Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường các tác động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay minh họa bằng ví dụ cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.23 KB, 11 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
Đề Bài
Câu 1 : Phân tích tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ? Các tác
động này đang biểu hiện như thế nào trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay ? Minh họa bằng ví dụ cụ thể ?
Câu 2 : Phân tích các điều kiện cần tạo lập để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội
lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ trong q trình cơng nghiệp hóa , hiện
đại hóa ở Việt Nam ?

HÀ NỘI 2021
Bài Làm
Câu 1 :
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, mọi quan hệ sản
xuất, trao đổi đều được thông qua thị trường ; vận hành theo cơ chế thị trường
chịu sự tác động, quy luật của thị trường
Thị trường đối với các chủ thể kinh tế như là một mảnh đất có thể ni sống
được doanh nghiệp, doanh nghiệp dưới tư cách là người sản xuất, kinh doanh
hàng hóa đều bình đẳng với nhau và có quyền tìm kiếm nguồn tiêu thụ, nguồn


đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật tư,
các ngành kỹ thuật phát triển với đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, đa dạng
mẫu mã khiến cho các chủ thể kinh tế phải để tâm đến chất lượng của sản phẩm
mình làm ra mới có thể bán được trên thị trường để thu lợi nhuận. Từ đó cạnh
tranh được sinh ra là một tất yếu khách quan trong thị trường
Bản chất của cạnh tranh là sự tranh đua giữa các nhà sản xuất với nhau. Động
lực khiến cho các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường chính là lợi nhuận. Lợi
nhuận nhà sản xuất làm ra phải dựa trên sự hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng. Vì vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, các chủ thể kinh tế
phải tìm cách để sản suất sản phẩm chất lượng tốt, chi phí rẻ , hiện đại hơn Từ đó


cạnh tranh có tác động lớn đến nền kinh tế thị trường có cả tốt và xấu.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường được phân loại thành: Cạnh tranh
mang tính tích cực và cạnh tranh ang tính tiêu cực.
Những tác động tích cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất : Trong nền
kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh xảy ra chính là quy luật tất yếu nên các
doanh nghiệp ln muốn tìm cách để có thể ứng dụng tiến bộ khoa học cơng
nghệ - kỹ thuật mới vào sản xuất sản phẩm của mình. Từ đó trình độ tay nghề, sự
hiểu biết chun mơn của người lao động đều được nâng cao vì vậy năng lực cạnh
tranh được đẩy mạnh ; sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao kiếm về lợi nhuận
cho chính chủ thể kinh tế kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng
cao.
VD : Trước khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế thì số lượng nguồn lao
động tập trung vào nền sản xuất nông nghiệp, sau khi Việt Nam chuyển giao, hội
nhập quốc tế thì hiện nay đã có rất nhiều cơng ty, doanh nghiệp lớn đầu tư vào
Việt Nam như là SAMSUNG, TOYOTA, VINFAST ,v,v,v .Doanh nghiệp thấy đươc
nguồn lao động dồi dào mà đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó cơ cấu lao
động chuyển biến theo hướng tích cực, giảm được tỷ lệ lao động nông nghiệp, tỷ
lệ lao động ngành công nghiệp ngày càng tăng, lực lượng lao động dần có trình độ
chun mơn hóa cao.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường : Các chủ
thể kinh tế tham gia vào nền kinh tế thị trường đều nhắm tới một mục tiêu lớn
nhất là có thể kiếm được lợi nhuận tối đa vì vậy mọi hoạt động của chủ thể đều


mang tính cạnh tranh với nhau. Các hoạt động này có thể là những điều kiện
thuận lợi nhất trong quá trình sản xuất, đầu tư hay nguồn lực để đáp ứng được
nhu cầu người tiêu dùng sản phẩm. Qua cạnh tranh đó, nền kinh tế thị trường
khơng ngừng phát triển và hoàn thiện đầy đủ hơn nữa.
VD : Kinh doanh chuỗi cửa hàng cung cấp đồ uống giải khát cho giới trẻ, chủ

