - Buổi họat động này có giúp gì cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Nhaän xeùt goùp yùkieán cuûa GVCN. V. Kết thúc hoạt động MC2: Công bố kết quả và phát thưởng nhóm - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt và thông báo công việc tuần tới..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 4 Ngày soạn: Ngày dạy:. THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC HOẠT ĐỘNG: THI TÌM HIỂU MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG KHỐI ASEAN. (2 tiết) I. MUÏC TIEÂU GIAÙO DUÏC: Sau hoạt động này học sinh cần. - Hiểu và tự hào về vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN. - Biết cách tìm hiểu một vài hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN. II . NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Cho học sinh nhận biết cờ và thủ đô các nước trong khối ASEAN thông qua bốc thăm. - Hái hoa dân chủ tìm hiểu về các nước trong khối ASEAN . - Thaûo luaän nhoùm. III. COÂNG TAÙC CHUAÅN BÒ: 1.Giaùo vieân: - Liên hệ ĐTN và ĐTN địa phương, mời đại biểu tham dự. - Hướng dẫn BTC ( học sinh) tự tìm tài liệu có liên quan. - Hướng dẫn BTC xây doing chương trình tổ chức và giáo viên chủ nhieäm duyeät thoâng qua. - Phân công khâu tổ chức, trang trí,… 2.Hoïc sinh : - Thu thập tư liệu có liên quan đến moat vài hoạt động của Việt Nam trong khối ASEAN và thông tin khái quaùt veà khoái ASEAN. - Naêng noã tham gia . - Nhận nhiệm vụ ở từng khâu từng vị trí . IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Noäi dung Phöông Thời gian tieän DCT Aâm 5 phuùt HĐ1:KHỞI ĐỘNG thanh, .. - Hát tập thể. “ Trái đất này là của chúng mình” - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu thành 35 phuùt phaàn. HĐ2: THI TÌM HIỂU MỘT VAØI THÔNG TIN , HOẠT DCT, BGK, caùc ĐỘNG CỦA KHỐI ASEAN(VIỆT NAM) đội chơi(3 đội) *Gớii thiệu:thành phần Ban giám khảo. Khaùn giaû *các đội chơi tự giới thiệu. 1.Voøng 1: ÑOÂI NEÙT VEÀ ASEAN -Lần lược các đội bốc thăm(1 lượt) : nhìn cờ và nêu tên nước, thủ đô. -Nêu đúng 1 thông tin sẽ được 10 điểm.. 2.Vòng 2: HÁI HOA DAÂN CHUÛ . -Lần lượt các đội lựa chọn câu hòi từ số 1 đến 8 và dẫn chương trình đọc câu hỏi. -các đội trả lời nhanh trong 10 giây suy nghĩ. -mội câu đúng được 10 điểm. Trong đó có 2 câu mai mắn, nếu trả lời đúng dữ kiện phụ sẽ được điểnt hưởng laø 5ñ. -Caâu hoûi: Câu 1: Quốc gia nào duy nhất ở ASEAN không giáp bieån ? a. Cam Pu Chia b. Mianma.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Người thực hiện. -khaùn giaû. -các đội chơi. Ban giaùm khaûo. Noäi dung c. Thaùi lan d. laøo. Caâu 2: Hieän nay ASEAN bao goàm maáy thaønh vieân ? a. 8 b. 9 c. 10 d. 11 Câu 3:Việt Nam gia nhập chính thức ASEAN nam nào ? a.1967 b. 1993 c. 1995 d. 1997 Câu 4: ASEAN được thành lập ngày tháng name nào ? a. 8/8/1967 b. 8/9/1991 c.9/8/1976 d. 9/9/1976 Ñòa ñieåm ? Caâu 5: Moät quoác gia duy nhaát chöa gia nhaäp khoái ASEAN ? a. Brunaây b. Singapo c. Mianma d. Ñongtimo. Câu 6: Khi mới thành lập ASEAN gồm mấy thành viên. a.4 b. 5 c. 6 d. 7 Haûy keå teân 5 thaønh vieân ? Câu 7 :Thành công lớn nhất của ASEAN là gì ? a.Tạo ra một thị trường chung b. Tinh thần đoàn kết hợp tác hữu nghị c. Đã kết nạp đươc thành viên vào khối ASEAN d.. Tạo ra một khu vực kinh tế năng động. Câu 8: Vịnh biển đẹp nhất ASEAN được UINESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ? a.Vònh Haï Long b. Vònh Thaùi Lan c. Eo Malatca d. Vònh Bengan * Vaên ngheä *phần khán giả cùng vui: 6 lá cờ còn lại của 6 nước, sẽ giành cho khán giả bốc thăm, trả lời tênnước, nếu đúng được 1 phần quà. *Ban giaùm khaûo coâng boá ñieåm sau 2 voøng chôia# 3.Voøng 3: THAÛO LUAÄN “ ASEAN là một khu vực có dân số đông, gia tăng dân số vào loại cao thế giới. Em hảy nêu một vài biện pháp để khắc phục tình trạng trên.