Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty tnhh thương mại dịch vụ và sản xuất cát tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.52 MB, 170 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

KẾ TỐN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
TẠI CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT
CÁT TƯỜNG
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thu Hằng
Mã số sinh viên:

1723403010076

Lớp:

D17KT02

Ngành:

KẾ TỐN

GVHD:

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến

Bình Dương, tháng 11 năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đề tài: “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường” là một cơng trình nghiên cứu độc lập khơng có
sự sao chép của người khác. Tác giả cam đoan tính trung thực của báo cáo này và chịu
hồn tồn trách nhiệm.
Bình Dương, ngày 29 tháng 11 năm 2020

Trần Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này trước hết tác giả xin gửi đến quý
thầy, cơ giáo trong chương trình Kế tốn của trường Đại học Thủ Dầu Một lời cảm
ơn chân thành.
Đặc biệt, tác giả xin gửi đến Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng
Yến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề báo cáo thực
tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Tác giả được tiếp xúc với thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn các anh chị trong phịng kế tốn của cơng ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực
tế, chứng từ kế tốn để tác giả hồn thành tốt chun đề thực tập này tốt hơn.
Đồng thời nhà trường đã tạo điều kiện cho tác giả được thưc tập tại nơi mà tác giả
yêu thích, cho tác giả bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các
thầy cô giáo đã giảng dạy trên trường lớp. Qua quá trình này tác giả nhận ra được
nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong nghề kế tốn. Nó sẽ là hành trang giúp ích cho
cơng việc sau này của bản thân tác giả.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, hồn thiện chun đề
này tác giả khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng

góp từ thầy cơ cũng như quý công ty.
Trân trọng, ngày 29 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Trần Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu .......................................................... 3
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 5
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT CÁT TƯỜNG.............................................................. 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ và
Sản xuất Cát Tường ................................................................................................. 6
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát
Tường...................................................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh ....................................................... 8
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................... 11
1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 11
1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban.................................................................. 14
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................... 15
1.3.1. Cơ cấu nhân sự bộ máy kế toán.................................................................... 15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận ................................... 16
1.4. Chế độ, chính sách kế tốn và hình thức kế tốn áp dụng tại công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường ......................................................... 18

1.4.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính .......................................................................... 18
1.4.2. Chính sách kế tốn ....................................................................................... 19
1.4.3. Hình thức kế tốn áp dụng tại Cơng ty ......................................................... 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT CÁT TƯỜNG ................ 21
2.1. Nội dung ......................................................................................................... 21
2.2. Nguyên tắc kế toán ......................................................................................... 21
2.3. Tài khoản sử dụng .......................................................................................... 22


2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán ............................................................................... 26
2.4.1. Chứng từ hạch toán ..................................................................................... 26
2.4.2. Các loại sổ kế toán sử dụng tại công ty ........................................................ 30
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản
xuất Cát Tường ..................................................................................................... 30
2.5.1. Minh họa tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh ........................................ 30
2.5.2. Minh họa trình tự ghi sổ .............................................................................. 40
2.5.3. Trình bày thơng tin tài khoản 112 trên báo cáo tài chính .............................. 50
2.6. Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng (khơng kỳ hạn) ......... 53
2.6.1. Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) trên
báo cáo tình hình tài chính..................................................................................... 53
2.6.2. Phân tích các chỉ số tài chính ....................................................................... 56
2.7. Phân tích báo cáo tài chính ............................................................................. 59
2.7.1. Phân tích báo cáo tình hình tài chính ........................................................... 59
2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thơng qua báo cáo kết quả kinh doanh............. 69
2.7.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ............................................................ 77
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT - GIẢI PHÁP ............................................................... 80
3.1. Nhận xét ......................................................................................................... 80
3.1.1. Về thông tin chung của công ty ................................................................... 80
3.1.2. Về cơ cấu bộ máy quản lý............................................................................ 80

3.1.2. Về cơ cấu bộ máy kế toán ............................................................................ 81
3.1.3. Về cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại Cơng ty ..................................... 82
3.1.5. Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng (khơng kỳ hạn) ................ 83
3.1.6. Về tình hình tài chính của cơng ty TNHH TMDV và SX Cát Tường ........... 84
3.2. Giải pháp ........................................................................................................ 85
3.2.1. Về cơ cấu bộ máy quản lý............................................................................ 85
3.2.2. Về cơ cấu bộ máy kế tốn ............................................................................ 85
3.2.3. Về cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại Công ty ..................................... 85
3.2.4. Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn) ................ 86
3.2.5. Về tình hình tài chính của công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường ........... 86
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 87