thể kinh tế cần phải hợp tác với các trang trại cung cấp nguyên liệu tốt mà giá cả
phải chăng để nâng cao chất lượng của đồ uống của mình vừa để kiếm lợi nhuận
và ngày càng phát triển chuỗi cửa hàng của mình góp phần nâng cao nền kinh tế
thị trường bền vững hơn
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt phân bổ các nguồn lực : để
có được nguồn nhân lực tốt, phù hợp tạo ra sản phẩm chất lượng cho doanh
nghiệp thì việc cạnh tranh để có cơ hội được dùng nguồn nhân lực tốt hơn đối thủ
cạnh tranh ( các chủ thể kinh tế khác ) là tất yếu. Bởi vì khi chính nguồn lực lao
động của cá nhân doanh nghiệp sẽ phản ánh được bộ mặt của doanh nghiệp ;
nguồn lực có trình độ - kinh nghiệm sẽ giúp được doanh nghiệp phát triển tốt
VD : “Công ty Viễn thông Viettel là đơn vị thuộc đơn vị quân đội với lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu là viễn thông, công nghệ thông tin,…. Trong đợt tuyển dụng
năm 2008, công ty sử dụng nguồn tuyển mộ từ bên trong và ngoài. Với nội bộ,
công ty tuyển mộ được 8 người về lĩnh vực Kĩ thuật và Kinh tế để đi đào tạo tại
nước ngồi nhằm duy trì ổn định và kế thừa của đội ngũ lãnh đạo cấp cao thông
qua phương pháp thơng báo trong doanh nghiệp. Với bên ngồi, cơng ty tiếp cận
các nguồn từ quân đội, doanh nghiệp cùng ngành, các công ty khác,…để tuyển mộ
các đội ngũ nhân viên kĩ thuật, kinh doanh, thu ngân,… “( 1 )
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội : Các chủ thể
kinh tế tham gia nền kinh tế thị trường với mục đích lớn nhất là kiếm được lợi
nhuận tối đa . Để có thể đạt được mục đích lớn nhất này, các sản phẩm mà doanh
nghiệp tạo ra phải được người tiêu dùng lựa chọn để mua ( bán được trên thị
trường ). Từ đó doanh nghiệp phải tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng
sản phẩm, đa dạng, dồi dào, có giá trị, phong phú, bắt mắt, giá thành hợp lý, mới
đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay
VD : Dưới xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được chú trọng, người tiêu
dùng ngày càng quan tâm tới những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
ngay từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ. Hiểu được điều đó, các doanh nghiệp đẩy



mạnh việc áp dụng rộng rãi sản xuất sạch, giảm thiểu – hạn chế lượng rác thải,
đảm bảo phát triển. Điều này đóng góp cho các sản phẩm của doanh nghiệp được
nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
dùng
Những tác động tiêu cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh :
Một số chủ kinh tế chỉ để đạt mục đích kiếm được lợi thế, lợi nhuận cao mà
không màng sử dụng biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh như lan truyền tin
đồn sai sự thật về đối thủ cạnh tranh thay vì nâng cao uy tín của doanh nghiệp
mình làm xói mịn đạo đức xã hội thậm chí là cả mơi trường kinh doanh
VD : “3 năm trước Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(Vinastas) công bố kết quả khảo sát toàn diện về nước mắm và tung thơng tin về
các mẫu khảo sát có hàm lượng arsen vượt quy định. Tuy nhiên theo công bố của
Bộ Thông tin và Truyền thông, hành vi vi phạm của cơ quan này là: Thông tin sai
sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, là thơng tin vu khống có sự tiếp tay của
doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp nhằm triệt hạ ngành sản xuất
truyền thống.” ( 2 )
Thứ hai, cạnh tranh khơng lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội : Để có
thể giành ưu thế trong cạnh tranh, chủ thể kinh tế tìm cách để chiếm giữ nguồn
lực mà khơng phát huy vai trị của nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, khơng
đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa,v,v,v…. cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã
hội bị lãng phí
VD : Một số khu cơng nghiệp chỉ vì muốn những nguồn lao động mới trẻ trung
đang ở độ tuổi vị thành niên có dồi dào năng lượng mà sẵn sàng thay thế những
lao động đang ở độ tuổi trung niên có hoạt động tốt, có tay nghề vững trãi, kinh
nghiệm, phong thái làm việc ở doanh nghiệp mình
Thứ ba, Cạnh tranh khơng lành mạnh gây tổn hại phúc lợi của xã hội : Việc
sử dụng sai, lãng phí nguồn lực sẽ khiến những nhu cầu vật chất và tinh thần của
các thành viên trong xã hội không được đáp ứng được gọi là phúc lợi xã hội và
ngày càng ảnh hưởng xấu đi.

