Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tài liệu Nhận diện tư duy doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.85 KB, 13 trang )

Nhận diện tư duy
Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.

Mục lục
[giấu]

1 Sự cần thiết của nhận diện tư duy

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện tư duy

3 Đánh giá hoạt động thần kinh và nhận diện tư duy
o
3.1 Năng lực nhận thức.
o
3.2 Năng lực hành vi.
o
3.3 Năng lực tư duy.
Sự cần thiết của nhận diện tư duy
Trong thực tiễn hoạt động của con người, có nhiều vấn đề nếu chỉ giải quyết theo những
cách đã biết sẽ không đem lại hiệu quả hoặc trong một hoàn cảnh mới, những cách giải
quyết đó có thể dẫn đến thất bại. Để tránh những điều này, yêu cầu đặt ra là phải tìm
những cách làm mới, tìm những con đường đi mới bằng hoạt động tư duy của bộ não.
Vấn đề hiện nay thường được nêu ra trước tiên là hô hào đổi mới tư duy và phát huy tư
duy sáng tạo. Nhưng những người hô hào đổi mới tư duy, thậm trí còn kêu gọi phải có
những cuộc nổi dậy của tư duy, lại không hề cho biết phải đổi mới cái gì, đổi mới như thế
nào, cái tư duy mới đó là gì. Đây là một điều kỳ lạ bởi không thể thay đổi được cái mà
không biết đó là gì và thay đổi đó sẽ dẫn đến đâu. Vì vậy dù có hô hào mạnh mẽ đến đâu
thì cũng chẳng có sự thay đổi nào.
Bài Tư duy là gì nêu những nét khái quát về tư duy, bài viết này nêu một vài nét chính về
một số dạng tư duy. Đây là một lĩnh vực lớn cho nên chỉ với một vài trang viết sẽ không
thể chuyển tải hết được. Bạn đọc cố gắng tìm hiểu.


Tư duy là một hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự sinh tồn và phát triển. Sự phát triển của tư duy là động lực chính cho phát triển khoa
học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội và phát triển con người. Năng lực tư duy biểu
hiện cho năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Nhận diện được tư duy cũng có nghĩa là
đánh giá được năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đánh giá được năng lực hoạt động
thần kinh giúp cho việc xác định và phát huy vai trò cá nhân trong cộng đồng và trong xã
hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa dành riêng cho từng cá nhân mà còn có ý nghĩa lớn
cho xã hội. Với cá nhân là sự thấu hiểu về chính mình, đánh giá được đúng năng lực của
bản thân để tìm một ví trí phù hợp với khả năng làm việc của mình và đóng góp cho sự
phát triển của xã hội. Với cộng đồng thì sự đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân sẽ
giúp cho sự phân công lao động hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực, tránh lãng phí
nguồn lực và tránh được sự căng thẳng cho từng cá nhân do sắp xếp không đúng vị trí
làm việc.
Tuy nhiên việc đánh giá đúng năng lực tư duy là không dễ. Và điều này còn phức tạp hơn
nữa bởi muốn đánh giá được năng lực tư duy thì trước hết phải nhận diện được tư duy.
Mà tư duy thì có nhiều dạng, sự thể hiện của chúng ra bên ngoài là không rõ ràng và
không ổn định, chúng rất dễ bị nhận diện nhầm lẫn. Để có thể nhận diện được tư duy cần
có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cần có một quá trình theo dõi cẩn thận và không có ai
có thể nhận diện và đánh giá chính xác tư duy của người khác. Vì vậy sự nhận diện và tự
đánh giá tư duy của cá nhân là quan trọng. Sự nhận diện và đánh giá năng lực tư duy luôn
mang tính chất tương đối, không chính xác nhưng vẫn hơn là không có sự nhận diện và
đánh giá nào.
Năng lực tư duy phụ thuộc vào năng lực thần kinh. Năng lực hoạt động thần kinh phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ yếu tố di truyền đến môi trường sống, từ sự ra đời đến điều
kiện phát triển, từ yếu tố thổ nhưỡng đến khí hậu, từ cung cấp dinh dưỡng đến dạy dỗ, từ
vị trí địa lý đến giai đoạn lịch sử v.v...Mỗi hệ thần kinh là sự tổ hợp với những mức khác
nhau của từng yếu tố cho nên các hệ thần kinh là không giống nhau. Có thể nói rằng mỗi
hệ thần kinh trên trái đất này là duy nhất. Những cặp sinh đôi cùng trứng, được nuôi
dưỡng và giáo dục trong cùng một môi trường, được làm cùng một việc với những điều
kiện giống nhau cũng không có những suy nghĩ giống nhau. Đây là điểm khác biệt cơ bản

