Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ hệ THỐNG CHÍNH SÁCH và THỰC THI CHÍNH SÁCH bảo vệ môi TRƯỞNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.26 KB, 21 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ
THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƯỞNG Ở VIỆT NAM

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1.
1.1.
1.2.
Chương 2.

1
3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH
SÁCH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI
TRƯỞNG Ở VIỆT NAM
Bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trưởng ở
Việt Nam


THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC
THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƯỞNG Ở VIỆT
NAM

2.1.

Ưu điểm

2.2.

Hạn chế

Chương 3.
3.1.
3.2.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ HỆ THỐNG
CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MƠI TRƯỞNG Ở VIỆT NAM
Phương hướng nâng cao hiệu quả về hệ thống chính sách
và thực thi chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả về hệ thống chính sách và
thực thi chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
3
5

7
7
9
12
12
13
17
18


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là vấn đề tồn cầu. Bảo vệ mơi trường vừa là mục tiêu vừa
là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là vấn đề
sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn
liền với q trình phát triển kinh tế - xã hội, hồ bình và tiến bộ xã hội trên
phạm vi toàn cầu. Từ sau Đổi mới (1986), thực hiện chủ trương cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường luôn được Đảng và
Nhà nước coi trọng và được xác định là một trong ba trụ cột trong tiến trình
phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Hệ thống quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp của Đảng, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà
nước ngày càng hồn thiện, các hoạt động bảo vệ mơi trường của nước ta đã
đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong q trình xây
dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sự quan tâm chủ yếu
không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và
sản lượng bằng mọi giá. Trái lại, vấn đề năng suất và sản lượng được tạo ra
phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và ni dưỡng nguồn tài
ngun cho các thế hệ mai sau. Cách nghĩ, cách làm ấy được coi là sự phát
triển bền vững. Quan điểm phát triển bền vững đã được Nghị quyết Đại hội

lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã
hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững” [1,
tr.89]. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Phân tích, đánh giá hệ thống chính sách
và thực thi chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống chính sách và thực thi
chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả chính sách và thực thi chính sách bảo vệ môi trưởng ở Việt
Nam thời gian tới.
3


* Nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về chính sách và thực thi chính sách bảo vệ
mơi trưởng ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hệ thống chính sách và thực thi chính sách bảo vệ
mơi trưởng ở Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống chính sách và thực
thi chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hống chính sách và thực thi chính sách bảo vệ
môi trưởng ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu ở Việt Nam.
Về thời gian: Các số liệu khảo sát, điều tra lấy từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chững và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường sinh thái.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp trừu tượng
hố khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê so sánh; và
phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận: Tiểu luận nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
chính sách và thực thi chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiến: Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy, học tập trong các trường đại học, cao đẳng.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
4


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MƠI TRƯỞNG Ở VIỆT NAM
1.1. Bảo vệ môi trưởng ở Việt Nam
* Mơi trường
Mơi trường là tồn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh
sống. Khái niệm này bao hàm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở
đây chúng ta sẽ chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như môi
trường sinh thái, môi trường sinh quyển. Môi trường sinh thái là điều kiện
thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Như vậy trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thì mơi trường sinh

thái đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ phận đặc thù của tự
nhiên là xã hội.
Vai trị của mơi trường sinh thái đối với xã hội trong quá trình lịch sử ở
những giai đoạn khác nhau cũng được thể hiện một cách khác nhau.
Khi xã hội cịn ở trình độ mơng muội - khi con người chủ yếu chỉ biết
săn bắt hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người
hoàn toàn bị giới tự nhiên chi phối, thống trị. Cuộc sống xã hội hồn tồn phụ
thuộc mơi trường tự nhiên.
Khi con người văn minh hơn - nhất là khi khoa học kĩ thuật phát triển
thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên. Con người đã từng bước
chế ngự , khai thác tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhiều ngành
nghề ra đời từ những điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai
thác khống sản, đồng thời có những ngành ít phụ thuộc tự nhiên hơn cũng ra
đời như điện tử, phần mềm (mới ra đời trong thời gian gần đây).
Tuy nhiên cho đến nay xã hội vẫn phụ thuộc môi trường tự nhiên rất nhiều,
nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất, do đó ảnh
hưởng đến năng suất lao động, tốc độ phát triển của xã hội.
5