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Nghĩa của từ

1

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

2

BHTNLĐ


Bảo hiểm tai nạn lao động

3

BHXH

Bảo hiểm xã hội

4

BHYT

Bảo hiểm y tế

5

CCDC

Công cụ dụng cụ

6

GTGT

Giá trị gia tăng

7

NVL


Nguyên vật liệu

8

MTV

Một thành viên

9

PXSX

Phân xưởng sản xuất

10

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

11

SX

Sản xuất

12

SXKD


Sản xuất kinh doanh

13

TMDV

Thương mại Dịch vụ

14

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

TSCĐ

Tài sản cố định

i


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu vốn chủ sở hữu ............................................................................ 7
Bảng 1.2. Ngành nghề kinh doanh ........................................................................... 8
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân sự phịng kế tốn ............................................................... 15
Bảng 1.4. Chú thích sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn tại công ty ................................. 20
Bảng 2.1. Hệ thống tài khoản 112 cấp 2 ................................................................ 22
Bảng 2.2. Trích các tài khoản tiền trên bảng cân đối số phát sinh .......................... 51
Bảng 2.3. Trích số dư của khoản mục tiền và tương đương tiền trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ năm 2019 ........................................................................................ 52
Bảng 2.4. Trích thơng tin tiền và các khoản tương đương tiền trên Thuyết minh báo
cáo tài chính năm 2019.......................................................................................... 53
Bảng 2.5. Phân tích biến động năm 2018/2017 ...................................................... 54
Bảng 2.6. Phân tích biến động năm 2019/2018 ...................................................... 54
Bảng 2.7. Phân tích biến động năm 2018/2017 ...................................................... 55
Bảng 2.8. Phân tích biến động năm 2019/2018 ...................................................... 55
Bảng 2.9. Phân tích tỷ số thanh tốn nhanh bằng tiền năm 2018/2017 ................... 56
Bảng 2.10. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền năm 2019/2018 ............................... 56
Bảng 2.11. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2018/2017 ......................................... 57
Bảng 2.12. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2019/2018 ......................................... 58
Bảng 2.13. Tỷ số thanh toán nhanh năm 2018/2017 .............................................. 58
Bảng 2.14. Tỷ số thanh tốn nhanh 2019/2018 ...................................................... 59
Bảng 2.15. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017
.............................................................................................................................. 60
Bảng 2.16. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018
.............................................................................................................................. 62
Bảng 2.17. Phân tích tình hình biến động chung tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017
.............................................................................................................................. 64
Bảng 2.18. Phân tích tình hình biến động chung tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018
.............................................................................................................................. 67
Bảng 2.19. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2018/2017 ........ 69
Bảng 2.20. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2018/2019 ........ 72

ii


Bảng 2.21. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2018/2017 ......... 75
Bảng 2.22. Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2019/2018 ......... 76
Bảng 2.23. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2018/2017 ........................... 77
Bảng 2.24. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2019/2018 ........................... 78

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình SXKD của cơng ty TNHH TMDV và SX Cát Tường............... 9
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cơng ty ................................................... 11
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 16
Hình 1.4. Trình tự ghi sổ kế tốn tại cơng ty.......................................................... 20
Hình 2.1. Sơ đồ chữ T tài khoản 1121 ................................................................... 24
Hình 2.2. Sơ đồ chữ T tài khoản 1122 ................................................................... 25
Hình 2.3. Chứng từ giao dịch DP/19T số 01300623000121 ................................... 31
Hình 2.4. Sổ phụ tài khoản 5590201007859 .......................................................... 32
Hình 2.5. Chứng từ giao dịch LN/19T số 05030075000037 .................................. 33
Hình 2.6. Bảng kê chứng từ giao dịch thu nợ LN/19T số 05280075000011 ........... 34
Hình 2.7. Chứng từ giao dịch FX/19T số 06030118000005 ................................... 35
Hình 2.8. Lệnh thanh tốn – Lệnh có số 5590ITT191027341 ............................... 36
Hình 2.9. Chứng từ giao dịch FX/19T số 07050223000043 ................................... 37
Hình 2.10. Chứng từ giao dịch FX/19T số 08010124000021 ................................. 38
Hình 2.11. Chứng từ giao dịch DP/19T số 08190223000017 ................................. 39
Hình 2.12. Lệnh thanh tốn - Lệnh có số 5590ITT191045152 ............................... 40
Hình 2.13. Sổ Nhật ký chung ................................................................................ 41
Hình 2.14. Sổ Cái tài khoản 11211 ........................................................................ 43

