Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKN ve cong tac quan ly tai chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1/Lý do chọn đề tài: Quản lý sử dụng ngân sách trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường học. Mọi hoạt động của nhà trường đều cần đến kinh phí, nếu không có kinh phí thì việc tổ chức điều hành hoạt động nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nếu người Hiệu trưởng điều hành sử dụng ngân sách trong nhà trường không phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công tác của từng bộ phận, từng mảng công việc, từng hoạt động của mỗi cán bộ công chức viên chức trong nhà trường, làm kiềm hãm sự phát triển toàn diện nhà trường. Đặc biệt từ khi Chính phủ ra Nghị định số 43/ 2006/ NĐ - CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 từ Trung ương đến địa phương thì công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trường học trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi nhà trường. 2/Cơ sở lý luận: Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý trường học. Để lãnh đạo quản lý tốt một nhà trường yêu cầu đặt ra đối với người hiệu trưởng phải xây dựng được một kế họach chiến lược phát triển toàn diện nhà trường. Trong kế hoạch chiến lược, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, nguồn lực thông tin) đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hoạt động lãnh đạo, quản lý trường học của người Hiệu trưởng. Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn quý nhất để phát triển nhà trường bên cạnh đó vật lực, tài lực là điều kiện, phương tiện thức đẩy sự phát triển nhà trường. Nắm bắt được các yêu cầu nêu trên người Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng được các loại quy chế hoạt động trong nhà trường, một trong những quy chế quan trọng là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở cơ sở trường học. Để tổ chức xây dựng được một quy chế chi tiêu nội bộ hoàn chỉnh đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của nhà trường là việc làm không đơn giản, nó đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược về kế hoạch phát triển toàn diện nhà trường trong từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; nhiệm vụ trước.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mắt và nhiệm vụ lâu dài; nhiệm vụ ưu tiên mang tính đột phá và nhiệm vụ cơ bản mang tính bền vững của một nhà trường. 3/ Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua, trên địa bàn huyện nhà một số đợn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm chưa đảm bảo quy trình, thiếu cơ sở khoa học, không sát với thực tiễn, thiếu công khai dân chủ nên một số đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, không đúng yêu cầu, mất cân đối trong thu chi dẫn đến âm quỹ chuyển kết dư nợ sang năm sau, nợ bảo hiểm xã hội… Đối với đơn vị do tôi quản lý, trong những năm chưa xây dựng quy chế hoặc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa chặt chẽ thì kế toán thường lúng túng khi tham mưu chi kinh phí hoạt động. Các bộ phân, tổ chức trong nhà trường gặp khó khăn khi tham mưu xin hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức mình phụ trách. Hiệu trưởng không cân đối được thu chi nên thường lo thiếu kinh phí. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI A/THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI CƠ SỞ TRƯỞNG HỌC TRONG NHỮNG NĂM QUA Trước khi có nghị đinh 43/CP, trên cơ sở ngân sách do UBND huyện giao cho nhà trường, Hiệu trưởng giao cho kế toán lập kế hoạch sử dụng ngân sách chi cho con người, số tiền còn lại phân rã chi cho hoạt động theo các nội dung công việc được lặp đi lặp lại hằng năm, sau đó lập báo cáo thuyết minh dự toán gởi phòng Tài chính huyện phê duyệt, kiểm tra theo dõi, kho bạc kiểm soát chi. Sau khi có Nghị định 43/CP việc tổ chức xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng hơn. Song những những năm đầu thực hiện vẫn còn thiếu chặt chẽ, quy trình tổ chức xây dựng quy chế chưa đi vào nề nếp, thiếu chiều sâu. Từ cán bộ quản lý đến cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ về quyền hạn, vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc xây dựng và thực hiện quy chế. Khi xây dựng quy chế chưa xác định rõ mục tiêu yêu cầu cần đạt, chưa nêu cụ thể nội dung, phương pháp tiến hành xây dựng quy chế do đó thường bản quy chế chi tiêu nội bộ không đáp ứng với kế hoạch phát triển chiến lược nhà trường. Với cách làm trên đã bộc lộ một số hạn chế như sau: -Kế toán là người giúp việc cho Hiệu trưởng về thực hiện ngân sách trong nhà trường song không nắm vững kế hoạch chiến lược phát triển toàn diện nhà trường . -Kế hoạch sử dụng ngân sách không mang tính toàn diện, chỉ là một bản kê các nội dung chi trong năm, không thể hiện rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên trong nhà trường về việc sử dụng ngân sách. -Thiếu dân chủ, không sát với thực tế nên thường xảy ra tình trạng xây dựng kế hoạch chi ngân sách một nơi, khi thực hiện theo một nẽo khác, nên phải.