* Vấn đề môi trường ở Việt Nam
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các
ngành kinh tế, tài nguyên môi trườngViệt Nam đã bị phá hủy nhiều. Thực sự
Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề về môi trường.
Ngày nay Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa - hiên đại
hóa đất nước, nền kinh tế mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Sự phát
triển công nghiệp với những công nghệ ít thân thiện với môi trường đồng
thời với một hệ thống chính sách và thực hiện ít hiệu quả trong việc bảo vệ
môi trường đang làm cho môi trường Việt Nam trở nên ô nhiễm hơn. Cơ chế
thị trường cùng với một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết sẵn sàng khai thác

đến cạn kiệt mọi nguồn tài nguyê vì lợi nhuận. Đói nghèo cũng đẩy nhiều
người vào cảnh phải tàn phá thiên nhiên vì miếng cơm manh áo hàng ngày.
Ngay cả du lịch sinh thái, khi được tổ chưc khơng hợp lí cũng phá hủy cảnh
quan mơi trường. Rác thải sinh hoạt, cơng nghiệp, khói bụi ngày càng nhiều
hơn và thực sự rất khó giải quyết.
Bảy vấn đề mơi trường gay cấn của Việt Nam:
Nạn phá rừng:
Năm 1943 ta có 37% đất phủ xanh. Năm 1975

ta có 29,1% đất phủ

xanh. Năm 2020 ta có 23,6% đất phủ xanh.
Đối với vùng nhiệt đới dưới 30% là khủng hoảng môi trường. Chế độ
thủy văn thay đổi g khí hậu thay đổi g cảnh quan thay đổi g suy thoái độ đa
dạng sinh học [3, tr.90].
Suy giảm tài nguyên đất: Giảm diện tích bình qn đầu người là do
dân số tăng.
Năm 1940 Việt Nam có 0,2 ha/ người.
Năm 1960 Việt Nam có 0,18 ha/ người.
Năm 1970 Việt Nam có 0,15 ha/ người.
Năm 1980 Việt Nam có 0,13 ha/ người.
Năm 1990 Việt Nam có 0,11 ha/ người.
Năm 2000 Việt Nam có 0,06 ha/ người.
6


Năm 2020 Việt Nam có 0,04 ha/ người.
Đất bị xói mịn, rửa trơi, laterit hóa, chua phèn hóa, mặn hóa.
Sử dụng tài nguyên nước không hợp lệ. Không giữ được nước vì khơng
có hồ chứa nước, kĩ thuật điều tiết nước thấp. Thiếu nước nghiêm trọng vào

mùa khơ. Ơ nhiễm nước nặng nề ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Ơ nhiễm mặn
do khai thác nước ngầm.
Tài nguyên khoáng sản bị tổn thất, khai thác khơng hợp lí. Than lộ
thiên mất 15-20%. Hầm lò mất 30-40%. Sử dụng đá granit để rải đường. Gây
ơ nhiễm mơi trường do khai thác khống sản. Khai thác vàng, đá quý bừa bãi.
Suy thoái đa dạng sinh học: Nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng.Sách đỏ
đã liệt kê 500 loài động gặp nguy hiểm, 60 loài tuyệt chủng. Các hệ thống
vườn quốc gia xây dựng và bảo vệ tốt nhưng rất khó khăn về thể lệ, nguồn lực
để bảo vệ. Có 3200 km bờ biển nhưng không đủ vốn để sắm tàu nên khai thác
bừa bãi vùng ven bờ, nuôi thủy sản không khoa học [2, tr.54].
Ơ nhiễm mơi trường từ nước, khơng khí, rác, chất thải, tiếng ồn. Các
khu cơng nghiệp ơ nhiễm hóa chất.
Hậu quả của chiến tranh: Hiện nay chất độc trong chiến tranh cịn ảnh
hưởng, nhiều người cịn di chứng khơng khắc phục được.
Nhìn chung chất lượng mơi trường Việt Nam ngày một xấu đi.
1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi
trưởng ở Việt Nam
Trước bối cảnh mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Ban
Bí thư đang tập trung chỉ đạo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/CTTrung ương và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ môi trường, nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp bảo vệ môi trường,
làm cơ sở cho sự phát triển đất nước bền vững. Nhiều quan điểm mới của
Đảng về phát triển bền vững đang được cập nhật và quán triệt một cách sâu
rộng tới các cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội và từng
người dân.
7


