Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hoa hop dan toc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.31 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Hòa giải: Chuyện thật ở quê và chuyện ảo trên mạng
Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh.


<b>Chuyện thật ở quê – Di chứng chiến tranh vẫn còn nhưng lịng người đã </b>
<b>ngi ngoai.</b>


Tơi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị miền Trung có lẽ là khắc nghiệt nhất nước.
Người ta bảo, do miền đất mảnh mai nhưng lại nặng gánh hai đầu đất nước, mới khổ như
vậy. Riêng với tôi, từ lúc sinh ra và lớn lên, lại thấy q mình khơng khổ lắm, bởi đấy là
miền đất thấm đẫm thương u. Rất có thể nơi tơi sinh ra cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà
ở và tình người, thế là đủ cho một cuộc sống hạnh phúc.


Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở mảnh đất mà theo tính toán là mỗi người dân phải hứng
chịu 5 tấn bom, thì những dấu vết của cuộc chiến vẫn cịn ở khắp nơi. Mảnh đất Quảng Trị
quê tôi là thế đó.


Khi tơi cịn nhỏ, chưa có các chương trình rà phá bom mìn, thứ vũ khí ấy có thể thấy khắp
nơi. Những hố bom chi chít giữa đồng, giữa nghĩa địa và có cả những hố bom cạnh nhà;
đấy là nơi hè về, mọi người thường rủ nhau tát cá. Cạnh những hố bom, rải rác khắp nơi là
những quả bom còn chưa nổ.


Tháng 4 mùa gặt, trời đổ nắng như thiêu như đốt. Cái gió Lào dường như làm oi bức tăng
thêm gấp bội. Thỉnh thoảng giữa trưa lại có tiếng “đùng” vang lên như tiếng sấm. Mọi
người lại ngóng tai xem bom nổ ở đâu, có ai chết hay bị thương gì khơng. Vài giờ sau mà
có tiếng xe cấp cứu là khơng khí thơn q lại chùng xuống thật tang thương.


Tôi thấy nhiều người thường băn khoăn về cuộc chiến đã xa gần 40 năm là nội chiến hay
ngoại xâm. Với tôi, kể từ lúc nghe ba mẹ và ông bà nói rằng, những quả bom đó là của Mỹ,
thì tơi đã tin rằng Mỹ xâm lược Việt Nam. Nếu khơng xâm lược thì khơng có lý gì mà rải
lên quê tôi bao nhiêu là bom như vậy. Đấy là chưa kể tới chất độc màu da cam.



Mỗi độ tháng 4 về, quê tôi lại tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất
bên cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Những ngày đó, thay vì khơng khí hân
hoan, q tơi lại thường chìm trong hồi niệm thương đau của chiến tranh.


Người ta thường cầu siêu, thả đèn hoa đăng trên dòng Bến Hải và Thạch Hãn: nơi mà cả
vạn người đã trầm mình xuống lịng sơng, làm phù sa bồi đắp đôi bờ.Rồi mọi người
thường tổ chức từng đoàn vào viếng nghĩa trang Đường 9 và Trường Sơn.


Ngồi kỷ lục về số bom mìn trên đầu người thì q tơi cịn có một kỷ lục nữa,đấy là tất cả
các xã phường đều có nghĩa trang liệt sĩ. 9 huyện thị với cả trăm xã phường mà ở đâu cũng
có nghĩa trang với cả chục vạn ngơi mộ. Chạy qua bất kỳ con đường lớn nào trong tỉnh
cũng thấy bóng dáng của nghĩa trang.


Có lẽ vì thế mà hai từ “Chiến thắng” thiếu vắng trong tâm khảm của người dân q tơi. Chỉ
có từ thống nhất là được nhắc đến nhiều mà thơi. Nhưng có lẽ cũng bởi như thế nên người
dân quê tôi, với gánh nặng hai miền, bước ra khỏi cuộc chiến: không có bên thắng cuộc,
cũng như bên thua cuộc. Chúng tôi thuộc về bên đau đớn, mất mát và buồn của chiến
tranh, cũng vui mừng khi nó kết thúc.