( liên hệ thựctiễn Việt Nam)” -Tg:5 phút thảo luận, mỗi đội được 5 phút trả lời. -BGK nhaän xeùt vaø cho ñieåm: ñieåm toái ña cho phaàn naøy laø 20ñ. HÑ3:TOÅNG KEÁT GIAÛI VAØ TRAO QUAØ CUÛA BAN TOÅ CHỨC DAØNH CHO ĐỘI CHƠI.. V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. Phöông tieän. Thời gian.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 5 Ngày soạn: Ngày dạy:. THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ HOẠT ĐỘNG: THẢO LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA BÁC HỒ DÀNH CHO TUỔI TRẺ VÀ LÒNG KÍNH YÊU CỦA TUỔI TRẺ VỚI BÁC HỒ. (2 tiết) I/Mục tiêu hoạt động: -Giúp các em hiểu rỏ tình cảm sâu nặng và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất nước, với nhân dân và thế hệ trẻ. -Từ đó các em tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo những lời Bác dạy; xác định đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra. II/Nội dung hoạt động: 1. Tìm hiểu về công lao của Bác đối với dân tộc: - Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam. - Sảng lập Đảng cộng sản Việt Nam. - Bác Hồ và Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng tháng 8 namư 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ: - Bác Hồ luôn đánh giá cao vị trí vai trò của thế hệ trẻ. - Bác Hồ hiểu rõ tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, luôn coi tuổi trẻ là bộ phận tiêu biểu cho sức sống và sự phát triển của một dân tộc. - Bác Hồ coi thanh thiếu niên, nhi đồng trong cả nước là con, là cháu của Người. - Bác Hồ luôn theo dõi từng bước đi, từng bước trưởng thành của thế hệ trẻ. - Bác Hồ luôn căn dặn thanh niên phải chuyên tâm học tập và tự rèn luỵên. 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện lời dạy của Bác: - Thấy rõ con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xác định và theo cả cuộc đời Người, đó chính là đem lại độc lập dân tộc, hạnh phúc cho mỗi người dân, trong đó có thế hệ trẻ chúng ta. - Thanh niên, học sinh cần phải rèn luỵên tốt để trở thành những người vừa có đức, vừa có tài, có khả năng kế thừa và phát triển những thành quả mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đi trước đã trao lại, kiên trì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. III/Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên. -Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh. -Giới thiệu tài liệu tham khảo. -Gợi ý hình thức tổ chức hoạt động. -Giao nhiệm vụ. -Chuẩn bị một số về ảnh, phim tài liệu, bài hát…. 2. Học sinh: -Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ; bầu chọn MC. -Thông báo cho các tổ khác những nội dung sẽ tổ chức để chuẩn bị. -Báo cáo việc chuẩn bị cho giáo viên phụ trách theo qui định. IV/Tổ chức hoạt động: -Lớp trưởng báo cáo SS lớp, giới thiệu tổ phụ trách. -MC1 của tổ phụ trách lên tổ chức thực hiện. MC1: Giới thiệu chương trình và nộidung hoạt động. Hoạt động mở đầu: MC1: ….và MC2 Kính chào Thầy(cô) và cùng toàn thể các bạn lớp ….