Hình 2.15. Sổ Cái tài khoản 11221 ........................................................................ 44
Hình 2.16. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng VND ..................................................... 46
Hình 2.17. Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng USD ...................................................... 47
Hình 2.18. Bảng tổng hợp các tài khoản ngân hàng ............................................... 49

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và vươn ra quốc tế tiến
tới nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, sánh vai với các cường
quốc năm châu. Song song đó, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng
kể, tăng trưởng luôn ở mức cao, tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn còn một
số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước [1]. Để phát triển kinh
tế bền vững, khắc phục những điểm yếu đó địi hỏi đất nước cũng như các doanh
nghiệp phải nhạy bén, linh hoạt, có điều kiện tốt và có khả năng đáp ứng cũng như
theo kịp tốc độ phát triển kinh tế nhanh thì mới có thể đứng vững được. Muốn làm
được như thế bất kỳ cơng ty hay loại hình doanh nghiệp nào cũng cần phải chủ động,
linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, xây dựng thị trường vốn
để đảm bảo hiệu quả trung gian tài chính, cân bằng phát triển tiền tệ và vốn [2].
Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến tình hình chính sách tiền tệ và xây dựng
vốn là vốn bằng tiền. Bởi vì, vốn bằng tiền chính là cơ sở, tiền đề cơ bản để hình
thành một doanh nghiệp và nó cũng là tài sản lưu động của doanh nghiệp, tồn tại dưới
hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất được dùng để chi trả các nhu cầu trong
kinh doanh của công ty, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Do đó, kế toán viên và các
nhà quản lý phải tổ chức thực hiện tốt cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại đơn vị
của mình. Vì chỉ có cơng tác tốt mới có thể đưa ra những thơng tin chính xác nhất về
thực trạng, cơ cấu, các phát sinh thực tế từ nguồn thu và chi trong doanh nghiệp. Từ
đó, nhà quản lý mới năm bắt được thông tin cần thiết và đưa ra được những quyết

định đúng đắn về đầu tư, chi tiêu của công ty nhằm phát triển kinh tế bền vững trong
tương lai.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường” làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo tốt
nghiệp này. Thông qua đề tài tác giả muốn làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ
máy kế toán cũng như thực trạng cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, chỉ ra được những ưu điểm, những vấn đề cịn tồn đọng ở cơng
ty và giúp đưa ra những kiến nghị để công ty ngày một tốt hơn.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu công tác kế tốn tiền gửi ngân hàng
tại cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
- Phân tích thực trạng kế tốn tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
- Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính nói
chung tại cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
- Đưa ra những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp và giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác kế tốn và tình hình tài chính về khoản mục tiền gửi ngân hàng tại công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã được triển khai, tác giả xây dựng bộ câu hỏi
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
[Q1] Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường

có những thơng tin gì?
[Q2] Thực trạng cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại cơng ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường như thế nào?
[Q3] Biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính chung
của cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường trong 03 năm 2017,
2018, 2019 như thế nào?
[Q4] Nhận xét và giải pháp nào giúp hồn thiện tốt cơng tác kế tốn tiền gửi ngân
hàng và tình hình tài chính khoản mục tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Thương
mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường?

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông qua các mục tiêu nghiên cứu ở trên, tác giả chỉ ra đối tượng nghiên cứu
trong bài báo cáo này là cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: tại công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường.
- Phạm vi thời gian:
+ Tổng quan về công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường trong niên độ kế tốn tại
thời điểm lập báo cáo.
+ Thơng tin thực trạng cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng từ 01/01/2019 đến
31/12/2019.
+ Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của cơng ty TNHH TMDV và SX Cát
Tường được thu thập trong giai đoạn 03 năm từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau, cụ thể:

- Tác giả sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu, dữ liệu thứ cấp của
công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường nhằm tìm hiểu thơng tin khát quát về lịch
sử hình thành và phát triển, hình thức sở hữu vốn, ngành nghề kinh doanh, quy trình
sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và hình thức kế tốn hiện
đang được áp dụng tại cơng ty. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện thêm phương pháp
quan sát và phỏng vấn trực tiếp nhân viên phịng kinh doanh để có được thơng tin chi
tiết trong quy trình sản xuất kinh doanh; phương pháp thống kê mơ tả để tính tốn,
phân tích các số liệu có liên quan đến cơ cấu nhân sự tại phịng kế tốn. Từ đó, tác
giả trả lời cho câu hỏi [Q1].
- Từ số liệu, tài liệu, sổ sách, báo cáo kế toán liên quan đến tài khoản 112, tác giả
tiếp tục phân tích bằng cách mơ tả kết hợp diễn giải nhằm phân tích thực trạng cơng
tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường và trả lời
câu hỏi [Q2].