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thường xuyên làm tờ trình điều chỉnh mục chi gây khó khăn trong việc thanh quyết toán và thường dẫn đến mất cân đối trong thu chi ngân sách. -Mỗi tổ chức đoàn thể, bộ phận công tác trong nhà trường không xác định rõ kinh phí được phân rã cho tổ chức, bộ phận mình phụ trách trong một năm nên không chủ động về kinh phí khi thực hiện công việc được giao. B/CÁCH TIẾN HÀNH XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ Ở CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC Để khắc phục những hạn chế nêu trên, là người làm công tác quản lý trường học tôi luôn suy nghĩ tìm cách làm mới, có hiệu quả hơn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Qua 5 năm thực hiện tại đơn vị tôi đã và đang công tác rất có hiệu quả, nên tôi xin nêu lên quy trình tổ chức xây dựng quy chế chi tiêu nội tại cơ sở trường học do tôi quản lý như sau: Sau khi nhận được quyết định giao dự toán ngân sách cả năm của UBND huyện. Hiệu trưởng tổ chức triển khai xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo các bước sau: * Bước 1: Triển khai quan điểm xây dựng quy chế Hiệu trưởng triệu tập cuộc họp cán bộ chủ chốt trong nhà trường lần 1 để: - Thông qua quyết định giao dự toán ngân sách của UBND huyện -Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp khi xây dựng quy chế. -Xác định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng tổ chức đoàn thể, bộ phận công tác và mỗi cán bộ công chức (CBCC) trong việc xây dựng quy chế. -Nêu định hướng bố trí sử dụng lao động trong năm (bao gồm học kỳ II của năm học này và học kỳ I của năm học đến). - Xác định những vấn đề ưu tiên trong năm cần tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện. + Dựa vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. + Dựa vào Nghị quyết Hội nghị CBNG đầu năm học + Dựa vào chủ đề năm học và thực tiễn yêu cầu đặt ra đối với nhà trường cần giải quyết trong năm. - Dự kiến kế hoạch mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học -Dự kiến những hoạt động lớn của nhà trường trong năm. -Hướng dẫn cách lập nhu cầu sử dụng kinh phí của các bô phận, tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Hiệu trưởng có thể đưa ra nhiều phương án xây dựng quy chế, nêu rõ ưu điểm và hạn chế của từng phương án để các thành viên dự họp thảo luận, góp ý quan điểm xây dựng quy chế do Hiệu trưởng triển khai và chọn phương án tối ưu để triển khai thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chỉ tiêu ngân sách nhà nước giao ổn định trong 5 năm thường trùng với kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường 5 năm, do đó cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tổng quát 5 năm, sau đó cụ thể hoá thành quy chế từng năm. Làm như vậy mới xác định được những vấn đề ưu tiên cần đầu tư kinh phí hằng năm để thực hiện và sau 5 năm mới hoàn thành kế hoạch chiến lược phát triển toàn diện nhà trường. * Bước 2: Các tổ chức đoàn thể, bộ phận lập nhu cầu sử dụng kinh phí Sau khi thống nhất quan điểm xây dựng quy chế, các tổ chức đoàn thể, bộ phận công tác tiến hành họp các thành viên thuộc bộ phận mình phụ trách triển khai lại quan điểm xây dựng quy chế để từng CBNG-NLĐ biết và tiến hành lập nhu cầu sử dụng kinh phí cho tổ chức, bộ phận phụ trách. Cụ thể: 1/ Đối với bộ phận chuyên môn: Dựa vào kế hoạch hoạt động chuyên môn HKII năm học đang thực hiện và dự kiến kế hoạch hoạt động chuyên môn HKI năm học đến (vì kế hoạch năm học không trùng với năm tài chính) để lập nhu cầu sử dụng kinh phí cần tập trung vào những vấn đề lớn như: - Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Công tác thanh kiểm tra giáo viên. - Công tác hội thảo, chuyên đề, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt cụm chuyên môn, ngoại khóa, thi giáo viên giỏi ... - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt... - Kinh phí tham gia các cuộc thi do cụm, huyện, tỉnh tổ chức. - Công tác khen thưởng giáo viên- học sinh. - Công tác mua sắm sách, thiết bị, làm đồ dùng dạy học, mua mẫu vật thực hành... - Công tác kiểm định chất lượng giáo dục hằng năm. - v.v… 2/ Đối với bộ phận hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) Dựa vào kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL đã xây dựng đầu năm học, lập nhu cầu sử dụng kinh phí tập trung vào những vấn đề sau: - Công tác tập huấn nghiệp vụ cho ban HĐNGLL, tổ chủ nhiệm lớp… - Xác định kinh phí cho các hoạt động lớn như: Tổ chức các hoạt động theo hướng xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Kinh phí tổ chức sinh hoạt các ngày lễ lớn, các hội thi, ngoại khóa, các hoạt động chủ điểm trong năm. -Kinh phí sơ kết, tổng kết khen thưởng các đợt thi đua..