Ơng nội tơi lúc sinh thời có kể với tơi rằng, làng tôi nằm trong vùng “ngày Quốc Gia đêm
Việt Cộng”. Làng tôi nằm ở bờ Nam sông Bến Hải, thuộc vào vùng quản lý của Việt Nam
cộng hòa. Nhưng đêm đến, lại là vùng hoạt động của Việt Cộng. Không những chỉ làng tôi
mà cả xã tôi đều như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khi cuộc chiến qua đi, mọi người đều trở về quê và chung sống với nhau. Từ nhỏ đến
giờ,tôi chưa từng thấy ở quê tơi có một xung đột nào xảy ra giữa một người đi lính cộng
hịa và một người đi theo cộng sản vì q khứ đi lính cả. Mọi người sống với nhau rất chan
hòa.


Những người đi Mỹ theo diện HO đến Tết hoặc lúc về thăm quê thường tặng quà cho cả


làng không phân biệt ai cả. Trong những đám giỗ ở quê, tôi vẫn thường nghe cả cả hai phe
kể về những cuộc hành quân của họ. Không chút hận thù nào, chỉ là những câu chuyện về
một thời đã qua.


Có lẽ với người dân quê tôi, cuộc chiến cách đây gần 40 năm đã thực sự kết thúc. Chỉ cịn
tình u thương và nỗi buồn ở lại mà thơi. Bởi thế hịa giải dân tộc, đấy là từ hoàn toàn xa
lạ với tôi và vùng quê nghèo này.


<b>Chuyện trên mạng ảo – Cuộc chiến và chia rẽ vẫn tiếp tục</b>


Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất như vậy, nên khi mạng xã hội bắt đầu nở rộ, tôi khá bất ngờ
đọc thông tin trên mạng và thấy cả sự hằn học và hận thù mà cả 2 phía đều thể hiện. Tơi cứ
ngỡ chiến tranh ít nhất cũng đã phần nào lùi vào dĩ vãng. Nhưng không, cuộc chiến vẫn
chưa kết thúc.


Bút chiến, một cuộc chiến chia rẽ dân tộc khơng kém gì cuộc chiến cách đây gần 40 năm.
Bới móc q khứ, kết tội đồng bào mình; những việc đó cứ tiếp diễn từng phút trên các
trang mạng.


Sự hận thù ngày càng dày lên, tìm mỏi mắt cũng khơng thấy tình u và sự khoan dung.
Cộng sản hay Quốc gia, tất cả cũng chỉ là sản phẩm của lịch sử. Đứng ở thời đại này mà
phê phán sự lựa chọn của thời đại trước thì e rằng cả đời này cũng phê phán khơng hết.
Sao khơng dẹp bỏ tất cả đi để cùng nhìn về tương lai? Sao không can đảm bước ra khỏi
cuộc chiến đã ngưng tiếng súng từ gần 40 năm trước? Nó đã mang lại cho đất nước này,
dân tộc này quá nhiều đau thương rồi, hôm nay không cần tạo thêm nữa.\


Đến giờ, tôi vẫn thật sự không hiểu, vì sao người lại ghét người đến thế. Những người có
tuổi, họ đã đi qua cuộc chiến, họ có những mất mát, họ có thể bị ám ảnh bởi điều đấy.
Nhưng những bạn trẻ, những người có khả năng đọc và thấu hiểu, hơn nữa lại được sinh ra
sau cuộc chiến, có nhiều thơng tin đa chiều, nhưng vì sao họ lại mang lịng thù hận lớn đến


thế


Vì sao những người dân q tơi, những người chịu nhiều mất mát nhất ở đất nước này, họ
có thể hịa giải một cách dễ dàng. Trong khi đó hố sâu ngăn cách đang được đào ngày càng
rộng ở trên mạng ảo. Phải chăng, họ chưa biết đau nỗi đau của chiến tranh?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×