khi so sánh sự làm việc của bộ não với sự làm việc của máy tính điện tử. Máy tính điện tử
có thể sản xuất hàng loạt còn hệ thần kinh là không thể. Vì vậy việc nhận diện tư duy
không thể là hàng loạt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện
tư duy
Nghiên cứu về hoạt động của bộ não giống như việc khám phá các bí ẩn trong một cái
hang hẹp và sâu, không có ai có thể chui vào đó được. Có hai hướng nghiên cứu tiếp cận
tới hoạt động của bộ não: nghiên cứu cấu trúc giải phẫu kết hợp với sử dụng các thiết bị
quan sát bộ não đang hoạt động ( chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, điện não đồ...) và quan sát
các hành vi. Hướng thứ nhất giống như việc đưa camera vào hang để quan sát, cách này
có thể giúp cho việc nhìn thấy mọi thứ trong hang nhưng lại không biết cụ thể đó là gì.
Điều này giống như việc nhìn thấy chất lỏng trong hang nhưng không biết đó là nước hay
dầu. Còn việc quan sát các hành vi giống như việc nghe các âm thanh , ngửi các mùi bay
ra từ trong hang để phán đoán về các vật hoặc các chất có thể có trong hang nhưng không
cho biết hình dạng, trạng thái nguồn gốc của chúng. Hướng thứ nhất có yêu cầu chi phí
lớn và không phải ai, không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hướng thứ hai có yêu cầu
về thời gian nhưng chi phí không cao và dễ thực hiện, ai cũng có thể làm được. Freud và
người viết bài này thực hiện theo hướng thứ hai. Freud quan sát để tìm ra bệnh và các dấu
hiệu bệnh lý của bộ não, còn tác giả bài viết đi tìm những cái bình thường mà hệ thần
kinh thực hiện hàng ngày. Trên thực tế đây cũng là hai hướng tiếp cận. Trong thực tế hoạt
động của não bộ, chỉ trừ những trường hợp có những tổn thương hoặc khuyết tật trong
não bộ tạo nên ranh giới rõ ràng trong hoạt động thần kinh, còn lại thì ranh giới này
không rõ ràng mặc dù hoạt động thần kinh có những khác biệt rõ rệt. Ranh giới không rõ
ràng thể hiện qua những điểm giống nhau trong hoạt động thần kinh giữa các cá thể và
giữa các loại hình hoạt động thần kinh. Ranh giới không rõ ràng cũng gây khó khăn cho
nhận diện tư duy. Sự tiếp cận trên nhiều hướng và kết hợp các kết quả khám phá của từng
hướng là sự kết hợp đúng và tất yếu. Cũng xin nêu thêm một ví dụ về hướng tiếp cận thứ
hai nhưng sử dụng thiết bị để quan sát, đó là sử dụng hệ thống thiết bị phát hiện nói dối.
Hệ thống thiết bị này không trực tiếp phát hiện được các biểu hiện nói dối trong não mà
quan sát sự biến đổi trạng thái cơ thể để phát hiện đối tượng đang nói dối hay không. Hệ