3


- Tác giả sử dụng các phương pháp kỹ thuật chủ yếu trong phân tích báo cáo tài
chính, cụ thể: phương pháp so sánh số tương đối và phương pháp số chênh lệch để
trả lời cho câu hỏi [Q3]. Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích là báo cáo tài chính
của cơng ty TNHH TMDV và SX Cát Tường trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm
2019, nhưng phân tích tập trung chủ yếu thơng tin tài chính trên Báo cáo tình hình tài
chính (phụ lục 32) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục 33). Trong đó,
tác giả chọn kỳ gốc là năm 2017 và tiến hành phân tích qua 3 năm (năm 2018, năm
2019 là kỳ phân tích so với kỳ gốc năm 2017). Ngoài ra, do tác giả nghiên cứu đề tài
tiền gửi ngân hàng nên còn lưu ý đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phụ lục 34), Thuyết
minh báo cáo tài chính (phụ lục 35) và các chính sách, nguyên tắc, chuẩn mực và
chính sách kế tốn của cơng ty TNHH TMDV và SX Cát Tường khi tiến hành lập
báo cáo tài chính.
- Cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các phát

hiện chủ yếu để trả lời câu hỏi [Q4].
4.2. Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ nguồn thông tin tại công ty TNHH
TMDV và SX Cát Tường, gồm:
+ Tài liệu tổ chức, chính sách: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, Cơ cấu tổ chức
phịng kế tốn.
+ Tài liệu tổng hợp: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019 đã được cơng bố; Thuyết
minh báo cáo tài chính năm 2018, 2019 đã được công bố.
+ Tài liệu giao dịch: Chứng từ giao dịch, lệnh thanh tốn - lệnh có, sổ phụ ngân
hàng, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT được lưu trữ tại Phịng Kế tốn và
các chứng từ phiếu chi được kế xuất từ dữ liệu máy tính, được lưu trữ trên phần mềm
Microsoft Excel.
+ Tài liệu lưu: Các sổ Nhật ký chung, sổ Cái tài khoản 11211, sổ Cái tài khoản
11221, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng VND, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng USD và
Bảng tổng hợp các tài khoản ngân hàng được kết xuất từ cơ sở dữ liệu máy tính được
lưu trữ trên phần mềm Microsoft Excel.

4


- Dữ liệu sơ cấp:
+ Thông tin phỏng vấn nhân viên các phịng ban tại cơng ty TNHH TMDV và SX
Cát Tường nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất kinh doanh của công ty và thống kê cơ
cấu nhân sự của bộ phận kế toán.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, kết quả của đề tài có thể đóng góp và kế thừa trong các nghiên cứu
tiếp theo liên quan về cơng tác kế tốn tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH TMDV
và SX Cát Tường trong cùng không gian nghiên cứu này.
Về mặt thực tiễn, nội dung của báo cáo sẽ là nguồn thông tin hữu ích để hiểu rõ
hơn chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường

trong hoạt động quản lý của doanh nghiệm cũng như ý nghĩa của bộ phận kế tốn đối
với cơng ty. Đề tài cũng giúp công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường có cái nhìn
tổng thể hơn trong khâu tổ chức, quản lý tiền gửi ngân hàng tại đơn vị và tình hình
tài chính nói chung tại cơng ty. Qua đó, đề ra được giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác kế tốn tiền gửi và tình hình tài chính ở cơng ty.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần mở đầu và phần kết luận, nội dung bài báo cáo này được chia làm
3 chương, cụ thể:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường.
- Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH TMDV và
SX Cát Tường.
- Chương 3: Nhận xét - Giải pháp.

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT CÁT TƯỜNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
và Sản xuất Cát Tường
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất
Cát Tường
❖ Thông tin chung
Sau thời gian thực tập, tác giả đã đúc kết thông tin tổng quan về công ty qua một
số nội dung cơ bản như sau:
- Tên công ty:

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát
Tường


- Tên viết tắt:

Công ty TNHH TMDV & SX Cát Tường

- Logo công ty:
- Mã số thuế:

3700683815

- Cơ quan quản lý thuế:

Chi cục Thuế Thành phố Dĩ An

- Địa chỉ trụ sở:

Thửa đất số 1416, tờ bản đồ số 41, đường Thanh Niên,
khu phố Tân Phú 2, phường Tân Bình, thành phố Dĩ
An, tỉnh Bình Dương

- Điện thoại:

(0274) 6275 497

- Email:



- Người đại diện pháp luật:


Đoàn Gia Tường

- Loại hình cơng ty:

Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên

- Vốn điều lệ:

