Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Biến doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.22 KB, 5 trang )

Biến doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp nhỏ ngày càng tiên phong trong lĩnh vực tạo ra việc làm và
thúc đẩy tinh thần kinh doanh vốn được coi là động lực chính của sự đổi
mới trong nền kinh tế Mỹ. Nhưng liệu một công ty nhỏ có thể trở thành một
“siêu tập đoàn” (SuperCorp) không, giống như những công ty lớn đang
ngày càng phát triển như IBM và Procter & Gamble?
Một số công ty nhỏ có thể vượt qua những rào cản cao bằng một cú nhảy vọt
- hoặc, trong trường hợp của Google, đi từ tay trắng đến hàng tỷ USD trong
vòng chưa đến 10 năm. Mặc dù đạt được thành công như vậy là rất hiếm,
nhưng những công ty nhỏ có thể có được sức mạnh thông qua trách nhiệm
xã hội mang tính chiến lược, cho dù sản phẩm của họ là nhân sôcôla hay là
chip điện tử máy tính.
Trong số những ứng cử viên trở thành SuperCorp của tương lai là một công
ty phát triển nhà ở bất động sản Boston với 60 nhân viên và một tham vọng
phát triển to lớn. Người thành lập cam kết gắn chặt trách nhiệm với công
việc của nhà thầu phụ, chất lượng của các đại lý và tiện nghi cho người sử
dụng.
Ông đánh giá cao dịch vụ cộng đồng, công nghệ xây dựng xanh, và cảm giác
hạnh phúc nơi công sở. Ông cho rằng đó là lý do tại sao công ty ông vẫn có
lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng bất động sản tồi tệ nhất trong nhiều
thập kỉ qua.
Đây không phải là sự lý tưởng hóa; các tổ chức 2.0, một phản ứng thực tế
với những nhu cầu xã hội và kinh tế của thế kỉ 21. Hãy xem xét 4 cách một
doanh nghiệp có thể tạo ra sự sáng tạo, lợi nhuận, tăng trưởng và sản phẩm
xã hội ở cùng một quy mô nhỏ.
Một SuperCorp đạt được đích nhắm bằng cách hợp nhất nhân viên theo đuổi
một mục tiêu chung. Ví dụ với Honest Tea, một doanh nghiệp khởi nghiệp
năm 1998 đã phát triển thành một nhà sản xuất đồ uống trà đóng chai lớn,
mục tiêu được gắn liền với tên cũng như phương thức hoạt động. Mục tiêu
đó đầy cảm hứng giúp thu hút, thúc đẩy và giữ chân những nhân viên làm


việc tốt nhất, theo nghiên cứu về nhân viên tri thức thế hệ mới chỉ ra.
Khi mục tiêu, giá trị và những nguyên tắc định hướng cho những quyết định
thì mọi người có thể được tin tưởng giao cho nhiều quyền tự quyết cũng như
tự tổ chức hơn. Một hệ tư tưởng chung giúp giải quyết những bất đồng, tranh
cãi hoặc giúp phản ứng nhanh trong khủng hoảng. P&G Trung Đông đã di
tản nhân viên trước bất kì một công ty nào khác trong cuộc chiến giữa Li-
băng và Israel bởi vì mỗi người trong P&G đều biết điều gì là đúng đắn phải
làm.
Tương tự, nhân viên trong các công ty dịch vụ với những giá trị và nguyên
tắc rõ ràng luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp hoặc đi trước đón đầu nhu cầu
của khách hàng. Lãnh đạo của những công ty bán lẻ lớn như Macy hoặc
chuỗi những nhà cung cấp nhỏ hơn như Wegman thường nói chuyện về
những giá trị với nhân viên tuyến đầu của họ. Các công ty nhỏ cũng có thể
nhanh chóng bàn luận về mục đích và nguyên tắc như một thói quen hàng
tuần với mọi người trong cùng một căn phòng.
Một SuperCorp có mối liên hệ chặt chẽ với người sử dụng cuối cùng, hiểu
được nhu cầu và vấn đề của họ và cảm thấy có trách nhiệm với sự thành
công của họ. Thay vì bó hẹp sau bức tường của công ty, cho rằng phương
pháp của mình là tốt nhất, một SuperCorp thường đặt gần người sử dụng tìm
kiếm những ý tưởng mới bằng việc nghiên cứu mọi chuyện xung quanh họ.
Omron, một nhà công ty đa quốc gia đã yêu cầu đại diện bán hàng khu vực
chỉ ra những ý tưởng mới từ những chuyến viếng thăm khách hàng. Lãnh
đạo của P&G thường đến thăm hỏi gia đình các nhân viên. Digitas, một đại
lý marketing tương tác thành lập vào năm 1999 từ sự khởi đầu nhằm tìm
hiểu công việc kinh doanh của khách hàng tốt hơn chính bản thân họ để
phục vụ khách hàng tốt hơn thông qua sự đổi mới.
Đóng góp với cộng đồng thúc đẩy sự sáng tạo do nó đòi hỏi động não tư duy
để giải quyết những vấn đề nan giải từ khía cạnh người sử dụng. Trong một
chương trình của IBM với các trường học công ở Mỹ, những nhà phát triển
công nghệ đã sống ở khu nhà trường học (đôi khi trong những phòng nhỏ

