Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Thời gian phơi sáng (exposure time) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.95 KB, 14 trang )

Thời gian phơi sáng (exposure time)
Thời gian phơi sáng (exposure time) chính là khoảng thời gian giữa
thời điểm FC xuất phát (mở ra) và thời điểm RC xuất phát (đóng lại)
Như vậy, cái mà chúng ta thường gọi là "tốc độ chụp", chúng ta thường
chọn là 30sec, 1sec, 1/100sec hay 1/8000sec, chính là "thời gian phơi sáng", là
"exposure time". Nó là khoảng trễ giữa thời điểm xuất phát của FC & RC, còn cả
hai cái màn trập này luôn luôn chạy với cùng một tốc độ cố định, chứ k0 phải cái
màn trập có thể lao ầm ầm với tốc độ 1/8000 sec. Chẳng hệ thống cơ khí nào đạt
được tốc độ kinh khủng đó cả. Tốc độ đó thấp hơn nhiều.
Vậy nó bằng bao nhiêu ?
Giả sử bằng 1/200 sec đi, vậy thì điều gì sẽ xảy ra ?
Nếu chúng ta chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn 1/200sec, ví dụ 1/60sec, hiện
tượng sẽ diễn ra theo trình tự từ (a) đến (f) như trên. Tức là:
- FC mở hết ra trong khoảng thời gian 1/200sec (0 đến 1/200),
- 1/60 sec sau, tức là vào thời điểm (1/60), RC bắt đầu xuất phát để đóng lại,
- RC cũng kết thúc công việc của mình trong vòng 1/200sec, tức là vào thời
điểm (1/200 + 1/60) sec.
- Như vậy, bất kỳ một điểm nào trên bản film đều chỉ được phơi sáng trong
vòng 1/60 sec mà thôi và trong khoảng thời gian từ thời điểm 1/200sec (khi FC
đã mở hết) đến 1/60sec (RC bắt đầu chạy), toàn bộ 100% diện tích bản film
được phơi sáng trong lúc chờ đợi này.

Nếu tốc độ chụp bây giờ nhanh hơn 1/200sec thì sao? 1/500sec chẳng hạn.
Nguyên lý vẫn k0 có gì thay đổi, tuy nhiên, hiện tượng có khác đôi chút.
- FC cũng bắt đầu chạy từ thời điểm 0 và kết thúc hành trình ở thời điểm
1/200,
- Tại thời điểm 1/500, RC xuất phát, lúc này FC mới chỉ đi được khoảng
1/3 quãng đường,
- RC cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm (1/500 + 1/200) sec
- Nguyên lý k0 hề thay đổi, nên thời gian phơi sáng của mọi điểm trên bản
film cũng vẫn được đảm bảo là 1/500sec.


- Có điều, lúc này tiết diện bản film k0 hề được phơi sáng 100% như trong
trường hợp trên nữa mà chỉ được đón ánh sáng qua một khe hẹp bởi FC chưa mở
hết thì RC đã phải đóng lại rồi.

Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanh hay
chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớm hay muộn.
Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng, cho dù ta chọn tốc độ chụp là
bao nhiêu đi nữa, bulb, 30sec, 1/100sec hay 1/8000sec thì màn chập vẫn luôn
chỉ chạy với 1 tốc độ duy nhất. Và điều quan trọng nhất để thực hiện xong
một pose ảnh bạn phải cần ít nhất 1 khoảng thời gian tương ứng bằng :
thời gian phơi sáng + tốc độ màn chập
bời vì nếu tính từ lúc FC xuất phát, cần phải đợi 1 khoảng thời gian
bằng thời gian phơi sáng để RC xuất phát cộng với tốc độ màn chập (khoảng
thời gian để màn chập RC hoàn thành xứ mệnh) thì sự phơi sáng mới được
coi là kết thúc.
Một ví dụ hài hước, nếu cái camera của bạn có tốc độ màn chập là 1 (một)
sec, làm thế nào bạn có thể bắt được những khoảnh khắc cỡ phần trăm giây trở lên.
Như vậy, tốc độ màn chập là rất quan trọng đối với 1 camera body. Người
ta gọi nó là X-sync, hay còn mang một tên nữa là "tốc độ ăn đèn cao nhất".
Cái tên của nó được gắn liền với đèn flash, bởi khi dùng đèn flash, ta mới
thấy sự lợi hại của một body co X-sync 1/250sec so với X-sync 1/125sec.
3. High speed sync (H-sync)
Như vậy, một body có tốc độ chụp cao 1/8000sec hay 1/16000sec, tất nhiên
cũng hấp dẫn. Nhưng rất ít khi chúng ta sử dụng đến những tốc độ đó. Tuy nhiên,
nếu máy có X-sync cao hơn lại là một lợi thế lớn. Đó là khi chúng ta sử dụng flash
trong những tình huống fill in.
3.1 Standard Flash Synchronization
Flash phát sáng dưới dạng xung (pulse). Mỗi lần phát sáng diễn ra trong
một khoảng thời gian cực ngắn, cỡ phần nghìn sec hoặc nhanh hơn, tùy thuộc công
suất phát. Một lần phát sáng là 1 xung duy nhất (single flash burst), sau đó, ta

thường phải đợi flash recharged cho lần chụp tiếp theo.
Mục đích chụp flash là để chiếu sáng chủ thể, và phải đảm bảo chiếu sáng
trên toàn bộ khuôn hình. Do đó, nếu chỉ phát 1 xung duy nhất, thì phải đợi khi
100% tiết diện bản film được phơi sáng thì camera mới ra lệnh kích hoạt flash.

Điều này chỉ đạt được khi tốc độ chụp (thời gian phơi sáng) chậm hơn tốc
độ màn chập X-sync như đã nói ở trên.
(Phần minh họa này, Front Curtain được gọi là First Curtain - FC, Rear
Curtain gọi là Second Curtain- SC, và có màu sắc trái ngược với phần trên.
Nhưng bản chất vẫn như nhau, hy vọng k0 làm các bạn nhầm lẫn!)
Liên quan đến trường hợp này, có hai cách phát sáng của flash mà ta vẫn
thường nghe:
First curtain sync: Flash phát sáng ngay sau khi FC mở hết (thường là chế
độ default trong camera)
Second curtain sync: Flash phát sáng ngay trước khi SC chuẩn bị xuất
phát để đóng lại.

(Công dụng và hiệu ứng của hai loại này sẽ nói sau)
3.2 Hi-speed Flash Synchronization (H-sync)
Thuật ngữ này thường được gọi dưới tên khác là focal plane sync (FP sync)
để chỉ việc dùng flash khi tốc độ chụp cao hơn tốc độ màn chập X-sync. Trường
hợp này thường gặp khi ta dùng flash làm fill in.
Với tốc độ chụp cao hơn X-sync, bản film k0 thể phơi sáng 100% diện tích
của mình mà chỉ nhận ánh sáng qua khe quét tạo bởi hai màn trập FC & SC. Như
vậy, flash muốn rọi sáng toàn bộ bản film thì k0 thể phát sáng 1 lần (1 xung duy
nhất) được, mà nó phải "chạy theo" khe quét kia và phát liên tục để phủ sáng dần
dần những tiết diện bản film được lộ sáng bởi khe quét. Tức là flash phát nhiều
xung liên tục. Việc "chạy theo" khe quét bằng nhiều xung phát sáng chính là sự
đồng bộ giữa flash với tốc độ chụp cao. Đó là xuất xứ của thuật ngữ High speed
sync.


×