7.000.000.000 đồng

Ngồi ra, Cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường, sau đây
gọi tắt là “Công ty” được thành lập vào theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
số 4602001881 ngày 03/01/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp,
người đại diện pháp luật lúc bấy giờ của công ty là bà Đặng Thị Thúy. Đến ngày 15
tháng 01 năm 2011, công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp
mã số doanh nghiệp hay cịn gọi là mã số thuế là 3700683815 để thực hiện kê khai
6


nộp thuế. Sau đó, cơng ty đã thay đổi người đại diện pháp luật là ơng Đồn Gia Tường
từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Cũng trong năm 2018, công ty đã dời trụ sở chính về
địa chỉ hiện tại để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô hoạt động của công ty.
Vào ngày 16 tháng 07 năm 2019, công ty đăng ký kinh doanh chi nhánh hạch tốn
phụ thuộc đầu tiên tên là Xưởng gia cơng – Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và
Sản xuất Cát Tường để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Hình thức sở hữu vốn
Tới thời điểm lập báo cáo, Công ty thuộc loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên và có cơ cấu vốn chủ sở hữu giữa các nhà đầu tại thời điểm hiện
tại như sau (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Cơ cấu vốn chủ sở hữu

STT

Người góp vốn

Giá trị vốn góp

Tỷ lệ

1

Đặng Thị Thúy

3.850.000.000 đồng

55%

2

Đồn Gia Tường

3.150.000.000 đồng

45%

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020).
Thông qua việc nghiên cứu cấu trúc Cơng ty cho thấy có một chi nhánh hạch toán
phụ thuộc, hoạt động dưới sự quản lý của doanh nghiệp là Xưởng gia công – Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Cát Tường. Địa chỉ chi nhánh được đặt ở số
189/8 đường Lê Hồng Phong, khu phố Tân Phước, phường Tân Bình, thành phố Dĩ
An, tỉnh Bình Dương.

Hoạt động chính
- Lĩnh vực kinh doanh: công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ
yếu là hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại.
- Ngành nghề kinh doanh: Công ty chủ yếu sản xuất, buôn bán các sản phẩm được
chế biến từ nhựa và cao su như logo cao su, gioăng cao su. Bên cạnh đó cịn kinh
doanh một số ngành nghề khác (xem Bảng 1.2).

7


Bảng 1.2. Ngành nghề kinh doanh
Mã ngành nghề

Tên ngành nghề kinh doanh
Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép, bao bì, bán bn các

4669 (Chính)

sản phẩm từ plastic, logo cao su.
Cụ thể: bán buôn các sản phẩm từ plastic, logo cao su.

4659
2220
4641

Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Sản xuất sản phẩm từ plastic.
Chi tiết: Sản xuất bao bì từ plastic.
Bán bn vải, hàng may sẵn, giày dép.
Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.

Chi tiết: sản xuất logo bằng cao su các loại (Chỉ được sản

2212

xuất, gia cơng sau khi hồn thành đầy đủ các thủ tục về đất
đai (SKC), xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ mơi
trường).
Nguồn: Phịng Kinh doanh (2020).

1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh
Cơng ty có chu kỳ sản xuất kinh doanh trong phạm vi 12 tháng. Ngoài ra, trong
năm 2019 với lượng nhu cầu tiêu thụ logo tăng cao nên công ty đã thay đổi quy mô
lớn hơn, mở rộng sản xuất để giúp cho công ty có thể đạt đúng tiến độ đã thỏa thuận
với khách hàng. Việc thay đổi này có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của cơng ty
trong thời gian tác giả nghiên cứu.
Quy trình sản xuất kinh doanh của cơng ty Cát Tường gồm 4 giai đoạn chính là
thu thập thơng tin, lập kế hoạch sản xuất, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm,
giao hàng và ghi nhận đánh giá khách hàng (xem Hình 1.1).

8


Khách hàng

Thu thập
thơng tin

Thu thập, phân tích thơng tin
và tiếp xúc với khách hàng
Mẫu

thiết
kế
sẵn

Thiết kế mẫu theo yêu cầu

Không

khách hàng
Đồng ý
Đánh giá năng lực SX, giá
cả, NVL và nhân công

Lập kế
hoạch SX

Soát xét, đàm phán hợp đồng
Ký hợp đồng

Lập đơn hàng SX
Kiểm tra chất
lượng NVL

SX và kiểm
tra chất lượng

Chuẩn bị NVL,
CCDC

Phê duyệt


Triển khai sản xuất
Kiểm tra chất lượng
và dán tem sản phẩm
Giao

hàng

Sản xuất

Giao hàng

và ghi nhận
đánh

giá

khách hàng

Khách hàng

Thu thập thông
tin, phản hồi từ
khách hàng

Lập hồ sơ
theo
dõi
khách hàng


Hình 1.1. Quy trình SXKD của công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường
Nguồn: Phòng Kinh doanh (2020).
9