đến với buổi học GDNG hôm nay! Đến với buổi học hôm nay xin mời Thầy (Cô) và các ban đến với nhạc phẩm “Người là niềm tin tất thắng” một sáng tác của Chu Minh do bạn ….. trình bài. MC2: Rất cám ơn giọng ca ngọt ngào, tha thiết nhưng cũng rất sôi nổi của bạn….. MC1: Vâng! Khi nói đến Bác Hồ, trong mỗi chúng ta ai cũng dành cho Người một tình cảm trân trọng và thiêng liêng nhất. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Người đã hy sinh cả cuộc đời mình để đem lại cho dân tộc ta – trong đó có thế hệ trẻ của chúng ta, một cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do và giờ đây cuộc sống đó ngày càng ấm no hơn, hạnh phúc hơn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> MC2: Sinh thời, Người hằng quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo. rèn luyện thanh niên chúng ta trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên. Qua mỗi bài viết, bài nói, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ, công tác của Ngườiđều chức đựng ý nghĩa tư tưởng, có tính giáo dục cao với chúng ta. MC1: Để hiểu sâu sắc hơn tình cảm của Bác dành cho chúng ta, qua đây mình cùng các bạn bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình đến với Bác, quyết tâm hành động như thế nào để đáp lại sự mong đợi của Bác, xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Mình xin mời các bạn tham gia buổi hoạt động hôm nay với chủ đề rất…rất ..là tình cảm “Bác Hồ trong trái tim ta”. MC2: Mời GV phụ trách làm cố vấn, giới thiệu thư ký, chia lớp thành 03 đội thi và các vòng thi. Vòng thi thứ 1: Mang tên “Bạn có biết” : MC1: Giới thiệu thể lệ vòng thi: BTC có 3 gói, mổi gói có 4 câu hỏi trắc nghiệm, các đội lên bắt thăm chọn gói câu hỏi cho mình. mỗi đội cử 3 bạn lên để thực hiện trong vòng 01 phút bằng cách: một bạn làm động tác hít đất lien tục, một bạn đọc để bạn hít đất trả lời, người thứ ba kiểm tra lại câu trả lời đó và quyết định kết quả cuối cùng là chọn đáp án nào. mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu đúng hết 04 câu được tặng thêm 10 điểm. Gói câu hỏi 1: Câu 1: “TN là chủ tương lai của nước nhà, thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN”. Câu nói trên của ai? a) Các Mác b) Tôn Trung Sơn c) Lên Nin d) Hồ Chí Minh. Câu 2: Trong các phong trào giáo dục nhi đồng, theo HCM TN cần phải như thế nào? a/ tích cực b/ nhiệt tình c/lắng nghe ý kiến d/ làm kiểu mẫu. Câu 3: Điền vào chổ trống trong câu sau từ dùng của Bác Hồ: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi……..” a/mắc khuyết điểm b/ kiêu căn c/ sai lầm d/ thất bại. Câu 4: Nhạc phẩm “Em mơ gặp Bác Hồ” là sang tác của nhạc sỹ nào? a/ Phong Nhã b/ Xuân Giao c/ Phan Huỳnh Điểu d/ Văn Cao. Gói câu hỏi 2: Câu 1: Trong bài “Nhiệm vụ của TN ta” Bác viết “ TN sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là TN” Bài viết đó được đăng trên báo nào? a/ Báo nhân dân b/ sự thật c/ tiền phong d/ quân đội nhân dân. Câu 2: hoàn thiện câu sau của HCM “ Thế hệ Tn như mùa xuân, như ………mới mọc” a/ chồi non b/ mặt trời c/ vì sao d/ búp măng. Câu 3: Nhạc phẩm “Những bông hoa trong vườn Bác” là sang tác của ai? a/ Thuận Yến b/ Văn Cao c/Văn Dung