VD : Tuyển dụng nhân viên nghiên cứu sản xuất ra các loại sản phẩm có
chun mơn về thực phẩm nhưng lại sử dụng nguồn lực tham gia vào sản xuất
nghiên cứu sản phẩm chức năng khơng tốt , điều này có thể làm ảnh hưởng tới


chất lượng sản phẩm sản xuất ra vì doanh nghiệp đã sử dụng sai nguồn lực này
thay vì họ có thể tạo ra được sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao.
Trong thời gian qua Việt Nam đã có những biểu hiện tích cực là hộp nhập với
xu thế tồn cầu hóa hiện đại hóa, chuyển giao khoa học – công nghệ khiến nước
ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động đơn giản với tính thủ cơng nay đã
được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Những công
việc thuần lao động bằng tay chân dần dần đc thay thế bởi lao động trí óc, với sự
thay đổi này đã làm cho năng suất lao động tăng, khối lượng sản phẩm có chất
lượng cao một cách dồi dào tiến tới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy có
tốc độ phát triển như vậy nhưng việc đào tạo nguồn lực trong nước còn hạn
chế ;phân bổ nguồn lực cho các ngành còn dàn trải, lãng phí, chưa cơng bằng,
chưa đem lại hiệu quả . Những lao động lành nghề , tay nghề cao vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của thị trường và hội nhập. Các doanh nghiệp, xưởng cơ khí –
chế tạo địi hỏi các vị trí kỹ thuật chun mơn cao thường do lao động nước ngoài
đảm nhận. Hàng năm vẫn có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường mà vẫn
không thể kiếm được việc làm ổn định mà các doanh nghiệp ln ln có nhu cầu
tìm kiếm những nguồn lực lao động; điều này cho thấy cơ cấu đào tạo của Việt
Nam chưa hợp lý , cần phải thay đổi khi đào tạo các chun gia có chun mơn
cao mà thiếu đi những chính sách ưu đãi cho cơng nhân tốt hơn. Sự phát triển lớn
mạnh của nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp tuân thủ các thể chế của thị
trường để tham gia đầu tư kinh doanh trên các lĩnh vực của nền kinh tế, song
không phải tất cả các doanh nghiệp đã có đạo đức kinh doanh lành mạnh. Đa
phần các doanh nghiệp luôn luôn rèn luyện đạo đức kinh doanh lành mạnh,
nhưng vẫn còn một số ít doanh nghiệp chạy theo vụ lợi cá nhân, kinh doanh phi
pháp như : buôn lậu, lừa đảo, sản xuất hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng

để kiếm lời cho mình điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thị trường và
cần được loại bỏ . Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vẫn có nhiều sai sót và hạn chế như : q trình tiếp thu ,
đổi mới nhận thức vẫn còn diễn ra chậm , đặc biệt là chưa nắm rõ bản chất ,cách
vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gây ra bất cập
trong việc thống nhất hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ; do vậy chưa phát
huy được hết năng lực để phát triển kinh tế. Dưới sự phát triển của cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa mức sống của người tiêu dùng được cải thiện thì nhu cầu về


thực phẩm sạch, thời trang v,v,v tăng cao ; các doanh nghiệp nhìn thấy được xu
hướng này đã chủ động thay đổi đa dạng các mơ hình kinh doanh. Phát triển
thương mại điện tử ( chuyển phát nhanh ), Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong
phân phối ( Tự động hóa ), Áp dụng tiêu chí xanh vào sản xuất v.v.v nhằm thỏa
mãn nhu cầu hiện đại của xã hội hiện nay. Sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế
thị trường , các doanh nghiệp tuân thủ các thể chế của thị trường để tham gia đầu
tư kinh doanh trên các lĩnh vực của nền kinh tế, song không phải tất cả các doanh
nghiệp đã có đạo đức kinh doanh lành mạnh. Đa phần các doanh nghiệp luôn luôn
rèn luyện đạo đức kinh doanh lành mạnh, nhưng vẫn còn một số ít doanh nghiệp
chạy theo vụ lợi cá nhân, kinh doanh phi pháp như : buôn lậu, lừa đảo, sản xuất
hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng để kiếm lời cho mình điều này sẽ ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế thị trường và cần được loại bỏ
Câu 2 :
Là một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, lại phải gánh chịu hậu quả chiến tranh
để lại rất nặng nề. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu và phát triển,
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, đất nước ta đã tiến hành
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt về
chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật
và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn
bản về phân công lao động xã hội, tạo bước phát triển năng suất lao động cao

hơn hẳn, áp dụng phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – cơng nghệ vào
đời sống, để có thể đạt được điều này cần có những điều kiện để chuyển đổi từ
nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ, đó là:
Thứ nhất, Tư duy phát triển là những chiến lược, đường lối dài hạn để tiến tới
phát triển kinh tế bao gồm. Định hướng phát triển nhanh và bền vững dựa vào
khoa học công nghệ, kỹ thuật số, đổi mới sáng tạo. Phải đổi mới tư duy và hành
động, chủ động nắm bắt thời cơ, tận dụng hiệu quả các cơ hội của hội nhập quốc
tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế - kỹ thuật số là nhân tố quan trọng
để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
góp phần sôi động hơn cho kinh tế thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nền nông
nghiệp theo hướng hiện đại – cơng nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng


vùng ; phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả ; gắn sản
xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Phát triển đồng đều giữa
kinh tế - văn hóa, xã hội , bảo vệ mơi trường và đối phó với biến đổi khí hậu ;
quan tâm, tạo điều kiện tốt cho các đối tượng nằm trong chính sách, người có
cơng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng nền hành chính hiện đại,
tiến bộ dựa trên đội ngũ cán bộ , cơng chức, chun viên có tính chun nghiệp,
năng lực sáng tạo cao, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị ; thực hiện các
phương thức, cơng cụ để quản lý phục vụ người dân – doanh nghiệp. “Đẩy mạnh
xây dựng chính phủ điện tử , trong đó chú ý phát triển kết cấu hạ tầng số phục vụ
các cơ quan – trức trách nhà nước ; thiết kế , xây dựng đồng bộ , kết nối liên
thông với các cơ sở dữ liệu lớn về dân cư , y tế , giáo dục , bảo hiệm , doanh
nghiệp v,v,v, phục vụ kịp thời – hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
nhân dân “ ( 3 ) .
Thứ hai, Thể chế và Nguồn lực
Về Thể chế là những chủ trương, cơ chế, chính sách xoay quanh các điều kiện
có lợi để phát triển nền kinh tế thị trường gồm. Tăng cường công tác tư tưởng,
nâng cao nhận thức toàn Đảng – Dân ; tuyên truyền , phổ biến rộng rãi đến nhân

dân về các Tổ chức Thương Mại thế giới khi Nhà nước, doanh nghiệp tham gia các
tổ chức này để khơi dậy và phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, sáng tạo,
tập trung tận dụng thời cơ, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng đất nước. Bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hiện
hành phù hợp với cam kết quốc tế, loại bỏ những quy định chồng chéo, khơng cịn
phù hợp . “Tập trung xây dựng và bổ sung những văn bản pháp luật trong 1 số
lĩnh vực quan trọng như quyền sở hữu , quyền tự do cạnh tranh , Luật Hình sự ,
Bản Quyền v.v.v. các quy định về tiêu chuẩn nhất định “ ( 4 ) .
Hoàn thiện chính sách thuế cơng bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho
mọi chủ thể kinh doanh chống thất thu thuế, nâng cao nguồn thu. Đổi mới tài
chính số, kiểm tốn, bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế, dễ dàng tiếp hơn đối với
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đầu tư và phát triển thị trường Khoa
Học và Công Nghệ nhất là ở các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tạo đa dạng, nâng cao chất lượng sản
phẩm ;  tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu, thiết kế công nghệ


với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đổi mới – nâng cao các hình thức đầu
tư hiệu quả chất lượng nhất là kết cấu hạ tầng.
Về Nguồn Lực của đất nước không ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu kinh tế
nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển kinh tế ; hay nguồn lực.
Ảnh hưởng trực tiếp là các nguồn lực như : vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên,
Khoa học – Công nghệ, v.v.v . Các nguồn lực này khai thác tốt sẽ có thể áp dụng
chuyển hóa thành giá trị nguồn lực tài chính phục vụ một cách hiệu quả nhất cho
mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Theo đánh giá “Việc quản lý, khai
thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực hiện còn hạn chế, bất cập; việc phân bổ và
sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý ; hiệu quả chưa cao, nhiều trường hợp chưa
theo cơ chế thị trường, gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn lực của đất nước…”( 5 )
thì việc cải cách hành chính là tiền đề cho việc khai thơng nguồn lực. Cải cách
hành chính gắn liền với cải tổ , thay đổi sẽ từng bước góp phần hồn thiện bộ máy