Thứ nhất, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân và toàn xã hội. Đây là một nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả

các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi phịng
ngừa và ngăn chặn ơ nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm,
cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp phát huy nội lực với tăng
cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Thứ hai, thành công của công tác bảo vệ mơi trường cịn là giải quyết
tốt hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, cục bộ và tổng thể.
Cơng tác này địi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hịa mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường; tiến hành đồng bộ các biện pháp một cách thường xuyên, liên tục với
quyết tâm cao nhất.
Thứ ba, ngày nay, giữ gìn mơi trường là một tiêu chí quan trọng trong
đánh giá sản phẩm kinh tế, nhất là sản phẩm xuất khẩu; một yếu tố của hội
nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm quyền con người
được sống trong môi trường trong lành, an toàn. An ninh sinh thái là một bộ
phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh sinh thái là
góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Vì vậy, Đảng ta nhấn
mạnh quan điểm: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xun, lâu dài, khó
khăn mang tính tồn cầu; là yếu tố bảo đảm ổn định chính trị và an ninh
quốc gia, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, đẩy
mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi
từ thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến hành động của từng người, cộng đồng của
từng quốc gia và toàn thế giới. Chính những điều đó hình thành nên đạo đức
và nhân văn mơi trường và là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh trong
thời đại mới.
8


Đó là những quan điểm sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo công tác bảo vệ môi

trường trong suốt cả q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG Ở VIỆT NAM
2.1. Ưu điểm
Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường từng bước được Đảng, Nhà nước
quan tâm thực hiện. Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường được ban hành. Đây
là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác
bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản có liên quan đến bảo
vệ môi trường đã được xác định làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động
quản lý môi trường. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường
được pháp luật quy định rõ ràng.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam thực sự được quan tâm từ cuối
những năm 80, đầu những năm 90 và đặc biệt là năm 1993 khi Luật Bảo vệ
môi trường được ban hành. Đây là văn bản quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho
việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên, các khái
niệm cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường đã được định nghĩa, xác định
làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động quản lý mơi trường. Trong đó,
bảo vệ mơi trường được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường trong
lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn và
khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngồi ra, các
khái niệm về thành phần mơi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm
môi trường, suy thối mơi trường, sự cố mơi trường, tiêu chuẩn môi trường,
công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánh giá tác động mơi trường
được giải thích rõ trong Luật. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên quyền,
9


nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ

môi trường được pháp luật quy định.
Việc bảo vệ môi trường không những được quy định trong Luật Bảo vệ
mơi trường, mà cịn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
khác điều chỉnh các hoạt động của con người khi tác động vào thiên nhiên,
ảnh hưởng đến mơi trường sống.
Ngồi văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc bảo vệ môi trường
như Luật BVMT, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, xử
phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường, Nhà nước ta cũng ban hành
văn bản pháp luật chung và chuyên ngành khác quy định nghĩa vụ bảo vệ môi
trường đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan như: Luật Bảo vệ và
phát triển rừng (1991), Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989), Pháp lệnh về
Thu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh Bảo vệ đê điều (1989), Pháp lệnh Bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản (1989), Luật Đất đai (năm 1993 và được sửa đổi, bổ
sung vào các năm 1998, 2001), Luật Dầu khí (1993), Luật Khống sản
(1996), Pháp lệnh An tồn và kiểm sốt bức xạ (1996), Luật Tài nguyên nước
(1998), Pháp lệnh Thú y (1993), Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
(1993)... Liên quan đến lĩnh vực môi trường, những văn bản pháp luật này
quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh; nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong q trình ni trồng, khai thác và
chế biến thuỷ sản, trong hoạt động dầu khí, trong q trình tham gia giao
thông, xây dựng...; chế độ pháp lý trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời các văn bản pháp
luật này cũng quy định các nguyên tắc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
của đất nước với tư cách là bảo vệ sinh thái, mơi trường. Ngồi ra, pháp luật
môi trường cũng xác định rõ bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành
trong hệ thống kinh tế, xã hội và được kế hoạch hoá đồng bộ với kế hoạch hoá
của các ngành kinh tế quốc dân khác [4, tr.120].