d/ Phạm Tuyên Câu 4 : “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, đêm gạo đó để cứu dân nghèo” Đây là câu nói được trích trong bài viết nào của Bác? a/ thư gửi đồng bào cả nước b/ sẻ cơm nhường áo c/lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. d/ Hủ gạo cứu đói. Gói câu hỏi 3: “ Không có việc gì khó chỉ sợ long không bền đào núi và lắp biển Quyết trí ắt làm nên”. Được Bác đọc trong dịp nào? a/ Ghé thăm một đơn vị TN xung phong làm đường trong chiến dịch biên giới. b/ Thư gửi cho các Thanh thiếu niên cả nước trong dịp mừng xuân 1964. c/ Tại Đại hội đoàn toàn quốc lấn thứ I. d/ Trong buổi tiếp các em thiếu nhi thủ đô tại căn nhà sàn của Bác. Câu 2: Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” được Bác nói trong dịp nào? a/ Tại Đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ II. b/Tại Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ 2. c/ Trong một lần ghé thăm một đơn vị bộ đội ta. d/ lời dặn của Bác với tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 3: Nhạc phẩm “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” là sang tác của ai? a/Xuân Hồng b/ Triều Dâng c/ Trần Hoàn d/ Phạm Tuyên Câu 4 : TRong thư gửi TN nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết nguyên đán năm 1946 CT.HCM đã ví tuổi trẻ là gì của xã hội? a/ Sức sống b/ mùa xuân c/ tương lai d/ sức mạnh. Câu 1: 4 câu thơ. Vòng thi thứ 2: trò chơi ô chữ:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> MC2: Giới thiệu thể lệ: BTC có 6 ô chữ hàng ngang và từ chìa khoá dành cho 03 đội, mỗi đội có 02 lượt chọn, mỗi hang ngang có ô chữ chìa khoá. mỗi hang ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cơ hội cho các đội khác trả lời, đúng được 10 điểm sai không trừ điểm; trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào, trứơc gợi ý được 20 điểm, sau gợi ý 10 điểm.. Sau gợi ý 10 giây mà không trả lời được thì ô chữ đó sẽ được mở sau khi không có đội nào trả lời đúng từ chìa khoá. Hàng ngang thứ 1: gồm 13 chữ cái: đây là tập thơ nổi tiếng được Bác viết từ năm 1942-1943. Đáp: Nhật ký trong tù. Hàng ngang thứ 2: gồm 10 chữ cái: Đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đáp : Thương Cảng. Hàng ngang thứ 3: gồm 12 chữ cái : “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ này. Đáp : Tin Thắng Trận. Hàng ngang thứ 4: Gồm 6 chữ cái: Mời các bạn nghe đoạn nhạc………bài hát này có tên là gì. Đáp : Lá Xanh. Hàng ngang thứ 5: Có 17 chữ cái: “Nước Việt Nam là một Dân tộc Việt Nam là một Dù cho sông cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc cùng chung một nhà”. Đây là 4 câu thơ được trích trong bài nào của CT.HCM gửi đồng bào cả nước năm 1963. Đáp: “ Thư chúc mừng năm mới” Hang ngang thứ 6: có 6 chữ cái: “Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiuếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” Bạn cho biết Bác hồ muốn đề cập vấn đề gì đến con người. Đáp : Đạo Đức. Ô chìa khoá: Đây là một trong những vấn đề mà thanh niên chúng ta phấn đấu rèn luyện. Đáp : Lý tưởng. Vòng thi thứ 3: trò chơi âm nhạc: MC1: thông qua thể lệ: BTC có 6 bài hát, mỗi đội có 2 lượt chọn để đóng tên bài hát đó. mỗi bài hát có 3 gợi ý. Trả lời đúng gợi ý 1 được 20 điểm, gợi ý 2 được 15 điểm, gợi ý 3 được 10 điểm. mỗi gợi ý chỉ có 5 giây suy