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3/ Đối với các tổ chức đoàn thể: (Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ ...): Để lập nhu cầu kinh phí xin hỗ trợ, các tổ chức đoàn thể cần lập dự toán thu chi các nguồn quỹ của tổ chức mình. Nếu thiếu thì lập nhu cầu kinh phí để cân đối ngân sách hỗ trợ. Ví dụ: + Tổ chức Đảng: Chi bộ phải xây dựng kế hoạch hoạt động theo kinh phí Đảng phí do Đảng viên đóng . Nếu thiếu phải làm kế hoạch để hỗ trợ (kèm theo bản phương hướng, kế hoạch hoạt động và bản dự trù kinh phí hoạt động của chi bộ, tờ trình đề nghị phân rã ngân sách cho tổ chức đảng ) . + Đối với tổ chức công đoàn (bao gồm cả hoạt động của ban thanh tra, hoạt động của tổ nữ công): Cũng tương tự như Chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn phải lập dự toán chi tiêu quỹ công đoàn (Bao gồm quỹ do Công đoàn cấp trên cấp, đoàn phí và các loại quỹ do đoàn viên tự nguyện đóng góp). Nếu thiếu thì lập nhu cầu để hỗ trợ (kèm theo bản phương hướng hoạt động Công đoàn, bản kế hoạch chi tiêu các loại quỹ công đoàn và tờ trinh xin hỗ trợ phân ra ngân sách) 4/ Đối với bộ phận văn phòng (Kế toán, văn thư, TV-TB, BVPV...) Lập nhu cầu mua sắm vật tư văn phòng, VPP, in ấn, potocopy công văn giấy tờ, mua HSSS nhà trường, điện, nước, báo chí ... 5/Đối với kế toán: Lập kế hoạch kinh phí chi cho con người toàn năm dựa vào các cở sở sau: -Căn cứ vào hệ số lương toàn đơn vị của tháng 12 năm trước. -Căn cứ vào quyết định lương của CBCC để lập dự toán chi nâng lương thường xuyên, trước hạn. -Căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động để lập dự trù kinh phí chi tiền lương làm thêm giờ, lương hợp đồng giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng nhân viên. -Kinh phí chuyển BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí Công đoàn... * Bước 3: Tập hợp xử lý thông tin và xây dựng dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ Sau khi các bộ phận, tổ chức đoàn thể lập nhu cầu sử dụng kinh phí cả năm (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên) gởi cho nhà trường. Kế toán có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng tổng hợp xây dựng dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ. Những điều khoản chung và những điều khoản có tính chất quy định trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của từng bộ phận, của mỗi CBCC thì Hiệu trưởng soạn thảo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kế toán chủ yếu lập bản báo cáo thuyết minh dự toán theo định hướng của Hiệu trưởng đã được thống nhất trọng cuộc họp cán bộ chủ chốt lần thứ nhất. Dựa vào kinh phí chi hoạt động được UBND huyện giao và nhu cầu kinh phí của các bộ phận xin hỗ trợ, kế toán cân đối và tham mưu với Hiệu trưởng để phân rã hỗ trợ cho các tổ chức đoàn thể, các bộ phận. * Bước 4: Góp ý dự thảo và hoàn chỉnh quy chế. Sau khi hoàn chỉnh dự thảo quy chế. Hiệu trưởng triệu tập cuộc họp cán bộ chủ chốt lần thứ 2 để thông qua dự thảo quy chế. Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của cuộc họp cán bộ chủ chốt lần 2, dự thảo được điều chỉnh. Hiệu trưởng tiếp tục triệu tập cuộc họp HĐSP để thông qua cho toàn thể cán bộ công chức trong nhà trường góp ý bổ sung cuối cùng hoàn chỉnh quy chế gởi phòng Tài chính phê duyệt. * Bước 5: Ban hành quy chế Sau khi quy chế đã được phòng tài chính phê duyệt nhà trường nhân bản gởi đến từng bộ phận, tổ chức đoàn thể thực hiện, theo dõi giám sát. C/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua 5 năm tổ chức xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ từ 2007 đến 2012 tại cơ sở trường học do tôi phụ trách đã đem lại kết quả đó là: - Công khai dân chủ trong việc xây dựng qui chế, mọi thành viên trong nhà trường đều được đóng góp ý kiến, bàn bạc góp ý, đề xuất những vấn đề lớn mang tính đột phá trong nhà trường. - Mọi thành viên trong nhà trường đều xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng qui chế từ đó tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện qui chế, hạn chế lãng phí lao động, lãng phí kinh phí và thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị công, tiết kiệm kinh phí trong công việc khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Mọi bộ phận, tổ chức thấy rõ kinh phí được phân rã cho tổ chức bộ phận mình phụ trách trong cả một năm, từ đó tăng cường tính chủ động về kinh phí khi thực hiện kế hoạch công tác của mỗi bộ phận, tổ chức, mỗi hoạt động trong nhà trường. Hạn chế tình trạng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ các tổ chức, bộ phận thường lo sợ không có kinh phí tổ chức. - Đối với người quản lý, kế toán sau khi quy chế được phòng tài chính phê duyệt thì hầu như đã chủ động hoàn toàn kinh phí chi cho con người và chi cho hoạt động. Trong năm, người quản lý chỉ cần dựa vào qui chế điều hành các hoạt động trong nhà trường, kế toán còn một việc đơn giản là lập thủ tục rút kinh phí từ kho bạc về chi và thanh toán với phòng tài chính huyện. Những vẫn đề phát sinh chi trong năm sẽ được sử dụng kinh phí dự phòng 10% để chi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nếu thực hiện hết các nhiệm vụ chi và tiết kiệm trong quá trình thực hiện ngân sách thì cuối năm sẽ thừa phần kinh phí tiết kiệm chi và kinh phí dự phòng. Số tiền tiết kiện nầy sẽ chi cho đội ngũ vào cuối năm tài chính. Qua 5 năm tổ chức xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị theo cách thức nêu trên đã đem lại kết quả khá cao. Mỗi tổ chức, bộ phận công tác đều có ý thức trách nhiệm tiết kiệm kinh phí. Do đó hằng năm nhà trường tiết kiệm được 10 - 15 triệu đồng và tổ chức cấp kinh phí tiết kiệm chi cho CBGVNV vào dịp cuối năm, bình quân từ 300.000đ – 400.000đ/người/năm, phần nào động viên khuyến khích tinh thần đội ngũ. Đặc biệt sau một chu kỳ phân rã ngân sách của nhà nước (5 năm), với cách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ khoa học như trên đã đáp ứng thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển toàn diện nhà trường trong 5 năm qua. PHẦN III: KẾT LUẬN Xuất phát từ quá trình chỉ đạo thực hiện ở cơ sở về công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ gặp nhiều khó khăn, tôi đã trăn trở tìm cách tổ chức xây dựng quy chế sao cho khoa học đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của nhà trường trước mắt và lâu dài nhằm phát triển toàn diện nhà trường và qua nhiều năm thực hiện phương pháp này đã đem lại hiệu quả khá tốt. Thể hiện rõ tính công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý thu chi, sử dụng ngân sách trong nhà trường, tạo niềm tin, tinh thần đoàn kết trong đội ngũ. Tạo động lực phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng CBCC. Đề tài áp dụng trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại các cơ sở trường học do nhà nước giao 100% kinh phí (không có thu), song vẫn áp dụng được đối với cơ sở giáo dục tự chủ một phần kinh phí. Đề tài còn mở rộng trên lĩnh vực xây dựng các loại quy chế khác trong một cơ quan (về quy trình các bước tiến hành xây dựng quy chế). Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tôi rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp, các cấp quản lý giáo dục để đề tài hoàn thiện hơn, góp một phần nhỏ bé trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ sở trường học ngày càng khoa học hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn Bình Lãnh, ngày 20 tháng 2 năm 2013 Người viết Nguyễn Tấn Tư.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Nghị định số 43/ 2006/ NĐ - CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2/ Thông tư 71/ 2006/ TT - BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/NĐ - CP ngày 25/9/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập; 3/ Quyết định số 225/ 2006/QĐ - UB ngày 28/12/2006 của UBND huyện Thăng Bình về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; 4/ Quyết định số: 3026/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; 5/ Thông tư hướng dẫn số: 2349/HDLS/TC-NV ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Sở Tài chính và Sở Nội vụ về việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với cơ quan nhà nước, thực hiện quyền tự chủ; 6/ Kế hoạch số: 489/KH-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2006 của UBND huyện Thăng Bình về việc triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP;.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1/Lý do chọn đề tài 2/Cơ sở lý luận 3/Cơ sở thực tiễn PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI A/Thực trạng B/Cách tiến hành xây dựng quy chế C/ Kết quả và bài học kinh nghiệm PHẦN III: KẾT LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Mẫu SK1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012- 2013. I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THCS Hoàng Hoa Thám 1. Tên đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ TẠI CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Tấn Tư 3. Chức vụ: Hiệu trưởng Tổ: Toán - Lý 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường : THCS Hoàng Hoa Thám thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ..................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ .............................................................

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×