10



Việc bảo vệ môi trường không những được quy định trong Luật Bảo vệ
mơi trường mà cịn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
điều chỉnh các hoạt động của con người khi tác động vào thiên nhiên, ảnh
hưởng đến môi trường sống như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ
môi trường, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường, các văn bản
pháp luật chung và chuyên ngành khác quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường
đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan, như: Luật Bảo vệ và phát
triển rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh về thu thuế tài nguyên,
Pháp lệnh Bảo vệ đê điều, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Luật Đất đai,
Luật Khoáng sản, Pháp lệnh An tồn và kiểm sốt bức xạ, Luật Tài ngun
nước,…
Pháp luật nước ta quy định có hai hình thức xử phạt hành vi vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, cá nhân,
tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu
quả: buộc thực hiện có thời hạn các biện pháp bảo vệ môi trường do cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu; buộc thực hiện các biện pháp
khắc phục tình trạng ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường do hành vi vi phạm
gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm gây ơ nhiễm mơi trường; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ơ
nhiễm mơi trường.
Nhìn chung, cho đến nay, hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta
đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các thành tố tạo nên môi trường. Hệ thống các
tiêu chuẩn của môi trường cũng đã được ban hành làm cơ sở cho việc kiểm
sốt, đánh giá tác động mơi trường. Các văn bản pháp luật được ban hành đã
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nâng
cao nhận thức của cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân đối với vấn đề môi
trường. Nước ta cũng đã tham gia các công ước, hiệp định quốc tế về môi

11



trường; đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương với các nước trong và
ngoài khu vực về bảo vệ môi trường.
2.2. Hạn chế
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường cịn những
bất cập và hạn chế. Chẳng hạn như chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các quy
định về phát triển kinh tế với các quy định về bảo vệ môi trường. Hầu hết các
văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế cịn chưa tính đến chi phí mơi trường
trong sản xuất - kinh doanh. Cịn thiếu vắng những cơng cụ kinh tế nhằm bảo
vệ môi trường, các chế tài chưa đủ mạnh để trừng trị và răn đe những hành vi
vi phạm mơi trường, do đó, các hành vi gây ơ nhiễm đất, nguồn nước, khơng
khí, nạn chặt phá rừng… vẫn tiếp tục diễn ra, không được ngăn chặn triệt để.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đã không giữ nghiêm kỷ
cương, phép nước trong khi thi hành công vụ, chẳng hạn như thông qua việc
nhận hối lộ mà bao che, tiếp tay cho các vụ vi phạm pháp luật về mơi trường,
khai thác bừa bãi tài ngun khống sản của đất nước, chặt phá rừng, khai
thác gỗ trái phép, xả những chất thải độc hại chưa qua xử lý vào môi trường,
… gây thiệt hại không nhỏ đến các hoạt động kinh tế cũng như đời sống của
người dân. Những vụ vi phạm pháp luật về mội trường ở nước ta, một phần
do nguyên nhân khách quan - do trình độ, năng lực của cán bộ, cơng chức còn
hạn chế hoặc cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm. Nhưng trong rất nhiều trường
hợp, các vụ vi phạm pháp luật về môi trường là do nguyên nhân chủ quan - do
tham nhũng (ví dụ như cán bộ kiểm lâm nhưng lại là người tiếp tay cho “lâm
tặc” chặt phá rừng do nhận hối lộ,…).
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa các quy định về phát triển kinh
tế với các quy định về bảo vệ môi trường. Yếu tố môi trường chưa thực sự
được coi trọng và tính đến nhiều trong q trình xây dựng và ban hành luật như
các vấn đề về thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế bởi những đòi hỏi bức
12