nghĩ trả lời. Trả lời không đúng thì phần ưu tiên thộc về các đội còn lại. Bài thứ 1: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Gợi ý 1: đây là một sang tác của nhạc sỹ Trần Kiết Tường viết về Bác. gợi ý 2: Trong Bài hát này Tên Hồ Chí Minh được nhắc đến 7 lần. gợi ý 3: Mở đầu bài hát là câu: “ tôi hát ngàn lời ca” Bài thứ 2: Thanh niên làm theo lời Bác. Gợi ý 1: Đây là một sang tác của nhạ sỹ Hoàng Hoà viết về thanh niên. gợi ý 2: nói lên sức mạnh đoàn kết của thanh niên. gợi ý 3: luôn được hát trong các buổi đại hội đoàn, kết nạp đoàn. Bài thứ 3: Bác Hồ - Một tình yêu bao la gợi ý 1: câu đầu tiên có từ Bác Hồ. gợi ý 2: đây là một sáng tác của nhạc sỹ thuận Yến. gợi ý 3: Bài hát nói lên tình yêu thương bao la của Bác dành cho dân tộc, dành cho thế hệ trẻ. Bài thứ 4: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh. gợi ý 1: giai điệu bài hát là một giai điệu dân ca xứ nghệ. gợi ý 2: Là sang tác của nhạc sỹ Trần Hoàn . gợi ý 3: Câu đầu tiên của bài chính là tựa bài hát. Bài thứ 5: Bác đang cùng chúng cháu hành quân. gợi ý 1: Bài hát là lời động viên là ý chí của các chiến sỹ hành quân đi giải phóng niềm Nam. gợi ý 2: sáng tác của nhạc sỹ Huy Thục. gợi ý 3: ca ngợi tinh thần các chiến sỹ hành quân trong đêm. Bài thứ 6: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. gợi ý 1: Một sang tác của nhạc sỹ Phong Nhã viết cho các em nhi đồng. gợi ý 2: nói lên tình yêu thương của các em nhi đồng với Bác..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> gợi ý 3: Câu đầu tiên là; “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh”. V/ Kết thúc hoạt động: MC1 : Trong thời gian chờ đợi thư ký tổng kết số điểm của các đội tôi xun được phỏng vấn một số bạn trong buổi hoạt động hôm nay. một số câu hỏi phỏng vấn: -Bạn cho biết cảm nghĩ của bạn qua buổi học hôm nay? bạn thích nhất là phần thi nào? Vì sao? -Qua buổi học hôm nay bạn đã đã tiếp thu được điều gì mà bạn thấy bổ ích nhất? vì sao? -Qua buổi học này bạn có thấy mình càng yêu kính Bác nhiều hơn hay không ? và sắp tới Bạn sẽ làm gì để luôn luôn xứng đáng với niềm tin yêu và mọng đợi ở Bác đối với thế hệ trẻ chúng ta? MC2: Lời kết: kính thưa Thầy (cô) cùng toàn thể các bạn! Nói đến công ơn của Bác dân ta có câu hát “Đố ai điếm được mấy tầng trời cao, đối ai đếm được vì sao , đố ai đếm hết công lao Bác Hồ” Vâng thật đúng như thế! Công lao của bác thật vô cùng to lớn và vĩ đại. Trong một tiết học như thế này chúng ta không thể nào nhắc đến hết được, nhưng mình tin chắc rằng: trong mỗi chúng ta ai cũng dành cho Bác một tình yêu thương, lòng kính trọng vô bờ bến. Chúng đã hiểu được những tình cảm, những ước mong của Bác đối với thế hệ trẻ chúng ta và đó là ngọn đúôc luôn cháy trong lòng mổi chúng ta, thôi thúc chúng luôn luôn cố gắng học tập tốt, rèn luyện lý tưởng tốt – lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện thành người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn như lời Bác dạy “ Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, phần lớn là nhờ công lao học tập ở các cháu”. Vâng chúng ta cùng thề nguyện “ Chúng là thế hệ Hồ Chí Minh”. -Thư ký tổng kết điểm các đội: -MC mời GV phụ trách nhận xét, đánh giá và phân công nhiệm vụ cho tổ khác..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×