chính quyền nhà nước ; nó sẽ là vấn đề cơ bản để giúp q trình khai thơng nguồn
lực được phát triển nhanh chóng, ổn định, hiệu quả bền vững cho giai đoạn phát
triển mới. Bộ máy hành chính nhà hoạt động 1 cách trơn tru, khơng có vướng mắc
hay trục trặc sẽ giúp vai trò quan trọng trong việc “đánh thức”, khai thông nguồn
lực, sẽ giúp đất nước phát triển nhanh chóng, bền vững và đột phá. Vậy làm sao
để có thể khai thơng nguồn lực ?
Tiếp tục hồn thiện thể chế nhà nước hướng tới xây dựng bộ máy nhà nước
đơn giản, gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy – hiệu quả, phục vụ tốt cho các nhu cầu
và lợi ích của xã hội. Xây dựng chính phủ điện tử - tự động hóa số, nền kinh tế số
sẽ góp phần tạo ra nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nhằm cải thiện mơi
trường kinh doanh từ đó tác động tích cực đến việc khai thơng các nguồn lực.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện
hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng
tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất hàng hóa , đầu tư nguồn lực xã hội góp phần
thúc đẩy tăng trưởng.
Thứ ba, môi trường quốc tế thuận lợi giúp phát triển kinh tế bền vững hơn.
Thực hiện ngoại giao kinh tế tốt sẽ tạo thuận lợi cho việc phục vụ các lợi ích kinh
tế trong thời kỳ kinh tế Việt Nam chuyển tiếp sang giai đoạn phát triển sắp tới ;
quan trọng nhất là duy trì cốt lõi của thương mại, đầu tư mở, phát triển hệ thống
thương mại đa phương. Với cơ chế đa phương khác, Bộ ngoại giao cần phối hợp


với các bộ, ngành chuẩn bị tốt cho các cuộc họp, diễn đàn về cơ chế hợp tác kinh
tế quan trọng ; thúc đẩy đàm phán, phê chuẩn, triển khai Hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới của Việt Nam với khu vực và Thế giới. Tiếp tục xúc tiến, mở
rộng, tìm kiếm thị trường thương mại – đầu tư được chuyên nghiệp hóa và bước
đầu tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Hình thành hệ thống
thương mai quốc tế gồm : Tham gia các thỏa thuận kinh tế - thương mại đa
phương như là : FTA, WTO, APEC ,v,v,v, có nhiều ý nghĩa lớn nhằm thúc đẩy hợp
tác kinh tế giữa các nước, chủ động, tích cực hội nhập tồn diện với khu vực và

quốc tế. Các thỏa thuận sẽ đem lại môi trường thuận lợi để nâng cao hơn nữa
chất lượng sản phẩm của nền kinh tế quốc gia rồi thúc đẩy, mở rộng, làm sâu sắc
thêm các mối quan hệ kinh tế - thương mại với đối tác. Quan hệ đa phương với
các quốc gia khác dặc biệt là trong kinh tế thương mại phải dựa trên sự cân bằng,
bền vững với các chính sách rõ ràng, minh bạch ; xây dựng các thỏa thuận, nguyên
tắc thương mại phải bổ sung, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau.
Thứ tư, phát triển văn hóa, xã hội văn minh, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để có thể đạt được điều này thì việc xây dựng mơi trường văn hóa là hết sức
cần thiết ; mơi trường văn hóa được xây dựng một cách tồn diện ở gia đình, nhà
trường, xã hội, trong các cơ quan, doanh nghiệp v,v,v, để văn hóa là một động lực
phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Phát huy tinh thần yêu nước của dân
tộc, tun dương có tính gương mẫu trong văn hóa ứng xử. Phát huy vai trị của
gia đình và xã hội, phát triển mơi trường văn hóa – văn minh, con người thương
thân thương ái, giữ gìn đức tính đáng quý của dân tộc Việt Nam trung trực , đoàn
kết , cần cù , sáng tạo ,con người giàu lòng nhân ái, khoan dung, sáng tạo, hiện
đại. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và
phát triển; tận dụng tốt các cơ hội từ cơ cấu dân số vàng. Xây dựng hệ thống y tế
cộng đồng chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, thực hiện bao
phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công, bảo đảm các
dịch vụ cơ bản của người dân được có. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có
cơng; đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện. Tiếp tục hồn thiện chính sách hay ưu
đãi để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người có cơng với đất nước
cùng xu hướng tăng trưởng tạo ra tiến bộ , công bằng và văn minh. Phát huy giá
trị văn hóa tốt đẹp của tơn giáo ; giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội,
xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã


hội. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
và đưa vẻ đẹp của bản sắc dân tôc ra với bạn bè quốc tế


*Trích dẫn
(1) : Ví dụ được lấy ở phẩn “thực trạng nguồn và phương pháp tuyển mộ hiện nay “
/>( 2 ) : Ví dụ cụ thể về đưa tin sai sự thật .
/>( 3 ) : Nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 của Báo Điện Tử Cộng
Sản Việt Nam trong phần PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI.
/>( 4 ) : Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững của Báo
Nhân Dân Điện Tử
/>( 5 ) : Nghị quyết số 39 - NQ/TW, ngày 15-1-2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý,
khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế,




×