Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.53 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CHƠN THÀNH ĐỀ CHÍNH THỨC. (Đề kiểm tra gồm 01 trang). ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 – 2015. Môn : Ngữ Văn Lớp : 6 Ngày kiểm tra : 29/8/2014 Thời gian làm bài : 90 phút. Câu 1: (1 điểm) Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao: a. Uống nước nhớ nguồn b. Lao động cần cù c. Đoàn kết d. Nhân ái Câu 2: (1 điểm) Trong chuỗi câu: ‘Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.” (Theo Nguyên Ngọc – Tiếng Việt lớp 5, tập 2) a. Câu in đậm liên kết với câu trước nó bằng cách nào? Chỉ rõ từ ngữ có tác dụng liên kết. b. Dấu phẩy dùng trong câu in đậm có tác dung gì? Câu 3: (2 điểm) Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh. Chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế của một câu ghép? a. Vì bạn An không thuộc bài … b. … thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c. … nhưng bạn Minh vẫn đến trường đúng giờ. d. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, … Câu 4: (1 điểm)Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết: Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. (Tiếng Việt lớp 5, tập 2) Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã tuổi ấu thơ? Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu trình bày cảm nhận của mình về điều ấy. Câu 5: (5 điểm) Hãy tả một người đã để lại cho em nhiều tình cảm sâu sắc. ------Hết ------.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Tiếng Việt - lớp 6 Câu 1: (1 điểm) HS minh họa mỗi truyền thống đã cho bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao. (Mỗi câu đúng 0,25 đ) Ví dụ: a. Uống nước nhớ nguồn: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Lao động cần cù: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ c. Đoàn kết: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao d. Nhân ái: Thương người như thể thương thân (HS có thể lấy những câu khác nhưng phải đúng với chủ đề đã cho) Câu 2: (1 điểm) HS xác định được: a. Câu in đậm liên kết với câu trước nó bằng cách thế từ ngữ (0,25 đ). Từ ngữ có tác dụng liên kết là từ nó (0,25 đ). b. Dấu phẩy dùng trong câu in đậm có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép (0,5 đ) Câu 3: (2 điểm) HS thêm đúng vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh (0,25 đ). Chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép (0,25 đ). Ví dụ: a. Vì bạn An không thuộc bài nên bạn An bị điểm kém. (Quan hệ nguyên nhân - kết quả) b. Hễ bạn Tuấn nói thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. (Quan hệ điều kiện - kết quả) c. Mặc dù trời mưa nhưng bạn Minh vẫn đến trường đúng giờ. (Quan hệ tương phản) d. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh cho đồi núi cao bấy nhiêu. (Quan hệ hô ứng) (HS có thể thêm các vế câu khác nhau nhưng phải đúng với quan hệ giữa các vế câu) Câu 4: (1 điểm) Yêu cầu: - HS trình bày cảm nhận nội dung đoạn thơ bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu với cách trình bày mạch lạc, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh. (0,25 đ) - HS có thể cảm nhận nội dung đoạn thơ qua các ý: + Người cha muốn nói với con: khi lớn lên và từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực với nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. (0,25 đ) + Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình. (0,25 đ) + Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh. (0,25 đ) (HS có thể cảm nhận theo chủ quan cá nhân nhưng phải bám vào chủ đề của đoạn thơ)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 5: (5 điểm) Yêu cầu chung: - Bài văn có đầy đủ cấu trúc 3 phần: - Bài văn có đầy đủ các ý theo yêu cầu của một bài văn tả người : - Dùng từ và đặt câu đúng Yêu cầu cụ thể: 1. Giới thiệu tên người mình tả (1đ) 2. Tả bao quát về hình dáng (1đ) 3. Tả bao quát về tính tình (1đ) 4. Nêu tình cảm, ấn tượng và ảnh hưởng của người tả đối với bản thân (1đ ) 5. Nêu cảm nghĩ của mình về người mình tả (1đ) (yêu cầu trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng) Dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể theo các mức điểm từ 0,5- 1- 1,5…đến 5 điểm). ______________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>