thống này sẽ bất lực trước những người nói dối có bản lĩnh cao. Sự biến đổi trạng thái
này do não bộ gây nên, chúng là một dạng hành vi và có thể nói như Freud, chúng là các
hành vi sai lạc, là các hành vi không mong muốn của những người nói dối..
Trong nghiên cứu về hoạt động thần kinh, cần tránh những quan niệm không đúng hoặc
không phù hợp, không chính xác bởi những quan niệm này có thể định hướng sai cho quá
trình nghiên cứu hoặc dẫn đến các kết luận không đúng. Một quan niệm không đúng
nhưng rất phổ biến hiện nay là quan niệm cho rằng não bộ làm việc giống như một chiếc
máy tính điện tử hay siêu máy tính. Với quan niệm này, xu hướng nghiên cứu là đem
những kết quả nghiên cứu về cách hoạt động của máy tính để so sánh, suy diễn về cách
thức hoạt động của bộ não. Với máy tính điện tử, các thông tin được mã hoá bằng các
xung điện và định lượng được thông tin bằng các đơn vị đó, ý nghĩa thông tin chỉ được
máy tính xác định qua việc trình tự sắp xếp của các mã đó. Máy tính đo hàm lượng thông
tin bằng số lượng các xung điện, vì vậy chúng không xác định và phân biệt được các giá
trị khác của thông tin. Máy tính không phân biệt được các hình ảnh hay xác định được giá
trị của các bức tranh. Khoa học máy tính hướng sự nghiên cứu về sự làm việc của máy
tính gần giống với hoạt động của hệ thần kinh, nghiên cứu chế tạo ra các cỗ máy có thể
làm việc giống với bộ não người và kết quả của việc chế tạo ra các cỗ máy trí tuệ nhân
tạo thực sự còn rất khiêm tốn. Nếu cần sự so sánh thì nê so sánh sự làm vệc của máy tính
điện tử với hệ thần kinh chứ không so sánh ngược lại. Với bộ não, các thông tin được tiếp
nhận bởi hệ thống giác quan chỉ là các kích thích và không được định lượng chính xác,
bộ não cũng không xử lý thông tin hoàn toàn theo sự định lượng thông tin. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình này cho nên nhiều kết quả, nhiều trường hợp xử lý thông tin
trong các bộ não là khác nhau, thậm trí trong cùng một bộ não trong những thời điểm
khác nhau cũng không giống nhau. Định lượng thông tin không mang nhiều ý nghĩa trong
hoạt động thần kinh.
Quan niệm cho rằng chỉ có con người là có hoạt động thần kinh cao cấp cũng là một quan
niệm cần tránh. Loài người có một phương tiện rất hữu hiệu cho hoạt động cao cấp của
hệ thần kinh là tiếng nói. Nhưng tiếng nói chỉ là một bộ phận của ngôn ngữ và là bộ phận
phức tạp, phong phú nhất trong hệ thống các ngôn ngữ. Bộ não cũng không phải chỉ sử
dụng tiếng nói trong hoạt động cao cấp. Nhiều loài động vật cũng có ngôn ngữ và chúng

cũng phải học để sử dụng được các ngôn ngữ đó. Với một mức độ nào đó, các loài vật
này cũng đã có biểu hiện hoạt động cao cấp của hệ thần kinh. Bộ não không chỉ dùng
tiếng nói để tư duy, mà còn dùng các hình tượng để tư duy
Cũng không nên coi nhận thức là một bộ phận của ý thức hoặc hoà nhập nhận thức vào ý
thức. Trong thực tế ý thức chỉ là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn nhận thức trong hoạt
động của hệ thần kinh.
Hoạt động cao cấp của hệ thần kinh phụ thuộc rất nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu, khu vực địa lý, sự phát triển kinh tế, khoa học, xã hội, môi trường
văn hoá giáo dục, giới tính, v.v…Hệ thống di truyền có thể tạo cho hệ thần kinh một
phương thức, một xu hướng hoạt động thần kinh, nhưng chúng có thể bị biến đổi do cơ
chế sinh sản hữu tính. Điều kiện thổ nhưỡng liên quan đến chế độ dinh dưỡng nói chung
và việc cung cấp các nguyên tố vi lượng có tác động đến hoạt động thần kinh nói riêng.
Yếu tố di truyền và điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến từng cá nhân. Điều kiện khí
hậu có ảnh hưởng đến từng cộng đồng và trong từng gia đoạn, từng thời tiết khi nó tạo ra
hưng phấn hay làm trì trệ hoạt động thần kinh. Khu vực địa lý nói chung bao gồm nhiều
yếu tố như khi hậu, thổ nhưỡng, nhưng trong trường hợp này vai trò của yếu tố địa lý
được xem xét như một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiến hoá của hệ thần kinh. Sự tiến
hoá theo yếu tố địa lý thể hiện ở cách tiếp nhận và xử lý thông tin của hệ thần kinh và thể
hiện rõ trong sự khác nhau giữa người Châu Âu và người Châu Á. Người Châu Âu
thường tiếp nhận và xử lý thông tin về từng đối tượng và đi sâu về đối tượng đó, người
Châu Á thường tiếp nhận và xử lý đồng thời nhiều đối tượng nhưng không đi sâu về từng
đối tượng. Điều này có thể thấy rõ qua các tác phẩm hội hoạ hay công trình kiến trúc.
Người Châu Âu mô tả kỹ càng từng đối tượng, nêu được nhiều nhất có thể các chi tiết,
các bộ phận của đối tượng trong các bức tranh hay tác phẩm điêu khắc, các công trình
kiến trúc rất đồ sộ với đầy đủ công năng, còn người Châu Á không làm điều này mà chỉ
nêu những cái đặc trưng, các bức hoạ thể hiện những nét khái quát, không miêu tả chi tiết
nhưng lại đưa nhiều yếu tố hư cấu. Các yếu tố hư cấu ( như hình tượng rồng ) thể hiện sự
chú ý của người Châu Á đến các mối mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau, còn
người Châu Âu lại chú ý đến sự liên kết giữa các chi tiết, các yếu tố của cùng đối tượng (
phản ánh tính thực tế của đối tượng). ( Một lưu ý khi nghiên cứu về phong cách tư duy