xúc về phát triển kinh tế. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế
cịn chưa tính đến chi phí mơi trường trong sản xuất kinh doanh. Cịn thiếu
vắng những cơng cụ kinh tế nhằm bảo vệ mơi trường như lệ phí mơi trường,
thuế mơi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền… làm cho công tác bảo vệ
mơi trường khơng phát huy được sự kích thích từ góc độ kinh tế đối với những
chủ thể sử dụng các thành phần môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, gây ảnh hưởng đến mơi trường, sinh thái. Vì thế, có thể nói rằng hiện
tại các chính sách, pháp luật về kinh tế chưa thực sự “thân môi trường”.
Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ cả ở
luật nội dung và hình thức nhưng chưa có một cơ chế pháp lý hữu hiệu trong
việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên, ảnh hưởng đến môi
trường, sinh thái, Các chế tài chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị và
răn đe những hành vi vi phạm. Vì vậy, nghĩa vụ đánh giá tác động mơi trường
của các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hầu như cịn
hình thức. Các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái như gây ô
nhiễm nguồn nước, không khí, chặt phá rừng... vẫn tiếp tục diễn ra, không
được ngăn chặn triệt để.
Những quy định về biện pháp xử lý vi phạm giữa các văn bản pháp luật
về mơi trường cịn có những khoảng trống nên khơng có biện pháp xử lý thích
hợp đối với chủ thể vi phạm. Cụ thể như, Điều 27 Luật Tài nguyên nước quy
định cấm tổ chức, cá nhân gây nhiễm mặn nguồn nước. Nếu coi đây là hành
vi gây ô nhiễm nguồn nước thì phải được xử phạt hành chính về hành vi gây ơ
nhiễm nguồn nước nói chung nhưng rất tiếc là Nghị định số 26/CP ngày
26/4/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường lại không quy định về vấn đề này. Vì vậy, mặc dù Điều 183 Bộ luật Hình
sự năm 1999 có quy định về tội gây ơ nhiễm nguồn nước nhưng khó có thể thực
hiện trong thực tiễn được vì chưa bị xử lý vi phạm hành chính... Vì thế, hiệu quả
của việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về mơi trường cịn thấp.

Pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường cịn
q chung chung, khó áp dụng. Mặc dù, các quy định về bồi thường thiệt hại
13


của người có hành vi gây ơ nhiễm mơi trường đã được đề cập nhưng các quy
định này chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Trách nhiệm chấm dứt hành vi
vi phạm, khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại chỉ được quy định
trong văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cịn đối với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở quy
định chung chung, mang tính ngun tắc trong Luật bảo vệ mơi trường, Bộ
luật Dân sự, đến nay vẫn chưa được quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện.
Ngay trong các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường, đến nay cũng chưa có quy định nào hướng dẫn về các phương pháp
xác định thiệt hại, xác định mức bồi thường.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ HỆ THỐNG
CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỞNG Ở
VIỆT NAM
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả về hệ thống chính sách và
thực thi chính sách bảo vệ môi trưởng ở Việt Nam
Tất cả các vấn đề về môi trường sinh thái hiện nay chúng ta đang phải
đối mặt, trước hết xuất phát từ chính quan hệ giữa con người với thiên nhiên,
bắt đầu nảy sinh từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tiếp tục gia
tăng trong suốt thời gian qua và đến nay đã tới mức báo động, đe dọa sự tồn
vong của Trái đất. Tư duy sai lầm của con người khi tự cho mình là chủ nhân
của Trái đất, có thể cải tạo và chinh phục tự nhiên, đã khai thác vốn tự nhiên
một cách kiệt quệ và không thương tiếc. Để giải quyết những vấn đề này phải
đổi mới tư duy và hành động; các mơ hình phát triển kinh tế - xã hội cần được
dựa trên tư duy và đạo đức sinh thái trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa.
Quan điểm tơn trọng và sống hài hịa với thiên nhiên, phát triển dựa trên hệ

sinh thái phải trở thành triết lý cho mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết
tận gốc các vấn đề suy thoái tài ngun và ơ nhiễm mơi trường hiên nay.
Hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi
trường: Hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi
trường, như: Luật bảo vệ môi trường sửa đổi và các văn bản hướng dẫn đảm
14