của những người bảo vệ) để quan sát giáo viên và cải tiến các phần mềm tiện
ích ngay tại chỗ.
Thay vì những phần mềm thừa, những trường học này có được những công
nghệ mới nhất và tốt nhất do các nhà phát triển phần mềm tạo ra cho họ
trước cả thị trường thương mại. Hãy tưởng tượng rằng: cho đi một điều gì đó
trước, tạo dựng được lòng tin, sự tín nhiệm thông qua sự đóng góp cho cộng
đồng và sau đó có được công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Một SuperCorp có được sự bành chướng và tầm ảnh hưởng thông qua trách
nhiệm mở rộng. Một SuperCorp xây dựng đối tác kinh doanh tại mỗi chuỗi
cung cấp, từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng
để có thể đảm nhận trách nhiệm một cách hệ thống đối với nhu cầu ngày
càng tăng của người tiêu dùng và quần chúng - đó là lý do tại sao Starbucks
mua một thương hiệu cà phê nổi tiếng và Levi-Strauss và Nike lại tăng tiêu
chuẩn lao động tại các nhà máy sản xuất tại châu Á.
Các đối tác có nhận định về các xu hướng giúp cung cấp thông tin có ích về
những năng lực mới (tại cuối mỗi chuỗi cung cấp) hoặc những thị hiếu mới
(tại cuối mỗi thị trường). Cemex, công ty ximăng toàn cầu của Mexico, tạo
ra thương hiệu thông qua những công ty phần cứng độc lập, cấp cho họ máy
tính, đạo tào và các cơ hội dịch vụ cộng đồng. Những công ty này giành
được công việc kinh doanh, Cemex có được kênh phân phối và thông tin về
người sử dụng cuối cùng tốt hơn. Mạng lưới đối tác đem lại sức mạnh để
làm những việc mà một doanh nghiệp không thể tự làm.
Một SuperCorp giành được khách hàng/đối tác bằng việc nói chuyện về
những giá trị trước khi buôn bán. Trong ngành công nghiệp của Omron (cảm
biến điện tử) khoảng một nửa các giao dịch thông qua những cuộc gọi đều
có chung kết quả là bị từ chối, tuy vậy những nhân viên bán hàng của
Omron gần như đều thực hiện được những giao dịch ngay trong cuộc gọi
đầu tiên bởi vì những thảo luận đầu tiên Omron nói đến là về giá trị. Điều đó
mang lại kết quả, như một công ty ở Valley Silicon, bằng việc trước tiên có
những cuộc nói chuyện trao đổi lâu về những giá trị.

Tương tự, Publicis Groupe lôi kéo được những công ty quảng cáo được coi
là không thể nào lôi kéo được tham gia vào hệ thống mạng lưới toàn cầu của
mình bởi vì vị CEO nhấn mạnh và nói đến các giá trị, trách nhiệm xã hội với
chủ các công ty đó trước khi bàn đến việc kinh doanh.
Gắn với các nguyên nhân mang tính xã hội thậm chí còn tốt hơn vì điều đó
minh chứng cho giá trị bằng hành động. Các ủy ban phi lợi nhuận, các hội
đồng dân sự đem lại cơ hội cho các mối quan hệ trước tiên rồi mới đến các
giao dịch. Một chuyên viên bán hàng quốc tế cấp cao của IBM cho biết các
dự án cộng đồng của công ty là những cuộc đối thoại với khách hàng tốt
nhất. Những công ty nhỏ cũng có thể tham gia vào bằng cách cho mượn
những nhân viên giỏi thay vì cho vay vốn và tạo được ấn tượng với đối tác
với năng lực của họ.
Bằng việc suy nghĩ vượt khỏi quy mô và các giá trị, các công ty nhỏ có thể
đạt được sức mạnh kinh doanh to lớn nhằm hoàn thành những mục tiêu cao
hơn. Vì sự phục hồi của nền kinh tế, tôi hy vọng rằng họ làm điều này nhanh
hơn những tập đoàn kinh tế lớn.

×