Quy trình được hoạt động liên tục và khép kín, không thể tách rời. Trong mỗi giai
đoạn như vậy đều có các bước hoạt động chính như sau:
Ở giai đoạn đầu tiên, thu thập thông tin: Khách hàng sẽ liên hệ với công ty qua
các kênh thông tin như số điện thoại hoặc gửi email đến bộ phận kinh doanh để đặt
hàng, bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đến trực tiếp văn phịng cơng ty để tiến
hành trao đổi thông tin mua hàng. Tại đây, nhân viên sẽ thu thập dữ liệu của khách
hàng, tiến hành tiếp xúc và ghi chép lại những yêu cầu về mẫu mã sản phẩm rồi phân
tích. Đối với khách hàng chưa có mẫu thiết kế sẵn thì cơng ty sẽ thiết kế bản mẫu sản
phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng, rồi đưa lại cho bên khách hàng xác nhận mẫu,
nếu đồng ý sẽ lập kế hoạch sản xuất, cịn khơng thì sẽ chỉnh sửa lại cho phù hợp với
tiêu chí của khách hàng đã đưa ra cho đến khi được duyệt. Với trường hợp khách
hàng đã có mẫu thiết kế sẵn thì nhân viên sẽ lập kế hoạch sản xuất mà không cần thiết
kế mẫu sản phẩm.
Giai đoạn thứ hai là lập kế hoạch sản xuất: Sau khi nhận bản mẫu và những yêu
cầu đi kèm, công ty sẽ lập bản báo cáo đánh giá sơ bộ về năng lực sản xuất, giá cả,
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nhân công lao động cho đơn hàng này. Sau đó,
Cơng ty tiến hành sốt xét và đàm phán hợp đồng với bên mua. Nếu khách hàng đồng
ý ký kết, đơn hàng sản xuất sẽ được lập dựa trên những đánh giá vừa làm và đưa
xuống phân xưởng triển khai sản xuất sản phẩm.
Giai đoạn thứ ba là sản xuất và kiểm tra chất lượng: Sau khi tiếp nhận đơn
hàng sản xuất, kho sẽ chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đồng thời kiểm tra
tư chất nguyên vật liệu và mang đi phê duyệt trước khi đưa vào sản xuất. Trong q
trình sản xuất, cơng ty ln u cầu công nhân kiểm tra, phát hiện sản phẩm lỗi và
loại bỏ khỏi dây chuyền nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra. Cuối mỗi khâu sản xuất,
đều phải kiểm tra chất lượng sản phẩm một lần nữa để xem chúng có đạt yêu cầu rồi

mới đóng gói và dán tem sản phẩm trước khi mang đi giao cho khách hàng.
Giai đoạn cuối cùng là giao hàng và ghi nhận đánh giá khách hàng: Công ty
sẽ giao hàng cho khách thông qua công ty chuyển phát nhanh. Đồng thời cũng ghi
nhận lại phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm và lập hồ sơ theo dõi khách
hàng tại các bộ phận có liên quan trong cơng ty.

10


1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý tại công ty TNHH TMDV và SX Cát Tường được tổ chức hoạt
động theo mơ hình sau (xem Hình 1.2).
Hội đồng
thành viên

Giám đốc điều
hành

Phó Giám đốc
điều hành

Phịng Kinh

Phịng Hành

doanh

chính - Nhân sự


Kế

Kinh

Hành

Nhân

hoạch

doanh

chính

sự

Phịng Kế tốn

Bộ phận
sản xuất

PXSX

Kho

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cơng ty
Nguồn: Phịng Hành chính - Nhân sự (2020).
Cho đến thời điểm hiện tại thì cơng ty có các bộ phận với chức năng và nhiệm vụ
được hướng dẫn cụ thể như sau:
Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyết định cao nhất tại công ty. Hội đồng

thành viên hoạt động không thường xuyên, thực hiện chức năng thông qua cuộc họp
và ra quyết định dựa trên biểu quyết của các thành viên tại cuộc họp. Chủ tịch Hội
đồng thành viên kiêm Giám đốc điều hành của Công ty.
11