bảo tính đồng bộ, thống nhất với các pháp luật khác đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển Đất nước và hội nhập quốc tế (đặc biệt, phù hợp với các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, thông lệ quốc tế để giải
quyết các vấn đề môi trường xuyên biên giới); quy định quản lý chất thải rắn
theo hướng thống nhất quản lý nhà nước chất thải rắn trên phạm vi cả nước và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về xử lý rác thải trên địa
bàn; pháp luật về xử phát vi phạm về bảo vệ môi trường theo hướng tăng tính
nghiêm minh và dăn đe; hệ thống quy định về bảo vệ mơi trường để chủ động
phịng ngừa, ngăn chặn các xung đột, tranh chấp về môi trường gây mất ổn
định chính trị, an ninh trật tự xã hội; quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia và cấp tỉnh, quốc gia và các quy hoạch khác liên quan; hệ
thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trên quan điểm áp dụng mức
quy chuẩn, tiêu chuẩn tương đương các nước tiên tiến phát triển nhằm thiết
lập hàng rào kỹ thuật duy trì và bảo vệ chất lượng môi tường, đảm bảo chủ
động đề kháng trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch chuyển công nghệ
lạc hậu vào Việt Nam. Xây dựng và phát triển các công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tăng cường nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường các cấp: Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh và
tăng cường năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến
địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng và kiện
tồn cơ cấu tổ chức của các cơ quan Trung ương và địa phương để đảm bảo

thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hiệu lực, hiệu
quả. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý môi
trường các cấp.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả về hệ thống chính sách và thực thi
chính sách bảo vệ mơi trưởng ở Việt Nam
Một là, xây dựng pháp luật về môi trường ở Việt Nam cần xuất phát và
nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát
15


triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để
khắc phục tính thiếu nhất qn, khơng cụ thể, khơng rõ ràng trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ban hành văn bản
mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho
đến nay chưa điều chỉnh. Sửa đổi cơ bản Luật bảo vệ môi trường và các quy
định liên quan đến môi trường trong các ngành luật, chú trọng các yếu tố môi
trường trong các ngành luật, chú trọng đến các yếu tố tài nguyên môi trường
thiên nhiên, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường và
các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ
sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự,
dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường,
đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế
và yêu cầu bảo vệ mơi trường.
Hai là, xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường bằng cách tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội,
đồn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức thực hiện
và giám sát cơng tác bảo vệ mơi trường. Chính quyền các cấp cần phối hợp và
hỗ trợ về mọi mặt để phát huy tối đa vai trị cơng tác xã hội, đa dạng hố các
hoạt động bảo vệ mơi trường, có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế

thực hiện dịch vụ bảo vệ môi trường. Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa
các tổ chức đảng - Nhà nước - Mặt trận, đoàn thể - doanh nghiệp. Nội dung
của việc xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức cao nhất
sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường; xác lập các cơ chế
khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách cơng
bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt
động bảo vệ mơi trường; nâng cao vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các
đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường; đưa bảo
vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư và phát huy vai trò
của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường.
16


Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là
hợp tác quốc tế về pháp luật. Cần tìm cơ chế thích hợp để đẩy mạnh hơn nữa
việc nội luật hoá các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia và xác định rõ hiệu lực pháp lý của cam kết quốc tế đó.
Đồng thời, cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả các cam kết
quốc tế đó tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế về môi trường trên tinh thần
tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà nước ta ký kết
tham gia. Ưu tiên mở rộng quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường trong phạm
vi khu vực dưới hình thức thiết lập các chương trình, dự án đa phương và
song phương. Chú ý mở rộng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi;