giữa Châu Á và Châu Âu thông qua hội hoạ hay kiến trúc là nguồn dữ liệu phải nguyên
gốc, không bị pha trộn do quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá và khoa học đông tây, vì
vậy việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc được thực hiện từ cận
đại về trước sẽ cho thấy rõ vấn đề này).
Một nguyên nhân có thể dẫn đến xu hướng tiếp nhận và xử lý thông tin từng đối tượng
hay nhiều đối tượng cùng một thời điểm, đó là sự kích hoạt các tế bào thần kinh trung
ương đi theo hướng nào. Thông thường, hệ thống giác quan phải tiếp nhận kích thích thần
kinh do rất nhiều đối tượng bên ngoài tạo ra, nếu hệ thần kinh chỉ chọn đối tượng tạo ra
kích thích mạnh nhất hoặc đối tượng đã được ghi nhớ nhiều nhất trong hệ thần kinh thì sẽ
dẫn đến xu hướng xử lý thông tin về một đối tượng, trong trường hợp các tế bào thần
kinh trung ương được kích hoạt chủ yếu bằng các kích thích thần kinh từ hệ thống các tế
bào cảm giác thì xu hướng xử lý thông tin về nhiều đối tượng cùng một lúc sẽ xuất hiện.
Khi bộ não ghi nhớ qúa nhiều đối tượng khác nhau thì việc ghi nhớ các chi tiết, các yếu
tố của một đối tượng sẽ bị hạn chế do dung lượng ghi nhớ của bộ não là có hạn. Điều này
dẫn tới việc xử lý thông tin về từng đối tượng là nông cạn, đối tượng không được hiểu
biết sâu sắc. Có hai yếu tố tác động nhiều đến nguyên nhân này là yếu tố địa lý và yếu tố
giới tính. Sự tác động của yếu tố địa lý thông qua chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng
với thực đơn đa dạng và nghèo prôtêin dẫn đến sự hạn chế dung lượng ghi nhớ ( do tế
bào thần kinh không đủ chất để chuyển hoá) và sự ghi nhớ thực hiện theo hướng ghi nhớ
nhiều đối tượng khác nhau cùng tác động lên hệ thần kinh ( do thành phần dinh dưỡng
trong các tế bào thần kinh là khác nhau). Chế độ dinh dưỡng có ít thực đơn khác nhau và
giàu prôtêin giúp cho dung lượng ghi nhớ tăng lên nhưng lại nảy sinh tình huống là có
nhiều tế bào thần kinh sẵn sàng cho ghi nhớ mới trong khi năng lượng trong các kích
thích từ cảm giác là có hạn, vì vậy sẽ không có nhiều tế bào thần kinh được chuyển hóa
để thực hiện chức năng ghi nhớ mới, đối tượng sẽ không được ghi lại ngay từ tác động
đầu tiên mà phải sau nhiều lần tác động hoặccó sự gia tăng hoạt động của hệ các tế bào
ghi nhớ tạm ( các tế bào ghi nhớ dạng lưu hình ) hoặc được bổ xung bởi năng lượng đến
từ các phần tử ghi nhớ trước đó đang hoạt động. Việc ghi nhớ vì vậy cần có thời gian và
cũng vì vậy mà cơ hội để bộ não ghi nhớ các yếu tố của cùng đối tượng tăng lên khi đối
tượng thể hiện các yếu tố khác nhau trong những lần tác động sau đó. Đây là nguyên