Giám đốc điều hành: Là người điều hành các hoạt động kinh doanh trong công
ty, cụ thể: quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư; ban
hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản
lý của công ty trừ các chức danh trong Hội đồng thành viên; ký kết các văn bản, hợp
đồng của cơng ty. Ngồi ra, Giám đốc còn trực tiếp quản lý 04 phòng ban tại cơng ty:
phịng kinh doanh, phịng nhân sự, phịng kế tốn và bộ phận sản xuất.
Phó Giám đốc điều hành: Là người hỗ trợ Giám đốc quản lý, điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cơng ty. Có quyền đại diện Giám đốc thực hiện các
nhiệm vụ: quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức kinh doanh hằng ngày; tổ chức
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư; ký kết các văn bản, hợp
đồng của công ty khi Giám đốc điều hành vắng mặt.
Phòng Kinh doanh: Là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trị chủ chốt trong
cơng ty. Bộ phận gồm một trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung của phòng
và hai tổ làm việc với những nhiệm vụ khác nhau: tổ kế hoạch và tổ kinh doanh.
Tổ kế hoạch là những người lập và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng
năm cho công ty, hàng quý, hàng tháng cho phân xưởng sản xuất. Tổ cũng lập lệnh
sản xuất đơn hàng cho các phân xưởng, duy trì và nâng cao nguồn hàng cho công ty,
đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch theo tháng, quý và năm. Đề xuất các
biện pháp nâng nhằm cao hiệu quả công tác quảng bá, tiếp thị trong từng thời điểm.
Ngoài ra, tổ cũng tham mưu với Ban Giám đốc về xây dựng định mức, đơn giá, tổng
dự toán cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ kinh doanh phụ trách chính trong cơng tác nghiên cứu và phát triển thị trường
cho sản phẩm, giới thiệu và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng tiềm

năng mới. Tổ cũng là bộ phận tiếp xúc và giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm
của công ty, thực hiện kế hoạch kinh doanh và lập hợp đồng kinh tế với khách hàng
theo mẫu quy định của công ty. Bên cạnh đó, tổ cũng nghiên cứu thị trường tiêu thụ
để đưa ra phương án cho từng giai đoạn phát triển nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường cũng như thu hút được nhiều khách hàng mới
cho công ty.

12


Phịng Hành chính - Nhân sự: Phịng Hành chính - Nhân sự là bộ phận hỗ trợ
Ban Giám đốc trong việc thực hiện các chức năng quản lý các công tác tổ chức, cơng
tác hành chính – nhân sự, lao động tiền lương. Phòng gồm một trưởng phòng chung
chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý, ký duyệt các văn bản đệ lên cấp trên và hai
tổ làm việc với các chức năng tương ứng: tổ hành chính và tổ nhân sự.
Tổ hành chính thực hiện cơng tác soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, văn bản, hồ
sơ pháp lý, các hợp đồng của công ty. Tổ cũng tiếp nhận và theo dõi các công văn,
chỉ thị, quyết định từ cấp trên; triển khai, giám sát và duy trì việc chấp hành nội quy,
quy chế làm việc trong cơ quan; thực hiện nhiệm vụ truyền tin, truyền mệnh lệnh của
lãnh đạo một cách nhanh chóng, chính xác; phục vụ nơi làm việc của Hội đồng thành
viên, Ban Giám đốc và các cuộc họp diễn ra trong quá trình hoạt động của cơng ty.
Ngồi ra, tổ hành chính cũng tham mưu với Ban Giám đốc trong việc nghiên cứu, đề
xuất và tổ chức thực hiện các phương pháp sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất và xây
dựng mô hình quản lý phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh.
Tổ nhân sự có chức năng lập báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự;
theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho
sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới; nghiên cứu, xây dựng, đề xuất
tổ chức thực hiện quy hoạch, đề bạt cán bộ, công tác tuyển dụng, đào tạo nâng cao
năng lực tay nghề, bổ sung cán bộ, công nhân để đáp ứng nhu cầu sản xuất, quản lý.
Tổ cũng theo dõi, quản lý lao động, đề xuất khen thưởng và thực hiện các quy định

nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ
cấp, phúc lợi theo quy định của công ty và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã
đề ra. Ngoài ra, tổ nhân sự cũng phối hợp với bộ phận kế toán để thanh toán tiền
lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách liên quan khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động với công ty và hàng tháng bộ phận sẽ đại diện thay công ty đóng
bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Nhà nước.
Phịng kế tốn: Là bộ phận giúp Ban Giám đốc điều hành, tổ chức bộ máy Tài
chính – Kế tốn trong cơng ty. Kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động thu chi và các hoạt
động kinh tế tài chính khác trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với các quy định về
quản lý tài chính của cơng ty và Nhà nước đề ra.