Bốn là, khi Luật bảo vệ mơi trường mới được Quốc hội thơng qua có
hiệu lực thi hành, cần rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vấn đề môi trường để bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh sao cho phù
hợp với quy định của Luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững.
Tiếp tục khơng ngừng hồn thiện khung thế chế, chính sách quy định,
hướng dẫn, hỗ trợ cho việc triển khai các nội dung của tiêu chí mơi trường

cho phù hợp với thực tiễn theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu/tiêu chí có tính
đến yếu tố vùng miền. Bên cạnh việc tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện các
tiêu chí và hướng dẫn thực hiện tiêu chí nâng cao, tiêu chí kiểu mẫu, cần thiết
phải tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh các hành vi, đối tượng
trong mối tương quan giữa nông nghiệp, nông dân và nông thơn. Cần tách biệt
các nhóm đối tượng trên địa bàn đơ thị và nơng thơn để có những phương
cách ứng xử phù hợp (hiện nay là đồng nhất); đặc biệt chú trọng các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nông thơn;
xác định từng nhóm chủ thể riêng biệt trên cùng một địa bàn nơng thơn (nhóm
gây ơ nhiễm và nhóm bị ảnh hưởng, tác động do ơ nhiễm; nhóm cần được ưu
đãi hỗ trợ và nhóm cần áp dụng các biện pháp, chế tài có tính răn đe cao...).
17


Năm là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương
và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến vấn đề bảo vệ môi
trường, đặc biệt những điểm mới của Luật bảo vệ môi trường, để từ đó, người
dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và
nghiêm chỉnh, tăng cường thực hiện bảo vệ môi trường trong phát triển kinh
tế - xã hội đất nước.
Sáu là, đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực của các
tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức trong hoạt động thực hiện pháp luật môi
trường. Áp dụng các biện pháp đủ mạnh, có tính răn đe trong giải quyết
những xung đột về môi trường, đã đến lúc không thể mãi áp dụng đơn phương
các biện pháp thuyết phục và hỗ trợ, kinh nghiệm từ các nước phát triển cho
thấy, cần thiết song hành cả hai công cụ (tuyên truyền và cưỡng chế), có như
vậy các cơng cụ mới phát huy được hết tác dụng của nó. Tuy nhiên, để đảm
bảo tính răn đe nhưng khơng làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của người
dân, cần bóc tách những nhóm đối tượng cụ thể để áp dụng các chế tài phù
hợp. Phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật

hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hòa
giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường, thực hiện tốt pháp luật
về môi trường.
Bảy là, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo
vệ môi trường bằng cách tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức
thực hiện và giám sát công tác bảo vệ môi trường …
Xác định các nguồn lực và quản lý quá trình thực hiện, đã đến lúc
chúng ta không chỉ trông chờ vào nguồn lực từ ngân sách nhà nước, mà phải
vận dụng tối đa các cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực trong xã
hội, thu hút và kêu gọi đầu tư; bên cạnh có, từ việc phân định rõ trách nhiệm
18


của “người gây ơ nhiễm phải trả tiền” để tìm ra những phương thức đầu tư,
vay vốn tín dụng, ưu đãi cho xây dựng cảnh quan, xử lý chất thải... nông
nghiệp và khu vực nông thôn. Bài học thực tiễn từ hoạt động cấp nước sinh
hoạt, phong trào trồng cây, trồng hoa, cải tạo các khu vực ô nhiễm thời gian
qua đã cho thấy, nếu có cơ chế phù hợp, hồn tồn có thể huy động được cộng
đồng và khối doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động bảo vệ mơi
trường nơng thơn (mặc dù khó khăn hơn rất nhiều so với các vùng đô thị,
công nghiệp khác).

19


KẾT LUẬN
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia và nhân
loại. Hiện nay, ở khắp các quốc gia trên thế giới, nhân loại đang phải đối mặt

với những vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới
chất lượng sống và sự phát triển lâu dài của con người.
Môi trường là vấn đề đáng quan tâm của tồn thế giới trong đó có cả
Việt Nam. Bảo vệ mơi trường là vấn đề sống cịn của đất nước, là nhiệm vụ có
tính xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, hồ bình
và tiến bộ xã hội, chính vì vậy bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một
nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng từ khi
thực hiện chủ trương cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Hệ thống chính
sách, pháp luật của Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện về hoạt động bảo vệ
môi trường.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Trần Điện, Thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường ở Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, tháng 4/2019.
3. Nguyễn Văn Khơi, Vấn đề môi trường và pháp luật ở Việt Nam, Tạp
chí Giáo dục, số 27, tháng 1/2017.
4. Nguyễn Văn Tùng (2015), Giải pháp hồn thiện pháp luật về mơi
trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21




×