nhân dẫn đến xu hướng ghi nhớ hướng đối tượng. Hai chế độ dinh dưỡng khác nhau
trong qúa trình tiến hoá và phát triển giữa Châu Á và Châu Âu đã hình thành nên hai
chiều hướng, hai phong cách tư duy phương Đông và phương Tây, thực đơn của người
Châu Á là đa dạng nhưng có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, còn thực đơn của người
Châu Âu đơn giản hơn nhưng hàm lượng prôtêin cao. Yếu tố giới tính có tác động tới
hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua sự hình thành chức năng của từng giới. Chức
năng của giới nữ là trực tiếp duy trì sự tồn tại của giống nòi. Chức năng này yêu cầu giới
nữ cần có sự nhanh nhạy trong việc nhận biết mọi sự thay đổi của môi trường sống và sự
xuất hiện của các đối tượng có thể đe doạ đến sự tồn tại để thực hiện việc phòng tránh thụ
động ( trốn tránh). Chức năng này đã đem đến cho giới nữ sự phát triển mạnh các cơ
quan cảm giác hơn giới nam, làm cho chúng trở nên thính nhạy và các kích thích thần
kinh do chúng tạo ra mạnh hơn. Yếu tố này của các cơ quan cảm giác dẫn đến sự ghi nhớ
đồng thời nhiều yếu tố, nhiều đối tượng, mối liên kết giữa các phần tử ghi nhớ cũng được
tạo ra khiến cho việc ghi nhớ gần giống như sự chụp ảnh. Điều này lý giải tại sao giới nữ
có khả năng mô tả lại những sự kiện đã xảy ra rõ ràng hơn giới nam, sự phát triển khả
năng sử dụng ngôn ngữ diễn ra cũng sớm hơn nhưng khả năng tưởng tượng lại kém hơn
bởi sự liên kết thần kinh bền vững đã không cho phép hệ thần kinh tạo ra các liên kết mới
giữa các điểm ghi nhớ về các đối tượng khác nhau. Giới nam có chức năng phát triển nòi
giống. Chức năng này có yêu cầu về sự phát triển thể lực để đảm nhiệm khả năng sinh
nhiều con và bảo vệ lãnh thổ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Yêu cầu phát triển thể lực
làm nảy sinh khả năng hấp thụ và nhu cầu cao về prôtêin, giới nam phải sử dụng khối
lượng thức ăn lớn. Để có thể lấp đầy cái dạ dày, giới nam không thể kén chọn loại thức
ăn. Sự gia tăng khả năng hấp thụ prôtêin và sự phong phú về chúng loại thức ăn đã thúc
đẩy sự phát triển của bộ não và tính đa dạng về thành phần dinh dưỡng. Điều này giúp
cho bộ não của giới nam ghi nhớ được nhiều hơn. Mặt khác, do có thể lực nên giới nam
có thể đương đầu với nguy hiểm và khó khăn nên hoạt động thần kinh của giới nam
thường hướng sự chú ý vào một hoặc một số hạn chế các đối tượng, sự chú ý này làm
tăng năng lực hoạt động của hệ thụ cảm thị giác, vì vậy sự ghi nhớ về hình khối và sự vận
động nhiều hơn và do đó khả năng tưởng tượng của giới nam về không gian tốt hơn giới
nữ. Nữ giới có cảm nhận về thính giác tốt hơn nên khả năng sử dụng lời nói của nữ

thường tốt hơn nam giới.

×