13


Bộ phận sản xuất: Bộ phận sản xuất tại công ty bao gồm phân xưởng sản xuất
và kho (kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm và hàng hoá).
Trong phân xưởng sản xuất bao gồm một quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm
về việc quản lý sản xuất và quản lý toàn diện về hoạt động tại phân xưởng. Quản đốc
cũng chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong cơng tác vận hành, sữa chữa máy móc.
Tham gia huấn luyện, nâng bậc, đưa ra sáng kiến và thực hiện các công tác quản lý
khác theo tuần, tháng, quý. Tổ chức kiểm tra các mặt hàng mà công ty đem đi xuất
khẩu. Công nhân hoạt động trong phân xưởng được phân công nhiệm vụ rõ ràng trong
từng khâu sản xuất, ở khâu nào thì sẽ đứng với máy móc, thiết bị tương ứng.
Đối với kho, cơ cấu gồm một thủ kho và các nhân viên hoạt động trong kho. Thủ
kho sẽ là người trực tiếp quản lý với kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành
phẩm và kho hàng hố. Theo dõi, kiểm kê, đối chiếu với phịng kế toán để đảm bảo
dữ liệu nhập xuất tồn đúng với sổ sách của công ty. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng các
hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm trước khi nhập
kho, nếu thấy sản phẩm kém chất lượng thì bộ phận tiến hành đánh giá và đưa ra
những biện pháp khắc phục. Bộ phận kho tại công ty kiêm luôn chức năng quản lý và

vận chuyển sản phẩm giao cho khách hàng.
1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban
Từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cho thấy Công ty sử dụng mơ hình cơ cấu trực
tuyến - chức năng với hai mối quan hệ là quan hệ chỉ đạo và quan hệ chức năng để
quản lý hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp.
Trong mối quan hệ chỉ đạo thì Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm chính
trong việc điều hành hoạt động và có tồn quyền quyết định trong phạm vi doanh
nghiệp. Giám đốc nhận được sự giúp đỡ của Phó Giám đốc để ban hành, hướng dẫn
và thực hiện các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhân
viên tại các phịng ban có nghĩa vụ chấp hành tốt mệnh lệnh và quyết định từ cấp trên
đưa xuống. Mỗi một cá nhân trong cơng ty khơng chỉ có trách nhiệm hồn thành tốt
cơng việc của bản thân mà cịn phải biết xây dựng, phát huy chức năng, nhiệm vụ của
công ty ngày một tốt hơn. Nhờ đó mà các mối quan hệ trong mơi trường cơng sở giữa
các phịng ban mới trở nên nhịp nhàng. Tuy nhiên, nhân viên cũng có quyền phát
biểu, đề xuất những ý kiến, phương án khắc phục thông qua các cuộc họp chung.
14


Về mối quan hệ chức năng: Giữa các bộ phận trong cơng ty đều có một mối quan
hệ hữu cơ với nhau. Chức năng, nhiệm vụ của phịng nào thì phịng đó đảm nhận thực
hiện. Thơng qua việc hồn thành chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, nhân viên
các phịng đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơng ty. Các trưởng phịng có trách
nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung
của cơ quan. Phụ thuộc vào từng nội dung, u cầu của mỗi cơng việc mà có thể kết
hợp nhiều phịng ban tham gia. Nếu như chức năng đó thuộc trách nhiệm của nhiều
phịng thì phân cơng như sau: Phòng nào đảm nhận nhiệm vụ ở giai đoạn đầu và giai
đoạn cuối thì sẽ là người dẫn dắt, các phòng liên quan còn lại sẽ đảm nhận phối hợp.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1. Cơ cấu nhân sự bộ máy kế toán
Theo kết quả điều tra của tác giả thì bộ phận kế tốn cơng ty gồm 01 kế toán trưởng,

01 thủ quỹ và 05 nhân viên kế tốn với phần đơng là nữ (chiếm 85,71%) ngồi ra cơ
cấu nhân sự cịn được thống kê theo từng tiêu chí nghiên cứu sau (xem Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân sự phịng kế tốn
STT
1

2

3

Tiêu chí đánh giá

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi

02

28,57

Từ 30 đến dưới 40 tuổi

02

28,57

Từ 40 đến dưới 50 tuổi


03

42,86

Dưới 3 năm

02

28,57

Từ 3 đến 10 năm

03

57,14

Trên 10 năm

02

28,57

Trình độ

Trung cấp

02

28,57


chuyên

Cao đẳng, đại học

05

71,43

Trên đại học

00

0

Tuổi

Thâm niên

môn

Tổng cộng

100
Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả (2020).

Nhân sự phịng kế tốn được phân nhiệm theo sơ đồ bộ máy (xem Hình 1.3) sau.

15



×